PDA

View Full Version : Nôi công Thiếu Lâm Tự Ở VN !


huyetle_votinh
02-10-2002, 16:23
Khái lược về nội công thiếu Lâm tự.
Hôm nay tôi chi đề cập được một chut thôi hồi sau tiếp tục.


Trước tiên cần biết môn võ thuật cua phái TLT là do bồ đề đạt ma sư tổ luyện tập hang ngày thành công rồi truyền lại cho con cháu. Pho sách của TL gồm 5 phần , trong đó phần thứ 3 dạy về nội công va khí công.
Nội công là chân của võ ngoại có giỏi phải nhờ nội mới xong. Nội công giúp cho tâm trí minh mẫn không ngại gì khó khăn hiểm nghèo truớc mắt,nói chung là không run sợ trước điều gì.trong mọi trường hợp đều bình tĩnh. Nội công giúp cho con người khoẻ mạnh sống trường sinh.hơ hơ hơ... chắc khó tin phải không.Nhưng đó la chân thực của võ phái mà. một con người có thể tạo ra điều phi thường là lam đổ xụp một khối vật chất khi vận khí tung chưởng. các huynh đệ tỷ muội không tin thì tôi có thể chứng minh bằng khoa học của nhà bác hoc vĩ đại nhất hành tinh.
Theo thuyết tương đối của AnhTanh thì một vật có khối lượng M(kg) thì luôn dự trữ một năng lượng E =M.C2(trong đó thì C là tốc độ của ánh sáng.) khi vật đó di chuyển với vận tốc nào đấy thì có thể tạo ra năng lương delta E .Năng luợng này là rất lớn nó có thể làm được những điều phi thưòng. trở lại với con ngươì một người luôn có khối lượng vậy luôn có năng lượng dự trữ. Khi con người chuyẻn động thì tạo ra một năng lượng nào đó.

luyện nội cồn là luyện tập sao cho đưa tay hay bộ phận nào đó của cơ thể với vận tốc nào đó lớn hơn binh thường thì taoh ra một năng lượng lớn hơn binh thường. Khi đó có thể đánh trọng thương người khác. Là luyện tập sử dụng cái năng lưọng nghỉ trong người mình tiềm ẩn.

HẾT HỒI 1.
xin theo rõ hòi sau tiếp.
:dazzler1:

LSB-LuongSonAnhHao
02-10-2002, 16:44
hay quá, có thể cho hồi sau lên sớm sớm chút không?

thâm tạ

huyetle_votinh
03-10-2002, 10:54
[B] HỒI HAI !
Luyen khí công giúp con người khoẻ mạnh nếu đạt đến tuyệt đỉnh cao thủ thì có thể có được giác quan thứ 6. Khi luyện khí công thì cần phải tuân thu những điều như: kiêng ăn thịt,tránh xa đàn bà thì mới nhanh thanh công. Đêm nằm ngủ thì nênnằm thẳng.
tại hạ xin đề cập trực tiếp tới cách luyện:
Trước khi luyện nội công thi cần phải thuộc vòng châu thân Từ Nhân Trung (MŨI) tới ĐAn Điền(Bụng dưới) .
Khi đã thuộc rồi thì bắt đàu tập ngồi phu toạ , có 2 cách ngồi phu toạ:BÁN GIÀ và KIẾT GIÀ.
Ngồi bán gìa la ngồi giống kiểu xếp bằng chân, chân nọ đặt lên chân kia. Còn ngồi kiết già la ngồi chân nọ đan chéo vào chân kia.
Tiếp là tay đặt ngửa ngay trên got chân, khôngnên đặt tay vào đầu gối như các vị yoga vì như thế sẽ giảm đi lượng khí vào trong cơ thể.
Ngôì thẳng lưng thẳng người, mắt nhắm hờ, đầu để trống rỗng,(không suy nghĩ gì hết) Ban đầu chưa được thi tại hạ khuyên các huynh đệ là nên đếm từ 1 đến 10 sau đó đếm lại hoặc có thể đếm hơn nữa.để luyện cho tinh thần tập trung vào 1 điểm, Tâm hồn xuất ngoại đi tới nơi mà ta chưa đến bao giờ.
trong 2 tuần chỉ tập ngồi không cho đúng đã. Mỗi ngày tập 3 lần, mỗic lần 5 phút rồi từ từ kéo dài thời gian thêm. Nên luyện tập vào lúc yên tĩnh tránh giật mình.


Hết hồi 2 (chờ xem hồi 3 cách thở)

Sư phụ tôi là :Hàng Thanh cư sĩ và Từ Thiện võ sư đều thuộc môn phái thiếu lâm.

LSB-NgoDung
03-10-2002, 17:20
Khi luyện khí công thì cần phải tuân thu những điều như: kiêng ăn thịt,tránh xa đàn bà thì mới nhanh thanh công.

Bổn quân sư lâu nay luyện tập cần cù, ngày mệt không dám nghỉ, đêm buồn ngủ cũng cố mà luyện cho xong mà vẫn không thấy tiến triển gì khả quan, thì ra nguyên nhân là ở điểm này đây :D Đa tạ huyetlevotinh huynh đài đã chỉ điểm.

huyetle_votinh
03-10-2002, 21:03
hơ hơ đó chỉ là phương pháp nhanh nhất thôi, chứ nếu không kiêng được thì cũng chỉ châm tiến triển lắm. Xét cho cùng thì nhiều cao thủ trên giang hồ họ vẫn không tuân thủ những quy tắc đó. hơ hơ hơ..Từ giờ thi quân sư có thể luyệ tập nhanh chong chứ.

LSB-KiepThuyDu
04-10-2002, 11:16
KTD lâu nay thỉnh thoảng cũng bỏ chút công ra luyện khí công,,,, nhưng bây giờ được huyetlevotinh huynh cho biết là muốn luyện được món này cần phải kiêng gái kiêng thịt thế này thì :( ... tiểu đệ thà không luyện được cũng NHẤT ĐỊNH KHÔNG KIÊNG :( :(

LSB-TienPhongTuong
04-10-2002, 12:39
Xin cho hỏi vị nào thuộc môn phái Hàn Bái thì cho nhận bà con...

huyetle_votinh
09-10-2002, 09:57
Hồi Ba
sau khi tập đúng cách ngồi rồi thì có thể chuyển qua tập thở. Thở phải thế nao cho đúng vòng châu thân là được. bây giờ không cần phải lấy tay chỉ nưa khi ta đã thuộc được vòng khí đi qua. Mỗi ngày tập 3 lần mõi lần tập khoảng 20 phút nâng dần lên. Để khí lưu thông trên 2 kinh NHÂM ĐỐC cho đều là đúng. Khi tập nên ở nơi yên tĩnh, không nên ở chỗ ồn ào dễ bị phân tâm. Khi tập xong ta lấy tay nắn bóp chân cho lưu thông kinh mạch.
hết hồi ba.

LSB-AnhHungThoiBinh
09-10-2002, 14:50
[center:6a1d5299ab]Thiếu Lâm Dịch Cân Kinh[/center:6a1d5299ab]

Năm 917 (sau Tây lịch) Đạt Ma Sư Tổ từ Ấn Độ sang Trung Hoa thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn, Hà Nam xây dựng chùa Thiếu Lâm, đã có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Ông nhận thấy nay đem một tín ngưỡng đi truyền tụng có khi trái với tín ngưỡng cũ của dân bản xứ, dễ xảy ra xung đột, do vậy các đệ tử của ông vừa lo học lý thuyết Phật pháp vừa phải luyện võ để tự vệ (môn phái Thiếu Lâm xuất hiện và tồn tại đến ngày nay).

Nhiều người xin nhập môn nhưng thể lực kém không thể luyện võ được, Tổ sư bèn truyền đạt một phương pháp luyện tập được gọi là Ðạt Ma Dịch Cân Kinh để chuyển biến thể lực yếu kém thành mạnh khỏe. Cách tập đơn giản nhưng hiệu quả lớn vì tiêu trừ được các bệnh tật.

Ngày nay người ta nghiên cứu là phương pháp này chữa được rất nhiều bệnh, ngay cả bệnh ung thư cũng khỏi và bây giờ người ta áp dụng lý thuyết KHÍ HUYẾT của Ịông y để chứng minh. Sức khỏe con người liên quan chặt chẽ với khí huyết, về kiểu này thì ta thấy rõ ràng.

Trong Ðông y, cái gọi là huyết thì không thể hạn chế và tách ra từng mặt như máu loãng hay đặc; hồng cầu nhiều hay ít, sắc tố như thế nào... mà nghiên cứu, mà dùng cách nhìn nhận toàn diện của quá trình sinh lý và hóa trình tuần hoàn của huyết mà xem xét.

Lý luận của Ðông y, triết lý vững vàng, mang tính khái quát rất cao, do vậy vấn đề khí huyết tất nhiên không có sự cô lập như lấy một giọt máu không có sức sống hoặc một bầu máu tách rời khỏi cơ thể mà cần phải phân tích đến trạng thái vận động quá trình sinh lý và các mối liên hệ khác.

Về khí cũng vậy, hào khí (là khí người hào hiệp, không hề lay động khi đã quyết định). Người xem tướng giỏi là người rành xem khí sắc Thiên vị khí (Prâna) có trong khí trời nếu không được trải rộng ra khắp cơ thể thì sinh bệnh hoạn. Cho nên cái khí của Ịông y không bác bỏ cái khí trong không khí, vì vậy nó mang nội dung có tính khái quát rộng lớn hơn.

Ta hít không khí vào phổi, ăn thực phẩm vào dạ dày, ruột hấp thu chất dinh dưỡng, các chất ấy là không khí được đưa đến tế bào của thân thể để có được oxy hóa và sinh ra nhiệt năng đồng thời cũng đưa ra những khí thải và thức ăn thải từ các tế bào trên cơ thể thu hồi và bài tiết ra ngoài.

Tuần hoàn tốt phát huy tác dụng tốt của máu thì quá trình sinh lý của cơ thể con người tự nhiên thịnh vượng ra, sinh hoạt sức khỏe con người đương nhiên được bảo đảm.

Cho nên trong lý thuyết khí huyết không thể đơn độc chỉ có huyết mà không có khí và ngược lại, trong Ðông y cho rằng mâu thuẫn chủ yếu trong cơ thể con người là ÂM DƯƠNG mà đó cũng là khí huyết (Âm là huyết, Dương là khí).

:arrow:
:arrow: :arrow:
:arrow:

LSB-AnhHungThoiBinh
09-10-2002, 14:53
:arrow: :arrow: :arrow:


Luyện Dịch Cân Kinh là làm cho khí huyết hoạt động điều hòa nên có tác dụng chữa bệnh tốt.

Áp dụng Dịch Cân Kinh để chữa bệnh ung thư, người xưa dùng dưỡng tâm, nay kết hợp với luyện Dịch Cân Kinh đã chữa khỏi hẳn bệnh ung thư. Tác dụng của thuốc là rút ngắn thời gian điều trị chứ không có tác dụng chữa bệnh, nói như người xưa là "mạch máu đưa đi."

Trong một đơn vị quân đội chẳng hạn, cùng sinh hoạt như nhau, cùng ăn một bữa ăn lại có người đi kiết, đi tả, nhưng có người chẳng sao. Ðấy là nhờ mạch mau thông thương đã giúp cho cơ thể thải độc tốt. Vậy luyện Dịch Cân Kinh là chính.

Nay ta thử phân tích bệnh ung thư là gì?

Người xưa chia bệnh ung thư làm hai loại là Âm Thư và Dương Thư. Do đó đã có câu: "Dương Thư dễ lành, Âm Thư khó trị."

Dương Thư thì ai cũng biết là cái nhọt mọc ở ngoài, chín rồi vỡ, có máu mủ, ngòi mủ xanh dán cao là hết. Âm Thư là cái mụt bên trong cơ thể, có khi rắn như đá. Nguyên nhân đều do sự kết tụ của khí huyết làm trở ngại và tắt kinh lạc, do vậy các phế vật trong cơ thể cần thải mà không thải ra được. Vì máu lưu thông chậm nên các chất keo, dịch, gan, các chất khô... không đủ nhiệt năng nên công năng của máu giảm sút không thể thải được những chất không cần thiết trong cơ thể ra ngoài.

Luyện Dịch Cân Kinh, tay vẫy đúng phép, miệng, dạ dày mở, máu mới sinh ra nhiệt năng đầy đủ, các vật chèn ép làm mất thăng bằng trong cơ thể bị xóa bỏ thì mới khỏi bệnh.

Vậy theo Dịch Cân Kinh, cơ hoành lên xuống dễ dàng, ruột, dạ dày, thận tiếp được khí nên gây được tác dụng hưng phấn. Khi chức năng của máu tăng thì giúp được việc tống cựu nghinh tân tốt, khí huyết thăng bằng là khỏi bệnh. Một số người sau đây đã luyện tập Dịch Cân Kinh có hiệu quả:

- Cụ Quách Chu, 78 tuổi, phát hiện u ở não và ở phổi. Luyện tập ngày 3 buổi, mỗi buổi 1,800 lần. Tập đều sau ba tháng thì tan khối u, khỏi bệnh.

- Ông Trương Công Phát, 43 tuổi, phát giác ung thư máu, luyện tập Dịch Cân Kinh ngày 3 buổi, mỗi buổi 4,800 lần (có dùng dưỡng tâm can), sau ba tháng khỏi bệnh. Ðã ba năm nay vẫn khỏe mạnh.

- Cụ Từ Mạc Ðính, 60 tuổi, ung thư phổi, và bán thân bất toại. Luyện tập sau ba tháng thì hết bán thân bất toại, kiểm tra khối u cũng tan mất.

Nguyên nhân bệnh ung thư trên thế giới đang bàn cãi, ngay thuốc dưỡng tâm can cũng không phải là thuốc đặc hiệu chữa trị mà là giúp tim hoạt động tốt để thải chất độc.

Vì quá trình sinh lý cơ thể con nguời là một quá trình phát triển, nó mang một nội dung đấu tranh rất phức tạp qua giữa cái sống và sự chết, giữa lành mạnh và bệnh tật, giữa già háp và trẻ dai. Nhưng kết quả cuộc đấu tranh là các nhân tố nội tại quyết định chứ không phải do hoàn cảnh bên ngoài.

Vậy cơ thể con người là một chỉnh thể hoạt động. Trong vận động các lục phủ ngũ tạng đều dựa vào nhau tức là tương sinh, ức chế lẫn nhau tức là tương khắc. Nhưng khí huyết có tác dụng đến khắp các lục phủ ngũ tạng, cho nên việc phát sinh bệnh ung thư cũng do khí huyết lưu thông không chu đáo mà ra. Ðông y đã xác định là cuộc đấu tranh của cơ thể với bệnh ung tư là một cuộc đấu tranh nội bộ ở cơ thể con người. Từ đó mà xây dựng quan điểm cho rằng bệnh ung thư là bệnh chữa được.

Đương nhiên bệnh tật do sự trì trệ khí huyết mà có lại làm cho hao tổn thêm khí huyết. Vậy, công việc luyện tập cho khí huyết thay đổi là tự chữa được bệnh. Từ đó mà tạo được lòng tin vững chắc của người bệnh đối với việc tự chữa bệnh ung thư, để tập trung tinh thần và ý chí đầy đủ để luyện tập Dịch Cân Kinh, vì phương pháp này thay đổi và tăng cường khí huyết. Nó cũng chữa được bệnh trĩ nội và trị ngoại. Ông Hà Thúc Nguyên bị trĩ nội và chứng đầy bụng, chỉ tập một tháng là khỏi. Luyện tập Dịch Cân Kinh thấy ăn tốt, ngủ ngon là việc phổ biến tốt, đã làm tăng sức khỏe các bệnh nhân nói chung và chữa được nhiều chứng bệnh như: - Suy nhược thần kinh - Cao huyết áp - Bệnh tim các loại - Bán thân bất toại - Bệnh thận - Hen suyễn, lao phổi - Trúng gió méo mồm, lệch mắt.

Đông y cho rằng vấn đề cơ bản của bệnh tật là do khí huyết (Âm, Dương) mất thăng bằng mà sinh ra. Luyện Dịch Cân Kinh là giải quyết vấn đề này, nên đối với đa số các loại bệnh, nhất là bệnh mãn tính, đều có thể chữa được cả.(tn)

:arrow:
:arrow: :arrow:
:arrow:

LSB-AnhHungThoiBinh
09-10-2002, 14:57
:arrow: :arrow: :arrow:

Phương Pháp Luyện Dịch CÂn KInh


Đầu tiên là nói về tư tưởng:

- Phải có hào khí, nghĩa là phải có quyết tâm luyện tập cho đến nơi đến chốn, vững vàng, tin tưởng không vì lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ dở.

- Phải lạc quan, không lo sợ đang mang bệnh mà mọi người gọi là hiểm nghèo, phải tin tưởng rằng mình sẽ thắng bệnh do việc luyện tập Dịch Cân Kinh.

* Tư thế:

1) Lên không, xuống có: Trên phải không, dưới nên có. Ðầu treo lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng thẳng, thắt lưng mềm dẻo, hai cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay mềm, hai bàn tay ngửa ra phía sau xòe ra như cái quạt. Trong khi vẫy, hậu môn phải thót, gót chân lỏng, hậu môn phải chắc, bàn chân phải cứng, các ngón chân bám chặt như bám trên đất trơn. Ðây là những qui định cụ thể của các yêu cầu cơ bản khi tập luyện Dịch Cân Kinh.

Dựa theo yêu cầu này, khi tập vẫy tay thì từ cơ hoành trở lên phải giữ cho được trống không, buông lỏng, thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc luyện tập, xương cổ buông lỏng để có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên (không mím môi), ngực trên buông lỏng để phổi tự nhiên. Hai cánh tay để tự nhiên giống như hai mái chèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bám sát mặt đất, gót chân để phẳng lên mặt đất, bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương sống thẳng như cây gỗ. Khi vẫy tay nhớ nhẩm câu: "lên có, xuống không." Nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau (lên), khi tay trả lại phía trước là do quán tính, không dùng sức đưa tay ra phía trước (xuống).

2) Trên ba dưới bảy: Là phần trên để lỏng độ ba phần khí lực, phần dưới lấy gân sức bảy phần khí lực. Vấn đề này quán triệt đầy đủ thì hiệu quả sẽ tốt.

3) Mắt nhìn thẳng: Không nghĩ ngợi gì cả, miệng nhẩm đếm lần vẫy.


* Các bước tập cụ thể như sau:

a) Đứng hai bàn chân bằng khoảng cách hai vai.

b) Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai, các ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay ra sau.

c) Bụng dưới thót lại, lưng thẳng. Bụng trên co lại, cổ để lỏng, đầu và miệng bình thường.

d) Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót sát đất, bắp chân và đùi chân căng thẳng.

e) Hai mắt chọn một điểm đằng xa làm mục tiêu để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, luôn chú ý vào các ngón chân đang bám đất. Ðùi vế bắp chân cứng. Thót hậu môn thật chặt và nhẩm đếm.

i) Dùng sức vẫy hai tay về phía sau, khi trả hai bàn tay lại phía trước, chú ý để nó buông theo quán tính, tuyệt đối không dùng sức. Tuy nhiên chân vẫn lấy gân cứng lên, hậu môn vẫn thót và co lại không lơi lả.

g) Vẫy tay từ 200, 300, 400, 500, 600, 700 lần, dần dần tăng lên tới 1,800 lần vẫy, (1,800 ước chừng 30 phút).

h) Phải có quyết tâm đều đặn tập trung vào sự luyện tập, không nôn nóng tập nhanh, tập nhiều vì dục tốc bất đạt. Nhưng cũng không tùy tiện bữa tập nhiều, bữa ít hoặc nghỉ tập, vì như vậy sẽ làm mất lòng tin trong luyện tập, khó có hiệu quả.

Bắt đầu tập luyện cũng không nên làm tổn thương các ngón chân (sau buổi tập vuốt ve các ngón chân mỗi ngón 9 lần). Nôn nóng muốn khỏi bệnh này mà dùng nhiều sức sẽ không đem lại kết quả. Có quyết tâm nhưng phải từ từ tiến dần mới đúng cách, mới kết quả tốt. Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến "trên nặng, dưới nhẹ" là sai hỏng.

Khi đã vẫy tay đến 600 lần trở lên thường có trung tiện (đánh rắm), hắt hơi, và hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng... chỉ là hiện tượng bình thường đừng lo ngại. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với vũ trụ là "thiên khinh địa trọng" (trên nhẹ dưới nặng), đấy là qui luật sinh hợp với vũ trụ: Thiên khinh địa trọng.

Sở dĩ bệnh gan là do khí huyết tạng gan không tốt gây nên khí bị tích lũy làm cho gan khó bài tiết, do đó ảnh hưởng đến ống mật và cả tì vị. Luyện Dịch Cân Kinh có thể giải quyết được vấn đề này, nếu sớm có trung tiện là hiệu quả tốt.

Về bệnh mắt, luyện Dịch Cân Kinh là có thể khỏi chứng đau mắt đỏ với các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí được cả chứng dục thủy tinh thể. Trong nội kinh có nói mắt nhờ huyết mà nhìn được, khi khí huyết không dẫn đến các bộ phận của mắt, do vậy sinh ra các bệnh tật do mắt. Ðôi mắt là bộ phận thị giác cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể.

:arrow:
:arrow: :arrow:
:arrow:

LSB-AnhHungThoiBinh
09-10-2002, 15:01
:arrow: :arrow: :arrow:

Những phản ứng khi luyện tập Dịch Cân Kinh

Khi luyện tập, cơ thể sẽ có những phản ứng nhưng tất cả đều là hiện tượng thải bệnh, không nên lo nghĩ. Liệt kê 34 phản ứng thông thường và còn nhiều phản ứng không kể hết được:

1) Ðau buốt.
2) Tê dại.
3) Lạnh.
4) Nóng.
5) Ðầy hơi.
6) Sưng.
7) Ngứa.
8.) Ứa nước giải.
9) Ra mồ hôi.
10) Cảm giác như kiến bò.
11) Giật gân, giật thịt.
12) Ðầu khớp xương có tiếng kêu lục cục.
13) Cảm giác máu chảy dồn dập.
14) Lông tóc dựng đứng.
15) Âm nang to lên.
16) Lưng đau.
17) Máy mắt, mi giật.
18.) Ðầu nặng.
19) Hơi thở nhiều, thở dốc.
20) Nấc.
21) Trung tiện.
22) Gót chân nhức như mưng mủ.
23) Cầu trắng dưới lưỡi.
24) Ðau mỏi toàn thân.
25) Da cứng, da dày rụng đi (chai chân).
26) Sắc mặt biến đi.
27) Huyết áp biến đổi.
28.) Ðại tiện ra máu.
29) Tiểu tiện nhiều.
30) Nôn, mửa, ho.
31) Bệnh từ trong da thịt bài tiết ra.
32) Trên đỉnh đầu mọc mụt.
33) Ngứa từng chỗ hay toàn thân.
34) Chảy máu cam.

Các phản ứng trên đây là do trọc khí bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ các thứ ứ đọng gọi là bệnh tật. Khi có sự phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí, nếu ta vẫn tập luyện sẽ sản sinh các chất bồi bổ có lợi cho chánh khí. Ta tập đúng cách và làm tăng sức đề kháng, nó đẩy cặn bã trong cơ, gan, thần kinh và các tế bào khác mà mạch máu lưu thông bình thường không thải nổi. Nhờ luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên sinh ra phản ứng. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục luyện tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là khỏi một căn bệnh, cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.

:arrow: :arrow: :arrow:

LSB-AnhHungThoiBinh
09-10-2002, 15:04
:arrow: :arrow: :arrow:

Luyện Dịch Cân Kinh đạt được 4 tiêu chuẩn sau:

- Nội trung: Tức là nâng cao can khí lên, then chốt là điều chỉnh tạng phủ. Lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu.

- Tứ trưởng tố: Tức là tứ chi phối hợp với các động tác theo đúng nguyên tắc theo luyện tập. Tứ trung tế song song với nội trung sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh.

- Ngũ tam phát: Nghĩa là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Ðó là Bách hội: một huyện trên đỉnh đầu, Gio cung: huyệt ở hai bàn tay, Dũng tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân.

Khi luyện tập, 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt Nhâm dốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả, nó làm tăng cường thân thể, tiêu trừ các bệnh nan y mà ta không ngờ.

- Lục phủ minh: Ðó là ruột non, ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng, tam tiêu sẽ thông suốt, nghĩa là không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn, tiêu hóa, bài tiết được thuận lợi nếu không bị trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh sản có sức tiếp, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.

:arrow: :arrow: :arrow:

LSB-AnhHungThoiBinh
09-10-2002, 15:06
:arrow: :arrow: :arrow:

Một số điều cần chú ý khi luyện tập

1) Số lần vẫy tay không dưới 800 lần. Từ 800 lần lên dần 1,800 lần (khoảng 30 phút) mới tới ngưỡng cửa của điều trị. Người bệnh nặng có thể ngồi mà vẫy tay, tuy nhiên phải nhớ thót hậu môn và bấm mười đầu ngón chân.

2) Số buổi tập: - Sáng thành tâm tập mạnh - Trưa trước khi ăn tập vừa - Tối trước khi ngủ tập nhẹ.

3) Có thể tập nhiều tùy theo bệnh trạng. Có bệnh nhân lên số vẫy tay tới 5, 6 ngàn lần trong mỗi buổi tập. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon ngủ tốt, tiểu và đại tiện thấy điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ số lần vẫy tay khi luyện tập là thích hợp.

4) Tốc độ vẫy tay. Theo nguyên tắc thì nên chậm. Bình thường thì vẫy 1,800 lần hết 30 phút. Vẫy lúc sau hơi nhanh hơn lúc đầu một chút, khi đã thuần thì vẫy hẹp vòng. Bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều hơn. Bệnh nặng thì nên vẫy hẹp vòng và chậm, bớt dùng sức. Vẫy tay nhanh quá làm cho tim đập nhanh mau mệt, mà chậm quá thì không đạt tới mục đích. Vì luyện tập là cần có mạch máu lưu thông.

5) Khi vẫy tay dùng sức nhiều hay ít (nặng hay nhẹ): Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh chứ không phải môn thể thao khích biệt. Ðây là môn thể dục mềm dẻo, đặc điểm của nó là dụng ý không dùng sức, nhưng nếu vẫy tay nhẹ quá cũng không tốt, bởi vì bắp vai không lắc mạnh thì lưng và ngực không chuyển động nhiều, tác dụng sẽ giảm đi. Vẫy tay không chỉ có chuyển động cánh tay mà chính yếu là chuyển động hai bắp vai. Bệnh phong thấp thì nên dùng sức ở mức nặng một chút. Bệnh huyết áp thì dùng sức ở mức nhẹ và vẫy tay chậm.

Nói tóm lại, phần lớn tự mình nắm vững tình trạng, phân tích các triệu chứng sau khi nghe sự nhận xét của mọi người, tự mình cảm nhận sự biến chuyển trong cơ thể: nhanh nhẹn, hồng hào, tươi tỉnh hay là xấu hơn trước. Tự mình suy nghĩ rồi quyết định cách tập trên nguyên tắc là tập thế nào cho cảm thấy thoải mái, dễ chịu là đúng và tốt nhất. Ðông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích (ích lợi cho cơ thể), động tác mạnh là loại bỏ các chất cặn bã có hại cho cơ thể (tức bệnh tật). Lý luận này đang được nghiên cứu.

6) Khi vẫy tay về phía sau dùng sức 7 phần, khi trả tay về phía trước thuộc về quán tính còn chừng 5 phần.

7) Ðếm số lần vẫy tay: Ðếm không phải để nhớ mà có tác dụng làm cho đầu óc bình tĩnh, có tác dụng tốt cho não được căng thẳng và không nghĩ ngợi lung tung. Chân Âm được bồi dưỡng.

8.) Hoàn cảnh khi luyện tập (nơi chốn): Không có khác biệt, ở nơi đâu cũng tập được, dĩ nhiên nơi nào có không khí trong lành và yên tĩnh vẫn tốt hơn.

9) Trước và sau khi tập: Trước khi tập đứng bình tĩnh cho tim được thoải mái, đầu óc được yên tĩnh để chuyển hóa về sinh lý và tâm lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhàng thoải mái như trong môn khí công. Sau khi tập cũng phải bình tĩnh vê 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân đủ 9 lần. Người không đủ bình tĩnh nên cần chú ý đến điểm này.

10) Luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép: Sau khi tập thấy ngứa và bụng nhẹ nhàng, hơi thể điều hòa, mắt sáng, nước giải ứa ra nhiều, đại tiện dễ dàng, ăn ngon ngủ tốt, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần, thì đó là đã luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép. Sau khi tập đại đa số thấy có phản ứng nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau. Nguyên nhân chính là khi tập, tư thế có thích hợp với người tập hay không.

11) Khi tập cần chú ý đến các điểm sau đây:

- Nửa thân trên buông lỏng (thượng hư)

- Nửa thân dưới giữ chắc, căng mạnh (hạ thực)

- Khi tay trả lại phía trước không dùng sức (nhẹ)

- Tay vẫy về phía sau dùng sức (nặng, mạnh)

- Mỗi lần tập tăng dần số lần vẫy tay

- Tập ngày 3 buổi kiên quyết tự chữa bệnh cho mình

12) Sự liên quan giữa tinh thần và hiệu quả khi tập luyện: Hết lòng tin tưởng, kiên quyết tới cùng. Tập đủ số lần nhất định, tập thường xuyên thì hiệu quả rất tốt. Nếu khi tập khi nghỉ, không đủ số lần tập nhất định, trong lòng còn nghi hoặc, bị động theo dư luận, thấy phản ứng lo sợ vội bỏ tập thì nhất định không hết quả.

13) Vẫy tay có sinh ra bệnh gì không? Có thể sinh bệnh do tư thế không đúng và làm sai nguyên tắc. Nhưng trong trường hợp này cũng hạn hữu không tới 1%.

14) Khi tập phải tránh đứng đầu ngọn gió cả mùa hè lẫn mùa đông.


Tóm lại cần lưu tâm vào những điều sau:

- Khi tập luôn luôn bám chặt các ngón chân vào mặt đất.

- Thót hoặc co hậu môn thật mạnh để giữ thế "thượng thư hạ thực."

- Vẫy tay từ ít tới nhiều và phải đạt 1,800 lần mới có hiệu quả.

- Khi gặp phản ứng đừng ngại, đó là diễn biến tốt, cứ tập số lần như cũ. Khi hết phản ứng hãy tăng số lần vẫy tay lên.

- Giữ vững lòng tin, kiên trì quyết tâm tin tưởng, tập luyện tới cùng, chắc chắn sẽ đẩy lùi các bệnh tật ta đang mắc phải.

- Luyện tập Dịch Cân Kinh không chỉ chữa khỏi bệnh mà còn là một phương pháp phòng bệnh rất hữu hiệu

:arrow: :arrow: :arrow:

lang-tu-buon
14-10-2002, 11:55
Ke ke ke công nhận muốn học nội công thiếu lâm khổ cực ghê nhưng người ta nói "có chí thì nên" nên những ai có chí ắt sẽ thành công thôi 8) ,nhưng điều cốt lỏi là có ai biết muốn học võ công thiếu lâm thì tới đâu học,học trong nước chứ hông phải là qua Trung Quốc để học đâu nha. :dance:

LSB-TienPhongTuong
15-10-2002, 11:21
Ke ke ke công nhận muốn học nội công thiếu lâm khổ cực ghê nhưng người ta nói "có chí thì nên" nên những ai có chí ắt sẽ thành công thôi 8) ,nhưng điều cốt lỏi là có ai biết muốn học võ công thiếu lâm thì tới đâu học,học trong nước chứ hông phải là qua Trung Quốc để học đâu nha. :dance:

há hà hà, thì chính là do muốn học trong nước mới xuất hiện những cái diễn đàn như thế này đây.

lang-tu-buon
16-10-2002, 10:38
Nhưng mà hông biết chổ nào để học đó LSB-InTeRnEtIsThEbEsT,vị anh hùnh này nếu biết thì cho đệ thỉnh giáo :dazzler1:

LSB-QuocHoc
16-10-2002, 19:42
lang-tu-buon là người trong nước mà, chuyện này phải biết rõ hơn Inter huynh chớ :)

LSB-Giang Hồ
17-10-2002, 18:01
Tác Giả: Sưu Tầm

Những điều chưa biết về Võ Công Thiếu Lâm
Đó là một loại võ công Trung Quốc mang tính tôn giáo, đầy màu sắc huyền hoặc . Chính vì huyền hoặc mà nó có những bí mật chưa ai biết, bài viết này sẽ bật mí hộ các bạn .

Võ tăng Thiếu Lâm có được phép ăn mặn không?
Từ trước đến nay, người ta cứ tưởng rằng mọi Thiếu Lâm tăng nhân đều ăn chay . Thật ra không phải vậy đâu .
Thiếu Lâm tăng nhân được chia làm hai loại : văn tăng và võ tăng . Theo cổ lệ, không được phép ăn mặn chỉ có văn tăng, còn võ tăng thì được quyền ăn thịt, bởi vì họ tiêu hao rất nhiều năng lượng trong quá trình tập võ . Nếu chỉ ăn chay sẽ không thể bồi dưỡng sức khỏe, có hại nữa là khác . Song võ tăng phải tuân thủ 3 điều kiện :
+ Không được tự mình sát sinh
+ Không được tự mình đề nghị ăn thịt
+ Không được chứng kiến cảnh sát sinh .

Có bao nhiêu bộ pháp Thiếu Lâm?
Võ công Thiếu Lâm hiện nay đang lưu truyền rất rộng, không ít môn phái võ thuật Trung Quốc hoặc ít nhiều có liên quan tới võ công Thiếu Lâm . Thế nó có bao nhiêu bộ pháp ? Tra lời : khoảng 100 bộ pháp .
Sao ít vậy ? Do trải qua nhiều biến cố lịch sử, bộ pháp Thiếu Lâm bị mất rất nhiều . Hội nghiên cứu quyền pháp Thiếu Lâm đã thu thập, hệ thống, chỉnh lý và công nhận chính thức khoảng 100 bộ pháp . Trong đó, có một số bộ "tuyệt nghệ" bí truyền, người ngoài chẳng thể biết mà học

Cửa ải "Mộc nhân hạng" là gì?
Xem phim, chúng ta thấy các võ sĩ Thiếu Lâm trước khi "xuống núi" phải qua cửa ải "Mộc nhân hạng" . Đánh nhau với người gỗ, nếu thắng thì mới được thừa nhận là đủ trình độ võ thuật . Thế có "Mộc nhân hạng" không ?
Dĩ nhiên là có, nhưng hiện chẳng một người nào biết rõ hình dáng các người gỗ này ra sao . ( Trên phim chỉ là sự tưởng tượng của đạo diễn ) . Theo lão tăng Thích Diên Vũ, "Mộc nhân hạng" là một đường hầm nhỏcó đặt 18 tượng gỗ ở những tư thế khác nhau, được điều khiển thực hiện những động tác đơn giản khi có người đi qua .

Tăng nhân Thiếu Lâm có cần phải "Lục thân khả đoản"?
Người ta trở thành tăng nhân Thiếu Lâm vì nhiều lý do . Cho dù vì lý do nào đi nửa thì họ vẫn không phải "lục thân khả đoản", có nghĩa là không cần phải cắt đứt mọi quan hệ với người thân . Các tăng nhân Thiếu Lâm vẫn thường xuyên "lấy phép" về thăm bà con họ hàng . Cá biệt, có một số tăng nhân xuất gia từ năm 10 tuổi, đến tuổi 30 vẫn có thể hoàn tục...lấy vợ

LSB-Giang Hồ
17-10-2002, 18:05
Tác Giả: Sưu Tầm

Đào Tạo Võ Sinh - Nghề Hái Ra Tiền Ở Thiếu Lâm Tự

Suốt 15 thế kỷ nay, các nhà sư ở Thiếu Lâm Tự đã quá thành thục trong việc luyện các thế võ bí truyền cũng như truyền thụ chúng một cách hoàn hảo cho thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, chẳng vị nào ngờ được sẽ có lúc đào tạo võ sinh lại trở thành một nghề hái ra tiền như lúc này.

Ngôi làng bao quanh chùa đã trở thành đại bản doanh của 50 trường luyện võ, nơi có tới 50 nghìn học viên theo học. Từ thập kỷ 70 sau sự ra đời của loạt phim truyền hình võ thuật Trung Quốc và kế đó là những phim ăn theo Thiếu Lâm Tự sản xuất năm 1982 và gần đây nhất là thành công vang dội của Ngoạ Hổ, Tàng Long quy mô các võ đường cứ từ từ mở rộng. Ngôi làng, vì thế, cũng khấm khá dần lên. Học viên từ khắp nơi trên thế giới tới Thiếu Lâm Tự để khám phá nét văn hoá truyền thống và chịu đựng những năm dài luyện tập kham khổ với mục đích cuối cùng: Một ngày nào đó trở thành các đại võ sư "chém" gẫy sắt bằng đầu. Anh chàng người Mỹ Ruselis Perry vui tính hổn hển cho biết: Vài tháng nay, anh đã tốn hàng nghìn đô - la để đổi lấy "đặc ân" một tuần 4 ngày được ân sư và các huynh đệ đồng môn nhấc bổng mình lên rồi ném xuống đất. "Đó là bài học nhập môn mà mọi học viên phải trải qua. Muốn đạt được công phu thượng thừa, chúng tôi phải chịu đựng tất cả".

Từ lâu, luyện võ ở Thiếu Lâm Tự đã mất dần tính văn hoá đơn nhất. 20 năm nay, nó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh doanh, thương mại, tín ngưỡng và chỉ một chút ít là yếu tố truyền thống. Làng Thiếu Lâm giờ đã thành ngôi làng giàu có nhất đất nước. Lợi nhuận thu về không đơn thuần chỉ nhờ các lò luyện võ mà còn từ các dịch vụ phục vụ du khách và sự bùng nổ nghề mỹ nghệ truyền thống.

Không phải chỉ những đệ tử con nhà gia thế có bát ăn bát để mới dám lặn lội tìm sư học ...võ ở Thiếu Lâm. Rất nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc nghèo đã chủ động lên đây, làm đủ nghề sinh sống và học tập, mong một ngày nào đó họ có thể mở võ đường của riêng mình, hoặc ít nhất cũng trở thành vệ sĩ cho những nhân vật quan trọng. Một số không giấu diếm khát vọng sẽ sớm đạt được sự nổi tiếng, tài hoa và tiền bạc như minh tinh Lý Tiểu Long.

Đáp lại sự lo lắng của nhiều người là khi cho rằng Thiếu Lâm đang ngày càng trở nên tham lam và giả đối, ông Lưu Bảo Sơn - một đại võ sư 71 tuổi - khẳng định: "Công phu Thiếu Lâm Tự là một phần di sản văn hoá Trung Quốc. Nó cần được giữ gìn và phát triển. Nếu không, nó sẽ bị huỷ diệt. Một trong những cách duy trì sức sống cho nó là làm như chúng ta đang làm hiện nay".

LSB-Giang Hồ
17-10-2002, 18:06
Tác Giả: Sưu Tầm

Chùa Thiếu Lâm Xa Gần Lừng Tiếng

Ở Tung Sơn trong số các "phạn sát" (chùa cổ gốc ấn Độ) nổi tiếng nhất là chùa Thiếu Lâm, đất thánh của dòng thiền đạo Phật, từ xưa đến nay đã được vinh dự gọi là "chùa cổ Trung Châu nhất Thiếu Lâm " (Trung Châu là chỉ từ chỉ lưu vực đồng bằng sông Hoàng Hà là cái nôi của văn hóa Trung Quốc xưa).

Chùa Thiếu Lâm nằm ở phía Tây Bắc huyện thành Đăng Phong tỉnh Hà Nam, cách thị xã huyện Đăng Phong 13km. Chùa tọa lạc ở sườn Tây núi Tung sơn, mặt đối với núi Thiếu thất, lưng dựa Ngũ Nhũ Phong. Vì chùa được xây dựng trong rừng rậm ở sườn âm núi Thiếu Thất nên lấy tên là "Thiếu Lâm Tự" (chùa trong rừng núi Thiếu Thất).

Chùa Thiếu Lâm được xây dựng năm Thái Hòa 20 (năm 496) đời Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy (Hiếu Văn Đế Nguyên Hùng làm vua từ 471 – 500; nhà Bắc Ngụy từ năm 386 -- 534). Vị cao tăng ấn Độ là Phật Đà (tức Bạt Đà) đến Đại Đồng kinh đô nhà Bắc Ngụy truyền giáo, nhờ tinh thông kinh sách nên Phật Đà được vua Hiếu Văn Đế rất kính trọng. Nam Thái Hòa thứ 20. Bắc Ngụy dời đô về Lạc Dương, Phật Đà đi theo về phía Nam. Vua Hiếu Văn đế định xây dựng vườn Thiền ở Lạc Dương cho Phật Đà truyền đạo Phật nhưng tính Phật Đà thích ở nơi rừng núi thung lũng, quay trở lại Tung Nhạc. Cao Tăng Phật Đà từ trần, Ngụy Hiếu Văn Đế ra lệnh xây dựng chùa ở núi Thiếu Thất cho Phật Đà đồng thời lấy tên chùa Thiếu Lâm. Theo lời di truyền lại thì sư Đạt Ma từ năm 527(tức năm Hiếu Xương thứ 3 đời Hiếu Văn Đế) suốt ba năm liền đi qua Quảng Châu, Nam kinh vượt sông lên tới Thiếu Lâm tự. Trên cơ sở khai sáng của Phật Đà, triệu tập rộng rãi môn đồ, truyền dạy dòng Thiền, chùa chiền ngày một mở rộng, sư sãi ngày một thêm đông. Từ đó chùa Thiếu Lâm nổi danh một thời trở thành tổ đình của dòng Thiền (Thiền tông). Từ Đạt ma truyền đến tổ thứ năm là Hoằng Nhẫn, vì vấn đề quyền kế thừa dòng Thiền nên đã phân chia thành Bắc Phái và Nam phái. Nam phái do Huệ Năng đứng đầu được đời sau của dòng Thiền công nhận là tổ thứ sáu. Bắc phái do Thần Tú đứng đầu. Đạt Ma dạy người ngồi yêu lặng mà ngẫm nghĩ (tĩnh tọa tịch tư) luyện tâm như bức tường không thiên không dựa, an tâm vô vi gọi là "lý nhập". Phép tu luyện này truyền đến dòng bắc của Thần Tú thì quy nạp thành "ngưng thần nhập định, chú tâm khán tịnh, khởi tâm ngoại chiếu, nhiếp tâm nội trừng" gồm 16 chữ (tạm dịch: "Ngưng đọng tâm để nhập định, chú trọng tâm để nhìn cho trong sạch, nổi lòng lên để chiếu dọi ra ngoài và đè nén tâm để lắng đọng vào trong"). Dòng Nam tông của Huệ Năng đối với Thiền Pháp của Đạt Ma có biến đổi tương đối lớn. Huệ năng cho rằng Phật là ở trong lòng, người người đều có thể thông qua tu thiền để giải thoát thành "người tự do" tức là "Phật" đó. Phương pháp tu luyện này không hạn chế ở chỗ "tĩnh tọa tịch tư". Ông cho rằng mỗi một cử động của con người đều là biểu hiện của tính Phật, đi, ở, nằm, ngồi phép đạo chảy trôi ("hành trú tọa ngọa, đạo pháp lưu thông"), chỉ cầm đem cái ý vị của Thiền dung nhập vào trong cuộc sống ngày thường, tùy duyên mà làm theo, tâm chú vào một cảnh giới chỉ cần là có thể tu tâm dưỡng tính, giác ngộ thành Phật. Học ngồi tu luyện gọi là "nông thiền". Đời sau lấy chuyện luyện quyền, tập võ gọi là "quyền thiền". Có thể bảo khi Thiền học dòng Nam tông truyền vào chùa Thiếu Lâm xong, quyền và thiền ngấm vào nhau một cách có ý thức, sự kết hợp lẫn nhau đã bắt đầu.
Sở dĩ chùa Thiếu Lâm được vang danh trừ địa vị đặc thù trong lịch sử phát triển đạo Phật ra, còn một nguyên nhân trọng yếu khác đó là võ thuật Thiếu Lâm lừng tiếng ở đời. Đầu thế kỷ thứ 7 trong cuộc Đường Thái Tôn Lý Thế Dân đi đánh Vương Thế Sung, sư sãi chùa Thiếu Lâm trợ chiến lập công, được Lý Thế Dân khen ngợi và giúp đỡ, đồng thời cho lập bia để ở chùa Thiếu Lâm. Cho phép chùa Thiếu Lâm tự lập doanh trại, xây dựng tăng binh, phong trào bàn việc binh giảng võ nghệ do đó mà lớn mạnh. Trong tình hình đó, muốn nâng cao năng lực chiến đấu thực sự, sư sãi trong chùa không chỉ luyện quyền thuật, khí giới mà còn luyện đánh bộ, đánh ngựa, luyện kinh công, khí công v.V... Sư sãi còn thường xuyên mời các nhà võ thuật nổi tiếng chỉ bảo. Các nhà võ thuật nổi tiếng cũng một tiếng chùa Thiếu Lâm mà tới, xin kính biếu của quý. Cứ thế chùa Thiếu Lâm đã trở thành đất hội võ của cải nước, khiến chùa có cơ hội biết được chỗ mạnh của mọi nhà, tập hợp được tinh hoa võ thuật. Từ đời Tống trở đi Thiếu Lâm thu nhập được môn trường quyền của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn, Thông bối quyền của Hàn Thông, chỗ mạnh của quyền pháp 18 nhà như đánh giáp lá cà của Mã tịch, v.V.. viết thành quyền phổ để ở chùa và lưu truyền cho đời sau. Theo truyền thuyết thì vào thời Kim, nguyên có hòa thượng Giác Viễn đi sang phía Tây tìm thầy học, có Lý Tẩu và Bạch Ngọc Phong vào chùa dạy nghệ. Lý truyền lại Đại, tiểu Hồng quyền, côn thuật và cầm nã. Bạch thì truyền lại ngũ quyền (long, xà, hổ, báo, hạc ) và khí công. Đến đời Minh danh tướng đánh Nhật là Du Đại Hiến cũng từng đến thăm chùa Thiếu Lâm truyền thuật côn thuật thực dụng. Như thế chùa Thiếu Lâm đã cùng các nhà các phái lấy sở trường bù sở đoản, cùng thúc đẩy lẫn nhau. Trải qua lịch sử nghiên cứu luyện tập và tổng kết dần dà phát triển thành một môn phái võ thuật có quyền pháp, khí giới v.V.. đủ các loại nội dung, thể hệ hoàn chỉnh, bài bản tinh luyện.

Đặc điểm kỹ thuật của quyền Thiếu Lâm là: kết cấu tư thế nghiêm ngặt, động tác thiết thực chất phác, phát lực cứng mạnh, tiết tấu rõ ràng mau lẹ, tay dùng tiếng phát, tiếng theo tay xuống, đi thẳng về thẳng, yêu cầu giấu chứ không lộ liễu, trong tính ngoài mạnh; phải “nhẹ như mèo, vọt như hổ, đi như rồng, động như chớp, tiếng như sấm”. Các bài quyền chủ yếu có Hồng quyền, Trường quyền, Pháo quyền, Triêu dương quyền, Thất tinh quyền, La hán quyền, Thông bối quyền, Mai hoa quyền, Quan đông quyền, Trường hộ tâm ý môn quyền, Hộ thân lưu tinh quyền, Thanh long xuất hải quyền, Liên hoàn quyền, Tâm ý quyền, Nhu quyền, Thiếu Lâm 28 (32) thức, cho đến ngũ hình quyền và Thập nhị hình quyền tức Thử(chuột), Ngưu, Thỏ, Khuyển(chó), áp(vịt), Mã, Dương, Hầu, Trư, Hà (tôm), Ngư.

LSB-Giang Hồ
17-10-2002, 18:08
Tác Giả: Sưu Tầm

Cảnh sắc Tung sơn Thiếu lâm tự

Địa thế Tung sơn
Dãy núi Tung Sơn được liệt vào Ngũ Đại Sơn một trong năm dãy núi lớn và danh tiếng nhất Trung Hoa. Tung Sơn được tọa lạc ở giữa miền trung thổ nước Trung Hoa, thuộc vùng đất phía Nam sông Hoàng Hà, và phía Bắc sông Dương Tử. Tung Sơn còn nằm ở giữa vùng giáp giới ba tỉnh: Phúc Kiến, Hồ Nam và Giang Tây. Cũng như thuộc vào phần đất Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, và trong địa giới hai huyện Tân Mật và Đăng Phong, tỉnh Hồ Nam.

Dãy núi Tung Sơn có chu vi dài khoảng một trăm bốn mươi dặm (140), gồm có hai ngọn núi lớn: Thái Thất Sơn nằm ở hướng Đông, và Thiếu Thất Sơn nằm về hướng Tây.

Ngọn Thái Thất Sơn cao khoảng hai ngàn tám trăm trượng (2,800) địa thế bí hiểm, với vách đá nhấp nhô, rừng cây âm u bao phủ um tùm dưới chân núi, đã làm nản chí những đoàn thám hiểm. Đỉnh Thái Thất Sơn luôn luôn bị che phủ bởi những đám mây trắng xóa dầy đặc. Từ xa nhìn lên đỉnh, giống như một cái sọ người khổng lồ, được phủ lên những chùm tóc bạc trắng xóa. Cho nên đỉnh Thái Thất con được gọi là Hoa Cái Phong.

Về phía Bắc chân núi Thái Thất Sơn là Thạch Chung hồ, rộng khoảng trăm mẫu. Nước hồ soi mòn vào tận bên trong chân núi, tạo thành một hang động sâu rộng. Khi bầu trời yên lặng, nước mặt hồ trong suốt như thuỷ tinh. Những lúc gió lớn cuồng phong, từng đợt sóng bốc cao, đánh mạnh, ép nước hồ vào sâu trong hang động, gây nên những âm hưởng vang dội, như muôn ngàn tiếng đại hồng chung, ngân động khắp cả vùng rừng núi thiên hiểm. Tiếp theo, khi sóng nước rút ra khỏi hang, không khí bị dồn ép trong hang, đồng thời, cuốn theo, bật lên những tiếng vang rền rĩ, như oán như than, thật là buồn thảm!

Trái lại, ngọn Thiếu Thất Sơn chỉ cao độ tám trăm sáu mươi (860) trượng., phong cảnh tao nhã, địa thế thuận tiện di chuyển, chung quanh núi được bao phủ bởi rừng cây Thiết Mộc, một loại cây rắn chắc như sắt, bền bĩ, quí báu hiếm có, được lấy giống từ cây Tạng, do Đạt Ma trồng ở Tung Sơn, dùng làm binh khí và vật dụng cho chùa Thiếu Lâm. Đỉnh Thiếu Thất Sơn không có chóp núi, bằng phẳng, rộng rãi trên năm ngàn (5000) trượng vuông, là nơi tọa lạc của ngôi chùa cổ tích Thiếu Lâm. Theo thói quen, người đời thường gọi là Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, chon nên, hai tiếng Thiếu Thất ít được nhắc nhở đến.

Ở giữa đường mòn từ Thiếu Thất Sơn sang Thái Thất Sơn có Lộng Nguyệt Hồ, sâu khoảng bốn trượng, nước hồ trong suốt, hồ hình tròn, vào những đêm trăng sáng, đứng trên đỉnh Thiếu Thất nhìn xuống mặt hồ phản chiếu giống như cả một vừng trăng to lớn, rơi rụng bên đường. Do đó, người ta gọi là Lộng Nguyệt Hồ. Hồ này con là nơi tập luyện "Thủy Công" cho các môn đồ võ Thiếu Lâm.

Từ chân núi Thiếu Thất Sơn về huớng Nam, khoảng hơn một dăm đường, có Lạc Nhạc Đầm, rộng độ mười mẫu vuông. Vào mùa Xuân, đầm nước trong sáng như gương, lộng chiếu cả bầu trời xanh quang đảng. Từng đàn chim nhạn bay qua, soi thấy bóng mình dưới đầm, và tưởng lầm là đồng bạn đang ở vòm trời phía dưới, liền bay nhào đâm xuống mặt đầm, làm cho nước bắn vọt lên trắng xóa, thật là ngoạn mục. Từ đó, người ta đặt tên là Lạc Nhạn Đầm.

Vào thời vua Minh Thành Tổ, sư trưởng Chiêu Đức Thiền Sư cho người sửa sang cảnh sắc, và trồng thêm nhiều hàng tòng liễu, hoa thơm cỏ lạ chung quanh Lạc Nhạn Đầm. Cũng như dựng lên một ngôi đình hoa Bát giác rộng rãi, sơn son thép vàng, cùng với những chiếc du thuyền trang trí tao nhã, dùng làm chỗ nghỉ chân cho khách thập phương, thưởng ngoạn cảnh sắc Lạc Nhạn Đầm.

Từ Lạc Nhạn Đầm, đi vòng sang hướng Đông Nam, có lối đi theo từng bậc đá, ngoàn ngoèo, lên sườn núi Thiều Thất, cách mặt đất khoảng trăm trượng, người ta đến Trấn Vỏ Động. Đây là một động đá ăn thông vào sâu trong hang núi. Bên trong hang động, trên vách đá có khắc hàng chữ: "Đạt Ma Thiền Sư Tham Thiền Chi Linh Vị". Phía dưới là một chiếc lư hương to lớn bằng đồng, đặt trên một phiến đá lớn. Nơi đây dùng để thờ phượng, kỷ niệm Đạt Ma Tổ Sư, vì thuở xưa, ngài đã dùng động đá này trong chín năm "Diện Bích Tham Thiền".

DI TÍCH THIẾU LÂM TỰ:

Vào năm 495 thời Bắc Ngụy, vua Hiếu Nguyên chỉ thị xây cất ngôi chùa Thiếu Lâm Tự cho ngài Di Lặc (Phổ Đà), một vị thần tăng người Ấn Độ đầu tiên đến Trung Hoa truyền bá Phật Pháp.

Về sau đến năm 520, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa, sau một thời gian du hành, ngài lưu lại, chỉnh đốn ngôi cổ tự Thiếu Lâm trở thành một tổ tự danh trấn giang hồ về Thiền Tông và võ học.

Nhờ vào địa thế rộng rãi, bằng phẳng của đỉnh núi Thiếu Thất, cũng như qua nhiều triều đại, từ Ngụy lần đến Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh các vị Sư Trưởng Thiếu Lâm luôn luôn cải cách và xây dựng thêm. Từ đó, chùa Thiếu Lâm đã trở nên một ngôi chùa cổ tích danh tiếng lớn nhất, trong mười lăm (15) thế kỷ lịch sử Trung Hoa.

Thiếu Lâm Tự chiếm một diện tích đất rộng hơn ba chục ngàn câysố vuông (30,000) trên đỉnh núi Thiếu Thất, dãy Tung Sơn. Tính từ tòa nhà Tam Quan ở phía Nam dọc về hướng Bắc, đến dãy nhà sau cùng lớn nhất, Đại Hùng Bảo Điện, dài hơn tám trăm thước (800) có tất cả bảy (7) dãy nhà chính như: 1-Tam Quan, 2-Thiên Hoàng Cung, 3- Bảo Chánh Điện, 4-Tàng Kinh Các, 5-Thiền Phòng, 6-Đạt Ma Đường, và 7-Đại Hùng Bảo Điện. Trừ tòa nhà Tam Quan ra, mỗi dãy nhà chính đều có một tòa nhà lớn (chánh) và nhiều nhà nhỏ (phụ) riêng biệt.

Mặt trước cửa Tam Quan nhìn về hướng Nma, có một con đường rộng lớn, nằm ngang chạy dài từ Đong sang Tây. Bên cạnh con đường này là một dòng suối chảy vòng quanh bên chùa.

Tòa nhà Tam Quan được xây cất bằng đá núi. Trên tầng lầu thứ nhất có treo một đại hùng chung rất lớn, cao mười hai thước (12), nặng ba ngàn (3,000) cân, bằng đồng pha vàng. Sức nặng của chuông được treo lên bởi một cột trục xà ngang, bằng cây Thiết Mộc, lớn hơn hai tay ôm.

Đến năm 1735 đời nhà Thanh, tòa nhà Tam Quan không còn như trước, được xây cất lại với tường gạch, mái ngói cong, có ba cửa lớn ra vào. Cửa chính giữa rộng lớn nhất, so với hai cửa tráiphải. Phía trên cửa chính giữa được treo một bảng to lớn, sơn son thép vàng, với ba chữ "Thiếu Lâm Tự" do bút tự của vua Khang Hy đời nhà Thanh. Phía trước sân là những hàng cây cổ thụ tòng liễu, rủ đầy bóng mát xuống cả sân chùa.

Bước vào cửa chính giữa của Tam Quan, một pho tượng to lớn của ngài Di Lặc đang tươi cười chào đón, dọc về hướng Bắc dẫn đến Thiên Hoàng Cung, thuộc dãy nhà thứ nhì là con đường chính giữa rộng lớn, được lót gạch. Cũng như dọc theo hai bên trái phải có hai con đường nhỏ, được ngăn cách với con đường giữa lớn bởi hai sân cỏ xanh tươi, phảng phất bóng mát của hàng cây lão tòng, điểm thêm rừng bia đá thẳng đứng, uy nghiêm đầy nét vẽ khắc văn tự nghệ thuật của các danh tài qua nhiều đời Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh.

Phía bên trái Tam Quan, dọc về hướng Tây Bắc, có một con đường nhỏ, dài khoảng một ngàn (1000) thước dẫn đến một rừng bảo tháp bằng gạch đá, nhiều tầng cao thấp, lớn nhỏ với những khối hình trụ khác nhau: vuông, chữ nhật, tròn, tứ giác, lục giác, và bát giác. Tất cả có khoảng hai trăm ba chục (230) bảo tháp. Ngọn cao nhất là mười lăm (15) thước, thấp nhất là hai (2) thước. Nơi đây là những mộ phần, tro tàng sauk hi hỏa táng thân xác các vị cao tăng danh tiếng, từ thời nhà Đường cho đến các triều đạia về sau. Cổng chính của rừng bảo tháp được đánh dấu bởi hai tòa bảo tháp tứ giác cao lớn, có thờ pho tượng cao lớn của Đức Phật Thích Ca trong tháp bên trái, và pho tượng của ngài Di Lặc trong tháp bên phải.

Theo kiến trúc nguyên thủy, Thiên Hoàng Cung, Bảo Chánh Điện và Tàng Kinh Các, mỗi dãy đều có hai khu nhà ở hai bên cánh Đông và Tây. Bên cánh Đông, có các tòa nhà Tháp Chuông, nhà Vọng Lâu (để canh gác), và nhà Tiếp Tân Đông. Bên cánh tây có nhà Tháp Trống, Tổ Sư Đường, và nhà Tiếp Tân Tây. Tất cả ba dãy này đều bị thiêu hủy trong cuộc thánh chiến vào năm 1928. Dấu tích còn lại chỉ là những nền nhà và những tường gạch đá xụp đổ hoang tàng. Ngoài ra, bên cánh Đông khu Thiên Hoàng Cung các di tích chỉ còn một pho tượng Phật cao lớn bằng ắt, và một chiếc chuông to lớn bằng sắt bị rạn nứt, chuông này nặng độ năm ngàn năm trăm kýlô (5,500) được đúc vào thời nhà Nguyên (1115 – 1234).

Khu Thiền Phòng thuộc dãu thứ năm gồm nhiều phòng riêng biệt, nơi cư ngụ của các tăng sư, cũng như các thượng khách lưu lại thăm chùa. Trên tường cánh Đông được gắn một bia đá lớn với chữ khắc: "Đền Diện Bích", kế bên phải là chân dung ngài Huệ Khả, Tổ sư Thiền Tông thứ hai, sau Bồ Đề Đạt Ma, với nét vẻ khắc điêu luyện, giá trị nghệ thuật của một danh tài thời Nam Tống.

Dãy thứ sáu là Đạt Ma Đường gồm có ba phòng lớn, kiến trúc bằng gạch và gỗ vào đời nhà Thanh. Phòng chính giữa là nơi thờ phượng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, với một pho tượng đứng cao lớn, uy nghiêm của ngài. Sau cùng, dãy nhà thứ bảy là Đại Hùng Bảo Điện (hay Chư Phật Đại Điện) rộng lớn và đồ sộ nhất được nằm trên một đại thế cao ráo nhất. Dãy nhà này được xây cất vào năm 1588, triều đại nhà Min. Về sau được vua Càn Long nhà Thanh chỉ thị tu bổ vào năm 1736.

Bên ngoài hiên rộng lớn của khu Đại Hùng Bảo Điện có hai pho tượng đúc Phật Thích Ca cao mười bốn thước (14m). Pho tượng lớn thứ nhì là ngài Di Lặc đang ngồi cười tươi, ôm bụng phệ, hở ngực và rốn. Tiếp đến, một trăm hai mươi sáu (126) pho tượng La Hán cao lớn bằng người thật như Thập Bát vị Kim Cương đứng theo mười tám(18) thế võ của bài Kim Cương Lôi Quyền, và một trăm linh tám (108) vị La Hán đứng biểu duong một trăm linh tám (108) thế võ của bài La Hán Quyền, bài võ nổi danh nhất của võ phái Thiếu Lâm Tự. Phía trong cùng là khu thờ Đạt Ma Tổ Sư vơí pho tượng ngài Đạt Ma tham thiền cao bảy thước (7), sơn son thép vàng. Hai bên phải trái của pho tượng là linh vị của các sư trưởng bên phải và linh vị các chư tăng bên trái.

Bên cánh Tây của khu Đại Hùng Bảo Điện là Thổ Địa Đường, và cánh Đông có Bạch Y Đường, còn gọi là Võ Đường, được xây lên vào cuối đời nhà Thanh gồm có năm (5) khu vực. Bên trong Bạch Y Đường (Võ Đường) rực rỡ màu sắc của rừng họa phẩm, nghệ thuật vo giá, được vẽ khắc trên các vách tường, với những quang cảnh chiến đấu của các nhà sư Thiếu Lâm, linh động đánh quyền, tung cước, múa côn, chém đao, đâm kiếm, … Thật là ngoạn mục, hấp dẫn với những người biết thưởng lảm nghệ thuật võ tường cổ điển, cũng như những đường quyền thế võ bí truyền của Thiếu Lâm Tự.

(Theo tài liệu giảng huấn của Thiền sư Thiện Tâm, Sáng Tổ Võ Lâm Đạo Việt Nam 1930).

LSB-Giang Hồ
17-10-2002, 18:10
Tác Giả: Sưu Tầm

Binh Khí Của Môn Phái Thiếu Lâm

Môn Thiếu Lâm được xem là lãnh tụ của võ thuật Trung Quốc. Thực ra, quyền thuật phái Thiếu Lâm chỉ nổi tiếng từ Trung Điệp đời Minh trở về saụ Đầu đời nhà Thanh, quyền thuật Thiếu Lâm phát triển cực thi.nh.
Trong niên hiệu Vạn Lịch nhà Minh, các nhà sư Hồng Kỷ, Hồng Chuyển nổi tiếng về côn và tiên. Trình Xung Đẩu theo học với hai nhà sư này, có viết sách "Thiếu Lâm côn pháp xiển tông" và "Thiếu Lâm tiên pháp xiển tông". Trong đời chính Đức nhà Minh, có người ở Từ Khê là Biên Trừng cũng học được tinh nghĩa của võ thuật, bao gồm quyền thuật và thập bát ban võ nghệ của võ phái Thiếu Lâm.

Sang niên hiệu Sùng Trinh đời Minh, các nhà sư Thiếu Lâm là Hồng Ký, Hồng Tín theo lời mời của Thẩm Tuy Trinh ở Bình Hồ, đến Thái Thương để dạy quyền thuật và thập bát ban võ nghệ của môn phái Thiếu Lâm cho binh sĩ. Đến khi nhà Minh mất, các bậc cố lão, di dân cùng những người thuộc tông thất nhà Minh trốn vào chùa Thiếu Lâm, gắng sức học tập võ nghệ, để mưu việc khôi phục đất nước. Tất cả các tuyệt kỹ về quyền thuật và binh khí Thiếu Lâm đã được đưa ra truyền dạy, gây cho nhà Thanh phải bao phen kinh hoàng...

Những binh khí được liệt vào thập bát ban võ nghệ của môn phái Thiếu Lâm, gồm:
1. Đao
2. Thương
3. Kiếm
4. Kích
5. Đảng
6. Côn
7. Xoa
8. Ba
9. Tiên
10. Giản
11. Chùy
12. Phủ
13. Câu
14. Liêm
15. Trảo
16. Quài
17. Cung tiễn
18. Đằng bài

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải chỉ có mười tám môn binh khí như đã nêu trên, mà có đến gần cả trăm loại binh khí thuộc về mười tám loại cơ bản kể trên:
-Trước hết có thể kể trong loại đao gồm có: đơn đao, song đao, đại đao phác đao, trảm mã đaọ Còn thương thì có đại thương (dài từ 1,6m đến 4m) và hoa thương (dài khoảng 2m đến khoảng 2,5m).
-Về kiếm có: đơn kiếm song kiếm. Kích gồm đơn kích, song kích. Đảng có nhạn linh đảng, long tu đảng và lựu kim đảng (là những binh khí có đầu như cái móc). Câu có hai loại là: hổ đầu câu và lộc giác câụ
-Môn binh khí liêm gồm có đao liêm, thương liêm và hổ trảo liêm (còn gọi là nhật nguyệt song bút). Trảo gồm có Kim long trảọ Quài có: Dương giốc quài, Lý công quài và Tiên lặc quài (còn gọi là câu liêm quài).
-Riêng côn cũng có nhiều loại: trường côn, tề mi côn, đoản côn, tam khúc côn, nhị khúc côn, song côn.
-Côn tiên gồm có: đơn tiên, song tiên, trung bình tiên, phương tiên, trúc tiết tiên, nhuyễn tiên.

Cách vận dụng mười tám môn binh khí, đại để như thương và côn thuộc về một loại, bởi cách dùng côn và thương có nhiều chỗ giống nhau, nhưng về đánh xuống (từ chuyên môn gọi là "đả") thì côn nhiều hơn thương. Côn pháp của phái Thiếu Lâm còn kiêm luôn cả những đặc tính của thương và bổng, gồm 7 phần thương pháp, 3 phần bổng pháp. Trong các loại côn pháp thì côn pháp của Thiếu Lâm là hay nhất. Đến như lối hai tay cầm côn với bộ khẩu hướng vào nhau, gọi là âm thủ côn, chính là một lối côn đặc dị của Thiếu Lâm pháị
Theo sách "Kỷ hiệu tân thư" của Thích Kế Quang thì : "Thương có lối Lê hoa thương pháp của họ Dương cùng với lối đánh côn của họ Sa và họ Mã". Theo sách "Thiếu Lâm côn pháp" của Trình Xung Đẩu thì : "Côn có loại Đại tiểu dạ xoa của phái Thiếu Lâm, cùng Âm thủ côn của nhà họ Tôn".

Kích có hai loại khác nhau là trường kích và song kích. Trường kích và câu liêm thương thuộc một loạị Kích và câu liêm thương thường nặng ở đầu nên lúc sử dụng không được linh động như thương. Song kích thuộc một loại với song câu, song liêm.

Đảng, xoa, ba thuộc về một loại đều là những võ khí ngăn trở địch tấn công mau chóng, nhưng dùng không được tiện lợi, nhanh nhẹn, dễ bị chậm chạp, không phải là người có sức mạnh thì không thể dùng được.

Trúc tiết tiên, đơn giản, đơn đao thuộc về một loạị Song tiên, song giản, song đao thuộc về một loạị Lối đánh của tiên và giản là lối chém của đaọ

Đại đao, trảm mã đao thuộc về một loại với chùy, phủ (búa), đều là những võ khí nặng nề. Ngày xưa, trong lúc hành quân, nếu trận của quân giặc quá kiên cố, người ta thường chọn những người có sức mạnh cầm chùy dài, búa dài, đại đao hay trảm mã đao hăng hái xông lên mà phá giặc. Nếu cá nhân chống nhau với đối thủ thì những võ khí nặng nề này không thích dụng lắm. Các loại binh khí này chỉ có các phương pháp: ngạnh đả, ngạnh chước, ngạnh thung, chứ không có nhiều xảo pháp.

Lối sử dụng quải có lúc dài, lúc ngắn làm cho kẻ địch khó đề phòng. Câu liêm quài còn có phép mộc kéo đối thủ, nhưng rất khó sử du.ng.

Kiếm được dùng từ xưạ Phàm các lối sử dụng về khí giới đều thoát thai từ lối đánh kiếm mà rạ Bởi vì ngày xưa, các võ khí như qua, mâu, kích - đều dùng trong chiến trận hơn nữa lại còn dùng lối đánh nhau bằng xe - cho nên đánh, đâm, tiến thoái đều theo sự tiết chế, mệnh lệnh mà động thủ, không thể nhảy nhót mau lẹ, tự do tung hoành, biến hóa như ý. Chỉ có kiếm là vật dụng người xưa hay mang theo, thường rèn tập có thể tự vệ được. Vả lại kiếm thường dùng đánh nhau dưới đất, vì vậy kiếm thuật rất dễ đến chỗ xảo điệu, vì nhiều người học và nghiên cứu, sáng tạọ

Kiếm khác hơn đao ở chỗ đơn đao phía mũi rất nặng còn mũi kiếm thì nhe.. Vì vậy, dùng kiếm mau hơn là dùng đaọ

Các loại binh khí nói trên thường chỉ được truyền dạy trong các chùa Thiếu Lâm - cái nôi của môn võ Thiếu Lâm - hoặc trong các lò võ Thiếu Lâm lớn còn đa số trong các lò võ và đại đa số người luyện tập môn phái Thiếu Lâm chỉ luyện tập các binh khí thuộc bộ Côn và bộ Kiếm và các dạng biến tướng của hai bộ này.

huyetle_votinh
25-10-2002, 08:24
LSB-giangho hinh nhu mình cùng môn rồi nhưng tôi nói không biết có nhầm không nhưng những điều huynh viết trên đều là chép lại từ cuốn "Thiếu lâm Mai Hoa Tiên" của lao võ sư Hồ Tường thì phải.
Tôi muôn huynh nói những gì học được chứ không phải mấy thứ đi sao lưu.

huyetle_votinh
25-10-2002, 08:30
Cả LSB-Trang nữa lần sau có viết thì nên viết cho đúng nhé. Đạt Ma Thiền Sư là sang núi Tung Sơn chứ không phải Tung sơn như huynh nói. Khi sang Trung Nguyên thì người ngày đêm khổ luyện nên để lại 72 tuyệt kỹ thiếu lâm. Như tai hạ viết trước thì còn thêm 5 pho sách võ học truyền nhân. Pho thứ nhất viết về thuật dùng người tìm học trò. cuốn thứ 2 la Dịch Cân Kinh. Ở đây cần hiểu về tựa đề của nó. Dịch là di chuyển Cân là cân đối khí lực Kinh la kinh mạch nói tóm lại thì Dịch cân kinh có nghĩa la lưu thông kinh mạch.
hơ hwo whơ

huyetle_votinh
25-10-2002, 08:33
LSB- lang tu buon muốn học võ thiếu lâm thì có thể đến giảng võ ở đó có khoá học Thiếu lâm sơn đông.
chúc thành công.
nếu sợ tốn kém thì có thể đến chỗ tại hạ. Tại hạ sẽ chỉ cho
he he he...

LSB-KỳCôngKỳThủ
25-10-2002, 17:35
GIÁO SƯ VŨ ĐỨC, N.D.
NGUỒN GỐC Võ Công Thiếu Lâm Tự

Theo truyền thuyết, vào thời thượng cổ, tại Ấn Độ, phần đông dân bản xứ và các tu sĩ rất hâm mộ luyện tập môn võ tay, được gọi là "Cửu Long". Mãi đến thời Phật lịch, trên đường du hành truyền bá Phật pháp, các thiền sư Ấn Độ, ngoài đức tin và đạo hạnh, còn cần đến một bản lãnh võ công để tự vệ và vượt qua những chướng ngại nơi núi rừng, sông biển đầy gian hiểm với hút dữ, cường sơn đạo tặc. Từ đó hình ảnh võ thuật được xuất hiện nơi chốn thiền môn. (Theo tài liệu giảng huấn của thiền sư Thiện Tâm, sáng tổ Võ Lâm Đạo Việt Nam 1930).
Vào năm 520, Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư thứ 28 của Thiền Tông Ấn Độ đến Trung Hoa rồi dừng chân nơi cổ tự Thiếu Lâm, núi Tung Sơn huyện Đặng Phong tỉnh Hồ Nam. Sau chín năm "Diện Bích Tham Thiền" nơi đây, ngài đã khai sáng cho Trung Hoa hai nền quốc kỹ tuyệt học và hình ảnh kỳ tài của ngài được suy tôn bất diệt, như một sáng tổ của Thiền Tông Trung Hoa và võ thuật Thiếu Lâm Tự.
Chính nhờ vào phép tham thiền "Diện Bích", một kỹ thuật "Quán Tâm trong tĩnh lặng" hay "mặc chiếu", tổ sư đã giác ngộ, cảm nhận được cái sức mạnh siêu linh của tâm hồn nằm tiềm tàng trong cơ thể con người. Cái sức mạnh siêu linh vĩ đại này, nếu người ta biết cách khổ luyện, để tập trung thức tỉnh nó, sẽ trở thành một lợi khí dũng mạnh, bén nhạy nhất và hữu dụng vô cùng tận trong võ thuật thượng thừa.
Do đó Bồ Đề Đạt Ma đã sáng tác ra môn "Tẩy Tủy", một đại pháp môn nội dẫn được áp dụng vào võ học siêu đẳng. Về sau, người ta gọi là "Nội Công Tâm Pháp", một phương pháp tu luyện để phát huy nội lực, qua ba giai đoạn chính yếu: Điều Thân, Điều Tức, và Điều Tâm.
Cũng như qua hình ảnh mệt mõi của các môn đồ không đủ sức chịu đựng trong những buổi tập thiền định đầy gió lạnh của mùa Đông băng tuyết, Bồ Đề Đạt Ma sáng chế ra môn "Dịch Cân", một pháp môn ngoại dẫn áp dụng vào võ học nội công trung đẳng, gồm có 12 phép tập luyện thân thể nhằm phát huy sức mạnh gân thịt, và đã thông kinh mạch để đưa khí huyết sung mãn từ ngoài vào bên trong các phủ tạng. Do đó, môn "Dịch Cân" ngoài hiệu quả cường tráng thân thể, nó còn giúp tiêu trừ các chứng bệnh bên trong phủ tạng.
Ngoài ra, Bồ Đề Đạt Ma còn truyền dạy cho tất cả môn đồ các cấp về "Thập Bát La Hán Môn", gồm có 18 động tác căn bản về quyền cước để khỏe mạnh tây chân tự vệ.
Sau đây, tác giả Quảng Từ Lão Ni đã đề cập đến Đạt Ma trong pho sách "Võ Thuật Tùng Thủ":
"... Vào một sáng tinh sương mùa đông lạnh lẽo, toàn ngôi chùa Thiếu Lâm chìm đắm trong sương mù âm u của núi rừng Tung Sơn.
Từ trong tịnh thất, Đạt Ma Tổ Sư bừng tỉnh cơn thiền trong tiếng động mạnh của cánh cửa sổ bị gió thổi đập mạnh vào tường. Ngài bước nhanh qua thiền viện, thiền đường vắng lạnh trong không khí yên tĩnh siêu nhiên. Gần ba chục môn đồ ngồi bất động như ba chục pho tượng nhập đại định, trong tư thế "Kiết già phụ tọa". Tổ sư quan sát toàn diện khung cảnh. Mỗi người tuy phảng phất vẻ tịnh tu nhưng gương mặt hôm nay sao biểu lộ sự cố gắng cùng cực, không có được sự bất động vô tâm như bao ngày trước. Từng cơn gió lướt qua, nhiều người phải nghiến chặt răng, tay bắt ấn quyết liệt trong cử chỉ kềm chế tối đa. Trời rét lạnh như băng đá, máu dồn lên đầu, gương mặt các môn đồ đều đỏ lên, khắc khổ. Tổ sư chợt hiểu. Vì không đủ nội lực phấn đấu với khí hậu, tiết trời bất thường của mùa đông, đầy sơn lâm chướng khí.nên tất cả đều đang ở torng tình trạng khẩn trương, có thể dẫn đến nội thương, tổn hại nguyên khí, làm cản trở bước đường tu tập. Tổ sư tự nghĩ: Ngài phải có trách nhiệm và hành động…
Sau đó, mỗi ngày trong chương trình tu học, đầu có giờ tập luyện "Thập Bát La Hán Môn" và "Dịch Cân" do chính tổ sư giảng huấn."
Thời kỳ sơ khởi của võ thuật Thiếu Lâm bắt đầu từ đó. Sau khi Bồ Đề Đạt Ma qua đời, các môn đồ Thiếu Lâm dựa vào 18 động tác căn bản của "Thập Bát La Hán Môn" và 12 phép tập vận động của "Dịch Cân" để khai triển thêm nhiều thế căn bản và đường quyền thế võ tự vệ.
Mãi đến triều đại nhà Nguyên (1260 – 1368), Thiền sư Viên Trường Quang, tuổi năm mươi, trước khi gia nhập Thiếu Lâm Tự nguyên là một thanh niên khỏe mạnh, giỏi võ nghệ, thuộc gia đình giàu có. Viên Trường Quang dựa vào 18 thế căn bản "Thập Bát La Hán Môn" của Đạt Ma biến chế ra một hệ thống quyền cước với bảy mươi hai thế căn bản gọi là "Thất Thập Nhị Quyền Công". Sau đó, Viên Trường Quang còn xuống núi hành hiệp vàkết giao vớinhiều danh sư để thử nghiệm ưu khuyết điểm của "Thất THập Nhị Quyền Công".
Một hôm, Viên Trường Quang được kết giao với một lão sư, Lý Thanh tuổi ngoài sáu mươi. Trong trận đấu giao hữu, lão sư Lý Thanh vơi thân thủ nhanh nhẹn đã kềm chế được ngọn đá dũng mãnh của đối phương, đồng thời dùng thế song chỉ của hai ngón tay phải điểm huyệt, làm đau tê buốt bàn chân đá của Viên Trường Quang.
Sau đó, Lý Thanh giới thiệu Viên Trường Quang với Bát Dự Phong, một người bạn thân của ông tuổi năm mươi, đương kim vô địch võ thuật nổi danh lúc bấy giờ tại các vùng Sơn Tây, Hồ Nam và Hồ Bắc. Ba người bạn gặp gỡ tâm đầu ý hợp. Cùng nhau vào chùa Thiếu Lâm ngày đêm nghiên cứu võ thuật. Với căn bản của "Thập Bát La Hán Môn" và "Thất Thập Nhị Quyền Công" của Thiếu Lâm, ba người cùng hợp tác chế thêm một trăm bảy mươi động tác căn bản quyền cước, được phỏng theo đặc tính và bộ pháp chiến đấu của "Linh Thú Ngũ Hình" như: Long Hổ, Báo, Xà, Hạc. Tất cả đã tạo nên một nền tảng sơ khởi cho võ thuật Thiếu Lâm, được truyền bá rộng rãi từ xưa đến nay.
Kỹ thuật huấn luyện:
Võ thuật Thiếu Lâm được người Trung Hoa xem là "ngoại gia quyền" vì được du nhập từ nước ngoài (Ấn Độ) vào, do Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo tại chốn thiền môn nhằm để tăng cường sức khỏe thân tâm, và tự vệ. Ngoài việc tập luyện võ thuật, môn sinh còn phải tuân hành mười điều tâm niệm sau đây:
1 – Phải chuyên cần tập luyện võ thuật.
2 – Chỉ được dùng đến võ thuật trong trường hợp phải tự vệ.
3 – Phải giữ phép lịch sự và kính nhường với những bậc thầy và cao niên.
4 – Phải đối xử tử tế, và có lòng thành tín với các đồng bạn.
5 – không nên tự ý khoe khoang võ thuật trước mặt mọi người và không được nhận lời thách đấu của bất cứ ai.
6 – Không bao giờ gây chiến trước.
7 – Không nên dùng rượu và thịt.
8 – Không làm việc tà dâm.
9 – Không nên có những tánh: công kích, gian tham, và tự phụ.
10 – Chỉ dạy võ thuật cho những người có đức hạnh tốt.
Về kỹ thuật huấn luyện, tổng quát gồm có bốn bộ môn căn bản: Quyền cước, Binh khí, Nội ngoại Thần Công và Huyệt Đạo Kinh Mạch. Trước tiên, bô môn quyền cước được xem là nền tảng sơ khởi trong việc huấn luyện võ thuật. Sau đó, môn sinh mới được lần lượt học tập đến các bộ môn Binh khí (như côn, thương, kích, đao, kiếm), môn Nội ngoại thần công (gồm các bí quyết tập kuyện công phu như khí công nội dẫn, ngoại công như ngạnh công và nhuyển công gồm có các phương pháp công phu luyện tập sức mạnh các ngón tay chỉ công: Nhất chỉ thiền, Long Trảo công, ngọa hổ công,... luyện lực ở cạnh vàlòng bàn tay; Chưởng Công: Thiết sa Chưởng, Thôi sơn chưởng, Trúc diệp chưởng,... luyện về khinh công và phi hành, luyện về Thiết quyền và Thiết tý, luyện về Thiết cước và Thiên cân trụy, luyện về những công phu đặc dị mình đồng da sắt,...), Môn Huyệt Đạo và Kinh Mạch (các phương pháp điểm và giải huyệt bí truyền áp dụng vào chiến đấu đã thương và cứu tử hoàn sanh).
Tất cả đều được truyền dạy lần lượt từ dễ đến khó, từ cấp bậc thấp lên dần cấp bậc cao hơn. Về bộ môn quyền cước, khởi đầu từ cách tập đứng các thế tấn căn bản đến di chuyển từ bước một (Bộ tấn pháp), đến các đòn thế căn bản đánh đỡ về tay (thủ pháp), và các thế đá căn bản hướng tới trước, phía sau, một bên phải trái (cước pháp). Dần dần tập luyện các bài quyền mẫu, các thế đánh đỡ tự vệ và giao chiến mẫu, từ các bài đấu luyện với nhau, áp dụng từ đơn luyện đến song luyện. Cầm Nả Thủ Pháp học cận chiến để bắt bẻ, khóa tay chân, và vật ngã đối phương… Càng học lên cấp bậc cao, kỹ thuật huấn luyện càng chứa nhiều thế phức tạp, đòi hỏi người môn sinh phải có lòng kiên nhẫn và khó nhọc.
Tóm lại, võ thuật Thiếu Lâm mang những đặc tính căn bản như công, thủ, phản, biến, nhu, cương, khí, lực,... Về hình thức, quyền pháp di chuyển thường theo một đường thẳng tới lui, lên xuống, trước sau, trái phải. Di chuyển căn bản theo bốn phương, tám hướng, với thân hình biến chuyển có lúc vững chắc như núi thái sơn, có luc mềm dẻo linh động, nhanh nhẹn dũng mãnh như cuồng phong vũ bão. Tất cả đều được phối hợp trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi, chạy, nhảy, lăn, nhào,... Các đòn thế công hay thủ phải được rõ ràng, dứt khoát, thực dụng, sức mạnh là yếu tố chính yếu, tính uyển chuyển là phụ thuộc. Trong các động tác không được rườm rà, hay khoa trương hoa dạng, để tránh phí sức lực. Các thế tấn công thường nhắm vào các nhược điểm trên cơ thể của đối phương.
Về sự huấn luyện "Linh Thú Ngũ Hình" được quan niệm rằng đặc tính và bộ pháp chiến đấu của năm loài thú Long, Hổ, Báo, Xà, và Hạc lần lượt được tượng trưng cho sự huấn luyện về tinh thần, bộ xương, sức mạnh, hơi thở, và gân thịt. Năm yếu tố này cần được phối hợp lại thành một đồng nhất thể. Cũng như sự kết hợp cần phải có giữa cứng và mềm (nhu cương), trong và ngoài (nội ngoại), thể chất và tinh thần (thân tâm). Do đó, việc huấn luyện "Linh Thú Ngũ Hình" đòi hỏi một sự cố gắng và kiên nhẫn cao độ, nhằm đạt đến sự ích lợi tối đa cho cơ thể của người tập luyện có những đức tính chính yếu sau đây:
Thân pháp phải được vững chắc và linh động.
Tâm pháp phải giữ được bình tĩnh.
Khí pháp nên được điều hòa hơi thở.
Nhãn pháp phải được trong sáng, để quan sát rõ ràng cuộc chiến.
Quyền cước pháp phóng ra khéo léo, dũng mãnh và nhanh nhẹn.
Đấu pháp phải biết dùng đến mưu trí trong mỗi tình thế, và nhận định đúng thời điểm để áp dụng phù hợp các đòn thế: công, thủ, phản, biến, nhu, cương, khí, lực,...
Tất cả là những yếu tố cần thiết trong việc huấn luyện để giúp cho môn sinh Thiếu Lâm giữ thế thượng phong, thủ thắng trước đối thủ.

huyetle_votinh
01-12-2002, 10:11
đọc thêm pho thứ nhất sách thiếu lâm đi

huyetle_votinh
01-01-2003, 10:06
ha ha ha hic nực cười wa đi ha

LSB-VanThang
03-01-2003, 05:27
ha ha ha hic nực cười wa đi ha
Hình như huynh đài không bằng lòng với mấy bài viết trên lắm. Tại hạ cảm thấy đọc mấy bài đó rất thú vị, không hiểu là sai sót chổ nào? Huynh đài có thể viết bài chỉ giáo những điểm thiếu sót hoặc không đúng trong bài không?

huyetle_votinh
03-01-2003, 15:47
ok luôn nhưng hãy tạm đợi đã nhé vì bây giờ tui đang bận wá nên chưa pót lên được. hẹn lần sau , mà hãy đọc phần trên tui viết đó đấy mới là võ thuật chân chính chứ không phải tà giáo nhừ huynh đệ viết.

LSB-VanThang
04-01-2003, 08:51
OK lúc nào rãnh huynh đài post lên cho tại hạ mở rộng tầm mắt!

LSB-Mat_naDH
05-01-2003, 16:51
Muội cũng mong huynh post bài nhanh lên cho muội nâng thêm tầm hiểu biết với,ko mang tiếng là cũng học võ thiếu lâm mà hổng biết gì thì ngượng chết.

huyetle_votinh
05-01-2003, 21:04
Nhưng huynh muội muốn post bài về kiếm hay thứ gì tại hạ giỏi nhất là nội công và mai hoa tiên + Cầm nã thủ. Các món khác cũng biết nhưng chỉ đánh được thôi chứ không thể gọi là giỏi. Vậy há.

LSB-VanThang
07-01-2003, 01:44
Huynh đài rành về môn gì thì giới thiệu với mọi nguời về môn ấy vậy, nhưng tốt nhất là nên mở đề tài mới cho dễ theo dõi.

LSB-Mat_naDH
08-01-2003, 17:56
Hay là huynh pots bài về cầm nã thủ di,muội thích loại võ này lắm

LSB-Tế Công
04-03-2003, 10:48
đọc xong lồi con mắt luôn ======> 8O
đệ cũng có võ nè nhưng nó đâu có rắc rối nhứ thế cơ chứ :dance:

LSB-TieuCai
27-07-2004, 17:02
Hay quá ta.Lại sắp được uống rượu rùi anh ẹm ơi.Tôi là người mới lên LS nhưng cũng xin chúc 2 người trăm năm hạnh phúc con đàn cháu đống nha.Bao giờ cưới vợ thì báo với tui 1 câu nha.

luong_son_de_nhat_sat_thu
02-08-2004, 12:35
các huynh ơi các huynh có biết ơ đâu day võ TL ko chỉ giúp đệ với :X :X :X :X :X :X :X :X :X :X :X :X :X :X :X :X :X :X :X :X :X

votuongvothuong
06-08-2004, 20:29
o cung van hoaviet xo co day tl day,ong thay o day to lam chac trinh do cung tuong duong can nangHI HI

Mắt Đêm
25-08-2004, 06:59
Thiếu Lâm dạy ở HN toàn là tạp nham pha trộn, có đáng học không? hừ! Thực chất cái mà các thày ấy gọi là "Thiếu Lâm" không biết nó là do cái gì đắp thành nữa.
Nói thế không có nghĩa là không có chỗ dạy đúng, nhưng quả thật hiếm có khó tìm!

Vi Nhat Tieu
25-08-2004, 10:38
Thiếu Lâm ở HN là kết hợp TLT và võ cổ truyền VN,dĩ nhiên là có 1 số chỗ dạy không được bài bản(như là ở cung văn hoá ấy,đệ có đứa bạn tập ở đấy kêu là không hay),nhưng cũng không thể nói là tất cả đều không đáng học.Còn có nhiều chỗ dạy hay đấy chứ,như là Thiếu Lâm Hồng Gia(Hình như là võ sư Hà Châu làm chưởng môn),Nam Hồng Sơn(một chi phái của TLT,chuyên đánh ở tầm thấp,cụ Nguyễn Văn Tỵ làm chưởng môn),Thiếu Lâm Sơn Đông(do cụ Nguyễn Văn Thơ làm chưởng môn)...

A-Phong
25-08-2004, 17:51
hey.... vị huyết lệ vô tình huynh đài kia nói sai rồi ... thực chất khí công và nội công dều là một , xưa nay võ học chỉ có hai loại công phu căn bản đấy là nội công và ngoại công . hiểu theo nghĩa nôm na là ngoại công thì luyền phần bên ngoài cơ thể như các bắp thịt trên người của môn sinh , còn nội công là tập cách điều khiển khí của cơ thể bên trong .
ngoại công là gì ? đó là phương pháp luyên cho các bắp thịt bên ngoài cơ thể trở lên rắn chắc , giúp các bắp thịt của bạn bền dẻo và sức chịu đựng tốt hơn , nó đc phổ thành các bài quyền và để tập đc các chiêu trong những bài quyền ấy võ sinh cần một thời gian rèn luyện rất lâu để cơ thể có thể đáp ứng đc những chỉ tiêu đề ra , ví dụ như để luyện đc "kim cang chỉ "( 1 trong 72 tuyệt kĩ thiếu lâm ) người luyện bắt đầu từ việc tập với những miếng gỗ sau đó khi luyện song với gỗ chuyển sang gạch và kế tiếp là đá cuổi cùng là sắt , muốn luyện thành côbng bạn cần kiên trì tập luyện trong 20 năm ròng và khi thành công rồi vẫn phải thường xuyên luyện tập nếu kop muốn công lực giảm sút , luyện kim cang chỉ người luyện chỉ chú trọng vào luyện ngón trỏ của mình đấy là cách luyện chú trọng để tập một tuyệt chiêu còn như luyên toàn thân thì có những cách khá nhau . nói chung luyện ngoại công nhằm giúp cho thân thể rắn chắc , dễ dàng chịu đựng đc đòn của đối phương . và như mình biết thì thể hình thực chất ko phải là luyện ngoại công , nó chỉ giúp cơ bắp to lên chứ ko làm săn chắc lại , và việc tập thể hình cũng làm chèn é các kinh lạc trong cơ thể dẫn tới việc luyện nội công khó hơn .
còn nội công , nó là những bài luyện khí trong cơ thể , tại sao phải luyện nội công ? từ xưa người học võ thấy rằng khi họ luyện ngoại công thì các bắp thịt thường đau nhức , hơi thở gấp gáp ko đc đều dẫn tới họ tìm hiểu nguyên do và cuối cùng đạt ma sau khi đóng của tham thiền trong mười năm đã sáng tạo ra một bộ kinh thư dùng để luyện nội công giúp điều hoà kinh lạc , khí huyết tinh thông , nhằm khắc phục những tồn tại của việc luyện ngoại công . nguần gốc võ thuật thực chất bắt nguần từ thiếu lâm của trung quốc ,và họ luân giữ kín cách luyện công của mình , về sau có những đệ tử tục gia xuống núi và lập các phải khác nhau , đã dựa vào quyền phổ của thiếu lâm mà sáng tạo ra các bài quyền , các cách luyện khí công khác nhau , như võ đang về nội công có bát quái quyền đc biến thế từ cách luyện công của chùa thiếu lâm , còn rất nhiều các vị tướng trong triều đình cũng sáng tạo ra các bài quyền khác nữa nhưng vì giữ kín trong dòng họ mà thu chột rồi mất đi , thực chất thì chùa thiếu lâm cũng dấu kín cách luyện công của mình, chỉ các tăng y trong chùa mới có quyền luyện tập võ công của chùa , nhưng sau khi võ công thiếu lâm đc trung hoa coi là quốc võ họ mới truyền bá ra ngoài cho người khác học tập và sử dụng .
luyện ngoại công và nội công tuy hai mà một , không thể thiếu một trong hai , nếu chú trọng ngoại công sẽ gây lên việc kinh lạc ko đồng đều dẫn tới các bệnh về nội thể , còn nếu quá chú trọng nội công thì cũng sẽ thừa khí gây ra bệnh , do vậy người ta thường luyện sông song cả nội lẫn ngoại công để bù đắp những thiếu hụt cho nhau . bạn có thể thấy trong các loại võ phương đông bước căn bản bao giờ võ sinh cũng phải học đứng tấn một thời gian sau đó mới học quyền , và việc đứng tấn sẽ duy trì trong suất quá trình học , thực chất đứng tấn là một kiểu luyện nội công căn bản nhất , nó giúp cho người học võ có một hậu tâm vững trắc để ra đòn và cũng để tập điều hoà hơi thở tốt hơn . nếu bạn quan tâm tới võ thiếu lâm bạn ko thể nào ko biết " mai hoa quyền " bài quyền đc luyện trên các cọc gỗ cao hơn mét và người luyện sẽ đứng tấn trên các cọc gỗ ấy rồi đánh bài quyền , đó thật sự là một thử thách vì nếu nhịp thở chỉ cần ko đều bạn sẽ lúng túng và ngã lập tức , đẻ tập mai hoa quyền người ta trước tiên tập với bát úp xuống nền nhà sau đó tập đứng trên vành thúng , một võ sinh của chùa thiếu lâm có thể đứng tấn trên vành thúng cả một ngày , ăn cơm ngay cả khi tập . việc luyện nội công ngày nay với các võ sinh của thiếu lâm vẫn thuộc vào hàng đầu , và người ta còn nghiên cứu đẻ các vận động viên ngoài việc tập luyện thường ngày thì sẽ luyện một bài nội công giúp tăng cường khí trong cơ thể , điều đó lí giải vì sao các vận động viên trung quốc ngay nay đang tung hoanh trên vũ đài thể thao của thế giới.
việc luyện võ ngày nay ở việt nam ko còn như trước , họ đi học chủ yếu để giải trí , họ ko đáp ứng đc sự khắc nghiệt của các bài tập như võ sinh của trung quốc ( vốn đc các nhà sư xin từ các gia đình nghèo lên chùa nuôi và cho học võ , vì vậy nếu họ ko chuyên cần thì chẳng còn đường nào để đi cả ) , chính vì thế tuy võ học việt nam , tôi có thể nói có những môn võ chẳng thua gì trung quốc , mặc dù du nhập từ trung quốc và đc biến tướng đi , nhưng ko thể nổi lên đc vì người việt nam đang và sẽ sa lầy vào việc hưởng thụ thành quả của cha ông mà chẳng chú ý đến việc rèn mình , người trung wquốc coi luyện võ là một bài học để rèn mình cả về ý chí và nghị lực , thật buồn khi phải nói câu này : "người việt còn phải học trung hoa rất nhiều "

CHAO_NHE123
21-09-2004, 11:42
hey.... vị huyết lệ vô tình huynh đài kia nói sai rồi ... thực chất khí công và nội công dều là một , xưa nay võ học chỉ có hai loại công phu căn bản đấy là nội công và ngoại công . hiểu theo nghĩa nôm na là ngoại công thì luyền phần bên ngoài cơ thể như các bắp thịt trên người của môn sinh , còn nội công là tập cách điều khiển khí của cơ thể bên trong .
ngoại công là gì ? đó là phương pháp luyên cho các bắp thịt bên ngoài cơ thể trở lên rắn chắc , giúp các bắp thịt của bạn bền dẻo và sức chịu đựng tốt hơn , nó đc phổ thành các bài quyền và để tập đc các chiêu trong những bài quyền thật buồn khi phải nói câu này : "người việt còn phải học trung hoa rất nhiều "thực chất khí công và nội công đều là một ???????????????
Sao mà "khí" công & "nội" công lại là một???
_"ngoại công" căn bản thì đúng là làm cho các cơ bắp của mình sẽ ok lên
_tập "khí" làm cho kinh mạch ta luu thông mà cũng bổ chợ cho "nội công"
_ vậy làm sao mà "khí" và "nội" lại là một được? hai cái môn này khác hoàn toàn nhau, nấy khí để bổ chợ cho nội công còn nội công thì cần phải cần khí để bộ chợ cho mình?
đâu phải khí và nội công là một? vẫn phải tách biệt khác nhau không thể nói là một được khí công, nội công

tienhd
01-06-2006, 16:21
Thiếu Lâm ở HN là kết hợp TLT và võ cổ truyền VN,dĩ nhiên là có 1 số chỗ dạy không được bài bản(như là ở cung văn hoá ấy,đệ có đứa bạn tập ở đấy kêu là không hay),nhưng cũng không thể nói là tất cả đều không đáng học.Còn có nhiều chỗ dạy hay đấy chứ,như là Thiếu Lâm Hồng Gia(Hình như là võ sư Hà Châu làm chưởng môn),Nam Hồng Sơn(một chi phái của TLT,chuyên đánh ở tầm thấp,cụ Nguyễn Văn Tỵ làm chưởng môn),Thiếu Lâm Sơn Đông(do cụ Nguyễn Văn Thơ làm chưởng môn)...
Huynh đài Vi Nhat Tieu có thể cho tiểu đệ một số địa chỉ cụ thể để học võ Thiếu lâm ở Hà Nội được không? Đệ tìm mỏi mắt mà không thấy 8-| . Cám ơn huynh nhiều nhé.

Tiểu Kiếm Tiên
09-06-2006, 17:05
Học võ thiếu lâm làm gì, sao không học karate hay boxing ế có phải tiện dụng không.Sao cứ phải tìm học cho bằng được võ thiếu lâm nhỉ.