Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 16-04-2007   #1
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.721
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Cool Thánh vật ở Sông Tô Lịch

Thánh vật ở Sông Tô Lịch


Cty liên doanh XD VIC trúng thầu gói thầu 07 dự án cải tạo hệ thống thoát nước HN. Công việc cụ thể là nạo vét và kè đá dọc bờ sông Tô Lịch. Tác giả bài viết này là ông Nguyễn Hùng Cường đội trưởng đội XD số 12 trực tiếp chỉ huy thi công đoạn sông qua làng An Phú, P Nghĩa Đô, Q Cầu Giấy. Và mọi việc kỳ bí và đáng sợ bắt đầu từ đây. Có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cũng có thể là chuyện tâm linh chúng ta chưa giải thích được.

Trước khi thi công, với tư cách chỉ huy công trường tôi có mời ông Phạm Ngọc Anh kỹ sư thủy lợi làm chuyên viên kỹ thuật. Ngay ngày đầu tiên khi khảo sát thực địa, ông Anh phát hiện một ngôi Đền rất lớn ở bờ sông phía An Phú. Đó là ngôi Đền Quán Đời có từ thời Lý. Ông Anh nói luôn: “cậu không nên nhận thi công đoạn sông này. Nguy hiểm lắm”. Rất ân hận, tôi đã không nghe theo lời khuyên này.

Ngày 15/8/2001 tôi vừa làm lễ trong đền Quán Đời, vừa cho máy xúc, máy ủi xuống bờ sông khơi công. Vừa thắp được mấy nén hương thì tự nhiên lửa trong nắm hương cứ bùng bùng cháy rực, đồng thời ngực tôi đau buốt. Mãi mới dập được lửa, cắm lên bát hương thì công trường báo có sự cố. Vái vội mấy vái, tôi chạy ra ngoài. Thì ra ngoài công trường sau khi đắp đe bơm nước ra, anh em phát hiện rất nhiều cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí rất lạ. Cũng là vô sư, vô sách, tôi chỉ huy cho máy nhổ cọc lên. Máy vừa nhổ được 2 chiếc cọc, thì tự nhiên như có một lực gì đẩy, chiếc máy xúc tự trôi xuống sông, không có cách gì giữ được. Đồng thời đê ngăn nước vỡ, nước tràn vào ngập kín chiếc máy xúc. Cũng gần như cùng lúc ấy có tiếng người hét lên. Trong đống bùn mà máy xúc đã xúc lên bờ có lẫn rất nhiều sương người, xương thú vật, rất nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, tiền đồng, tiền cổ. Biết là gặp chuyện lớn, tôi cho dừng thi công, yêu cầu công nhân gom tất cả đồ cổ, xương người lại và báo với Bảo tàng HN. Ông Phạm Kim Ngọc GĐ Bảo tàng HN và nhiều nhà khoa học đã đến hiện trường thu nhặt cổ vật mang về bảo tàng. Tối hôm đó, anh Hùng, người lái máy xúc nhổ cọc, đang khoẻ mạnh vừa về đến nhà chợt lên cơn động kinh, mắt trợn, miệng sủi bọt mép, người cứ quay tròn như gà bị cắt tiết. Cả nhà anh Hùng biết có sự lạ, sắm lễ ra bờ sông vừa khóc vừa lễ. Thật sợ, vừa lễ xong, đốt vàng mã được một nửa thì điện thoại ở nhà báo tin anh Hùng đã tỉnh lại.

Không biết làm cách nào, nghe bạn bè mách, tôi phóng xe đi Hải Phòng mời 1 thầy pháp nổi tiếng về trừ tà. Vừa nói chuyện với thầy, tự nhiên thầy trừng mắt: “Này, chỗ ấy âm khí nặng nề, sức tôi không trừ được”. Năn nỉ mãi thầy mới đi về HN mà cũng chỉ dám làm lễ cầu an ở bờ sôngvà ngay đêm đó về HP.
Mấy ngày sau, Bảo tàng HN tổ chức 1 hội thảo khoa học, hội tụ rất nhiều các nhà khoa học cả về sử học, bảo tàng, tâm linh… Kết luận của giáo sư Trần Quốc Vượng được chất nhận: đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ IX. GS cũng đề cập đến lực lượng âm binh tại đây và dặn tôi phảỉ cẩn thận kẻo ảnh hướng đến sức khoẻ và tính mạng công nhân.

Tôi cùng anh em công nhân thu nhặt hết tất cả xương người liệm vào tiểu và chôn ở bờ sông, hàng ngày cắt cử người hương khói. Nhưng công việc không tiến triển được. Cứ đắp đe lên, lại vỡ. Anh em công nhân ở công trường thì luôn luôn mơ thấy ma quỷ và thường gặp tai nạn lao động. Vét được chút bùn nào lên thì cũng thấy xương người, có khi cả đầu lâu. Chúng tôi liệm hết vào tiểu đêm chôn gần đó.

Một mặt tích cực đổi mới kỹ thuật thi công, mặt khác tôi vẫn tiếp tục mời thầy cúng trừ tà giải hạn. Nhưng tất cả các thầy bắc, nam đều bất lực. Công nhân toàn nằm mơ thấy những người mặc áo the, khăn xếp đánh đuổi không cho nằm. Nhiều người đã bỏ việc không dám ở lại. Anh Thương quê ở Nghệ An là công nhân xây lắp ngủ ở lán công trường, đêm nào cũng mơ thấy 1 bà cụ hiện lên nắm tóc đuổi đi và nói “Đây không phải chỗ kiếm ăn của mày, về quê mà sống”. Anh Thưởng không chịu bỏ đi, còn khuyên nhiều công nhân ở lại làm. Được 3 hôm vợ anh làm cấp dưỡng cho công nhân bị bỏng độ 3 toàn thân. Sợ quá anh đưa vợ đi bệnh viện và bỏ việc luôn.
Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động tôi đã mời được thượng toạ Thích Viên Thành ở chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường. Vừa đến hiện trường thầy đẫ ngồi xuống nhắm mắt niệm Phật. Niệm 1 lúc thầy đứng lên nói: Đây là trận đồ trấn yểm rất nguy hiểm. Vì các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hoá giải. Sau đó thầy lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Lễ xong thầy Thích Viên Thành nói với mọi người, “mặc dù thầy đã cố hoá giải nhưng anh em phải cẩn thận, còn anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả, gia đình, anh em con cháu cũng gặp hoạ. Rồi buồn buồn thầy nói: vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ”, Ba tháng sau thầy Thích Viên Thành hoá. Các đệ tử nói trước khi mất thầy còn nói thầy mất vì trận đồ yểm ở sông Tô Lịch.

Nhưng công việc cũng không tiến triển được. Đê đắp lên là vỡ, kè thép không vỡ thì nước sói từ dưới lên. Đặt đá xuống thì đá chìm nghỉm. Để kiểm tra địa tầng tìm kiếm biện pháp thi công mới tôi thuê 1 dàn khoan thăm dò đến khoan mấy mũi. Dàn khoan dựng ở giữa sông, đội khoan hạ mũi khoan. Lạ thay cứ hạ mũi khoan xuống 1 đoạn là mũi khoan gãy. Ba lần như vậy họ lẳng lặng tháo dàn khoan đi mất, không cần đòi tiền. Công nhân thì vẫn hoang mang vô cùng. Anh Hoàn quê ở Ninh Bình làm đốc công, có hôm vừa dẫm chân lên đầu cột gỗ thì ở quê nhắn lên bố anh ốm thập tử nhất sinh phải cấp cứu. Anh Nguyễn Văn Nông, thủ kho là người tích cực trong việc thu lượm các hài cốt và di vật thì mẹ bị tai biến mạch mãu lão. Sau khi thầy Thích Viên Thành làm lễ hoá giải yểm trừ, anh Trần Văn Lợi người Bắc Giang xông xáo nhất nhẩy xuống lòng sông vét bùn. Vừa lên bờ tắm rửa xong thì nghe tin nhà ở quê bị cháy rụi, một đứa cháu rất thân với anh đột nhiên chết.
Các công nhân sợ hãi nghỉ việc cả. Chiều chiều đứng bên bờ sông hoang vắng lòng tôi bỗng chua xót. Tôi có tội gì đâu mà Thánh thần hại tôi đến nỗi này….


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
kisirongonline1234 (05-11-2008)
Cũ 16-04-2007   #2
Ảnh thế thân của LSB-Bảo Húc
LSB-Bảo Húc
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 14-04-2007
Bài viết: 119
Điểm: 18
L$B: 1.097
LSB-Bảo Húc đang offline
 
Ủa ủa, cái công ty này làm ăn kinh doanh về cái gì vậy huynh đệ? Đọc khó hiểu wé, huynh đệ nói rõ hơn được không?


Chữ ký của LSB-Bảo Húc
Địa Hao Tinh - Táng Môn Thần Bảo Húc

Cũ 16-04-2007   #3
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.721
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Đây là Cty liên doanh XD VIC trúng thầu gói thầu 07 dự án cải tạo hệ thống thoát nước HN.

Các hạ đọc kĩ thì sẽ hiểu, bài viết khá rõ ràng và chi tiết rồi đó.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Cũ 16-04-2007   #4
Ảnh thế thân của Hà Sáo
Hà Sáo
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 07-02-2004
Bài viết: 1.536
Điểm: 122
L$B: 9.937
Tâm trạng:
Hà Sáo đang offline
 
Ở Cầu Giấy đc gần 2 Năm! ở cạnh ngay Bờ Sông Tô Lịch, Đoạn Thủ Lệ! đúng là cũng có thấy hơi bất thường, Thỉnh Thoảng Đá Bóng cạnh cầu Cắt Ngang Đoạn Fường Quan Hoa sang Phía Thủ Lệ! mà 1 Tuần Rớt Bóng Không biết bao nhiêu Lần, mà rớt xuống nhặt lên đc thì không nói, nhưng rớt xuống mà Bóng cứ chạy theo dòng mà đi mới khổ, mà nước thì hok có chảy nhiều mà Bóng vẫn cứ trôi! 1 tuần mất 4 - 5 quả là ít! chán sự đời


Chữ ký của Hà Sáo

Cũ 16-04-2007   #5
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.673.960
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Có thích đọc bài nghiên cứu về trấn yểm trên sông Tô Lịch không tỷ post cho mà xem.


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Cũ 16-04-2007   #6
Ảnh thế thân của lsb_behoachanh
lsb_behoachanh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 29-07-2004
Bài viết: 225
Điểm: 75
L$B: 2.148
Tâm trạng:
lsb_behoachanh đang offline
 
Có có thích lắm, nghe thấy những chuyện lạ đời như vậy là thích rồi. Tỷ gưi nên cho mọi người cùng đọc nhé. lâu lắm rồi ko đọc hết 1 bài viết trên lsb trước đây có bài "viết nhảm khi say" ở trong nhật ký, nay đến bài này.


Chữ ký của lsb_behoachanh
Tình yêu ai bán mà mua
Ai cho mà lấy, ai thừa mà xin
Vậy mà hôm ấy tôi quên
Trước em tôi đã cầu xin nhiều lần


Em chính là người đầu tiên tôi yêu... Người cuối cùng tôi yêu cũng chính là em

Cũ 16-04-2007   #7
Ảnh thế thân của Con Hủi
Con Hủi
-=[ Tiên Phong Đầu Lĩnh ]=-
Kiếp Nghèo Ôm Hận
Gia nhập: 07-06-2004
Bài viết: 3.009
Điểm: 481
L$B: 7.622.228
Tâm trạng:
Con Hủi đang offline
 
Vừa vào google tìm được bài viết này. Mọi người cùng đọc:

Ngày 21/9/2002, Báo Kinh Tế và Xã Hội đã đăng một bài về sự phát hiện trên sông Tô lịch, phía cửa Tây của La Thành, một hiện tượng chấn yểm của người xưa.
Hiện tượng này đã gây xôn xao dư luận của Hà Nội và cả nước về những kỳ bí đang xẩy ra vào đầu thế kỷ 21 - Khi mà KHKT đang phát triển như vũ bão.
Tóm lược sự việc như sau :Vào ngày 27/9/2001, đội thi công số 12 -Thuộc Công ty xây dựng VIC ,trong khi nạo vét sông Tô Lịch,thuộc địa phận làng An Phú - Phường Nghĩa Đô - Quận Cầu giấy - HÀ NỘI đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều,tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ đó. Ngoài ra còn phát hiện được tấm gỗ Vàng tâm có hình Bát quái, một số đồ Gốm, xương Voi, Ngựa, dao, tiền đồng.

Sau khi đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt đem lên Bát Bạt -Hà tây ( là nơi nghĩa trang chôn cất chung của TP.Hà nội ), thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra.Nào là các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên, máy xúc KOMATSU tự nhiên lao xuống sông;. Nào là một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm, cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất tư thức trong nhiều giờ;. Địa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát ban đầu; Thử đưa la bàn vào khu vực đó thấy kim la bàn quay tít.
Một năm sau sự việc trên,có hàng loạt sự kiên ngẫu nhiên xẩy ra ,gây kinh hoàng cho toàn đội xây dựng số 12,là đội đă trực tiếp thi công khu vực trên. Bản thân, gia đình, anh em của những người công nhân trực tiếp ngụp lặn vớt hài cốt, nhổ cọc đóng dưới lòng sông liên tục bị các tai nạn thảm khốc như chết, bệnh tật, tai nạn. Sự việc lên đến đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dám tiếp tục làm việc tại công trường nữa. Trong số đó nhiều người không nói rõ lý do, cũng không đòi hỏi vật chất mà đáng ra họ được hưởng.



Ngày 9/10/2001 những người thợ đã mời một thày theo đạo Tứ phủ đến giải thich, theo nhận định của Thày thì đây là một đạo Bùa Bát quái trận đồ được chôn yểm lâu đời để chấn yểm Long mạch của khu vực này. Sau đó các công nhân lại tiếp tục mời Thượng tọa Thích Viên Thành tới. Thượng tọa Thích Viên Thành đã cho 5 đệ tử lập đàn tràng, làm lễ Hàn lại Long mạch.Theo một số người nói lại ( tôi không có điều kiện kiểm tra ): Chỉ hơn 1 tháng sau, Thượng tọa Thích Viên Thành đã bị bệnh chết.

Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ, song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc trên.

Giáo sư Trần Quốc Vượng có kết luận như sau :" Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có Thần chấn giữ 4 cửa (Thăng Long Tứ trấn ) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến Sinh. Như vậy đây là cổng thành phía Tây của La thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của Tiền và đa số đồ gốm cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14, thuộc vào thời Lý -Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc.

Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà Vua bị đau, đã tạo ra một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng.( Ở đây GS Trần Quốc Vượng muốn nhắc đến sự tích Ông Dầu bà Dầu trong chuyện cổ tích Việt nam - Người viết ). Đó là một phần của những gì đã đăng tải trên tờ báo. Gần đây,một người bạn của tác giả có cho biết : Đài truyền hình có phát tin người ta đã chuẩn bị khôi phục lại hiên trạng di vật như lúc ban đầu.



Chữ ký của Con Hủi
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay...

Tài sản của Con Hủi
Cũ 16-04-2007   #8
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.673.960
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Về vụ trấn yểm trên sông Tô Lịch

Hiện tượng trấn yểm sông Tô Lịch gây xôn xao dư luận của Hà Nội và cả nước về những kỳ bí đang xẩy ra vào đầu thế kỷ 21 - Khi mà KHKT đang phát triển như vũ bão.

Tóm lược sự việc như sau :Vào ngày 27/9/2001, đội thi công số 12 -Thuộc Công ty xây dựng VIC ,trong khi nạo vét sông Tô Lịch,thuộc địa phận làng An Phú - Phường Nghĩa Đô - Quận Cầu giấy - HÀ NỘI đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều,tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ đó. Ngoài ra còn phát hiện được tấm gỗ Vàng tâm có hình Bát quái, một số đồ Gốm, xương Voi, Ngựa, dao, tiền đồng.
Sau khi đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt đem lên Bát Bạt -Hà tây ( là nơi nghĩa trang chôn cất chung của TP.Hà nội ), thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra. Nào là các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên, máy xúc KOMATSU tự nhiên lao xuống sông;. Nào là một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm, cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất tư thức trong nhiều giờ;. Địa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát ban đầu; Thử đưa la bàn vào khu vực đó thấy kim la bàn quay tít.

Một năm sau sự việc trên,có hàng loạt sự kiên ngẫu nhiên xẩy ra ,gây kinh hoàng cho toàn đội xây dựng số 12,là đội đă trực tiếp thi công khu vực trên. Bản thân, gia đình, anh em của những người công nhân trực tiếp ngụp lặn vớt hài cốt, nhổ cọc đóng dưới lòng sông liên tục bị các tai nạn thảm khốc như chết, bệnh tật, tai nạn. Sự việc lên đến đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dám tiếp tục làm việc tại công trường nữa. Trong số đó nhiều người không nói rõ lý do, cũng không đòi hỏi vật chất mà đáng ra họ được hưởng.

Ngày 9/10/2001 những người thợ đã mời một thày theo đạo Tứ phủ đến giải thích, theo nhận định của Thày thì đây là một đạo Bùa Bát quái trận đồ được chôn yểm lâu đời để trấn yểm Long mạch của khu vực này. Sau đó các công nhân lại tiếp tục mời Thượng tọa Thích Viên Thành tới. Thượng tọa Thích Viên Thành đã cho 5 đệ tử lập đàn tràng, làm lễ Hàn lại Long mạch: Chỉ hơn 1 tháng sau, Thượng tọa Thích Viên Thành đã bị bệnh chết.

Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ, song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc trên.

Giáo sư Trần Quốc Vượng có kết luận như sau :" Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có Thần chấn giữ 4 cửa (Thăng Long Tứ trấn ) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến Sinh. Như vậy đây là cổng thành phía Tây của La thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của Tiền và đa số đồ gốm cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14, thuộc vào thời Lý -Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc.

Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà Vua bị đau, đã tạo ra một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng.( Ở đây GS Trần Quốc Vượng muốn nhắc đến sự tích Ông Dầu bà Dầu trong chuyện cổ tích Việt nam - Người viết ). Đó là một phần của những gì đã đăng tải trên tờ báo. Gần đây, một người bạn của tác giả có cho biết : Đài truyền hình có phát tin người ta đã chuẩn bị khôi phục lại hiên trạng di vật như lúc ban đầu.

Người viết bài này lại có ý kiến khác hẳn: Theo thiển ý của người viết, đây là một hiện tượng chấn yểm nhằm cắt và bế Long Mạch, chận đường của Khí. Ai đã chấn yểm vị trí này và mục đích sự chấn yểm này để làm gì ?. Theo thiển ý của người viết : Đây là tác phẩm của Cao Biền, Tiết độ sứ của TQ vào thế kỷ 8 -Tức là trước thời nhà Lý khoảng 200 năm.

Người viết xin được chứng minh như sau : Trước hết nói về ý kiến của GS Trần Quốc Vượng; người viết cũng đồng ý rằng đây là một sự chấn yểm sông Tô lịch, song không chỉ căn cứ vào niên đại của một số đồ gốm nhặt được mà cho rằng sự việc xẩy ra vào thời Lý - Trần. Nếu theo Truyền thuyết " Tại sao sông Tô lịch và sông Thiên Phù hẹp lại " hay truyền thuyết " sự tích Ông Dầu bà Dầu ", tác giả của sự việc trên là các vị Vua nhà Lý, nhằm trấn yểm sự Báo thù của Ông bà Dầu, thì không có sự việc sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại,đến nay chỉ còn là một con sông nhỏ xíu, làm nhiệm vụ thải nước bẩn cho Hà Nội. Ta nhớ rằng theo sử sách sông Tô lịch ngày xưa rất rộng, trên bến, dưới thuyền, là trục Giao thông chính thủa ấy. Mặt khác thời Lý Trần có rất nhiều nhà Phong Thủy Việt nam tài giỏi như : Thiền sư Định không làng Cổ pháp (Sư thọ 79 tuổi -Năm Bính tư 808 ), Sư La chân Nhân (852 -936 ), Sư Vạn Hạnh..

Dĩ nhiên các vị sư đó không thể nào để cho các Vua Lý chấn yểm sông Tô Lịch và Thiên Phù, để đến nỗi sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại và Ngôi báu Vua Lý chẳng bao lâu về tay nhà Trần. Dòng họ Lý bị tuyệt diệt đến nỗi chỉ có người nào đổi qua họ Nguyễn mới thoát khỏi.


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-TruongThanh: 19-04-2007 lúc 07:27.
Cũ 16-04-2007   #9
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.673.960
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Bây giờ ta xét sự việc dưới một góc độ khác qua các sự kiện Lịch sử và các truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian.

Theo Việt sử lược : Thành Đại La được xây dựng vào thế kỷ 7 có tên là Tống Bình. Năm thứ 2 niên hiệu Trường khánh (Nhâm Dần -822 ), Vua Mục Tông nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ rằng dân ở thành có ý đồ phản nghịch, liền sai Thầy bói gieo 1 quẻ. Thầy bói nói rằng : Sức ông không đủ để bồi đắp thành lớn, 50 năm sau, có một người họ Cao đóng đô tại đây mà xây dựng Vương phủ .
Tới đời vua Đường Y Tôn (841 -873 ), Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết Độ sứ. Cao Biền là một con người đa hiệu: Vừa là một vị Tướng,vừa là một nhà Phù thủy, một Đạo sĩ, cũng là một nhà Phong thủy có tài. La Thành được Cao Biền sửa chữa, chỉnh đốn lại cho hợp Phong Thủy vào các năm : 866, 867, 868. Theo truyền thuyết, khi Cao Biền xây dựng lại thành Đại La, thì khu vực thi công có hiện tượng sụp lở đất. Cao Biền liền tiến hành chấn yểm Thần sông Tô lịch và một số điểm khác như đền thờ Thần Bạch mã, núi Tản Viên. Sau đó công viêc xây dựng mới có thể hoàn tất.

Tới đây, ta nhớ lại một truyền thuyết khác của dân tộc Việt nam. Đó là " Truyền thuyết Thành Cổ Loa " Tương truyền rằng khi xây dựng thành Cổ loa, An Dương Vương cũng xây mãi mà thành vẫn bị đổ. Khi đó Rùa Thần hiện ra chỉ cách cho xây và cho một cái móng chân, lúc đó thành Cổ loa mới có thể xây dựng xong".

Về mặt địa lý, La thành và Thành Cổ loa cách nhau không xa ( Theo đường chim bay chỉ vài chục km ).

Tới đây, ta buộc phải tự đặt câu hỏi : Có sự trùng hợp giữa hiện tượng sụp đất của Thành Cổ loa, sự sụp đất của thành Đại la và sự sụp lở đất không thể khắc phục được trên công trình nạo vét sông Tô Lịch ?.

Qua hai truyền thuyết trên, bỏ qua các sự việc có tính chất dị đoan, chúng ta phải chấp nhận một sự thực là: Vùng đất từ đầu nguồn sông Tô Lịch kéo dài đến Cổ Loa - Đông Anh HÀ NỘI là một vùng đất có địa tầng địa chất không ổn định. Ta cũng cần phải nhớ rằng : Núi Tản viên nằm ở hướng Tây Hà Nội. Mặt khác phía Tây và Tây Bắc của La Thành là một vùng núi non trùng điệp của các tỉnh HÒA BÌNH, SƠN LA, LAI CHÂU...Theo định nghĩa của môn Phong Thủy, Long Mạch xuất phát từ những rặng núi cao. Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn. Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn. Ta cũng biết rằng thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống, các đỉnh núi cao là những antena tiếp thu sinh khí. Từ những sự việc trên, ta cảm nhận được rằng có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên và các rặng núi phía Tây, Tây bắc của Thành Đại la kéo dài qua thành Đại La theo dọc sông Tô Lịch (khí thường đi theo nước ), chạy qua khu vực Hồ Tây bây giờ (Hồ Tây trước kia là một khúc của dòng sông Hồng ), sau đó sang tới tận địa phận Cổ Loa -Đông Anh - HÀ NỘI và còn theo hướng Đông, Đông Bắc đi tiếp .
Chính vì có Long mạch này mà Cao Biền phải vô cùng bận tâm, khổ trí nhằm tiêu diệt hoặc chấn yểm. Có rất nhiều tryền thuyết về Cao Biền liên quan đến các khu vực khác nhau của Long mạch này. Ta có thể kể ra đây những hoạt động của Cao Biền liên quan đến các khu vực của Long mạch này : Đầu tiên là truyền thuyết Cao Biền chấn yểm núi Tản Viên, hắn đã sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung để chấn yểm núi Tản viên. Tới gần đây người ta còn đào được những cái Tháp đất nung đó tại khu vực Hà nội. Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt, đồng...chôn để chấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại : sắt, đồng, vàng, bạc chấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt Bùa chấn yểm tới 19 nơi dọc theo sông Tô Lịch.

Thời bấy giờ nước Nam có nhiều vị đại sư tài ba lỗi lạc, hiểu biết rất giỏi về Nho,Y, Lý số và thuật Phong Thủy đã hóa giải sự trấn yểm của Cao Biền bằng phép Huyền môn. Các đại sư thường tụ tập tại ngôi đền SƠN TINH THỦY TINH ở núi Ba vì, hay ở đền BẠCH MÃ, dùng những hiểu biết về Phong Thủy để chấn áp bùa phép của Cao Biền.

Trở lại, đạo bùa tìm thấy trên lòng sông Tô Lịch, có rất nhiều lý do để có thể kết luận rằng : Đó là tác phẩm của Cao Biền, chứ không phải là của các nhà vua Lý. Tác phẩm đó là của Cao Biền đời nhà Đường, thuộc về thế kỷ 9, tức là trước thời các nhà Lý khoảng 200 năm (Lý thái Tổ -Năm 1010 ). Nếu xét về niên đại của cổ vật tìm thấy, thì trong khoảng 200 năm các cổ vật trên cũng không có sự thay đổi nhiều. Cũng không loại trừ trường hợp các cổ vật ở trên đất liền rớt xuống lòng sông thời gian sau khi Cao Biền trấn yểm.

Bây giờ ta lại xét đến mục đích của Cao Biền khi trấn yểm sông Tô Lịch. Cho tới tận giờ phút này, khi các bạn và tôi đang ngồi bên máy vi tính,người ta vẫn sử dụng các thủ thuật : Châm cứu, điện chẩn, xoa bóp, bấm huyệt ... để chữa bệnh. Tất cả các thủ thuật đó đều dựa trên lý thuyết về hệ thống kinh mạch, huyệt, lạc trong cơ thể con người. Người ta xác định được hàng ngàn vị trí Huyệt đạo trong cơ thể con người. Tùy theo từng trường hợp khi châm cứu, người ta dùng kim tam lăng để châm vào các huyệt khác nhau, với thời gian và độ nông sâu khác nhau. Trong dân gian còn lưu truyền các biện pháp bấm, điểm huyệt có thể làm cho một bộ phận nào đó của cơ thể không còn khả năng cử động, hoặc nặng hơn là bộ phận đó không còn sử dụng được. Ta vẫn biết rằng :THIÊN ĐỊA NHÂN là hợp nhất. Mọi vật thể từ Vi mô cho đến Vĩ mô đều phải tuân theo những quy luật chung của sự tương tác vũ trụ. Phải nói dài dòng như vậy để có thể tạm kết luận rằng, trên Trái đất này cũng phải có những đường kinh mạch, huyệt, lạc như trong cơ thể con người. Trái đất này là một cơ thể sống chứ không phải là một cục đất chết như nhiều người vẫn nghĩ. Ta cũng có thể suy ra một hệ quả rằng :Tại một điểm nào đó, người ta có thể dùng một thủ thuật nào đó, có thể ngăn, bế hoặc chặn đường đi của một Long mạch như Cao Biền đã làm. Thủ thuật này người xưa gọi là trấn yểm


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-TruongThanh: 19-04-2007 lúc 07:25.
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 19:24
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09326 seconds with 14 queries