Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 04-02-2010   #1
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.714
sao_phu08 đang offline
 
Lỗ Túc _ Người Nhân Thời Loạn Thế

Cái tên Lỗ Túc chắc hẳn nhiều người không nhớ . Ông tên tự là Tử Kính ( 172-217 thời Tam Quốc) làm quân sư ở Đông Ngô . Ông chính là người đưa Khổng Minh qua sông du thuyết Đông Ngô hợp lực với Lưu Bị kháng Tào . Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa Truyện , La Quán Trung chỉ phác họa nhân vật này " vài nét sơ sài " đôi khi có phần ngờ nghệch . Nhưng nếu chú tâm kỹ , độc giả sẽ nhận ra Lỗ tiên sinh nổi bật giữa thời cuộc loạn lạc đó bằng chính tấm lòng nhân cúa mình .

Có nhiều người phê bình , La Quán Trung đã cố tình bóp méo nhân vật Tử Kính ( tức Lỗ Túc ) thành một kẻ khờ khạo ngốc nghếch ; mấy lần qua đòi Kinh Châu đều bị Gia Cát Lượng dùng kế đánh lừa khiến phải về tay không . Tại hạ xin mạo muội nhận xét , Tử Kính không hề là kẻ bất tài vô dụng . La Quán Trung cũng chẵng có chút hiềm kỵ gì với nhân vật này . Ở Đông Ngô thời bấy giờ có lưu truyền một câu đồng dao đại ý là : " văn có Lỗ Túc ( Tử Kính ) võ có Công Cẩn ( Chu Du ) ". . Nếu như Tử Kính khờ khạo , ngốc nghếch , không lẻ mấy chục vạn dân Đông Ngô lại không biết hay sao mà còn ca tụng như vậy ? Tôn Quyền tuy không phải là minh chúa nhưng cũng là kẻ tâm sao lại trọng dụng một kẻ bất tài ? . Những gì độc giả bàn quan nhận xét âu cũng là từ sự trung thực quá mức và tấm lòng nhân hậu của Tử Kính mà ra .

Sự trung hậu thành thật quá mức của ông thể hiện rõ trong những lần đi sứ đòi Kinh Châu . Gia Cát Khổng Minh nhằm vào điểm yếu đó mà dùng kế khước từ . Ban đầu dùng lý lẽ : " đất họ Lưu , người họ Lưu không được ở , người họ Tôn lại đòi dành " ; sau lại dùng khỏ nhục kế ( chỉ Lưu Bị khóc lớn rồi vội chạy ra phân giải :" Tứ Xuyên thì không chiếm được , trả Kinh Châu , chúa tôi biết chốn nào nương thân ? " ) . Tử Kính trung thật không nhận ra được sự trí trá đành phải quay về tay không . Chẵng phải cũng chính vì lòng trung hậu thành thật quá mức , không quen xảo trá lừa người , của ông làm cho Khổng Minh phần nào phát hiện ra kế " giả đánh Tứ Xuyên để chiếm Kinh Châu " của Chu Du sao ? . Báo hại Chu Du bị gậy ông đập lưng ông rồi uất hận mà mất không lâu sau đó .

Tử Kính bội phục tài năng và cho rằng Gia Cát Khổng Minh là bậc chính nhân quân tử không bao giờ gạt người . Ông tán đồng tư tưởng " Tôn Lưu liên minh " mà không nghĩ ( ? ) Tào Tháo mà bị trừ ,sẽ có nghày Lưu Bị hưng binh phạt Ngô để thống nhất đại nghiệp . Chính vì thấu lẽ trên cộng thêm lòng đố kỵ , Chu Du đã mấy lần muốn giết Khổng Minh để " trừ hại cho Đông Ngô " ( nhưng không thành ) đều bị Tử Kính hết lời can gián . Đó chẵng phải xuất phát từ tấm lòng trung hậu nhân từ của ông thì là gì ?

Không thể trách La Quán Trung thiên vị Khổng Minh , viết Tử Kính kém tài . Cũng không thể trách Tử Kính quá trung hậu thành thật , năm lần bảy bận bị mắc lừa . Có trách là trách Tử Kính sinh không nhằm thời . Con người ông nếu ở các thời thái bình thịnh trị thì tài năng nở rộ biết bao . Còn thời loạn lạc , ông với tấm lòng nhân của mình lạc lõng một cách tội nghiệp .

Vào giữa buổi xào xáo binh đao , vì mưu cầu danh lợi mà anh em chém giết lẫn nhau, tôi thần phản chúa cướp quyền , bằng hữu trở mặt thành thù , vần thấy được một Tử Kính nhân hậu kiêm ái mọi người . Vào thời khắc hỗn độn , giữa những bậc đại gian hùng ( Tào Tháo , Đổng Trác ) , những bậc quán thế kỳ tài quỷ kế đa đoan ( Khổng Minh , Chu Du ) và hằng hà những kẻ tiểu nhân nịnh bợ a dua , vẫn thấy một Tử Kính trung hậu thành thật .

Con người NHÂN của Tử Kính trong Tam Quốc Diễn NGhĩa thật quý lắm thay !

Giữa cõi trần ô trọc này có một người như vậy thật quý lắm thay !

Tại hạ , với sự ngông cuồng cố hữu của người trẻ tuổi , thử so sánh với Kính trong cuộc sống ngày nay . Quả là thấy thẹn vì không giữ được sự trung hậu thành thật như tiên sinh được .

Xấu hổ ! Xấu Hổ !

Vài dòng lảm nhảm , xin đừng chê cười !

Mong chờ cao kiến . Không dám cưỡng cầu !

Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
quyvuongcuasontrai (04-02-2010), thiphikhach (08-02-2010), trinhcongsonhue (07-02-2010), Truy Vân (04-02-2010), _phoenix_fire_ (04-02-2010)
Cũ 04-02-2010   #2
Ảnh thế thân của LSB-Arik
LSB-Arik
-=[ Hữu Quân Đầu Lĩnh ]=-
-=[ Cửu Ma Chí Tôn Phủ ]=-
Gia nhập: 12-06-2009
Bài viết: 2.089
Điểm: -3031
L$B: 1.876.303
Tâm trạng:
LSB-Arik đang offline
 
còn nhớ ngày xưa khi xem Tam Quốc. PF khá thích nhân vật này. Xem đến đoạn Lỗ Túc sang đòi Kinh CHâu bị Gia Cát dùng kế khước từ mà không đòi được thấy hay lắm. ^^.
Thực sự mà nói hình ảnh LT được xây dựng khá mờ nhạt. Không chỉ LT mà bên Ngô cũng có hình ảnh mờ nhạt. Suốt cuộc chiến nhấn mạnh cuộc chiến giữa Thục_Ngụy, còn bên Ngô đứng trung lập lúc bên này lúc bên kia. Có lẽ do vậy mà LT cũng mờ nhạt theo chăng?
Đúng như bằng hữu phân tích. Trong thời buổi binh đao hỗn độn vẫn sáng lên 1 Tử Kinh trung hậu thật thà. Nhưng dường như LT sinh lầm thời. Ở thời buổi này thì tính cách con người của LT không giúp ông phát huy hết tài năng của ông được.
hay cho câu:
Trích dẫn:
Giữa cõi trần ô trọc này có một người như vậy thật quý lắm thay
"Như đóa sen giữa bùn lầy"

Nhưng cũng phải nói, PF vừa thích thú mà cũng k thích nhân vật này. Ông hiền lành, trung thực quá. Nếu ngay thời bình trong chốn quan trường người thực thà, trung hậu cũng khó sống huống hồ trong thời thật giả lẫn lộn. Không phải chê trách gì ông mà chẳng qua PF chỉ nghĩ sống cần một chút gọi là nghệ thuật nhất là với những người ở chốn quan trường.
Cũng phải nói, Tôn Quyền phái ông đi đòi lại Kinh Châu có vẻ như là sai lầm chăng? Một người như LT làm sao có thể đối phó với Gia Cát lắm mưu nhiều mẹo cơ chứ. Chuyện đương nhiên là không đòi được Kinh Châu.Có thể là cái sai hoặc là 1 dụng ý của Tôn Quyền chăng?

PF thích câu: "thực thực giả giả là đạo của thế giới phù hoa"

sao_phu08: so sánh mình với cổ nhân chỉ càng thêm hổ thẹn mà thôi. Ta đang sống ở thời đại nào? họ sống ở thời đại nào? So sánh như thế chẳng hóa khập khiễng sao? cái cốt yếu họ sống như thế ở thời đại họ và ta sống thế nào ở thời đại của ta.
Thời thế tạo anh hùng, anh hùng tạo thế thời.

p/s: bài viết của huynh chuẩn rồi, PF k có ý kiến gì thêm
đôi lời mạo muội.


Chữ ký của LSB-Arik

Thu gọn nội dung

Tài sản của LSB-Arik
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Arik vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (06-02-2010), trinhcongsonhue (07-02-2010)
Cũ 05-02-2010   #3
Ảnh thế thân của LSB-Truy Vân
LSB-Truy Vân
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
..Impossible Leave You..
Gia nhập: 29-07-2009
Bài viết: 587
Điểm: 208
L$B: 192.405
Tâm trạng:
LSB-Truy Vân đang offline
 
Trích dẫn:
Không thể trách La Quán Trung thiên vị Khổng Minh , viết Tử Kính kém tài. Cũng không thể trách Tử Kính quá trung hậu, thành thật , năm lần bảy bận bị mắc lừa. ...Con người ông nếu ở các thời thái bình thịnh trị thì tài năng nở rộ biết bao. Còn thời loạn lạc, ông với tấm lòng nhân của mình lạc lõng một cách tội nghiệp.
Hay.
Xưa có câu: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Bởi vậy khi xưa:
Loạn lạc thì cần bậc anh hùng, túc trí đa mưu, chí lớn 4 phương...
Thời bình cần quan thanh liêm, anh minh......

Tử Kính quả có bản tính cần cho lúc giang san bình ổn. Con người mà, có người hiền cũng phải có kẻ ác.Có mưu trí thì cũng có ngu đần, Có người tấm lòng từ bi bác ái mới có kẻ tội ác kinh thây.....

Tử kính xem ra cũng đáng bậc danh hào lắm chứ. "Được" Gia Cát Lượng lừa, ấy vậy vẫn còn người như Sao_phu08 huynh đây bình khen cho lòng độ lượng bao dung. Ấy quả thật khiến cho người đời bàn luận khó phân....

Trong mấy nhân vật anh tài thời Xuân Thu, Tử Kính, Gia Cát, Lưu Bị.... đệ đều không thích.

Gia Cát thông minh đó, nhưng ông lại thất bải bởi thiên thời một chốc. Gia Cát "được" Lưu Bị mời ra giúp ông, song lại quên mất mình từng nguyện chốn an nhàn. Trời đất sinh vậy.

Lưu Bị thì sao? Cũng vinh danh lắm chứ có cả Trương Phi, Gia Cát... bao nhiêu anh tài dưới trướng song vẫn tay trắng... Thật sự TV ghét ông này, trong thời cầm binh đao, máu chảy đầu rơi lại có những phút không quyết đoán, đó không phải cốt cách của bậc chí tôn.

Và Tử kính, sinh quả nhầm thời song cũng trách cho kẻ dụng ông không biết dụng. Ông có tấm long bao dung như thế, thương người như thế.. Ấy vậy lại giao cái việc cần quyết đoán, kể cả độc ác, để tranh bá giang san....


Thời ấy, tuy Tào Thào không thuộc hạng chính nghĩa như người người truyền tụng, Song TV rất ấn tượng với ông. Thực tế ông có cái nghĩa khí lắm, mưu trí lắm... song có cái tật đa nghi làm lu mờ nghĩa khí, khiến gây bao chuyện thị phi....

Mỗi người mỗi cốt cách song lịch sử chứng minh thời loạn lạc quả thật cái bao dung như Tử Kính không thể làm anh hùng nổi.


Chữ ký của LSB-Truy Vân
Sống là phải có phong cách...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Truy Vân vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (06-02-2010)
Cũ 06-02-2010   #4
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.714
sao_phu08 đang offline
 
Chư huynh nhận xét không sai " thời loạn lạc cái bao dung của Tử Kính không làm anh hùng được " .
Đa Tạ !


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 06:02
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05396 seconds with 14 queries