Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Nhã Thi Viên > Thi Thơ Đối Đáp
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Thi Thơ Đối Đáp Xin chỉ gửi thơ do chính huynh muội sáng tác vào đây.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 04-11-2003   #1
Ảnh thế thân của Kelangquen
Kelangquen
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 01-10-2003
Bài viết: 555
Điểm: 215
L$B: 109.426
Tâm trạng:
Kelangquen đang offline
 
Trước hết, những bạn nào không nắm rõ NỘI QUY của ban quản lý, xin mời các bạn đọc nội quy trước. Xin cảm ơn!

Ban quản lý mục Thi Đài viết bài này nhằm khuyến khích các thành viên yêu thơ có thêm tài liệu tham khảo và tránh bị chuyển bài vào hậu sơn bởi nhiều lần vi phạm những lỗi nghiêm trọng trong nghệ thuật thơ. Mọi thắc mắc - ý kiến hoặc nhận xét xin viết tại đây, ban quản lý lập tức sẽ trả lời ngay cho các bạn.

[center:3de0adc19a]*MỤC LỤC*[/center:3de0adc19a]
[center:3de0adc19a]I. Khái niệm về Vần.
II. Vần trong thơ Sáu-tám (Lục Bát liên hoàn)
III. Vần trong thơ Năm chữ (Ngũ ngôn cổ thể trường thiên)
IV. Vần trong thơ Bẩy chữ (Thất ngôn Đường luật)
V. Vần trong thơ tám chữ[/center:3de0adc19a]


Chữ ký của Kelangquen
Tọa nhi luận đạo, vị chi tam công; tác nhi hành chi, vị chi sĩ đại phu.
Ngồi mà bàn đạo lý, gọi là tam công; đứng ra mà làm việc, gọi là sĩ đại phu.

Tài sản của Kelangquen
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-11-2003   #2
Ảnh thế thân của Kelangquen
Kelangquen
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 01-10-2003
Bài viết: 555
Điểm: 215
L$B: 109.426
Tâm trạng:
Kelangquen đang offline
 
I. Khái niệm về Vần.

Vần trắc: là những chữ mang dấu sắc, hỏi, ngã, nặng .
Vần bằng : là những chữ không có dấu hoặc mang dấu bằng(huyền) .

Đã làm thơ là phải gieo vần, không có vần thì dù hay đến mấy cũng không thể gọi là thơ được . Những chữ có cách viết và cách phát âm tương tự nhau thì gọi là vần . Ví dụ như : hoa-hòa , mây-bầy , hương-thường , đời - người v.v.v.


Chữ ký của Kelangquen
Tọa nhi luận đạo, vị chi tam công; tác nhi hành chi, vị chi sĩ đại phu.
Ngồi mà bàn đạo lý, gọi là tam công; đứng ra mà làm việc, gọi là sĩ đại phu.

Tài sản của Kelangquen
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-11-2003   #3
Ảnh thế thân của Kelangquen
Kelangquen
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 01-10-2003
Bài viết: 555
Điểm: 215
L$B: 109.426
Tâm trạng:
Kelangquen đang offline
 
II. Vần trong Thơ Sáu-tám (Lục Bát liên hoàn)

-Chữ cuối câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát , chữ cuối câu bát vần với chữ cuối câu lục tiếp theo, cứ như thế tiếp tục .
ví dụ :

Khúc đâu Tư mã Phượng cầu,
Nghe ra như oán như sầu phải chăng !
Kê Khang này khúc Quảng lăng,
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân


- các chữ thứ 2,4,6 của câu lục phải là bằng, trắc, bằng

Ví dụ : Trong như tiếng hạc bay qua B-T-B

-Các chữ thứ 2,4,6,8 của câu bát phải là bằng, trắc, bằng, bằng

ví dụ : đục như tiếng suối mới sa nửa vời B-T-B-B


Chữ ký của Kelangquen
Tọa nhi luận đạo, vị chi tam công; tác nhi hành chi, vị chi sĩ đại phu.
Ngồi mà bàn đạo lý, gọi là tam công; đứng ra mà làm việc, gọi là sĩ đại phu.

Tài sản của Kelangquen
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-11-2003   #4
Ảnh thế thân của Kelangquen
Kelangquen
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 01-10-2003
Bài viết: 555
Điểm: 215
L$B: 109.426
Tâm trạng:
Kelangquen đang offline
 
III. Vần trong thơ Năm chữ (Ngũ ngôn cổ thể trường thiên)

Thơ ngũ ngôn có độ dài ngắn khác nhau nhưng được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ. Vần trong thơ ngũ ngôn được bố trí ở cuối mỗi câu.

Ví dụ:
Đời người cứ nổi trôi
Hằn lên từng bước nặng
Kiếm sống có được chăng
Khi ốm mòn tay trắng?

Đời người sao cay đắng
Nghèo đói chẳng ai hay
Ăn mày và xã hội
Thời cuộc run trong tay.


Chữ ký của Kelangquen
Tọa nhi luận đạo, vị chi tam công; tác nhi hành chi, vị chi sĩ đại phu.
Ngồi mà bàn đạo lý, gọi là tam công; đứng ra mà làm việc, gọi là sĩ đại phu.

Tài sản của Kelangquen
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-11-2003   #5
Ảnh thế thân của Kelangquen
Kelangquen
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 01-10-2003
Bài viết: 555
Điểm: 215
L$B: 109.426
Tâm trạng:
Kelangquen đang offline
 
IV. Vần trong thơ Bẩy chữ (Thất ngôn Đường luật)

1. Cách thứ nhất :Trong khổ thơ gồm 4 câu, gieo vần ở cuối câu 1,2, 4

Ví dụ :

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người

Chú ý : theo cách gieo vần này, chữ cuối câu 1,2,4 là vần bằng và chữ cuối câu 3 là vần trắc .

2. Cách thứ hai : Gieo vần ôm - Chữ cuối câu 1 vần với câu 4, chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 3

Ví dụ :

Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô ?
Lá liễu dài như một nét mi


3. Cách thứ ba : Gieo vần chéo

Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4

Ví dụ :

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Chú ý : để câu thơ được nhịp nhàng, ở chữ 2,4,6 của câu thơ, nên gieo vần bằng, trắc, bằng hoặc trắc, bằng, trắc

Ví dụ

bốn bề ánh nhạc biển pha lê B-T-B

sương bạc làm thinh khuya nín thở T-B-T

Cách gieo vần trong một khổ thơ

Sau khi đã gieo vần bằng trắc nhịp nhàng ở mỗi câu thơ, bạn cần chú ý đến kết hợp vần của 4 câu thơ trong cả khổ thơ .

1.Cách thứ nhất :
Gieo vần bằng, trắc ở các chữ 2,4,6 của mỗi câu

Câu 1 :B-T-B
Câu 2 :T-B-T
Câu 3: T-B-T
Câu 4 : B-T-B

Ví dụ :
Bốn bề ánh nhạc biển pha lê B-T-B
Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề T-B-T
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở T-B-T
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê B-T-B

2. Cách thứ hai :
Gieo vần bằng, trắc ở các chữ 2,4,6 của mỗi câu

Câu 1 :T-B-T
Câu 2 :B-T-B
Câu 3: B-T-B
Câu 4 : T-B-T

Ví dụ :

phơ phất ngoài hiên, dáng liễu hoa T-B-T
sương sa man mác gió xuân tà B-T-B
cảnh khuya gợi nỗi niềm xa xứ B-T-B
ánh nguyệt soi lầu chỉ bóng ta T-B-T


Chữ ký của Kelangquen
Tọa nhi luận đạo, vị chi tam công; tác nhi hành chi, vị chi sĩ đại phu.
Ngồi mà bàn đạo lý, gọi là tam công; đứng ra mà làm việc, gọi là sĩ đại phu.

Tài sản của Kelangquen
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-11-2003   #6
Ảnh thế thân của Kelangquen
Kelangquen
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 01-10-2003
Bài viết: 555
Điểm: 215
L$B: 109.426
Tâm trạng:
Kelangquen đang offline
 
V. Vần trong thơ tám chữ

Trong một câu, nên có sự cân bằng giữa số lượng các vần bằng và vần trắc ví dụ Bằng /Trắc = 3/5 hay ngược lại . Vần bằng trắc cũng nên xen kẽ đều đặn để câu thơ uyển chuyển nhịp nhàng . Gieo vần thì có nhiều cách, đệ có thể theo các cách tương tự như gieo vần thơ 7 chữ như sau :

1. Gieo vần ôm :

- Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối câu 4, cuối câu 2 vần với cuối câu 3 .

Ví dụ :
Ngươi ám ảnh hương thơm bằng ánh sáng
Ru màu êm, mà gọi thức lòng ngây
Trăng, nguồn sương làm ướt cả gió [/i]hây[/i]
Trăng, võng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng

2. Gieo vần chéo :

Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, và/hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4

Ví dụ

Tạo hóa hỡi ! Hãy trả tôi về Chiêm Quốc !
Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian!
Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt !
Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn


Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa
Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi
Xuân đừng về ! Hè đừng gieo ánh lửa
Thu thôi sang ! Đông thôi lại não lòng tôi

3. Chữ cuối câu 1 vần với chữ 5 hay 6 câu 2 , chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 3 và vần với chữ 5 hay 6 câu 4

Ví dụ :

cõi thiên tiên kiều diễm ngàn ảo ảnh
điện nguy nga tỏa muôn ánh pha
thuyền Từ Thức bồng bềnh tới bến
rồi ngơ ngẩn khi trở về hiện thực

Chú ý : bằng vần với bằng, trắc vần với trắc . Bằng không bao giờ vần với trắc . Ví dụ :lồng không vần với lộng

Nếu làm thơ nhiều đoạn, chữ cuối câu 4 của đoạn trước luôn vần với chữ cuối câu 1 của đoạn sau

Ví dụ :

Làm thi sĩ , nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây,
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây,
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương;
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương,
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc


Chữ ký của Kelangquen
Tọa nhi luận đạo, vị chi tam công; tác nhi hành chi, vị chi sĩ đại phu.
Ngồi mà bàn đạo lý, gọi là tam công; đứng ra mà làm việc, gọi là sĩ đại phu.

Tài sản của Kelangquen
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-11-2003   #7
Ảnh thế thân của LSB-Hacylangtu
LSB-Hacylangtu
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 30-09-2003
Bài viết: 717
Điểm: 195
L$B: 14.269
Tâm trạng:
LSB-Hacylangtu đang offline
 
Bác Kẻ lãng quên ơi thế bác cho tôi hỏi tôi chỉ biết làm thơ mới thì có được viết bài ở đây ko?
Ví Dụ:
Khi tôi chết
Hãy chôn tôi
Thẳng đứng
Để tình yêu đi qua
Giật mình
Thoảng thốt
Chết rồi,...
Ngươi vẫn chờ ta?


Chữ ký của LSB-Hacylangtu
Anh hứa! Anh thề! Anh đảm bảo!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-11-2003   #8
Ảnh thế thân của Kelangquen
Kelangquen
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 01-10-2003
Bài viết: 555
Điểm: 215
L$B: 109.426
Tâm trạng:
Kelangquen đang offline
 
Theo tôi bạn nên bổ xung các vần và từ láy trong câu. Bởi trước đây có những bài thơ gộp lại chỉ là một câu văn do bạn cắt ra và xuống dòng.
. Chúng ta có ý tưởng nhưng ý tưởng để tạo ra thơ mới cần đến nghệ thuật thơ. Thơ có nghệ thuật thì mới hay dc.

VD

Bên bờ suối
Nước chảy xuôi
róc rách..
Túp lều tranh
ngả nghiêng con nước,
Tình vẫn bước
âm thầm
Trên đồng quê hạ ấm.

Về thơ tự do chúng tôi vẫn yêu cầu các bạn có những từ láy và vần.(Không quá khắt khe như bài thơ ví dụ trên) Nhằm tránh tình trạng câu bài trên diễn đàn.

Chúng tôi khuyến khích những bài thơ đối theo cùng một thể loại thơ và những bài thơ như HACYLANGTU ở trên chúng tôi sẽ không liệt vào dạng câu bài bởi vì nó là một bài thơ tự do và có vần

Kính báo.


Chữ ký của Kelangquen
Tọa nhi luận đạo, vị chi tam công; tác nhi hành chi, vị chi sĩ đại phu.
Ngồi mà bàn đạo lý, gọi là tam công; đứng ra mà làm việc, gọi là sĩ đại phu.

Tài sản của Kelangquen
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-11-2003   #9
Ảnh thế thân của lsb_ha son
lsb_ha son
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 16-03-2003
Bài viết: 2.631
Điểm: 120
L$B: 14.739
lsb_ha son đang offline
 
[scroll:e6c46dcbcf]cách reop vần trong thơ[/scroll:e6c46dcbcf]
Thơ có rất nhiều thể loại, thơ bẩy chữ, tám chữ, năm chữ, lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú Đường Luật, tứ tuyệt ..v..v ... Trong bài viết này, ở đây xin đề cập đến cách làm thơ bẩy chữ và phần sau là thơ lục bát và thơ tám chữ.

I. Vần trong thơ


Vần bằng : là những chữ không có dấu hoặc mang dấu bằng

Vần trắc: là những chữ mang dấu sắc, hỏi, ngã, nặng

Đã làm thơ là phải gieo vần, không có vần thì dù hay đến mấy cũng không thể gọi là thơ được . Những chữ có cách viết và cách phát âm tương tự nhau thì gọi là vần . Ví dụ như : hoa-hòa , mây-bầy , hương-thường , đời - người v.v.v.

II. Cách gieo vần trong thơ bẩy chữ


1. Cách thứ nhất :Trong khổ thơ gồm 4 câu, gieo vần ở cuối câu 1,2, 4

Ví dụ :

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người

Chú ý : theo cách gieo vần này, chữ cuối câu 1,2,4 là vần bằng và chữ cuối câu 3 là vần trắc .

2. Cách thứ hai : Gieo vần ôm - Chữ cuối câu 1 vần với câu 4, chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 3

Ví dụ :

Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi


3. Cách thứ ba
: Gieo vần chéo

Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4

Ví dụ :

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Chú ý : để câu thơ được nhịp nhàng, ở chữ 2,4,6 của câu thơ, nên gieo vần bằng, trắc, bằng hoặc trắc, bằng, trắc

Ví dụ

bốn bề ánh nhạc biển pha lê B-T-B

sương bạc làm thinh khuya nín thở T-B-T

Cách gieo vần trong một khổ thơ

Sau khi đã gieo vần bằng trắc nhịp nhàng ở mỗi câu thơ, bạn cần chú ý đến kết hợp vần của 4 câu thơ trong cả khổ thơ .

1.Cách thứ nhất :
Gieo vần bằng, trắc ở các chữ 2,4,6 của mỗi câu

Câu 1 :B-T-B
Câu 2 :T-B-T
Câu 3: T-B-T
Câu 4 : B-T-B

Ví dụ :
Bốn bề ánh nhạc biển pha lê B-T-B
Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề T-B-T
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở T-B-T
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê B-T-B

2. Cách thứ hai :

Gieo vần bằng, trắc ở các chữ 2,4,6 của mỗi câu

Câu 1 :T-B-T
Câu 2 :B-T-B
Câu 3: B-T-B
Câu 4 : T-B-T

Ví dụ :

phơ phất ngoài hiên, dáng liễu hoa T-B-T
sương sa man mác gió xuân tà B-T-B
cảnh khuya gợi nỗi niềm xa xứ B-T-B
ánh nguyệt soi lầu chỉ bóng ta T-B-T


III. Cách gieo vần trong thơ lục bát

Khác với thơ bẩy chữ, thơ lục bát gieo vần ở cuối câu lục và ở chữ thứ 6 của câu bát theo luật như sau :

-Chữ cuối câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát , chữ cuối câu bát vần với chữ cuối câu lục tiếp theo, cứ như thế tiếp tục .
ví dụ :

Khúc đâu Tư mã Phượng cầu,
Nghe ra như oán như sầu phải chăng !
Kê Khang này khúc Quảng lăng,
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân


- các chữ thứ 2,4,6 của câu lục phải là bằng, trắc, bằng

Ví dụ : Trong như tiếng hạc bay qua B-T-B

-Các chữ thứ 2,4,6,8 của câu bát phải là bằng, trắc, bằng, bằng

ví dụ : đục như tiếng suối mới sa nửa vời B-T-B-B

Cách Làm Thơ Tám Chữ

. Trong một câu, nên có sự cân bằng giữa số lượng các vần bằng và vần trắc ví dụ Bằng /Trắc = 3/5 hay ngược lại . Vần bằng trắc cũng nên xen kẽ đều đặn để câu thơ uyển chuyển nhịp nhàng . Gieo vần thì có nhiều cách, có thể theo các cách tương tự như gieo vần thơ 7 chữ như sau :

1. Gieo vần ôm :

- Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối câu 4, cuối câu 2 vần với cuối câu 3 .

Ví dụ :
Ngươi ám ảnh hương thơm bằng ánh sáng
Ru màu êm, mà gọi thức lòng ngây
Trăng, nguồn sương làm ướt cả gió hây
Trăng, võng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng

2. Gieo vần chéo :

Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, và/hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4

Ví dụ

Tạo hóa hỡi ! Hãy trả tôi về Chiêm Quốc !
Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian !
Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt !
Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn


Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa
Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi
Xuân đừng về ! Hè đừng gieo ánh lửa
Thu thôi sang ! Đông thôi lại não lòng tôi

3. Chữ cuối câu 1 vần với chữ 5 hay 6 câu 2 , chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 3 và vần với chữ 5 hay 6 câu 4

Ví dụ :

cõi thiên tiên kiều diễm ngàn ảo ảnh
điện nguy nga tỏa muôn ánh pha lê
thuyền Từ Thức bồng bềnh tới bến mê
rồi ngơ ngẩn khi trở về hiện thực

Chú ý : bằng vần với bằng, trắc vần với trắc . Bằng không bao giờ vần với trắc . Ví dụ :lồng không vần với lộng

Nếu làm thơ nhiều đoạn, chữ cuối câu 4 của đoạn trước luôn vần với chữ cuối câu 1 của đoạn sau

Ví dụ :

Làm thi sĩ , nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây,
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây,
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương;
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương,
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc

---------------------------------------------------------------------------

[scroll:e6c46dcbcf]Hy vọng bài viết này sẽ giúp đỡ được phần nào các bạn yêu thơ và đang chập chững làm thơ. [/scroll:e6c46dcbcf]


Chữ ký của lsb_ha son
Thu sang lá cũng thay màu
Tình yêu thủa trước ngày sau cũng mờ
Ngậm ngùi chờ những dòng thơ
Người đi xa khuất tình mơ chẳng còn

Tài sản của lsb_ha son
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 06:26
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07469 seconds with 14 queries