Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Nghị Sự Sảnh
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Nghị Sự Sảnh Nơi nghị luận nghiêm chỉnh.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 26-07-2004   #64
Ảnh thế thân của haohoavotinh
haohoavotinh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-07-2004
Bài viết: 4
Điểm: 0
L$B: 6.116
haohoavotinh đang offline
 
nếu nói về giáo dục việt nam thì đó là một vấn đề nhức nhối. Nó có những điểm mạnh va yếu luôn đi song hành với nhau.
Như trên thế giới VN từ một nước bị nô lệ đã thành công trên mặt trận văn hoá-xoá được mù chữ.Nhưng khi xoá được mù chữ thì căn bệnh thành tích cũng bắt đầu phát triển. Các trường các lớp đua nhau lấy thành tích ma không để ý gì đến các học sinh của mình ra sao,họ nhồi nhét vào đầu con em ko biết bao nhiêu thứ mà kể để rồi những đứa trẻ thơ đang tuổi hồn nhiên trở thành những người yếu đuối ko biết đến cái gì ngoài việc học, chúng học vì sợ chứ ko phải hứng thú.Vậy chúng ta phải làm gì ?Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản và tôi sẽ đợi câu trả lời của thời gian

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-07-2004   #65
Ảnh thế thân của LSB-LyQuy
LSB-LyQuy
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Hận Kẻ Bạc Tình
Gia nhập: 27-11-2003
Bài viết: 8.917
Điểm: -278
L$B: 31.842
LSB-LyQuy đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi y u mì
Huynh à!lên đến chữ Đang Phát Triển là tốt lắm rồi,còn hơn là nằm trong những nước chưa phát triển,đang có nghĩa sẽ,có nghĩa trong tương lai đất nước chúng ta sẽ là nước Phát Triển,còn cái tương lai đó cả muội lần huynh và tất cả mọi người trong cái 4rum này đều không thể trả lời được.Biết đến thế kỷ nào ư?...huynh cứ thử mở tầm mắt của mình ra một chút sẽ thấy thôi.Đừng có như Chí Phèo chỉ biết đến mỗi rượu,cái lò gạch và Thị Nở
Quái lạ, nhà cái cô Y U Mỳ này hễ thấy Lý gia ở mô là cũng nhào vô tranh luận hỉ? Được đấy! Này nhé thưa Y U Mì muội muội, huynh đã mở mắt to lắm rồi, thậm chí còn mua thêm một cặp kính để nhìn cho rõ hơn và thấy rằng:
- Đất nước ta sẽ chẳng bao giờ có thể mất đi chữ "đang" kia được bởi còn quá nhiều hạt sạn nằm trong cái bát cơm ấy. Dù gì thì chúng ta cũng đã sống xuyên hai thế kỷ rồi đúng không? Vậy nhưng vẫn chưa thấy có một chút gì thay đổi cả. Nhưng chắc chắn là sẽ thay đổi mà đúng không? Chắ chắn đất nước ta sẽ trở thành một đất nước phát triển và huynh đã nhìn thấy tương lai đó nó sẽ xuất hiện vào những năm 502004. Khi mà toàn thế giới chuyển giao thành những đất nước đại phát triển và những đất nước siêu phát triển thì VN sẽ là đất nước phát triển đấy muội à. )
- Nếu huynh có được cuộc sống chỉ có rượu, tiền và gái như Chí Phèo thì tốt biết mấy chứ. Đằng này đâu có được như thế đâu muội. Hàng ngày có bao nhiêu việc phải lo nghĩ. Đến ngay cả cái việc nghĩ đến nền giáo dục nước ta mà vừa buồn bã lại vừa buồn cười đã mất bao nhiêu thời gian rồi đấy.
Hy vọng mình có thể sống tới năm 50000 để nhìn đất nước VN trở thành một quốc gia có nên kinh tế "phát triển" nhỉ.


Chữ ký của LSB-LyQuy
Từ nay ta không còn ra trận đánh giặc được nữa.
Trời xanh thăm thẳm, hận này biết bao giờ nguôi...!

Lương Sơn Đại Trại - Thiên Sát Tinh - Hắc Toàn Phong Lý Quỳ

Tài sản của LSB-LyQuy
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-07-2004   #66
Ảnh thế thân của Ayumi
Ayumi
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 29-06-2004
Bài viết: 122
Điểm: 45
L$B: 6.465
Ayumi đang offline
 
Bài này muội chưa đả động huynh lần nào nhé,đừng có vu oan cho người khác như thế,đang ngủ mơ à X-( .
Trích dẫn:
thậm chí còn mua thêm một cặp kính để nhìn cho rõ hơn và thấy rằng:
Nói câu này ra thế là hiểu rồi nhé,nhìn đời qua con mắt giả thế kia thì làm sao mà biết được Việt Nam đang thay đổi như thế nào .

Trích dẫn:
...bởi còn quá nhiều hạt sạn nằm trong cái bát cơm ấy
Đúng là chúng ta đã đi qua hai Thế Kỷ rồi,chúng ta thấy thay đổi gì không.Khi ăn cơm chẳng may nhằn phải một viên sạn chúng ta có nhè ra không hay là nuốt luôn.Nếu khôn khéo thì trước khi nấu cho gạo vào nồi thì bỏ ra chút ít thời gian ngồi nhặt sạn thì sẽ có một bát cơm ngon lành.

Trích dẫn:
Chắc chắn đất nước ta sẽ trở thành một đất nước phát triển và huynh đã nhìn thấy tương lai đó nó sẽ xuất hiện vào những năm 502004. Khi mà toàn thế giới chuyển giao thành những đất nước đại phát triển và những đất nước siêu phát triển thì VN sẽ là đất nước phát triển đấy muội à
Lần sau huynh nhớ đọc cho kỹ bài của người khác coi coi ý của người ta nói là như thế nào nhé.Đang có nghĩa là Sẽ...Nếu như đến năm 502004 đất nước chúng ta thành một nước Phát Triển thì chứng tỏ Việt Nam chúng ta đã làm được.

Trích dẫn:
Nếu huynh có được cuộc sống chỉ có rượu, tiền và gái như Chí Phèo thì tốt biết mấy chứ. Đằng này đâu có được như thế đâu muội. Hàng ngày có bao nhiêu việc phải lo nghĩ. Đến ngay cả cái việc nghĩ đến nền giáo dục nước ta mà vừa buồn bã lại vừa buồn cười đã mất bao nhiêu thời gian rồi đấy.
Thế sao! hay ho quá nhỉ,thì ra là chỉ có vậy mà thôi sao.Nhưng mà túm lại cũng đáng hâm mộ đấy khi huynh bỏ thời gian ra mà nghĩ đến những vấn đề bức xúc hiện nay của Việt Nam chúng ta ; ; .

Trích dẫn:
Hy vọng mình có thể sống tới năm 50000
502004 - 2004 = ?

Thôi chúng ta không đi lạc với chủ đề của bài này nữa,nếu không sẽ bị khoá lại thì tiếc lắm.Chính ra muội chẳng muốn đối đầu đối điếc gì với huynh đâu,khoái đối đầu với người khác cơ nhưng mà thằng cha đó chạy mất rồi .

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-07-2004   #67
Ảnh thế thân của thu-sinh-luu-manh
thu-sinh-luu-manh
Giam vào Thủy Lao
Gia nhập: 29-07-2004
Bài viết: 101
Điểm: 5
L$B: 6.076
thu-sinh-luu-manh đang offline
 
tui đồng ý với ý kiến của U đấy , tuic thấy nền giáo dục của nuớc ta quá thụ động...
giáo viên thì ef học sinh học theo những bản giáo án cổ lỗ sĩ .... chỉ cần một ý kiến
gọi là "khác quan điểm"cái là học sinh sẽ bị điểm kém , thầy giáo bao giờ cũng lập luận
học sinh ko đc cãi thầy giáo , tôi dạy trong sgk chẳng nhẽ lại sai ... trong khi đó có bao nhiêu
thứ đã thay đổi mà hs vẫn phải bám vào quyển sgk với những nội dung cũ rích có từ những năm 80
còn cái này nữa tuy cũ nhưng cũng chẳng phải cũ , đó là dạy chữ e thay bằng chữ a đầu tiên , tôi
ko hiểu tại sao lại có những xon người ấu trĩ đưa ra quan điểm ấy , những cái cần cải cách thì ko cải cách
những cái vớ vẩn thì cố mà làm

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-07-2004   #68
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.674.474
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Đọc cái này đi mà thấy nền giáo dục của nước ta và sự tiếp nhận kiến thức của học sinh thời nay. Đúng là "Sông Trường Giang, lớp sóng sau đè lớp sóng trước " ) ) )

[center:d8a4e5aef2]Nhà thơ Tố Hữu được giải Nobel năm 1960![/center:d8a4e5aef2]

Đó là danh hiệu cao quý mà một thí sinh trong kì thi đại học vừa qua đã… trao cho nhà thơ Tố Hữu. Chưa hết, thay vì nêu các đặc điểm phong cách nghệ thuật của Tố Hữu, thí sinh này đã viết rất dài dòng về tiểu sử của nhà thơ: “Ông sinh ra ở Huế nên đã sáng tác những bài thơ rất là sâu sắc mang tính chất khái quát” và nhận xét: “Dưới ngòi bút của Tố Hữu là con dao đâm chết kẻ thù”(?!)

Chấm thi môn Văn năm nào cũng có những chuyện dở khóc, dở cười. Và câu chuyện trên chỉ là một trong vô số tình huống mà các cán bộ chấm thi môn Văn trường ĐHKHXH và NV - ĐHQG Hà Nội gặp phải trong kì thi tuyển sinh năm nay.

Cô Đàm Ánh Loan, Phó chủ nhiệm khoa Ngữ Văn trường ĐHKHXH và NV nhận xét: Đề thi môn Văn năm nay dành cho cả hai khối C và D dài, quá nhiều ý (Ba-rem điểm đề thi Văn khối C được chia thành 21 ý tương đương với 21 cột điểm và môn Văn khối D cũng có đến 19 ý). Thí sinh chỉ chú trọng đến việc làm thế nào cho đủ ý để đuổi kịp thời gian làm bài nên không chú ý đến câu văn, đến cảm xúc. Do vậy, rất hiếm có bài văn hay thực sự. Còn những bài ngô nghê, cảm nhận sợ sài, câu chữ lủng củng, vô nghĩa thì… nhiều vô kể.

Có thí sinh đã sử dụng ngôn từ của bình luận viên bóng đã khi làm văn: “Chế Lan Viên đã từng mong muốn được ẩn thân ở “Tinh cầu giá lạnh” để quên đi những khổ đau của cuộc đời, thì sau cách mạng tháng Tám, ông đã có một cuộc lội ngược dòng đầy ngoạn mục để tìm về nhân dân, đất nước và tìm về với bản thân mình”.

Chưa hết, thí sinh này còn viết: “Chế Lan Viên muốn phá tan chiếc lồng cá người (?) chật hẹp để đến mọi miền tổ quốc, nơi đã, đang và sẽ chiến đấu ngày đêm với quân thù, giành từ tay chúng từng “tấc đất tấc rau” cha ông để lại”.

Khi phân tích tâm trạng nhân vật Chí Phèo, có thí sinh đã viết thế này: “Nhân tính của anh chỉ bị che lấp chớ không hề mất đi, chỉ cần có cơ hội, chỉ cần có người biết quan tâm thì nó trỗi dậy mãnh liệt… Thị Nở đã làm cho anh tỉnh dậy, đã khơi dậy những giác quan mà lâu nay anh bị quên lãng”.

Khi viết về tiểu sử nhà văn Nam Cao, một thí sinh khẳng định: “Nam Cao xuất thân từ giai cấp nông sản”?! Còn khi phân tích tình yêu giữa Chí Phèo và Thị Nở, có thí sinh nhận định: “Việt Nam không là một cường quốc kinh tế, quân sự nhưng cũng tự hào là một cường quốc về tình yêu”!

Trong số 11.000 bài thi Văn ở trường ĐHKHXH và NV đã chấm xong, chỉ có một bài đạt 9,5 điểm (khối D). Số bài thi đạt 8-9 rất hiếm. Trong khi đó, nhiều bài chỉ được 1-2 điểm. Thậm chí có một số thí sinh có làm bài nhưng vẫn bị chấm điểm 0 vì đi lạc đề.

Ông Trần Tịnh Đức - Phó Phòng Đào tạo ĐHKHXH và NV kể: Một thí sinh viết chữ rất đẹp, văn gãy gọn, súc tích nhưng thay vì làm văn, thí sinh này đã viết hẳn một “công trình nghiên cứu” dài 8 trang nêu lên thực trạng dạy và học văn trong trường phổ thông hịên nay.

Theo “công trình nghiên cứu” của thí sinh này thì việc học văn đang vô cùng máy móc, học sinh viết văn theo cảm nhận vay mượn của người khác. Trước khi kết thúc “công trình” của mình, thí sinh này đã có lời xin lỗi các thầy cô chấm thi vì “bức xúc không chịu nổi” và chấp nhận bị điểm 0.

Theo ông Tịnh, thí sinh này bị điểm 0 là chính xác, tuy nhiên, các thầy cô không nên xem nhẹ những ý kiến mà thí sinh này đưa ra. Có thể, sau khi công bố điểm thi xong, trường ĐHKHXH và NV TPHCM sẽ tổ chức một cuộc toạ đàm về việc dạy và học văn!



Theo Tiền Phong


))))))
) )


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 31-07-2004   #69
Ảnh thế thân của LSB-Huy_Aka
LSB-Huy_Aka
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 03-10-2002
Bài viết: 941
Điểm: 145
L$B: 42.524
Tâm trạng:
LSB-Huy_Aka đang offline
 
Sau khi đọc 1 loạt những bài của các vị ... khà chán !
Vấn đề nổi của giáo dục Việt Nam hiện nay là chuyện chất lượng giáo dục. Từ các cơ quan truyền thông đại chúng cho đến báo chuyên ngành giáo dục, từ ngoài xã hội cho đến quốc hội, mọi người mọi giới đều bàn bạc về vấn đề giáo dục. Quả là thế. Bàn bạc và quan tâm đến vấn đề giáo dục là nghĩ đến việc đầu tư chắc chắn và lâu dài cho tương lai đất nước. Trong hai ngày cuối tháng 3-2004, lại có cuộc hội thảo quy tụ cả nghìn người tham dự để bàn về việc "Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam : cơ hội và thách thức" do Bộ Giáo Dục-Đào Tạo tổ chức tại Hà Nội. Bạn nghĩ sao ? Hoành tráng hả ). Trong không khí rộn ràng như thế, thật là không yên tâm khi nghe nhận định của những người dự hội nghị, là "chất lượng, hiệu quả đào tạo của giáo dục đại học Việt Nam đều thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực"...
Giáo dục của một quốc gia không phải chỉ có giáo dục đại học, mà còn nhiều bộ phận khác nữa, mà giáo dục phổ thông là phần chiếm nhiều vốn đầu tư của quốc dân vào đó. Bỏ qua những khó khăn phải có trong một cuộc thay đổi lớn từ thời kì bao cấp sang thời kì mở cửa vào hội nhập với thế giới, chỉ nhìn trên những nét định hướng lớn thôi cũng đã thấy giáo dục phổ thông của nước ta có nhiều vấn đề. Trong gần hai mươi năm trở lại đây đã có nhiều đợt thay đổi mà giới chuyên môn gọi là "cải cách giáo dục". Qua một số đợt cải cách rồi lại cải cách suốt từ năm Ất Dậu đến nay, công chúng rút ra được một bài học thấm thía là: chuyện cải cách giáo dục chỉ là những giải pháp tình thế nối tiếp nhau chứ không hẳn là một viễn kiến bắt rễ từ mối quan tâm đến tương lai thế hệ trẻ Việt Nam. Mấy thế hệ học sinh đã thay nhau làm vật thí nghiệm cho những sáng kiến bốc đồng của một số người ưa lập dị kiểu như chương trình thể nghiệm giáo dục mệnh danh là "công nghệ giáo dục".

Trong bối cảnh của xã hội lao vào cuộc chạy nước rút vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục phổ thông xuất hiện những hiện tượng quái gở mà giáo dục nước ta chưa từng thấy: giáo dục là một cái chợ học để đi thi, kiếm bằng cấp làm cần câu cơm. Cấp lớn cấp nhỏ đều có lớp luyện thi. Thi cử trong năm, thi cử cuối cấp học, thi tuyển sinh… được xem là một mục tiêu của cải cách giáo dục.

Thi cử như hiện nay là tàn dư của chế độ giáo dục lạc hậu, là phương tiện để "hốt bạc" nuôi thân. Thi cử không được quan niệm như việc kiểm tra đánh giá những thành quả của học viên trong một giai đoạn học tập. Hiện nay thì thi cử được xem như là hình thức tưởng thưởng cho những học viên chăm chỉ thuộc bài và trừng phạt những học viên lười. Dường như những người làm việc trong ngành giáo dục ở xứ mình không ai được chỉ dạy cho biết là thi cử là những dữ liệu quý giá để xã hội đánh giá chất lượng giáo dục - nghĩa là đánh giá chất lượng chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy ; ngoài ra thi cử còn là để giúp nhà giáo dục đánh giá khả năng học tập của học viên và dự đoán định hướng và thành quả học tập của học viên trong tương lai. Nói cách khác, thi cử là để phục vụ giảng dạy và học tập chứ không phải ngược lại như hiện nay.

Một mục tiêu khác của cải cách giáo dục là sự phát triển vỡ da của cái chợ sách giáo khoa cải cách giáo dục. Cứ đến mùa tựu trường là lại một cơn sốt sách giáo khoa. Hóa ra nghề giáo dục cũng giỏi tiếp thị, cũng giỏi kinh tế quá chứ !

Chỉ tiếc là có một mục tiêu cơ bản và rất quan trọng là sự phát triển cá nhân mỗi con em chúng ta thì chưa đạt lắm. Về mặt giáo dục, chúng ta có quá nhiều thợ dạy học nhưng chưa có nhiều nhà giáo dục. Giáo dục mà không được quan niệm đứng đắn thì chỉ làm hư hại thế hệ tương lai mà thôi.Toẹt !


Chữ ký của LSB-Huy_Aka
Nghe hồn mình trong hơi thở của đêm
lòng buồn lắm anh nghĩ về hạnh phúc
những gì đã qua, những điều được mất
đời vẫn thế thôi chẳng được hết bao giờ

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 31-07-2004   #70
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.674.474
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Oè... Bàn cho chán. Hội nghị cho lắm. Tốn tiền của dân. Mà có gì thay đổi đâu ??? Mọi phương án vẫn nằm trên giấy. Khổ thân các vị phụ huynh, hàng năm cum cúp đi mua sách Giáo khoa mới, trong khi nội dung nó chẳng thèm khác đi chữ nào . Con cái thì è cổ ra học thêm. Được cái chẳng hiểu sao con cái bây giờ giỏi thật, toàn được các bậc phụ huynh đào tạo theo tiêu chuẩn thiên tài thôi. Không tâm thần mới cũng lạ. ) ) )

Bổn tiên tử tự thấy mình cũng giỏi, đến giờ vẫn chưa bị tâm thần. )


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-08-2004   #71
Ảnh thế thân của Donjuan
Donjuan
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 15-03-2004
Bài viết: 110
Điểm: 64
L$B: 1.634
Donjuan đang offline
 
Trích dẫn:
theo tại hạ thì nền giáo dục nước ta hiên nay thì ngoài những vấn đề đó vẫn còn quá cổ hủ và tư tưởng vẫn còn khá là lạc hậu so với các nước khác trên thế giới
bức xúc kiểu chung chung thế này là sao?
--------------------------------------------------------------------------------

Trích dẫn:
Đọc cái này đi mà thấy nền giáo dục của nước ta và sự tiếp nhận kiến thức của học sinh thời nay. Đúng là "Sông Trường Giang, lớp sóng sau đè lớp sóng trước "


Nhà thơ Tố Hữu được giải Nobel năm 1960!
Cái này rút cuộc cũng chỉ là những học sinh đi thi nhưng mà quá "đuối" về kiến thức thôi muội, chuyện này sảy ra nhiều ở bộ môn văn_thuộc khối C _Văn_sử _địa_ những môn đòi hỏi thí sinh cần phải học thuộc nhiều, khác với khối tự nhiên, đắc điểm của khối C là thí sinh nếu ko học, ko có kiến thức thì có thể bốc phét,viết ba lăng nhăng những cái nhớ mang máng cho nó kín giấy là được,.... mà tâm trạng của mỗi thí sinh đi thi thì ai chẳng muốn làm bài được phải không? Vậy thì đã vào phòng thi rồi thì có gì mà ko viết cho nó kín giấy để về bốc phét là ta làm được bài...mặc dù trong đầu rỗng tuếch......đấy là khía cạnh ở các môn xã hội, còn ở các môn khoa học tự nhiên...toán,lí hóa, thì đâu có bốc phét, viết nhiều như những môn KHXH, những thí sinh rỗng tuếch chẳng biết viết gì thì đành vẽ cậu bé đánh giầy vào bài thi???....thế đấy, cuối cùng cũng chỉ là do những thí sinh này chẳng học hành gì mà thôi.
Trích dẫn:
Trong hai ngày cuối tháng 3-2004, lại có cuộc hội thảo quy tụ cả nghìn người tham dự để bàn về việc "Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam : cơ hội và thách thức" do Bộ Giáo Dục-Đào Tạo tổ chức tại Hà Nội. Bạn nghĩ sao ? Hoành
Trích dẫn:
chất lượng, hiệu quả đào tạo của giáo dục đại học Việt Nam đều thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực"...
Theo DJ nghĩ thì nền Bộ GD ta rất cần thiết có những buổi họp như vậy để rút ra những điểm yếu ,điểm mạnh...đó cũng là cái tốt đó chứ...cứ nhìn vào cái chủ đề trên ta cũng đoán được phần nào của buổi họp...nào thì có đổi mới ,rồi có n~cái khó khăn hay thuận lợi( cơ hội & thách thức )hiện nay...chỉ ngại trong cuộc hội thảo này có quá ít người dám đưa ra chính kiến của mình thôi, chứ chắc chắn trong buổi họp chẳng có nhiều người mà tâm huyết của họ với GD, trình độ , học vấn...hơn nhiều lần chúng ta.


Trích dẫn:
giáo dục phổ thông là phần chiếm nhiều vốn đầu tư của quốc dân vào đó
theo DJ thì GD phổ thông của ta cũng đã có nhiều thay đổi, và cũng tiến bộ nhiều rồi.mặc dù vẫn có những khó khăn, thiếu xót.

Trích dẫn:
iáo dục là một cái chợ học để đi thi, kiếm bằng cấp làm cần câu cơm. Cấp lớn cấp nhỏ đều có lớp luyện thi. Thi cử trong năm, thi cử cuối cấp học, thi tuyển sinh…
g
đây cũng là vấn đề bức xúc của nền GD, có thể nói là khó khăn, tại sao có những học sinh chẳng cần luyện thi gì vẫn cứ đỗ, còn ngược lại, luyện thi nhiều nhưng vẫn trượt...đó là do những khả năng tiếp thu, kiến thức của học sinh ko đồng đều....vậy thì khó khăn quá rồi còn gì.
Trích dẫn:
Thi cử như hiện nay là tàn dư của chế độ giáo dục lạc hậu, là phương tiện để "hốt bạc" nuôi thân. Thi cử không được quan niệm như việc kiểm tra đánh giá những thành quả của học viên trong một giai đoạn học tập. Hiện nay thì thi cử được xem như là hình thức tưởng thưởng cho những học viên chăm chỉ thuộc bài và trừng phạt những học viên lười.
Thi cử kiểu gì, thì đã gọi là thi mà thì chẳng phải là cách đánh giá cuối cùng về học lực của học viên, vậy thì theo bạn muốn đánh giá khả năng của học viên thì phải làm sao đây? ngaòi việc thi cử.

Trích dẫn:
Sau khi đọc 1 loạt những bài của các vị ... khà chán !
KL: cuối cùng thì vẫn cứ nói giỏi,nói hay, vẫn cứ bốc phét, am hiểu thời sự nọ, quốc tế kia , ...cuối cùng xem ta là ai chứ , chả là cái đếch gì , có nói , có gào thì cũng làm được gì đâu , nhìn lại bản thân cũng chỉ là tên SV quèn, tương lai vẫn còn chưa biết đi đến đâu trong cái xã hội đầy" lắt léo" này............


Chữ ký của Donjuan
thôi từ đây...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-08-2004   #72
Ảnh thế thân của LSB-YenThanh
LSB-YenThanh
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
=Lương Sơn Lãng Tử=
Gia nhập: 20-09-2003
Bài viết: 5.293
Điểm: 1832
L$B: 9.146.930
Tâm trạng:
LSB-YenThanh đang offline
 
....Ôi trời, vậy là mùa tuyển sinh cũng qua rồi, năm nay các sĩ tử có phần kém may mắn hơn so với các năm trước, 1 số thầy cô cũng đưa nhận định:vì các con sinh sau đẻ muộn nên phải chịu thôi. Ngẫm cũng đúng, đùng 1 cái, BGD đưa ra điểm..Sàn, chà, không phải là không tốt, lúc đầu các trường nhiệt liệt hưởng ứng, vì dù sao nó cũng đánh giá được chất lượng đầu vào của các sinh viên. Nhưng đến khi Bộ công bố điểm sàn cho từng khối thi thì các trường thật sự lâm vào tình cảnh...dở khóc dở cười, 1 số trường Dân Lập đành hạ điểm chuẩn đến mức thấp nhất mong tuyển cho đủ số lương SV, thậm chí các trường ĐH còn hạ không thương tiếc mức điểm chuẩn, vậy mà số SV đậu vào vẫn không đủ chỉ tiêu. Còn có những dự đoán, các SV phía Bắc vì điểm chuẩn quá cao nên sẽ vào Nam nộp hồ sơ dự tuyển NV2...Các bậc phụ huynh hoang mang không hiểu cái gọi là Điểm Sàn, các sĩ tử dù điểm 14 vẫn không có cơ hội vào được NV2, các trường ráo riết tuyển NV2 với mức điểm cực thấp mong sẽ có được đầu vào tương đối ổn định, vậy lỗi này là do ai đây??
Lúc mới ban hành quy chế tuyển sinh năm nay, Bộ đã dự kiến sẽ ngoạn mục 1 kế hoạch tuyển sinh chưa thực hiện lần nào từ trước đến nay, hi vọng KQ sẽ thành công ngoài dự kiến, nhưng thật không hay khi Bộ chưa nắm được rõ chất lượng làm bài của các sĩ tử mà đã công bố mức điểm sàn , Thứ Trưởng BGD thì cho rằng vì đề năm nay khá dễ nên..mức điểm sàn sẽ cao hơn , dĩ nhiên điểm chuẩn cũng tận..trên trời.Thực tế nếu đem những nhận xét chủ quan mà đánh giá tình hình làm bài của các sĩ tử thì thật không phải, nhìn đề để đánh giá mức độ làm bài của các thí sinh, phải chăng nên nhìn nhận lại về cách giáo dục của VN, dường như càng cải cách, lại càng trì trệ.


Chữ ký của LSB-YenThanh

Tài sản của LSB-YenThanh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 16:07
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08900 seconds with 15 queries