Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Minh Kim Cục > Họa Luận Quán
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Họa Luận Quán Dành cho những hảo hán yêu thích truyện tranh & hội họa trao đổi và thảo luận.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 29-04-2006   #1
Ảnh thế thân của hacke9999
hacke9999
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 19-04-2006
Bài viết: 5
Điểm: 4
L$B: 6.188
hacke9999 đang offline
 
[Thảo Luận] Cái hồn của một bức tranh...

Mỗi bức tranh đều có cái hồn của nó.Đó là một cái hồn mà chỉ có người họa sĩ chân chính mới nhận ra được. Vì sao lại nói như vậy????......Bởi vì một bức tranh khác với một đoạn văn cho dù cả hai đều được nhìn bằng mắt....Khi đọc đoạn văn, người ta tưởng tượng ra một bức tranh có đường nét, có âm thanh(tất nhiên nếu mù chữ thì chịu còn xem tranh thì lại khác).Khi xem một bức tranh, người ta nhìn rõ được bố cục và màu sắc....chả có tí tưởng tượng nào ở đây cả...Muốn người xem có sự liên tưởng thì một là bức vẽ phải thật giống cảnh thực(nhưng giống thực quá thì thành ảnh) hai là bức vẽ phải mờ ảo, phải chấm phá khiến người ta nhìn vào cảm thấy mơ hồ, nửa thực nửa hư (điều này ít ai làm được).Như thế mới là cái hồn của bức họa(theo như tôi nghĩ).Mọi người ai có cách nghĩ khác thì post vào đây cùng thảo luận cái nhẩy?

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-05-2006   #2
Ảnh thế thân của manh_ho_Pleiku
manh_ho_Pleiku
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-05-2006
Bài viết: 31
Điểm: 8
L$B: 19.897
manh_ho_Pleiku đang offline
 
Nghệ thuật đâu phải là nghệ sĩ mới hiểu !?!

Theo tại hạ nghĩ ,dựa trên quan điểm nghệ thuật vì nhân sinh thì có thể nói rằng đâu phải một bức tranh đẹp là chỉ có người nghệ sĩ chân chính mới hiểu được ! Mà bức tranh đẹp thì cái hồn của nó chính là giá trị về cái đẹp thẩm mĩ , cái đẹp mang tính đời sống ( giáo dục, văn học , quảng cáo chẳng hạn ...)
Nói một cách đơn giản thì bức tranh đẹp là bức tranh mang cái hồn của cuộc sống . Có khi chỉ đơn giản là bức tranh về chân dung người nông dân đang gặt lúa cũng trở thành bức tranh đẹp vì cái hồn của bưc tranh chính là sự ca gợi lao động và tất nhiên cái hồn đó đâu chỉ người nghệ sĩ chân chính mới hiểu ?!!


Chữ ký của manh_ho_Pleiku

Tài sản của manh_ho_Pleiku

Chỉnh sửa lần cuối bởi manh_ho_Pleiku: 03-05-2006 lúc 20:58. Lý do: thiếu dấu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-05-2006   #3
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.673.908
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi hacke9999
Mỗi bức tranh đều có cái hồn của nó.Đó là một cái hồn mà chỉ có người họa sĩ chân chính mới nhận ra được. Vì sao lại nói như vậy????......Bởi vì một bức tranh khác với một đoạn văn cho dù cả hai đều được nhìn bằng mắt....Khi đọc đoạn văn, người ta tưởng tượng ra một bức tranh có đường nét, có âm thanh(tất nhiên nếu mù chữ thì chịu còn xem tranh thì lại khác).Khi xem một bức tranh, người ta nhìn rõ được bố cục và màu sắc....chả có tí tưởng tượng nào ở đây cả...Muốn người xem có sự liên tưởng thì một là bức vẽ phải thật giống cảnh thực(nhưng giống thực quá thì thành ảnh) hai là bức vẽ phải mờ ảo, phải chấm phá khiến người ta nhìn vào cảm thấy mơ hồ, nửa thực nửa hư (điều này ít ai làm được).Như thế mới là cái hồn của bức họa(theo như tôi nghĩ).Mọi người ai có cách nghĩ khác thì post vào đây cùng thảo luận cái nhẩy?
Vớ vẩn, chỉ có người nghệ sĩ chân chính mới hiểu được cái hồn của một bức tranh thì mấy ông họa sĩ tự vẽ tranh mà khen với nhau nhé. Tranh mà không có người xem, k có người hiểu thì vẽ làm gì, vác góc bếp để chẻ củi đun còn hơn. Tốn công ăn học. Về học lại cho vững về hồn của bức tranh và đọc hiểu tiếng Việt đi rồi hãy nói nhé.


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-05-2006   #4
Ảnh thế thân của Tây Môn Kiếm Khách
Tây Môn Kiếm Khách
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 30-03-2006
Bài viết: 516
Điểm: 36
L$B: 27.690
Tây Môn Kiếm Khách đang offline
 
Lần trước em dùng clone...Đây là nick lsb thật

Bức tranh đẹp có cái hồn của nó...ấy là vẻ đẹp của sự chân thực.Nghệ thuật ko chỉ chứa đựng những gì hoa mĩ mà nó còn chứa đựng khung cảnh cuộc sống con người...Tất cả mọi người đều là nghệ sĩ chân chính khi hiểu cái đẹp của sự chân thực...Có phải ai cũng hiểu cái hồn của bức tranh vẽ một bác nông dân đang chặt củi ko?????Hay con người ta thường đua nhau đi kiếm tiền...Có những người treo tranh trong nhà chỉ để ra oai là ta đây có nhiều tiền nên mới mua những bức tranh này....Họ có hiểu được cuộc sống của những người nông dân vất vả và niềm vui của họ khi thấy 1 bức tranh vẽ cảnh mình đang lao động...Có thể người xem tranh ko được đào tạo qua trường lớp nhưng họ nhận ra vẻ đẹp, cái hồn con người, cái hồn cảnh vật trong bức tranh....Liệu những người được đào tạo chính quy để rồi vẽ ra những đồ giả tạo, sao chép, hay vẽ những tấm áp phích quảng cáo những cô gái hở hang.v.v...có được coi là nghệ sĩ ko?????Ko đâu...bởi vì họ chỉ vẽ để kiếm sống mà thôi...Một bức tranh họ vẽ bố cục chuẩn đấy, hình sắc nét đấy, vận dụng đúng và sáng tạo những cách vẽ họ đã học đấy, song suy cho cùng đó vẫn chỉ là vì mục đích duy nhât: TIỀN mà thôi.....Buồn thay vì ngày nay hiếm những bức họa đẹp như của nhiều danh họa đã từng vẽ lúc họ chỉ là những người ko tiền bạc...Bạn cứ để ý mà xem...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-05-2006   #5
Ảnh thế thân của VangTrangDang
VangTrangDang
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 03-10-2002
Bài viết: 424
Điểm: 307
L$B: 16.618
Tâm trạng:
VangTrangDang đang offline
 
Trích dẫn:
Tất cả mọi người đều là nghệ sĩ chân chính khi hiểu cái đẹp của sự chân thực...Có phải ai cũng hiểu cái hồn của bức tranh vẽ một bác nông dân đang chặt củi ko?????
<--- Xin lỗi, tôi ko tìm được logic giữa câu trước và câu sau.
Trích dẫn:
Có những người treo tranh trong nhà chỉ để ra oai là ta đây có nhiều tiền nên mới mua những bức tranh này....Họ có hiểu được cuộc sống của những người nông dân vất vả và niềm vui của họ khi thấy 1 bức tranh vẽ cảnh mình đang lao động...
Chậc, bạn đa cảm thế? Bức tranh "người nông dân chặt củi" đó chắc mắc tiền lắm nhỉ ? Thế bạn muốn người chưng tranh "ko xứng đáng" kia tặng lại tranh cho bác nông dân để bác ấy thưởng lãm? Liệu bác ấy có đem tranh vào nhóm thay củi bác ấy chặt ko?
Trích dẫn:
Liệu những người được đào tạo chính quy để rồi vẽ ra những đồ giả tạo, sao chép, hay vẽ những tấm áp phích quảng cáo những cô gái hở hang.v.v...có được coi là nghệ sĩ ko?????
<--- Có ai gọi đó là nghệ sĩ đâu mà bạn ray rứt thế?
Trích dẫn:
Một bức tranh họ vẽ bố cục chuẩn đấy, hình sắc nét đấy, vận dụng đúng và sáng tạo những cách vẽ họ đã học đấy, song suy cho cùng đó vẫn chỉ là vì mục đích duy nhât: TIỀN mà thôi.....
<--- Bạn ơi, họ vận dụng được những gì họ đã học là đã tốt lắm rồi. Chuyện sáng tạo nghệ thuật phải có năng khiếu, bản lĩnh, cảm xúc, tư duy và ..., bạn yêu cầu cao với thợ vẽ làm gì? Nhưng tôi phải nói thêm cho bạn biết. Nếu người ta ko yêu thích hội họa , say mê cái đẹp, thì ko thể chép tranh đâu. Bạn đừng chỉ nghĩ đến TIỀN mà người ta kiếm được.


Chữ ký của VangTrangDang
Hãy xóa nhòa những kỉ niệm. Ta cầu nguyện cho sức mạnh của người, hỡi thời gian!

Tài sản của VangTrangDang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 31-12-2006   #6
Ảnh thế thân của cas1203
cas1203
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 26-12-2006
Bài viết: 5
Điểm: 1
L$B: 6.624
cas1203 đang offline
 
Cái hồn của bức tranh trước tiên phải có từ cảm xúc của người họa sĩ.

Trước khi vẽ một bức tranh có thể người vẽ có những động cơ khác nhau (có thể vì tiền, có thể vì buồn, vì đang cảm hứng trước một đề tài hay vì một lý do gì khác) nên cầm lấy cây cọ lên thì chuyện đó không quan trọng. Miễn là người họa sĩ phải cảm bằng một trái tim người với những gì mình đang khắc ghi trong trí bằng tưởng tượng rồi chuyển tải thành đường nét màu sắc. Đâu phải người họa sĩ "trong sáng" cầm cọ lên là vẽ được bức tranh có hồn đâu?

Cái hồn của bức tranh thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Cuộc đời và kinh nghiệm của tác giả
- Sự đồng cảm và trình độ nhận thức hội họa người xem tranh
- Giá trị nhân văn và vẻ đẹp mỹ thuật từ nhiều góc cạnh khác nhau của tác phẩm

----------------------
Khi chúng ta bàn về cái hồn của bức tranh, thì đừng nhắc tới tranh thương mại (tranh decor, tranh chép). Đừng nhầm lẫn giữa khái niệm tranh thị trường và mỹ thuật công nghiệp ứng dụng. Một số ví dụ các bạn nêu là mỹ thuật ứng dụng (như tranh quảng cáo, tuyên truyền) thì cái hồn của nó được gọi bằng một định nghĩa khác: tác dụng thông điệp. Tôi lấy ví dụ như tấm poster "Nói không với cái xấu" hình một nữ học sinh với nét mặt cương quyết đưa lòng bàn tay thẳng về phía trước. Tấm poster đó cũng là một bức tranh có "hồn"

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-01-2007   #7
Ảnh thế thân của Điền Bá Quang
Điền Bá Quang
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 30-12-2006
Bài viết: 563
Điểm: 128
L$B: 9.927
Điền Bá Quang đang offline
 
Các vị huynh đệ.Nhân buổi bàn luận về cái hồn của một bức tranh,kẻ say rượu này cũng nổi hứng mà xin góp vài lời.
Điền mỗ đã đọc và hiểu vấn đề các vị đã thảo luận,thứ nhất cái hồn của bức tranh và thứ hai là vấn đề sao chép tranh như hiện nay.
Cái hồn là cái gì thực ra nó cũng trừu tượng như thế giới của nghệ thuật vậy.Con người cũng có cái hồn mới người hơn.Một bài thơ,một bài văn,...thậm chí một hòn đá ta ghi lên đấy cái chữ, hay cho nó một thế đứng nó đều có một cái hồn.Đấy chính là giá trị nghệ thuật của một tác phẩm nói chung và một bức tranh nói riêng.Cái hồn của một tác phẩm không những nói lên giá trị của nó mà còn khẳng định giá trị thẩm mỹ,giá trị lao động,giá trị tư duy...của người làm ra nó.Tóm lại cái hồn của bức tranh Phần nào phản ánh đúng tâm hồn của một người nghệ sĩ.
Để có được điều đó thì tác phẩm ấy không thể là một bức tranh được sao chép, mà nó phải là thành quả lao động thực thụ,một quá trình sáng tạo gian nan.Người nghệ sĩ phải sống trong hoàn cảnh đó,nhìn thấy được cái đẹp đó trong cuốc sống,qua sức tưởng tượng,sáng tạo cho ra đời một bức tranh và ra mắt công chúng.Các huynh đệ nên biết rằng một bức tranh ra đời nó cũng gian nan lắm,người họa sĩ đi lăn lộn với thực tế, rồi kí họa,ghi ghép tư liệu,phát thảo,...nghiền ngẫm.Đấy là chưa kể quá trình tìm màu sắc ,phối cảnh,bố cục,...nó phải riêng,màu lạ và đạt đến độ chín....
Có nhiều thể loại tranh mà có sự cảm nhận khác nhau,để thưởng thức hết vẻ đẹp của một bức tranh người xem tranh phải có kiến thức về hội họa.Tôi cũng học qua hội họa nhưng có nhiều bức tranh xem vẫn không hiểu được.Âu cũng là kém về kiến thức vậy.
Khi đã tìm ra được một đề tài muốn thể hiện,người họa sĩ cần tìm một hình thức phù hợp để thể hiện nội dung đó.Có một câu nói nổi tiếng vầy:''một hình thức đẹp diễn tả một nội dung xấu là hài kịch,một nội dung đẹp mà diễn tả bởi một hình thức xấu là bi kịch".Sự kết hợp hài hòa giũa nội dung và hình thức sẽ cho ra đời một các phẩm hoàn thiện,nó là một đứa con tinh thần khỏe mạnh của nghệ sĩ.Ngược lại,sự kết hợp ấy không hài hòa dễ cho ra đời một đứa con tật nguyền tránh sao được cái nhìn phản cảm của công chúng.
Cái hồn của bức tranh theo tại hạ nghĩ cũng không quan trọng lắm với năng khiếu nghệ thuật.có những người không có lắm về năng khiếu nhưng họ vẫn thành công như VanGod chẳng hạn.Nó phụ thuộc vào tình yêu cháy bỏng vị nghệ thuật,và sự hi sinh lớn lao cho một tác phẩm.
Một bức tranh giàu giá trị nghệ thuật hay nói nôm na là giàu tâm hồn thì nó thường có trị nhân văn lớn lao,chuyển tải nhiều vấn đề thực tế của xã hội.có sức gợi cảm phong phú dễ làm rung đọng lòng người.Điều ấy đối với một nghệ sĩ không phải là chuyện dễ.huynh đệ Tây Môn nói rất hay ở chỗ người nghệ sĩ sáng tác trong cảnh thiếu thốn mà vẫn làm việc cật lực.Để có thể hi sinh vì nghệ thuật như thế không thê giới không có mấy ai.Mà chỉ khi vượt lên được chính những điều ấy thì giá trị của nó nhân lên rất nhiều phải không?trong một diều kiện thuận lợi thì thành công cũng là dương nhiên mà.
Tôi rất thích một danh họa.Ông ấy thực sự làm tôi ngưỡng mộ vì hi sinh cho hội họa ngay cả đến khi chết là vanGod.Mặt dù khi sống không ai biết đến ông thế nhưng bây giờ không ai lại có thể quên.

Theo nhu cầu và thị hiếu ngày nay,chép tranh trở thành một thói quen của những người theo con đường hội họa.Thường những người mới học vẽ thường hay chép tranh.Cũng không biết vì sao,nhưnh hình như đã thành cái lệ.Có những người vì cuộc sống,có người vì yêu quý một bức tranh của một danh họa nào đó mà muốn treo lên một bức chẳng hạn,....Âu cũng vì đồng tiền và miếng cơm vậy.
khà khà.Vài lời xảo ngôn chỉ e se bị cười chê.Tại hạ lại đi tìm tí rượ đây ...ực! khèeeeeee...........


Chữ ký của Điền Bá Quang

Quanh năm
rượu uống khề khà,
Thưởng trăng gối cỏ, vọng ca hề hề...!

Tài sản của Điền Bá Quang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-02-2007   #8
Ảnh thế thân của LSB_conan
LSB_conan
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 18-06-2003
Bài viết: 486
Điểm: 55
L$B: 13.257
LSB_conan đang offline
 
Theo mình thì cái hồn của bức tranh chân dung đó chính là đôi mắt và làn da... Khi mình nhìn vào bức tranh nàng Mona lisa quả thật mình rất ấn tượng và cảm thấy trong lòng mình rạo rực hẳn lên... Còn một số bức chân dung khác mình thật sự không thấy hứng thú... Mình nhận xét theo linh tính của mình đó mà. Bức tranh nào đẹp thì lòng mình có cảm xúc gì đó khó nói...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 19:41
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06832 seconds with 16 queries