Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 25-06-2010   #1
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.356
Bách Việt 18 đang offline
 
Những nhân vật thời Chiến Quốc ở ... Việt Nam

An Kỳ Sinh

Trích theo Đời sống & Pháp luật (http://www.giacngo.vn/vanhoa/phatgia.../04/20/72E452/):
...
Đại đa số người dân qua nhiều thế hệ đều chỉ biết rằng tượng đá là hiện thân của thiền sư An Kỳ Sinh - vị thiền sư đầu tiên đến tu tập trên đỉnh Yên Tử. Tên Yên Tử sau này cũng là bắt nguồn tên ông (Yên Tử theo sách An Nam Chí của Cao Hùng Trưng ban đầu có tên là Tượng Đầu sơn). Cũng từng có nhiều nhà nghiên cứu về đây tìm lại các dấu tích cổ để móc nối với các giai thoại lịch sử, trả lời cho câu hỏi: Nhân vật Yên Kỳ Sinh có thực sự đã đặt chân đến Yên Tử?

Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Duy Hinh, trong sách "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú có dẫn bài thơ "Thủy văn tùy bút" của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bài thơ này đã nhắc đến Yên Kỳ Sinh như một vị tiên giả từng tu luyện linh đan trên đỉnh cao nhất của Yên Tử. Như vậy, ngay từ thời Trần trên núi Yên Tử đã có di tích An Kỳ Sinh và Yên Kỳ Sinh là đạo sĩ chứ không phải là thiền sư.

Riêng về nguồn gốc của vị đạo sỹ họ Yên này, trong sách "Liệt tiên truyện" của Trung Quốc cho biết rằng, Yên Kỳ Sinh là người Phụ Hương ở Lang Gia (vùng Chư Thành, tỉnh Sơn Đông ngày nay), chuyên bán thuốc ven biển Đông Hải, người bấy giờ gọi là Thiên Tuế Ông. Tần Thủy Hoàng đi tuần phương Đông đã từng nói chuyện với ông và tặng ông kim hoàng cùng ngọc bích nhưng đã bị ông bỏ lại trong đình Phụ Hương cùng một bức thư, một đôi giày bằng xích ngọc để báo đáp, bảo mấy năm sau Tần Thủy Hoàng hãy đến núi Bồng Lai tìm ông. Theo lời dặn, mấy năm sau Tần Thủy Hoàng sai Từ Thị (Từ Phúc), Lô Sinh đem mấy trăm người ra biển tìm ông nhưng chưa đến núi Bồng Lai thì gặp bão nên phải quay về. Tần Thủy Hoàng cho lập hơn 10 chỗ thờ ông ở đình Phụ Hương và ven biển Đông Hải. Nhà Tần mất, ông ở cùng người bạn thân là Khoái Thông. Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ từng mời ông ra làm quan, ông bèn đi nơi khác, không biết chết ở đâu. Trong một số thư tịch và sử liệu Trung Hoa cũ còn cho biết thêm, Yên Kỳ Sinh đã từng tìm được cây thạch xương bồ để cứu một người qua cơn thập tử nhất sinh và cũng chính nhờ uống loại cây kỳ diệu này mà trở nên trường sinh bất tử, sống đến nghìn năm.

Tuy nhiên, có một điều mà nhiều người trở nên thắc mắc, tại sao Trung Quốc nổi tiếng với vô số núi thiêng như Hoằng Sơn, Thiên Thai, Nga Mi, Vũ Ang, Ngũ Nhạc... sao An Kỳ Sinh lại không ở đó mà đến Yên Tử?

Theo lý giải của PGS Hinh thì trong sách "Đại Nam nhất thống chí" có ghi rõ ngay tại tỉnh Sơn Tây, huyện Tam Dương và Lập Thạch (thuộc vùng đất Quảng Ninh và Phú Thọ ngày nay) có cây thạch xương bồ mọc rất nhiều trên đỉnh núi. Như vậy có thể Yên Kỳ Sinh từng tìm đến Yên Tử tìm cây thạch xương bồ để cứu người hoặc luyện linh đan sau đó ở lại nơi đây tu luyện.

"Một vấn đề khác cũng rất quan trọng, đó là vấn đề quan hệ đi lại giữa Giao Châu với miền ven biển Đông Hải thời Tần Hán khá thuận lợi. Những di tích khảo cổ học thời Ân Thương ở Quảng Đông và nước ta đã chứng tỏ mối quan hệ khó tưởng giữa hai nước. Do vậy, khả năng Yên Kỳ Sinh đến Yên Tử vào thế kỷ III trước CN là có khả năng xảy ra" - PGS Hinh cho biết.

Về pho tượng đá An Kỳ Sinh, PGS Hinh nhận định rằng đây là một di tích ngoài trời mang tính dân gian, hoặc do môn đệ của Yên Kỳ Sinh lập nên hoặc do nhân dân tạo dựng để đánh dấu sự có mặt của Yên Kỳ Sinh và môn phái của ông trên đỉnh núi này. "Còn việc chỉ có mộ của học trò mà không có mộ của ông, có thể lý giải do Yên Kỳ Sinh là tiên nên bay lên trời chứ không chết, vì vậy không có mộ. Hoặc cũng có thể môn đồ của ông đến đây luyện linh đan rồi chết, mộ của họ còn đó và bên cạnh là tượng thờ tổ sư" - PGS Hinh nói.

----
Bình luận:
Chuyện An Kỳ Sinh, người ở tận Sơn Đông mà thời trước công nguyên đã sang Việt Nam đã là lạ. Chính các giáo sư cũng phải công nhận: "Những di tích khảo cổ học thời Ân Thương ở Quảng Đông và nước ta đã chứng tỏ mối quan hệ khó tưởng giữa hai nước"...
Một cách nhìn khác:
- An Kỳ Sinh là người Việt. Đông Hải là biển Đông của Việt Nam chứ không phải ở Sơn Đông Trung Quốc.
- Bồng Lai, nơi du ngoạm của An Kỳ Sinh, là nơi sinh của Mẫu trong đạo Mẫu Việt Nam, là vịnh Hạ Long, chốn tiên cảnh xưa.
- Tần Thủy Hoàng đóng đô ở khoảng đất Quảng Tây, rất gần biền Đông. Theo Sử ký có ghi Tần Thủy Hoàng cho đắp đá làm cửa Cử, có thể là Cửa Ông ở Quảng Ninh ngày nay.
- Hạng Vũ không phải Tây Bá Sở Vương mà là Từ Bá Sở Vương, hay Đông Bá Sở Vương (Từ chỉ tình thương - từ ái, là phương Đông). Hạng Vũ khởi nghĩa ở miền Đông nước Sở, cũng rất gần vùng Bồng Lai - Đông Hải ở Yên Tử Việt Nam.
Như vậy mới có thể hiểu được chuyện An Kỳ Sinh tu hành ở núi Yên Tử, ven biển Đông, mà không cần phải du ngoạm hàng ngàn km từ Sơn Đông sang Việt Nam tìm cây thuốc thạch xương bồ mọc ở Việt Nam làm gì...


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/


Chỉnh sửa lần cuối bởi Bách Việt 18: 25-06-2010 lúc 17:09.
Trả lời kèm theo trích dẫn
8 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
AOH TIPNAPA (13-08-2010), duongphiyen86 (03-11-2010), Dương Nghiệp (26-06-2010), Lạc Y Khách (01-07-2010), LSB-Phương An (28-06-2010), LSB-Sun (03-07-2010), Lăng Độ Vũ (05-11-2010), thai_tu_dan (04-11-2010)
Cũ 27-06-2010   #2
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.356
Bách Việt 18 đang offline
 
Trang Vương

Ở núi Hương Tích, dãy Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh có ngôi chùa là chùa Hương Tích. Chùa có từ đời Trần nhưng truyền thuyết gắn với con gái Sở Trang Vương tên là Mậu đến tu hành và hóa thân tại đây. Đây là một thắng cảnh đệ nhất của Nghệ Tĩnh (Hoan Châu). La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) thăm chùa có đề bài thơ Du Hương Tích Tự:

Hương Tính Trần triều tự
Hồng Sơn đệ nhất phong
Di am không bạch thạch
Cố chỉ đản thanh tùng.
Dịch:
Chùa Trần tên Hương Tích
Cao nhất dãy núi Hồng
Am xưa phơi đá trắng
Nền cũ rợp ngàn thông.

Ở phía Bắc chùa có một ngôi am gọi là Am Trang Vương, tương truyền là nơi Sở Trang Vương đến thăm con, dựng nhà ở đây. Trong am có bài thơ của Tồn Trai Bùi Dương Lịch (1757-1827), có câu:

Vân túc Trang Vương hà đại chỉ
Thụ xuy Trần tử nhất phong am.

Dịch:
Trang Vương nền xưa mây còn đọng
Trần triều am cũ gió kêu vù.

Cái khó hiểu ở đây là Sở Trang Vương sống từ đời Chiến Quốc, mà nước ta theo chính sử phải đến thời Tần Thủy Hoàng - Triệu Đà mới bị Bắc thuộc. Vậy Sở Trang Vương và con gái đi đằng nào và đi từ đâu mà sang tận Nghệ Tĩnh của Việt Nam tu hành, thăm hỏi? Nước Sở như vậy phải ở phía Nam hơn nhiều so với định vị hiện nay và nước Văn Lang thời đó không hề "man di" chút nào, có giao lưu rất rộng với các nước thời Chiến Quốc của Trung Hoa.

Thông tin thêm về Sở Trang Vương:
Sở Trang Vương lên ngôi năm 613 TCN, là một trong 5 Xuân Thu Ngũ Bá, từng động binh ép sáp Lạc Ấp của nhà Chu, "hỏi thăm" cửu đỉnh của Chu thiên tử.
Một bá vương lừng lẫy một thời như vậy không hiểu cho con sang Việt Nam làm gì? Văn Lang lúc đó là nước như thế nào mà Sở Trang Vương có thể đi lại thăm hỏi con như vậy?


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/


Chỉnh sửa lần cuối bởi Dương Nghiệp: 28-06-2010 lúc 19:45. Lý do: Gộp...
Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
AOH TIPNAPA (13-08-2010), Lạc Y Khách (01-07-2010), LSB-Phương An (28-06-2010), LSB-Sun (23-10-2010), Lăng Độ Vũ (05-11-2010)
Cũ 28-06-2010   #3
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.356
Bách Việt 18 đang offline
 
Đền thờ họ Cao ở Nghệ An



Cách Mộ Dạ không xa, ở làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, Nghệ An có một ngôi đền thờ họ được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Đó là đền thờ họ Cao, tương truyền thờ Cao Lỗ, tướng của An Dương Vương. Cao Lỗ được gọi là Cao Đại Tôn của họ Cao từ Nho Lâm. Họ Cao nổi tiếng về truyền thống hiếu học, có nhiều nhân vật dòng họ có danh tiếng xưa và nay như Cao Bá Quát, Cao Sỹ Kiêm, Cao Đức Phát, ...


Theo gia phả của họ thì họ Cao ở Nho Lâm có gốc là từ ông Cao Thiện Trí vào khoảng năm 1360, lập làng Tùng Lâm, sau đổi thành Nho Lâm. Có điều không hiểu sao họ Cao lại nhận mình là xuất xứ từ vùng Bột Hải (?). Bột Hải nếu như ngày nay là vùng biển giáp với Triều Tiên ở tít phía Bắc Trung Quốc. Theo sách Bách gia tính thì họ Cao của Trung Quốc cũng có xuất xứ ở Bột Hải.
Kỳ lạ nữa là ông Cao Thiện Trí lấy vợ là Khổng Thị Tám, người... nước Lỗ chạy loạn sang Nghệ An (!). Thật hết biết các nước thời Chiến Quốc của Trung Hoa là ở chỗ nào.


Câu đối trước cửa đền thờ họ Cao:
Vạn phái thiên lưu nguyên Bột Hải
Kim hoa cổ thụ mạn Tùng Lâm.

Dịch:
Vạn chi lưu dời đều từ Bột Hải
Gốc cổ thụ xưa nay vẫn ở Tùng Lâm.




Dạ luyện sơn đầu ngô tổ triệu
Tranh hùng địa hậu ngạ tiên phù

(Không biết dịch thế nào)


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
AOH TIPNAPA (13-08-2010), Lạc Y Khách (01-07-2010), LSB-Phương An (28-06-2010), LSB-Sun (03-07-2010), Lăng Độ Vũ (05-11-2010)
Cũ 06-07-2010   #4
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.356
Bách Việt 18 đang offline
 
Lỗ Ban

Trích Sài gòn giải phóng: http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/2007/8/116622/
Lỗ Ban là ai?
SGGP:: Cập nhật ngày 20/08/2007 lúc 21:49'(GMT+7)

LÊ ANH MINH: Lỗ Ban (hoặc) được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Có vài thuyết về lai lịch của ông. Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban (hoặc), họ là Công Thâu . Lỗ Ban nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.

Tượng thờ Lỗ Ban ở Đài Loan. Chân tượng có khắc chữ Xảo thánh Tiên sư , tức là Lỗ Ban Công . (http://taipedia.cca.gov.tw).

E.T.C. Werner (A Dictionary of Chinese Mythology) cho rằng Lỗ Ban sinh năm 506 TCN. Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban thuở trẻ là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật.

Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban là người Đôn Hoàng , Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì nước Tống.

Một thuyết khác lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử , vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến, thí dụ như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành. Mặc Tử là người chủ trương phản chiến, từng đánh bại Công Thâu Ban về kỹ thuật công phá thành. Sách Mặc Tử, thiên Công Thâu chép: “Công Thâu Ban làm thang mây cho nước Sở xong, sắp đem đi đánh Tống. Mặc Tử nghe tin, bèn đi suốt mười ngày mười đêm từ nước Lỗ đến kinh đô của nước Sở để yết kiến Công Thâu Ban. [...] Mặc Tử cởi đai lưng giả làm thành, lấy thẻ tre giả làm khí giới. Công Thâu Ban chín lần bày cách đánh thành giả ấy nhưng Mặc Tử chín lần cự lại. Công Thâu Ban dùng hết khí giới đánh thành mà Mặc Tử thì còn cách chống giữ. Công Thâu Ban chịu thua”.

Theo các thuyết trên, từ điển Từ Hải nói nên xem Lỗ Ban và Công Thâu Ban là hai người khác nhau. Trong dân gian thường truyền tụng về sự linh nghiệm của bùa Lỗ Ban, thước Lỗ Ban, v.v... Thợ mộc và thợ xây dựng thờ Lỗ Ban làm tổ sư, ngày vía là 13 tháng 6 Âm lịch.

----
Bình luận:
Tượng thờ Lỗ Ban không chỉ có ở Đài Loàn mà còn ở … Căm pu chia. Ở gần chợ Mới của Nam Vang (Phnong Pênh) có tượng đài Lỗ Ban đứng tay cầm một số dụng cụ. Bức tượng như một lời thách đố người đi thăm quan vì không hiểu sao ông Lỗ Ban người nước Lỗ ở tận Sơn Tây, Cam Túc gì đó lại đứng ở Căm pu chia làm gì?
Thành ngữ có câu Múa búa qua cửa Lỗ Ban với nghĩa gần như Múa rìu qua mắt thợ, nhưng có lẽ trong trường hợp này thì phải nói là Lấy vải thưa mà che mắt thánh. Nước Lỗ của Lỗ Ban, Khổng Thị Tám hay của … Khổng Tử không hề nằm ở vùng Hoàng Hà mà ở vùng … nước Lào ngày nay...


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
AOH TIPNAPA (13-08-2010), LSB-Sun (23-10-2010), Lăng Độ Vũ (05-11-2010)
Cũ 04-08-2010   #5
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.356
Bách Việt 18 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Bách Việt 18 Xem bài viết
Trang Vương

Ở núi Hương Tích, dãy Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh có ngôi chùa là chùa Hương Tích. Chùa có từ đời Trần nhưng truyền thuyết gắn với con gái Sở Trang Vương tên là Mậu đến tu hành và hóa thân tại đây. Đây là một thắng cảnh đệ nhất của Nghệ Tĩnh (Hoan Châu). La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) thăm chùa có đề bài thơ Du Hương Tích Tự:

Hương Tính Trần triều tự
Hồng Sơn đệ nhất phong
Di am không bạch thạch
Cố chỉ đản thanh tùng.
Dịch:
Chùa Trần tên Hương Tích
Cao nhất dãy núi Hồng
Am xưa phơi đá trắng
Nền cũ rợp ngàn thông.

Ở phía Bắc chùa có một ngôi am gọi là Am Trang Vương, tương truyền là nơi Sở Trang Vương đến thăm con, dựng nhà ở đây. Trong am có bài thơ của Tồn Trai Bùi Dương Lịch (1757-1827), có câu:

Vân túc Trang Vương hà đại chỉ
Thụ xuy Trần tử nhất phong am.

Dịch:
Trang Vương nền xưa mây còn đọng
Trần triều am cũ gió kêu vù.

Cái khó hiểu ở đây là Sở Trang Vương sống từ đời Chiến Quốc, mà nước ta theo chính sử phải đến thời Tần Thủy Hoàng - Triệu Đà mới bị Bắc thuộc. Vậy Sở Trang Vương và con gái đi đằng nào và đi từ đâu mà sang tận Nghệ Tĩnh của Việt Nam tu hành, thăm hỏi? Nước Sở như vậy phải ở phía Nam hơn nhiều so với định vị hiện nay và nước Văn Lang thời đó không hề "man di" chút nào, có giao lưu rất rộng với các nước thời Chiến Quốc của Trung Hoa.

Thông tin thêm về Sở Trang Vương:
Sở Trang Vương lên ngôi năm 613 TCN, là một trong 5 Xuân Thu Ngũ Bá, từng động binh ép sáp Lạc Ấp của nhà Chu, "hỏi thăm" cửu đỉnh của Chu thiên tử.
Một bá vương lừng lẫy một thời như vậy không hiểu cho con sang Việt Nam làm gì? Văn Lang lúc đó là nước như thế nào mà Sở Trang Vương có thể đi lại thăm hỏi con như vậy?
Một cách nhìn khác:
Trang Vương ở đây không phải Sở Trang Vương mà là Chu Trang Vương, vị vua thứ hai sau Chu Bình Vương khi dời đô về đất Phong mở đầu nhà Đông Chu. Vị vua này ở Việt Nam khá nổi tiếng vì nhiều nhà nghiên cứu sử căn cứ vào đoạn sách cổ : “...thời Trang vương nhà Chu ....có người dùng ‘ảo thuật’ áp phục các bộ lạc chung quanh xưng là HÙNG vương ...” lấy đó làm mốc cho niên đại lập quốc của người Việt...
Trần Tử trong cả câu đối và bài thơ trên không phải nói về đời Trần mà là Quân Trần, vị toàn quyền kế nghiệp Chu Công cai quản Lạc Ấp.
Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa trong số 4 vị tướng của An Dương Vương ngoài Cao Lỗ (Chu Công?) còn có Trần Tư Minh với chức là thái sư.
Việc thờ Chu Trang Vương và Trần Tử ở Việt Nam khẳng định thêm giả thuyết Lạc Ấp nhà Chu nằm ở trung tâm của Lạc Việt, vùng Phong Châu - Cổ Loa ngày nay.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (06-08-2010), Lăng Độ Vũ (05-11-2010)
Cũ 10-08-2010   #6
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.356
Bách Việt 18 đang offline
 
Vị trí các nước thời Chiến Quốc

Việc định vị các nước chư hầu và cả... thiên tử Chu trong thời Chiến Quốc là một sự lộn xộn, gây nhiều tranh cãi trong lịch sử Trung Quốc. Lý do là vẽ bản đồ kiểu gì cũng không thể giải thích được những sự kiện được ghi trong sử sách. Hãy xem bản đồ các nước thời Chiến Quốc theo sách Lịch sử Trung Quốc 5000 năm:


Vấn đề là trong số tên các nước này có khá nhiều chỗ tuy dùng một tên nhưng lại có thể là 2 nước khác nhau:
- Nước Sở: có 2 nước Sở. Một là nước Sở ở ven sông Dương Tử, là Kinh Sở. Một nước Sở khác là nước Lạc (Lạc = Nác = Nước = Thủy = Sủy = Sở), hay là Lạc Việt. Xem giải thích về câu "bể Sở sông Ngô" ở phần Giải thích thành ngữ - tục ngữ http://luongsonbac.com/forum/showpos...2&postcount=99. Cũng vì thế mà có chuyện nhầm lẫn Chu Trang Vương thành Sở Trang Vương, vua Hùng thành Sở Hùng,...
- Nước Tề: có 2 nước Tề. Một nước nằm ở phía Đông (Tề là Từ, chỉ phương của tình cảm theo Dịch lý, là phương Đông) là nước đánh nhau với nước Ngụy. Một nước nằm ở phía Tây (Tề là Tư, con số của phương Tây theo Dịch lý), là nước đánh nhau với nước Yên. Chính lầm lẫn này mà Hạng Vũ có danh xưng Tây Sở Bá Vương trong khi rõ ràng đất của Hạng Vũ nằm ở phía Đông. Nước Tề vốn là đất của Khương Thái Công nhà Chu. Khương hay Khăng, là tính chất của phương Tây (Tư, Tề)
- Nước Triệu: có 2 nước Triệu. Một nước thuộc Tam Tấn tách ra. Một nước nữa chính là thiên tử Chu (Triệu có nghĩa là Chúa). Chuyện Doanh Tử Sở nước Tần làm con tin nước Triệu đúng là đi ở rể nhà Chu (xem http://luongsonbac.com/forum/showpos...2&postcount=44)
- Nước Yên: là đất phong của đại công thần nhà Chu là Thiêu Công Thích, nhưng không hiểu sao lại nằm tít tận phía Bắc ở vùng đất của người Tiên Ty. Yên hay phát âm khác là An, Ân, là số 2 trong tiếng Hán. Số 2 là số của phương Nam trong Dịch lý. Thiêu Công tức là ông lớn ở phương nóng (thiêu đốt). Nước Yên như vậy phải ở phương Nam chứ không phải phương Bắc.
- Nước Thục: có thể là nước Ba Thục, cũng có thể chính là thiên tử Chu vì Thục=Thụt, chỉ phương Tây. Chu=Chiêu, cũng là phương Tây.
- Nước Lỗ: là đất phong của đại công thần hàng đầu của nhà Chu - Chu Công Đán. Như vậy vùng đất phong này phải nằm rất gần thiên tử Chu. Chu Công có nghĩa là ông lớn phía Tây (Chu=Chiêu, phương Tây). Nước Lỗ không thể nào nằm ở phía Đông của nhà Chu được.
Vì sự lắt léo trong tên gọi nên sử Trung Hoa thời Chiến Quốc hầu như không nói gì tới Chu thiên tử cả. Chu thiên tử được chép lái ra thành các nước Sở, nước Thục, nước Triệu. Còn các chư hầu lớn, vốn của các đại công thần Chu Công Đán (nước Lỗ), Thiêu Công Thích (nước Yên) và Khương Thái Công (nước Tề) đầu nhà Chu thì bị bắn ra tứ xứ...


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
AOH TIPNAPA (13-08-2010), chiviet1979 (18-10-2010), Lăng Độ Vũ (05-11-2010)
Cũ 18-10-2010   #7
Ảnh thế thân của chiviet1979
chiviet1979
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 18-10-2010
Bài viết: 20
Điểm: 1
L$B: 987
chiviet1979 đang offline
 
hix....đọc thấy mún điên với sử của Tàu quá ik...........hehehe


Chữ ký của chiviet1979
Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-10-2010   #8
Ảnh thế thân của vuonglaobaba
vuonglaobaba
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-03-2008
Bài viết: 556
Điểm: 180
L$B: 95.513
vuonglaobaba đang offline
 
Xem bản đồ thời Chiến quốc của Bách Việt 18 thì thấy vùng phía nam sông Dương Tử không có nước nào thuộc về sử tàu thời Chiến Quốc. Vậy có lẽ nó thuộc đất của người Việt mà sử vẫn gọi là dân Bách Việt chăng?
Cách nay khoảng 7000 năm xung quanh vùng sông Dương Tử này, nghề trồng lúa nước đã được du nhập và phổ biến. Xuất sứ của nền văn minh lúa nước theo các nhà khoa học thì nguồn gốc từ vùng Đông nam Á trong đó có nước Việt nam ta. Còn chính người Hoa Hạ bên Trung Quốc lúc bấy giờ là chỉ trồng lúa mỳ thôi. Nói như vậy để nói đến người Việt Nam khi xưa đã từng có giang sơn đến phía nam sông Dương Tử ???

Tài sản của vuonglaobaba
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-10-2010   #9
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.356
Bách Việt 18 đang offline
 
Chân Lạp phong thổ ký, do một người Trung Quốc Chu Đạt Quan đi sứ ở đất nước Angkor viết từ thế kỷ 13:

"Ngôi tháp bằng đá (Phnom Bakheng) ở ngoài cửa thành hướng Nam nửa dặm, người ta thuật lại rằng ông Lỗ-Ban (Lou-Pan) vị kiến trúc sư Trung Hoa theo huyền thoại đã xây cất trong một đêm (11). Ngôi mộ của ông Lỗ-Ban (Angkor Wat) ở ngoài cửa Nam lối một dặm, trong một vòng thành gần mười dặm, có hàng trăm căn nhà bằng đá."

Cái khó hiểu là ông Lỗ Ban, nước Lỗ từ thời Chiến Quốc sao lại có mộ ở Căm pu chia? Tượng Lỗ Ban tới giờ vẫn còn ở Phnong Pênh.
Điều này càng cho thấy nước Lỗ thời Chiến Quốc không hề ở vùng Hoàng Hà. Nước Lỗ ở vùng nước Lào ngày nay. Và như vậy các nước chư hầu khác thời Đông Chu cũng ở ...


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 02:17
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08663 seconds with 14 queries