Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 26-04-2004   #10
Ảnh thế thân của lsb_cu'li`
lsb_cu'li`
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 26-07-2003
Bài viết: 314
Điểm: 158
L$B: 2.867
lsb_cu'li` đang offline
 
quả thật HXH đúng là bà chúa thơ nôm nhưng mà tại hạ lại không có 1 chút cảm tình nào với "bà chúa " này cả lí do vì cái gì thì có lẽ là vì thơ của bà. Tại hạ thấy thơ của bà châm biếm một cách quá đáng và cảm thấy nó lao láo thế nào ấy. Ví dụ câu thơ này mọi người thấy nó thế nào nhé :
" dồn 2 mép thịt vẫn còn thừa"


Chữ ký của lsb_cu'li`
Ngoài trời sương rơi ôi buốt giá.... (buốt tận tận óc ... )
Một mình khô quạnh với nỗi đau.... ( đau tận... c.... )

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-04-2004   #11
Ảnh thế thân của khocdi_cung
khocdi_cung
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 26-04-2004
Bài viết: 945
Điểm: 106
L$B: 4.422
khocdi_cung đang offline
 
Thơ HXH luôn cho người đọc thấy được những thói đời những tật xấu nhưng trong thơ của HXH vẫn mang
nhiều ý nghĩa đó chăng như câu " một cái hố sâu làm chết bao chàng trai" >>>>>>>>>>>>&g t;>>>>>>>


Chữ ký của khocdi_cung
Khi nhân gian này hết chỗ cho ta đi chơi ...hic Vì cuộc đời xô đẩy nên em phải.....đưa mông cho chàng đẩy đưa hic hic hic nhanh lên anh

Tài sản của khocdi_cung
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-04-2004   #12
Ảnh thế thân của LSB-TruongThanh
LSB-TruongThanh
-=[ Chưởng Quản ]=-
Nhất Kiếm Lăng Vân
Gia nhập: 29-04-2004
Bài viết: 2.567
Điểm: 1098
L$B: 4.691.934
Tâm trạng:
LSB-TruongThanh đang offline
 
Phận Ốc Nhồi
"Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Suốt ngày lăng lộn đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì đóng cọc
Chớ đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi"

Thơ Hồ Xuân Hương luôn mang cái dáng dấp "tục tĩu" theo kiểu ẩn ý như vậy. Ai hiểu nghĩa đen cũng tốt, nghĩa bóng lại càng hay. Thật là hiếm người được như bà


Chữ ký của LSB-TruongThanh
Bốn phương đâu chẳng là nhà
Sao cho thảo mộc sơn hà biết tên

Tài sản của LSB-TruongThanh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-05-2004   #13
Ảnh thế thân của Tây Môn Xuy Tuyết
Tây Môn Xuy Tuyết
-=[ Hộ Quân Đầu Lĩnh ]=-
Dưỡng tâm - Tu thân
Gia nhập: 26-02-2004
Bài viết: 2.438
Điểm: 586
L$B: 70.745
Tây Môn Xuy Tuyết đang offline
 
Hồ Xuân Hương ư, một kì nữ kì tài, nhưng cuộc đời bà chìm nổi quá. Cứ tạm gạt đi cái lớp vỏ gai ngạnh trong thơ Xuân Hương sẽ thấy bài nào cũng buồn, chua xót đến kì lạ. Xưa mình mê thơ bà, nay nhiều khi còn tránh đọc những lúc đang vui vì đọc xong lúc nào cũng thấy buồn ghê ghớm.
Chỉ tiếc là: người ta cứ hay đem thơ Xuân Hương ra mà xuyên tạc, thật thô thiển và thiếu văn hoá. Không họ đáng thương, vì họ chẳng hiểu gì cả


Chữ ký của Tây Môn Xuy Tuyết
... Ta kẻ tiểu nhân vốn ngạo cuồng
Nhân tình thế thái vốn khinh buông
Trăm nghìn hồng tía không nương chặt
Chỉ trọng chữ tình nặng tợ sương.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-05-2004   #14
Ảnh thế thân của H&L
H&L
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Sờ Thịt Sống
Gia nhập: 27-06-2003
Bài viết: 4.983
Điểm: 1435
L$B: 29.104
H&L đang offline
 
Đưa thơ ra trích dẫn mà viết sai như vậy thì đưa ra làm chi TT huynh đài?Con ốc thì đóng cọc sao được? Từ quả mít mà TT huynh đài tưởng tượng ra thành con ốc,kể ra trí tưởng tượng của huynh đài cũng phong phú quá ta? Xin được sửa lại bài thơ đó của huynh đài:
Phận Ốc Nhồi
"Bác mẹ sinh em phận ốc nhồi
Suốt ngày lăn lộn đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì bóc yếm
Chớ đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi"



TO NKT:sao chàng lại bảo là xuyên tạc thơ HXH ko hay? Thiếp thấy hay đó chứ,điển hình là thơ của thiếp hầu như toàn mượn từ ý thơ của HXH mà phóng tác theo.Tiếc rằng trình độ học vấn ko nhiều,nên đành múa rừu qua mắt thợ.

Xin lỗi nha,vì hai người màu chữ từa tựa nhau nên nhầm.

Tài sản của H&L
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-05-2004   #15
Ảnh thế thân của Tây Môn Xuy Tuyết
Tây Môn Xuy Tuyết
-=[ Hộ Quân Đầu Lĩnh ]=-
Dưỡng tâm - Tu thân
Gia nhập: 26-02-2004
Bài viết: 2.438
Điểm: 586
L$B: 70.745
Tây Môn Xuy Tuyết đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi nguoikhongten
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-NgocDienDiemBa
TO người iu:sao chàng lại bảo là xuyên tạc thơ HXH ko hay? Thiếp thấy hay đó chứ,điển hình là thơ của thiếp hầu như toàn mượn từ ý thơ của HXH mà phóng tác theo.Tiếc rằng trình độ học vấn ko nhiều,nên đành múa rừu qua mắt thợ.
Ngọc Diện tỷ ,tỷ dùng chữ " người iu " này là dành cho ai đây tỷ ,đệ thấy đâu có ai trong topic này nói về vấn đề xuyên tạc thơ của Nữ chú thơ nôm ngoài đệ ,quả thật không dám ,không dám
.
Vâng thưa tỷ tỷ , vì theo lẽ thường người ta đã có thể hiểu thơ XH theo nhiều cách, vừa tục vừa thanh, nhưng dân mình, nhất là sv lại chỉ khoái nghĩa tục của chúng, và cố gắng nhấn mạnh lên bằng những bài xuyên tạc cũng kinh điển không kém nhưng là về mặt thô thiển. Em đã được "tặng" một số bài thơ kiểu đó, không rõ ai làm nhưng phải nói rằng đó không thể gọi là thơ, đó là những đoạn văn vần bắt chước thơ XH một cách đáng lên án. Kinh khủng ! - Đó là những gì em còn nhớ được về chúng vì em không đủ can đảm đọc lại lần hai.
Em noí họ đáng thương vì những hành động kiểu đó thật thiếu văn hoá, người ta có thể bỏ qua cho một số bài xuyên tạc nếu chúng không quá đáng lắm, có thế coi như trò đùa, nhưng với những bài như em đã từng đọc thì...Có lẽ chúng cũng bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về thơ văn dân tộc. Mà thiếu hiểu biết thì chẳng phải đáng thương hay sao ?
Tất nhiên việc quan niệm về một bài thơ của Nữ sĩ HXH thì có rất nhiều cách nhìn ,nó có vẻ giống như một bức tranh khoả thân vậy ,có đôi mắt nhìn nó như một nghệ thuật còn có những đôi mắt khác lại coi đó theo một cách trần tục hơn
Đệ không dám binh luận về thơ của Hồ Xuân Hương mà chỉ xin viết ra đây một bài rất hay của bà và phần bình luận ( tất nhiên đệ chỉ sưu tầm trong một tài liệu văn học và post ra đây để mọi người tham khảo thêm một chút về Bà chúa thơ nôm ):

Thiếu nữ ngủ ngày
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Ði thì cũng dở ở không xong.


Nét đặc sắc khiến bài thơ của Bà Chúa thơ Nôm trẻ mãi không già trong ký ức văn học của nhiều người có lẽ là ở chỗ bài thơ tạo dựng được một tình huống trớ trêu, kịch tính song cũng rất thơ. Một anh chàng nho sinh người xưa định danh chung là "quân tử" vô tình trông thấy cảnh tượng cô thiếu nữ ngủ ngày. "Nam nữ thụ thụ bất thân", lễ giáo phong kiến khắt khe không cho phép anh chàng thư sinh tự tiện chiêm ngưỡng cái "toà thiên nhiên" trong thấp thoáng yếm áo ấy, lễ giáo đẩy anh đi nhưng vẻ đẹp thanh tân của người thiếu nữ, vẻ đẹp của bức hoạ loã thể nửa vời kéo anh lại.

Làm sao một chàng trai tuổi xuân rũ áo bỏ đi cho được khi trước mắt anh ta lồ lộ "một toà thiên nhiên" nửa kín nửa phô bầy, phô bầy không phải do người con gái cố ý mà do sự vô tình, do ngọn gió nồm mơn trớn da thịt, do giấc ngủ ngày chợt đến nên vẻ đẹp càng tự nhiên, càng khiến người trai mê đắm hơn. Hai câu đầu có thể gọi là thơ kể, ngoại trừ hai từ "thiếu nữ" chỉ cô gái và từ "đông" chỉ phương hướng thuộc từ gốc Hán Việt, song cũng xem như Việt hoá lâu đời, còn lại là từ thuần Việt.

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng

Từ láy "hây hẩy" chỉ ngọn gió sống động, từ thuần Việt "gió nồm", cách nói "giấc nồng" của người Việt chỉ giấc ngủ say khiến cho lời thơ - kể vừa dân dã lại vừa hóm hỉnh. Giấc ngủ trưa hè chợt đến đã làm xô lệch một cách đáng yêu cái yếm trên thân hình thiếu nữ. Qua hai câu thơ:

Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long

Người ta có thể tưởng tượng ra sự xô lệch đáng yêu ấy. Hai từ cổ "nương long" chỉ phần ngực của người con gái, liên tưởng đến câu thành ngữ "Nương long mỗi ngày một cao - Má đào mỗi ngày một đỏ". Vẻ thanh tân của cô gái được hai câu thơ sau nói ra bằng hình ảnh ước lệ:

Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông

Hình ảnh ẩn dụ ấy buộc người thưởng thức thơ Bà Chúa thơ Nôm liên tưởng đến thực tế trần tục nhưng không dung tục. Mỹ từ "đào nguyên" - suối hoa đào, gợi nhớ tích xưa Lưu Nguyễn lạc thiên thai và "bồng đảo" - chỉ khuôn ngực thanh tân, có lẽ nhằm ca ngợi vẻ đẹp trinh nguyên của cô thiếu nữ ngủ ngày. Vẻ đẹp ấy đã khiến cho chàng nho sinh xưa lâm vào cảnh huống tiến thoái lưỡng nan:

Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Ði thì cũng dở ở không xong

Từ láy thuần Việt "dùng dằng" có lẽ là biến âm của "nhùng nhằng" chỉ tình thế quanh quẩn, khó quyết định dứt khoát. Còn từ "dở" ở đây có lẽ không nhằm chỉ tình trạng xấu, kém mà hiểu rộng từ ngữ cảnh thơ là sự tiếc rẻ. Không có sự phân thân nào lại được biểu trưng sinh động như thế giữa một bên là sự sống hồn nhiên, đòi hỏi tự nhiên của tuổi trẻ bằng nghịch cảnh: chàng nho sinh đứng trước cô thiếu nữ ngủ ngày của Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

Chính ý nghĩa phổ quát đậm đà tinh thần nhân bản ấy khiến cho người đời nhớ thơ Thiếu nữ ngủ ngày, cho dù thời gian đã phủ bụi trên trang thơ của Bà Chúa thơ Nôm vài trăm năm tuổi./.


Chữ ký của Tây Môn Xuy Tuyết
... Ta kẻ tiểu nhân vốn ngạo cuồng
Nhân tình thế thái vốn khinh buông
Trăm nghìn hồng tía không nương chặt
Chỉ trọng chữ tình nặng tợ sương.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-05-2004   #16
Ảnh thế thân của H&L
H&L
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Sờ Thịt Sống
Gia nhập: 27-06-2003
Bài viết: 4.983
Điểm: 1435
L$B: 29.104
H&L đang offline
 
Nhà thơ Hồ Xuân Hương


Bà Chúa thơ Nôm" là con của Hồ Sĩ Danh (1706-1783), quê ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, và một người thiếp quê ở Hải Dương.

Năm sinh, năm mất, thân thế, cuộc đời, và thơ văn của bà đến nay vẩn còn vướng mắc nhiều nghi vấn. Ta chỉ biết bà sống vào thời Lê mạt Nguyễn sơ, người cùng thời với Nguyễn Du (1765-1820), Phạm Ðình Hổ (tức Chiêu Hổ, 1768-1839).

Bà là em cùng cha với Hồ Sĩ Ðống (1738-1786), đậu Hoàng Giáp, làm quan đến Hành Tham Tụng, tước Quận Công, cùng Bùi Huy Bích đứng đầu phủ chúa Trịnh Sâm, Trịnh Khải.

Tác phẩm nổi bật nhất của bà là số thơ Nôm trong Xuân Hương Thi Tập (dù có đôi bài đáng nghi vấn). Ngoài ra bà còn để lại tập thơ chữ Hán tựa đề Lưu Hương Ký.

Thơ văn bà có ý lẳng lơ, mai mỉa, tinh nghịch, táo bạo, nhưng chứa chan tình cảm lãng mạn, thoát ly hẳn với những lễ giáo phong kiến thời bấy giờ.

Cách tả cảnh, tả tình, cách dùng từ... trong thơ Nôm của bà có một không hai, vô cùng sống động và đặc sắc. Xuân Diệu đánh giá thơ Hồ Xuân Hương là "tót vời của nguồn thơ NÔM NA BÌNH DÂN".




TO NKT:Ngươi biết coppy từ trang web khác,chả nhẽ ta lại kém ngươi.Trên đây là đôi điều về HXH mà bổn phu nhân tìm được trên mạng.Hy vọng bổ xung thêm ít nhiều vào tài liệu về tiểu sử của HXH mà BĐY cung cấp ở trên.

Tài sản của H&L
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-04-2008   #17
Ảnh thế thân của Donquijote.nd
Donquijote.nd
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 23-04-2008
Bài viết: 7
Điểm: 1
L$B: 2.814
Donquijote.nd đang offline
 
Thumbs down Bàn thêm !

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi *Be_dang_yeu* Xem bài viết
cũng như con người Hồ Xuân Hương,cái thế giới vô tri vô giác trong thơ của bà luôn luôn cựa quậy,động đậy như tuồng cái sức sống nội tại của nó tràn đầy quá,mãnh liệt quá:
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu,giọt sương gieo
(Đèo Ba dội)
và nó bật thành tiếng:
Gió giật sườn non kêu răng rắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
Những cảnh vật vốn không hoạt động gì,hoặc không hoạt động gì lắm,dưới mắt Xuân hương cũng trở nên linh động vô cùng:
Cỏ gà lún phún leo quanh mép
Cá diếc le te lách giữa dòng
Nhất là trong hai câu thơ lạ lùng này làm trong một lúc rất buồn bực:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Nói đến nghệ thuật tả cảnh của Xuân Hương,người ta thường đem so sánh với bà huyện Thanh Quan,một nữ thi sĩ ra đời sau Xuân Hương không xa mấy.Điều đó rất có ý nghĩa...ý nghĩa này khổng chỉ bó hẹp trong phgạm vi nghệ thuật mà còn bao quát một phạm vi rộng rãi hơn:vấn đề tư tưởng của thời đại.
Xuân hương đón nhận thiên nhiên bằng tất cả các con đường mở rộng của giác quan .Bà truyền vào đó sức sống của mình trong cảnh vật.Xuân Hương còn truyền vào đó cả cái đa tình của mình .Thiên nhiênn sẽ bừng tỉnh giấc mộng vô tri triền miên
của mình để cảm xuac và nhất là để yêu.Những giọt nước trong thơ cua Xuân hương không phải là nhưng giọt nước thông thường :đó là những giọt nước hữu tình.Đá cũng biết yêu nhau:
Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt
Khối tình cọ mãi với non sông
Đá kia còn biết xuân già dặn...
Trăng cũng biết hò hen,chờ đợi:
Năm canh lơ lửng chờ ai đó
hay có tình riêng với nước non?
Khi nhắc đến HXH và Bà huyện Thanh Quan người ta thường bàn rất nhiều về phong cách của 2 nữ sĩ. Thơ Bà huyện luôn sử dụng rất nhiều danh từ mang nghĩa hoài cổ: bóng tịch dương, cô thôn, viễn phố,... bởi bà luon hoài cổ, đọc thơ bà ta như cảm thấy bà dường như không thiết tha mặn mà với cuộc sống (chỉ riêng việc sử dụng các danh tứ là chủ đạo trong thơ Bà đã nói lên điều đó). Còn HXH lại rất khác. Thơ của nữ sĩ luôn sử dụng nhiều động từ mạnh như: xiên ngang, đâm toạc, gió thốc, sương gieo...cũng sử dụng nhiều hình dung từ mà cụ thể là các trạng từ và tính từ như: cầu trắng phau phau, nước trong leo lẻo, của son đỏ loét, lún phún mọc, le te lách.Thơ bà xuất hiện đối rất chỉnh nhưng đậm dụng ý Phồn thực của bà: đối trai - gái ( Trai đu gối hạc khom khom cật, Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng); trên - dưới ( Từng trên tuyết điểm phơ đầu bạc, thớt dưới sương pha đượm má hồng); trong - ngoài chành ra - khép lại để nói đến đối lập: đực - cái; nam - nữ; amm - dương nhằm tạo nghĩ lấp lửng hai mặt. Qua đó thấy Bà là người ham sống, ham hưởng thụ cuộc sống <> Bà huyện Thanh Quan mặc dù hai bà có rất nhiều điểm chung: cùng là đàn bà, cùng là người Thăng Long, cùng làm thơ Đường luật, ssoongs cùng thời đại.
Tại hạ sẽ còn quay lại để bàn tiếp !

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-09-2008   #18
Ảnh thế thân của watasioto1
watasioto1
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 29-09-2008
Bài viết: 5
Điểm: 1
L$B: 1.370
watasioto1 đang offline
 
thân thế thì có ji quan trọng đâu chủ yếu là tác phẩm như thế nào thôi,HXH dù có là người như thế nào đi nữa thì những tác phẩm mà đã sáng tác đã đóng góp rất lớn vào kho tàng văn học nước nhà

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 12:12
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07270 seconds with 14 queries