Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Nghị Sự Sảnh
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Nghị Sự Sảnh Nơi nghị luận nghiêm chỉnh.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 20-07-2004   #55
Ảnh thế thân của Ayumi
Ayumi
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 29-06-2004
Bài viết: 122
Điểm: 45
L$B: 6.464
Ayumi đang offline
 
Việt Nam càng ngày càng phát triển,có thể nói trong 1 thập kỷ qua bộ mặt đất nước và cuộc sống của người dân thay đổi một cách chóng mặt.Theo như Ayumi nghĩ thì khoảng 20 năm trước,trong mỗi một gia đình nếu có một chiếc Tivi hay một chiếc xe máy là ghê gớm lắm rồi,nhưng mà hiện nay thì sao,nhà nhà đều có.không những như vẫy mà người người đều có
ayumi cũng giống như yoori:công nhận

Trích dẫn:
...là nền giáo dục VN vẫn còn nhiều điểm chưa đúng đắn..
Nếu đưa ra một đường lối,một chính sách mà đã đúng đắn ngay thì mọi người thử nghĩ coi,trên trái đất này chẳng có nước nào hơn nước nào cả.Chính phủ và mọi công dân đều mong muốn cho đất nước mình phát triển mạnh mẽ,cho đời sống thoải mái và tốt đẹp hơn.
Với riêng cái nhân tôi,không phải là một tài năng,HSSV giỏi,nhưng tôi cũng được tiếp thu những kiến thức mà những năm ngồi trong ghế nhà trường được học(biết được cái chữ,biết được những thông tin trên mọi miền đất nước,biết tính toán v.v...,và trên hết là biết suy nghĩ),những gì ta đã và đang được học có thể vận dụng ra ngoài thực tế được hay không đó là do một chúng ta mà thôi.Ngồi đó mà đổ cho thế này thế kia,nhưng nếu như có tốt đẹp và hoàn chỉnh đến mấy chúng ta mà không chịu tiếp thu,không chịu học thì .........Sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam,suy nghĩ tư duy của tôi chắc có lẽ cũng nằm ngỏn gọn trong lãnh thổ Việt Nam.Không có đủ điều kiện như nhiều người để ra nước ngoài tiếp tục học,không có điều kiện để trở thành cái gọi là
" Việt Kiều".
Chủ đề này nên dừng ở đây thì hơn,chứ cứ để lâu ayumi nghĩ sẽ đả động đến nhau nhiều,lại xích mích với nhau không hay lắm.
bye

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-07-2004   #56
Ảnh thế thân của Donjuan
Donjuan
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 15-03-2004
Bài viết: 110
Điểm: 64
L$B: 1.634
Donjuan đang offline
 
Trích dẫn:
phòng đệ có 21 thí sinh dự thi thì có 10 thí sinh ngủ o làm bài , 2 anh chàng làm việc cho đỡ buồn ngủ . còn bọn làm thì chữ đục chữ cái . Đến khi nộp bài một anh chàng lên nộp giấy trắng đã tặng cho giám thị một bức tranh vẽ cảnh thằng bé đánh giày truóc cổng trương ĐH .. thật là............................
Nói đi nói lại nhiều thì các huynh đệ vẫn cứ cho là chương trình GD của ta là nặng quá, thi khó thế,học nhiều thế...vậy thì tại sao vẫn có người học được,thi được, mà lại nhiều nữa???
Trích dẫn:
DJ nói những người có bằng giỏi cũng khó xin việc thì tại hạ đồng ý. Có điều việc này không liên nhiều tới vấn đề đang bàn. Nếu tại hạ không lầm thì chủ đề này nói về "chất lượng" ngành GD VN.
Đây cũng chỉ là điểm để DJ nhấn mạnh thực trạng đầu ra của GD,những cái khó khăn về kinh tế,con người... còn rất nhiều ,nó liên quan với nhau thành chuỗi...
Trích dẫn:
cái họ phê bình là những chương trình, chính sách sai bét nhè của ngành GD
DJ cũng ko hiểu VAnthang nói là có nhiều nước nghèo nhưng nền GD của họ vẫn hơn ta,????Vanthang noi chung chung ,kì cục thế ai hiểu đây.Và lại còn nhiều "chương trình,chính sách "???UH thì có nhiều chương trình đào tạo, hay nói là hệ thống quản lí...còn lỏng lẻo,còn khó khăn cần khắc phục dài dài,.Nhưng có lẽ huynh hiểu nhầm về cái từ gọi là " chính sách" của nền GD ,tôi thấy chính sách trong GD của ta là tích cực đó chứ nhỉ...thế này nhé,chính sách của VN trước giờ vẫn coi GD là" quốc sách" hàng đầu, nhiều chính sách được đưa ra ưu tiên cho ngành GD như "các sinh viên nếu theo học ngành sư phạm sẽ được miễn toàn bộ các khoản tiền đóng góp,liên tục tăng ngân sách cho ngành GD(mặc dù ngân sách của ta ít ỏi),ưu tiên cho GD vùng sâu, vùng xa,miền núi...nhiều học bổng cho học sinh giỏi ,tài năng...
Vậy thì Vanthang chê gì?và cần thấy thay đổi chính sách như thế nào...?Và làm gì đến nỗi "sai bét nhè ",bi đát,như huynh nói.



Trích dẫn:
À ùhm ! Đúng là cách giáo dục của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm . . . chưa đúng đắn , nhưng nó cũng ko đến nỗi bi quan quá như nhiều Việt kiều nghĩ . Yoori thấy nhiều vị sống ở nước ngoài , có cái nhìn về VN . . . tệ quá [/
chắc họ đem nước ta ra so sánh với cái "ăn sung mặc suớng""đứng núi này trông núi nọ" của họ ở nước ngoài ra so sánh đây mà(uh tôi biết rửa bát ở nước ngoài thì về làm triệu phú VN==>nhưng nhục lém)," mong rằng những người có cái nhìn tệ về VN đó chỉ là số ít, chờ đấy 40 năm nữa nước ta sẽ giàu sụ nên cho coi.


Chữ ký của Donjuan
thôi từ đây...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-07-2004   #57
Ảnh thế thân của LSB-LyQuy
LSB-LyQuy
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Hận Kẻ Bạc Tình
Gia nhập: 27-11-2003
Bài viết: 8.917
Điểm: -278
L$B: 31.720
LSB-LyQuy đang offline
 
Trích dẫn:
tôi thấy chính sách trong GD của ta là tích cực đó chứ nhỉ...thế này nhé,chính sách của VN trước giờ vẫn coi GD là" quốc sách" hàng đầu, nhiều chính sách được đưa ra ưu tiên cho ngành GD như "các sinh viên nếu theo học ngành sư phạm sẽ được miễn toàn bộ các khoản tiền đóng góp,liên tục tăng ngân sách cho ngành GD(mặc dù ngân sách của ta ít ỏi),ưu tiên cho GD vùng sâu, vùng xa,miền núi...nhiều học bổng cho học sinh giỏi ,tài năng...
À vâng, nói cho cùng thì VN vẫn đang là một đất nước "đang phát triển" và cái được gọi là "đang phát triển" ấy không biết đến thế kỷ nào mới có thể bỏ đi chữ "đang" kia để chỉ còn lại chữ "đất nước phát triển" mà thôi đây? Công nhân là VN có những "chính sách" ưu đãi cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa, hải đảo, biên giới...! Thế nhưng cái thực tại là không ít những người sống giữa thành phố, hoàn cảnh gia đình rất thoải mái nhưng họ vẫn học rất giỏi và rất có tài. Vậy nhưng chính họ lại không có một "chính sách" nào để gọi là "ưu đãi" và tài năng của họ bắt đầu bị vùi dập khi các thầy các cô không quan tâm đến trình độ của họ mà chỉ quan tâm đến "tài sản" của gia đình họ mà thôi! Trong khi dó thì cái "chính sách ưu tiên" cho những người cùng sâu vùng xa kia là gì? Đó là được cộng thêm khoảng từ 1 - 1,5đ cho mỗi lần thi đại học, giảm một phàn tiền học phí...! Thế nhưng cái đó cũng chỉ là "an ủi" mà thôi, nó chẳng khác gì "muối bỏ bể" cả. Đã dốt không thi đuwọc thì có cho vào thẳng đại học mà học chứ chẳng cần thi tuyển vẫn chẳng thể học nổi. Một phần tiền giảm nhưng thử hỏi một gia đình miền núi thuộc tỉnh nào đó phía Tây bắc đất nước muốn cho con ra HN học thì họ phải mất bao nhiêu? Đó là chưa kể đến mỗi lần thì hết môn, thi vượt rào đều phải "đóng tiền mua nước cho các thầy các cô trông thi". Cả lớp người ta đóng mình không thể không tham gia vào "phong trào" của lớp được. Vậy nhưng số tiền mỗi lần đóng đâu phải 500 hay 1000$ mà ít ra cũng là 10 đến 20 nghìn. Mỗi bữa cơm bình thường của một SV là bao nhiêu? Lý gia đã từng thấy một cô SV học tại trường Đại Học Sư Phạm Hải Phòng ăn có đúng 1500$ một bữa cơm. Người thì gầy đét như con cá mắm mà vẫn không dám ăn nhiều. Không phải cô ta sợ béo, giảm ăn để giữ eo còn thi hoa hậu đâu mà là...nhà quá nghèo, mỗi tháng ba mẹ chỉ cho từg ấy tiền vừa thuê nhà trọ vừa ăn. Trong khi đó thì có trăm thứ bà giằng cần đến "xiền"...Các thầy các cô thì không cần biết chúng mày ra sao, "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi cái đã"! Chứng minh ngay trong lớp Lý gia đang học đây thôi, thầy giáo chủ nhiệm nói với cán bộ lớp rằng chúng mày đưa danh sách những đứa không "tham gia phong trào" với lớp đây, tao cho nó "xoạch"...!
Tất cả các thời đại, thời nào cũng thế, "đồng tiền" luôn là cái có thể ứng phó mọi thứ, thay đổi mọi thứ! Nói vậy không có nghĩa là 100% các thầy các cô đều coi trọng đồng tiền hơn chất lượng học sinh nhưng rất tiếc thực trạng đó lại chiếm đã phần trong giới thầy cô bây giờ! Thậm chí có người "thầy" đến trường, lên lớp không phải để dạy học mà để tìm cách bòn rút túi tiền của học sinh. Cả tiết học chỉ ngồi nói gợi ý để học sinh "hiểu mình phải làm gì", rồi gợi ý cho mình chán thì quay sang gợi ý cho người khác...! Thế nên các thầy các cô đi dạy học toàn bằng @, "nghèo " nhất cũng phải Jupi và họ nheo mắt, cười khểnh một cách kinh bỉ khi nhìn thấy vài người thầy người cô chính trực đang đi...xe đạp!


Trích dẫn:
nhiều học bổng cho học sinh giỏi ,tài năng...
Công nhận là học sinh giỏi, tài năng có học bổng. Cái này là điều đương nhiên! Nhưng có biết đâu trong số nhiều học sinh được học bổng ấy có người chỉ giỏi mỗi cái tài "đến nhà thầy chơi" mà thôi! Tất nhiên cái số tiền học bổng mà họ được hưởng chẳng ăn tua gì đối với số tiền họ đến nhà thấy cô chơi thế nhưng với họ tiền chẳng là cái gì mà họ bỏ tiền ra để mua lấy cái "công danh" Đang là học sinh, sinh viên nhưng được cái đi đến đâu mọi người cũng biết: "thằng này, con này được học bổng đấy mày ạ!"...Rõ ràng là "vênh" lắm chứ!
Đất nước Việt Nam đã kết thúc chiến tranh được gần ba chục năm rồi. Người dân VN bây giờ không còn phải "giữ nước" nữa mà chỉ còn "xây dựng đất nước"! Thế nhưng chiến tranh đã qua đi gần ba chục năm, công cuộc xây dựng đất nước cũng đã trải qua từng ấy năm vậy nhưng Việt Nam vẫn mãi chỉ là một đất nước "đang trên đà phát triển"! Công việc giáo dục là một công việc chính, cần thiết nhất, qua trọng nhất trong công cuộc xây dựng đất nước! Thế nhưng với những kiểu "giáo dục" như hiện tại thì thử hỏi đến bao giờ....cho đến bao giờ đất nước chúng ta mới có thể tay đổi được bộ mặt, mới có thể "sánh vai với các cường quốc năm Châu" như lời Bác Hồ mong muốn?


Chữ ký của LSB-LyQuy
Từ nay ta không còn ra trận đánh giặc được nữa.
Trời xanh thăm thẳm, hận này biết bao giờ nguôi...!

Lương Sơn Đại Trại - Thiên Sát Tinh - Hắc Toàn Phong Lý Quỳ

Tài sản của LSB-LyQuy
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-07-2004   #58
Ảnh thế thân của Donjuan
Donjuan
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 15-03-2004
Bài viết: 110
Điểm: 64
L$B: 1.634
Donjuan đang offline
 
Trích dẫn:
Trong khi đó thì có trăm thứ bà giằng cần đến "xiền"...Các thầy các cô thì không cần biết chúng mày ra sao, "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi cái đã"! Chứng minh ngay trong lớp Lý gia đang học đây thôi, thầy giáo chủ nhiệm nói với cán bộ lớp rằng chúng mày đưa danh sách những đứa không "tham gia phong trào" với lớp đây, tao cho nó "xoạch"...!
Cải kiểu đóng tiền thi vượt rào này chỉ có ở các khoa(hay nói cho vui nhé)==>Đại học "gốc mít"(tức là học tại chức ý) vào đây học là các thành phần "quá lứa lỡ thì", ngày trước không đi học,bây giờ làm cán bộ,và để muốn tăng thêm lương thì đi học lấy cái bằng ĐH tại chức...còn chứ thực ra, quá lứa rồi thì học đâu có vào,thôi thì các thầy cũng cho qua,nhưng bù lại thì các trò cũng phải đóng xiền.(trong số này cũng có 1 số thi trượt chính quy)____chứ thực ra,ở các trường chính qui thì ko có chuyện này đâu.
Trích dẫn:
các thầy các cô đi dạy học toàn bằng @, "nghèo " nhất cũng phải Jupi và họ nheo mắt, cười khểnh một cách kinh bỉ khi nhìn thấy vài người thầy người cô chính trực đang đi...xe đạp!
đúng rồi, đây là vấn đề bức xúc hiện nay,nhiều giáo viên bây giờ ko biết đào đâu nhiều tiền thế trong cái quĩ lương ít ỏi nhà nước qui định để mua cái này cái kia( chỉ có tham ô,tham nhũng,đút lót dạy thêm...)==>đó chính là kẽ hở,sai xót đáng bàn trong quản lí GD của ta hiện nay.
Trích dẫn:
Nhưng có biết đâu trong số nhiều học sinh được học bổng ấy có người chỉ giỏi mỗi cái tài "đến nhà thầy chơi" mà thôi! Tất nhiên cái số tiền học bổng mà họ được hưởng chẳng ăn tua gì đối với số tiền họ đến nhà thấy cô chơi thế nhưng với họ tiền chẳng là cái gì mà họ bỏ tiền ra để mua lấy cái "công danh" Đang là học sinh, sinh viên nhưng được cái đi đến đâu mọi người cũng biết: "thằng này, con này được học bổng đấy mày ạ!"...Rõ ràng là "vênh" lắm chứ!
học bổng là học bổng, đây là DJ nói đến những sinh viên học trong các ngành sư phạm,đã dược miễn mọi khoản, còn có thể được học bổng nữa.
Còn nếu có học bổng thì SV đó tất nhiên phải có 1 cái tài nào đó chứ...nhiều người công nhận cơ mà


Chữ ký của Donjuan
thôi từ đây...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-07-2004   #59
Ảnh thế thân của Ayumi
Ayumi
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 29-06-2004
Bài viết: 122
Điểm: 45
L$B: 6.464
Ayumi đang offline
 
Trích dẫn:
À vâng, nói cho cùng thì VN vẫn đang là một đất nước "đang phát triển" và cái được gọi là "đang phát triển" ấy không biết đến thế kỷ nào mới có thể bỏ đi chữ "đang" kia để chỉ còn lại chữ "đất nước phát triển" mà thôi đây?....
Huynh à!lên đến chữ Đang Phát Triển là tốt lắm rồi,còn hơn là nằm trong những nước chưa phát triển,đang có nghĩa sẽ,có nghĩa trong tương lai đất nước chúng ta sẽ là nước Phát Triển,còn cái tương lai đó cả muội lần huynh và tất cả mọi người trong cái 4rum này đều không thể trả lời được.Biết đến thế kỷ nào ư?...huynh cứ thử mở tầm mắt của mình ra một chút sẽ thấy thôi.Đừng có như Chí Phèo chỉ biết đến mỗi rượu,cái lò gạch và Thị Nở .

Trích dẫn:
Vậy nhưng chính họ lại không có một "chính sách" nào để gọi là "ưu đãi" và tài năng của họ bắt đầu bị vùi dập khi các thầy các cô không quan tâm đến trình độ của họ mà chỉ quan tâm đến "tài sản" của gia đình họ mà thôi! Trong khi dó thì cái "chính sách ưu tiên" cho những người cùng sâu vùng xa kia là gì? Đó là được cộng thêm khoảng từ 1 - 1,5đ cho mỗi lần thi đại học, giảm một phàn tiền học phí
Như huynh và muội và tất cả mọi người trên trái đất này đi học để làm gì?,để có Kiến Thức,để được hiểu biết,để sau này ra trường có công ăn việc là,rồi còn gì nữa,rồi kiếm sống để duy trì cái gia đình của mình.Cũng như vậy!Những người Giáo Viên họ cũng phải duy trì cái gia đình của mình,họ cũng có con cái và con cái họ cũng phải học hành,phải ăn uống v.v.....
Còn nói về ưu tiên cho con em của những gia đình chính sách,gia đình khó khăn hay có công với CM nhưng thế là quá được rồi,cộng từ 1-1,5đ còn hơn là không có.Nếu như vì con em gia đình chính sách mà phải cho vào thẳng ĐH thì đâu có được,họ cũng muốn công nhận những người đó phải có một trình độ nào nhất định.


Trích dẫn:
Đã dốt không thi đuwọc thì có cho vào thẳng đại học mà học chứ chẳng cần thi tuyển vẫn chẳng thể học nổi
Câu này của huynh nó cũng trả lời cho phần trích dẫn bên trên của muội

Trích dẫn:
...Cả lớp người ta đóng mình không thể không tham gia vào "phong trào" của lớp được. Vậy nhưng số tiền mỗi lần đóng đâu phải 500 hay 1000$ mà ít ra cũng là 10 đến 20 nghìn. Mỗi bữa cơm bình thường của một SV là bao nhiêu? Lý gia đã từng thấy một cô SV học tại trường Đại Học Sư Phạm Hải Phòng ăn có đúng 1500$ một bữa cơm. Người thì gầy đét như con cá mắm mà vẫn không dám ăn nhiều. Không phải cô ta sợ béo, giảm ăn để giữ eo còn thi hoa hậu đâu mà là...nhà quá nghèo, mỗi tháng ba mẹ chỉ cho từng ấy tiền vừa thuê nhà trọ vừa ăn...
Nói câu này thấy lạ làm sao,Để duy trì hoạt động của một ngôi trường đâu có phải là dễ,việc đi học phải đóng Học Phí,phải đóng những khoản này khoản kia là chuyện đương nhiên phải làm.Đâu có phải đi học không mất tiền như ở bên Đức đâu,huynh nên nói với cô gái đó: sang bên đó mà học,không phải mất tiền đâu mà ) .Nói như thế này cũng hơi quá,cho xin lỗi,nhưng không thể nào viện vào cái lý này để mà đổ cho nền Giáo Dục được cả,nghĩ lại đi ,cũng với một mức như nhau,cũng với những khoản đóng như nhau,đâu có ai hơn ai đâu mà nói cho được,chỉ trách là gia đình họ còn quá khó khăn.Hỗ trợ ư? cũng có đó chứ đâu có phải là không,nhưng mà chỉ phần nào thôi chứ .
Nói tóm lại,không có một ngành nào,một ban nào,một công việc nào hoàn hảo cả,cái gì thì cái cũng đều có hai mặt của nó.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-07-2004   #60
Ảnh thế thân của bibi
bibi
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 27-08-2003
Bài viết: 1.646
Điểm: 344
L$B: 153.982
Tâm trạng:
bibi đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-VanThang
cái họ phê bình là những chương trình, chính sách sai bét nhè của ngành GD ấy muội à.
Thế nào là chính sách sai bét vậy VT huynh ? & thế nào là những người VNCH cũ ? thiết nghĩ cũ mới gì cũng là người VN cái có vấn đề đó là những người có tư tưởng trống đối CS . Người ta nói mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh - VN chưa tốt nhưng k đến nỗi bi đát. Những người sống ở VN như muội đây dù sao cũng biết thế nào là cái câu thang máy, thế nào là món piza or capucino ..... ở VN tuy chưa bằng các nước A-P-M nhưng tối thiểu thì cũng có điều kiện sinh hoạt cũng chẳng kém là mấy so với nhưng người đc gọi là Việt Kiều sống xa sứ. Tuy những điều kiện sống như vậy k phải là đại trà nhưng dù sao cũng gọi là có . Nền giáo dục của VN chưa hoàn hảo nhưng k thể cho đó là sai lầm, cái gì cũng phải đi từng bước tập bò rồi mới tập đi chứ k phải thích là đi ngay được . VN đã trải qua bao nhiêu gian khổ , cho đến nay đã là bao nhiêu năm kể từ ngày hoà bình & VN đã phát triển ra sao chắc trong lòng ai đó còn có 2 chữ VIỆT NAM là tổ quốc đều rõ.
Nói như VT huynh cho rằng nền giáo dục sai lầm của VN , vâng thưa cái chính sách sai lầm đó mà cũng đã sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước (như vậy vẫn là sai sao ?). Nêú nói đúng thì k đc nhưng nói sai thì quả là phụ lòng biết bao người VN đang ngày ngày nỗ lực xây dựng đất nước - với bibi chỉ có thể nói nó chưa hoà hảo. Thế hệ SVVN vẫn đang nỗ lực học hỏi & những người đi du học cũng đừng nghĩ rằng giỏi hơn hết thẩy những SV đang học tại VN, nhìn nhận thẳng vào vấn đề VN bây giờ đang có chào lưu đi du học nhưng những thành phần nào đi du học đây ? Đa phần là những nhân tố thi trượt ĐH ở VN nói là đi du học cho oai chứ sang đó cũng có người thành người mà cũng có người thanh ngợm ... Nói như vậy cũng chỉ để CM 1 điều ở đâu cũng vậy có người này người kia nền giáo dục tốt hay k còn phụ thuộc vào mỗi cá nhân muốn mình thuộc loại nào. Nền giáo dục cũng chỉ là 1 tác động trong nhiều tác động trong việc trồng người. Và trước khi phê phán 1 vấn đề cần phải tìm hiểu về cái nhân sinh quan , quá khứ & hiện tại .


Chữ ký của bibi

Tài sản của bibi
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-07-2004   #61
Ảnh thế thân của LSB-Hacylangtu
LSB-Hacylangtu
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 30-09-2003
Bài viết: 717
Điểm: 195
L$B: 14.270
Tâm trạng:
LSB-Hacylangtu đang offline
 
Đọc bài này đau hết cả đầu hic ( mong các bác bình tĩnh lại cho em nhờ [-o< .
Nhập gia tuỳ tục-Liệu cơm gắp mắm.Chúng ta ở Vn thì phải có những chính sách phù hợp với VN còn các nước khác lại sẽ có những chính sách giáo dục phù hợp với kinh tế cũng như điều kiện phát triển của họ.Nhưng nói gì thì nói kết quả vẫn và thước đo dánh giá tốt nhất.Nếu nói về học tại hạ luôn tự hào vì mình là người VN mỗi lần có những cuộc thi quốc tế chung ta đâu có thua ai
Vì vậy các bác dù có chê nền giáo dục VN thế nào em cũng đành chịu nhưng chỉ mong các bác nhớ cho nến giáo dục đó đã dạy các bác cái chữ để thành người đó các bác ạ

LSB-Hacylangtu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-07-2004   #62
Ảnh thế thân của LSB_HacTranChau
LSB_HacTranChau
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 17-07-2004
Bài viết: 28
Điểm: 45
L$B: 10.767
LSB_HacTranChau đang offline
 
Ayumi đưa ra bài báo về các học sinh đi thi toán quốc tế được giải rất đáng khen. Quả thật,ngày nay học sinh-sinh viên VN có nhiều cơ hội để được tiếp xúc với các kiến thức mới, với các công nghệ mới nhiều hơn chúng ta. Nếu khoảng cách đây 5,6 năm, máy vi tính là một cái gì đó rất xa xỉ, cao vời vợi. Nhà nào có một cái máy 486 đã là giàu lắm rồi. Hồi đó, cô bạn của tôi được bố nó cho hẳn một cái máy vi tính để học. Đối với chúng tôi, đó là một giấc mơ không bao giờ với được chứ đừng nói tới Internet. Còn học sinh ngày nay, chỉ mới vào cấp 1, mấy đứa trẻ đã được tiếp xúc với máy móc và net, và việc tìm kiếm thông tin thật chẳng khó khăn gì. Người VN vốn thông minh và cần cù nên đuổi kịp với các kiến thức của các nước là chuyện bình thường. Cái đáng lo ngại ở đây lại là khía cạnh khác.
Học sinh VN ngày nay chỉ có biết cắm đầu vào lo học hành. Các bậc phụ huynh lúc nào cũng khuyến khích con cái lo học hành, hết cái nọ đến cái kia. Nào toán, nào văn, sử.... Đến khi con thi đại học thì lại thuê gia sư cho con, hay cho con đi học lớp học thêm trước khi đi thi. Chẳng thế mà trên chương trình Gặp nhau cuối tuần, một vị phụ huynh muốn con mình được đảm bảo khi thi đại học đã thuê gia sư để bị lừa, gây ra cảnh dở khóc dở cười. Chắc là những ai đang ở VN cũng đã từng xem mục này rồi nhỉ ? :P
Chỉ vì cắm đầu vào học, nên hầu như thiếu những kiến thức về xã hội. Hôm nọ tôi đọc báo Phụ nữ Việt Nam, có một bài báo viết lời than phiền của một giáo sư chuyên phụ trách đưa học sinh giỏi đi thi ở nước ngoài. Bà than phiền rằng các em học sinh tuy giỏi, nhưng khi đi xa nhà hầu như không biết tự chăm sóc lấy mình. Các thành viên trong đoàn đi cùng phải lo cơm nước giặt giũ cho các em. Tôi cảm tưởng họ như những con búp bê bằng sứ, lúc nào cũng được mọi người yêu chiều, nâng niu. Tôi tự hỏi, khi những con người này lớn lên, đành rằng họ rất giỏi nhưng nếu quẳng họ ra ngoài đời sống thực tế, họ có thể tự chăm lo lấy cho mình hay không ?
Ngày mai, khi các bạn bước ra khỏi cổng trường, bạn sẽ cống hiến các kiến thức mà mình đã được học cho xã hội, cho đất nước. Nhưng trước khi đó, tối thiểu các bạn cũng phải tự biết chăm sóc lấy chính mình, chứ không phải cứ sống mãi "mơ màng" với sự bảo bọc của bố mẹ. Các bạn phải tự làm hết những gì mà một con người bình thường phải làm chứ không phải "cơm bưng nước rót đến tận miệng" như khi bạn vẫn còn đang lo học.
Còn tôi,tôi muốn tự đứng vững và đi lên bằng chính đôi chân của mình.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-07-2004   #63
Ảnh thế thân của bibi
bibi
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 27-08-2003
Bài viết: 1.646
Điểm: 344
L$B: 153.982
Tâm trạng:
bibi đang offline
 
Chẳng phải chỉ riêng gì VN mà phải nói đến những ai chập chững bước vào đời đều cần trang bị cho bản thân 1 hành trang bước vào đời . Tấm bằng đại học như 1 tấm vé thông hành mà ai cũng muốn sở hữu nó. Nó như 1 cái đích để mọi người vươn tới, cũng có người đầu hàng cam chịu thất bại , cũng có người đi đường vòng để có nó & cũng có người bằng mọi giá để có nó ... XH như 1 cuộc chạy đua - ngay như ở Japan cũng có những thanh niên tự tử chỉ vì k vào đc đại học. Cửa ải đại học như 1 thể diện gắn bên mỗi con người HOC_HOCNỮA_HỌCMÃI có những người chỉ vùi đầu vào sách vở k cần màng tới sự chuyển đổi từng ngày từng giờ của TG để rồi 1 ngày tay cầm tấm vé thông hành bước ra XH với tấm vé mà vẻ mặt ngơ ngác như bò đeo xong . Học mà k đi đôi với hành thì coi như bỏ đó,cũng có nhiều SV nỗ lực vừa học vừa làm nhưng cũng có đôi khi họ làm nhiều mải mê với những đồng tiền họ kiếm đc & họ chợt quên mất rằng mình đang học ... Cũng có người chẳng học mà cũng chẳng phải bởi việc học của học là nơi trường đời - trường đời là nơi dạy con người ta thichưngs với cuộc sống nhanh hơn trường học nhưng tất cả bọn họ 1 lúc nào đó khi bừng tỉnh rằng mình đang thiếu 1 tấm vé thông hành (có người thì tiếp tục & có người bỏ dở).
Phải thú nhận 1 điều ở VN SV đc học lí thuyết thì nhiều mà thực hành thì chẳng mấy vì thế mà phải phụ thuộc vào sự vận động của sinh viên .... chẳng nói đâu xa chứ như dân MĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP SV chẳng đc học nhiều về máy móc , nói đến Graphic Designer thì đồ hoạ trên máy tính phải là chủ đạo vậy mà SV lại phải tự tìm tòi học hỏi lấy chứ học ở trường chẳng chẳng được là bao mà có khi vẽ tay chắc kém thầy nhưng vác 2 cái computer thầy 1cái trò 1 cái chưa chắc thầy đã giỏi hơn trò kakaka. Nói đến học thì đòi hỏi sự tự giác nhưng ở VN có lẽ sự tự giác đó như 1 điều thường nhật ở chợ huyện. Ai cũng muốn tự mình bước vững vào đời hơn là làm thân tầm gửi & cũng bởi sự sinh tồn mà mỗi người có 1 phương thức 1 lối đi theo sự lưa chọn riêng để về đích.


Chữ ký của bibi

Tài sản của bibi
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 18:32
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09559 seconds with 14 queries