Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 16-09-2005   #1
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.359
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Những vần thơ của Nguyễn Bắc Sơn

Nguyễn Bắc Sơn tên thật là Nguyễn Văn Hải , sinh năm 1944 tại Phan Thiết. Thơ của ông đã bị tuyệt bản vào năm 1972 , mới đây đã được in lại. Nguyễn Bắc Sơn , một chân dung thi ca đặc biệt của văn học Việt Nam. Một đời văn chương. Một thời văn học. Nguyễn Bắc Sơn có thể được coi như một trong những nhà thơ của 20 năm văn học miền Nam tiêu biểu nhất. Thơ cũng phiêu hốt như cuộc đời thi sĩ phiêu bồng.

Thơ tình Nguyễn Bắc Sơn ngọt ngào , viết cho người tình người vợ , lẫn lộn giữa yêu thương và hối hận , thơ như tiếng thở ngấm trong trái tim những nỗi hoài nhớ khôn nguôi. Tình cảm ấy , có nét chân thật của một đời sống nhiều chông gai của một thời thế nhiều biến cố , ảnh hưởng xâu sa đến cuộc đời. Thơ , là lời tỏ tình muộn màng của những đời lứa đôi bất toàn cay đắng...

"... khi lớn khôn nhiều đêm anh hối tiếc
đã bao ngày mê mải với văn chương
song bất tài không viết nổi tình thương
của người mẹ tóc dài đang nhuốm tuyết
em cũng biết tình yêu anh bát ngát
và ngây thơ như đồng mía lau say
biết ngày xưa anh là ngọn gió tây
thổi quanh quẩn con đường nhà em mỗi tối
ta trở về với nhau vợ chồng không đám cưới
khi em thành sương phụ áo màu đen
anh bán đi chồng sách quí nuôi em
cuộc tình hai ta sao cũng buồn quá đỗi... "

Thi sĩ cũng là người hay nghĩ ngợi xa xôi. Tự họa chân dung mình , thơ là những nét phác của một khuôn dáng mà những người đọc thơ soi vào để tưởng ra chính mình.

" Ta sống ở đời như một kẻ nhàn du
trôi qua tháng trôi qua ngày trên cuộc đời huyễn mộng
Trôi từ chiếc nôi ra đến nấm mồ
Trên trái đất có rừng già núi non cùng sông biển
Trong người Nguyễn Bắc Sơn có một kẻ làm thơ
Kẻ làm thơ đôi khi biến thành du đãng
Hoặc nhà thơ theo khí hậu từng mùa
Bạn bè đã chia xa ta khề khà cùng sách vở
Mất bảy năm trời ta hiểu Thích ca
Ôi nụ cười đã từng đêm ta mất ngủ."

Ngôn ngữ và vần điệu đã như hai đường tàu để bánh xe lăn cùng về một hướng. Một mà hai , hai mà một , thơ như một tâm cảm muôn thuở ngậm ngùi.

Trích một phần nhỏ trong tập 20 của Thư Quán Bản Thảo ( tháng 07 -2005)


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-06-2006   #2
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.359
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Đàn Nguyệt ( Thế Lữ )

( H.Y.L. Gìn Vàng Giữ Ngọc )

Văn Cao là nhạc sĩ nổi danh ai cũng biết vì các ca khúc Buồn tàn thu , Thiên thai , Bến xuân , Cung đàn xưa , Trương chi và Suối mơ đã thấm sâu vào hồn thính giả và vang vọng mãi từ đầu môi của những người yêu nhạc của nhiều thế hệ .

Cũng nhiều người biết Văn Cao là họa sĩ chuyên sống nhờ vẽ tranh trong những năm Hà nội khói lửa và biết cả việc ông từng học dự thính tại trường Cao Đẳng mỹ thuật Đông dương vào tuổi 18 ( ông sinh năm 1923 ) và nhiều bức tranh của ông như " Cuộc khiêu vũ của những người tự sát " được giới hội họa ở Hà nội ngày ấy ( 1943 ) thưởng thức .

Những ngày nhạc sĩ bị gạt ra ngoài rìa xã hội sau vụ Nhân văn Giai phẩm ông đã lang thang với chiếc xe đạp , chở vợ ở yên sau , sống bằng nghề vẽ thuê cho các nhà xuất bản ở Hà nội .

Tuy nhiên , phần đông không biết Văn Cao còn là một nhà thơ và thơ của ông lại mang phong cách riêng , bộc lộ cái bản chất nghệ sĩ ở nơi ông , một con người giàu lòng nhân đạo , ghét bất công , có cảm xúc bén nhậy và thực sự gắn bó với tự do và công bằng nhưng gắn bó một cách mãnh liệt nhất bằng cả tim óc chứ không phải chỉ ở ngôn ngữ . Cũng vì thế những việc làm xem ra mâu thuẫn và táo bạo trong đời ông đều có thể lý giải . Nếu trong nhạc Văn Cao để tình cảm và trí tưởng tượng trôi theo sóng nhạc , trong họa và trong thơ của Văn Cao lại bộc lộ khát vọng tự do của một nghệ sĩ , nỗi cô đơn của một thiên tài và cơn phẫn nộ trước cảnh trái tai gai mắt của một chiến sĩ .

Thơ Văn Cao sắc bén , mãnh liệt và tân kỳ , như muốn thoát tung ra mọi khuôn khổ và đòi cho được tự do , công bằng mà ông trân trọng . Thơ của ông chẳng khác lưỡi kiếm của hiệp sĩ , thấy sự bất bình chẳng tha hay reo lên những âm thanh báo động . Để hiểu Văn Cao hơn , thấu đáo một thiên tài có biểu lộ đầy mâu thuẫn trong cuộc đời và trong sáng tác , chúng ta có thể nghe kể một giai thoại về ông . Vũ Bằng , từng là thư ký tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy trước 1945 và biết Văn Cao từ thuở ông mới bỏ đất Cảng lên Hà nội vào đầu thập niên 40 , đã kể chúng ta nghe câu chuyện Văn Cao từng là một sát thủ , một chi tiết không nhiều người biết nhưng không thiếu nhân chứng xác nhận . Họ Vũ kể lại cái chết của một tay sai Nhật là Đỗ Đức Phin . Phin bị giết ở Hải Phòng vào 1944 mà nhiều người cho rằng thủ phạm chính là Văn Cao .

" Ngay sau đó vài ngày ai cũng nói Văn Cao là người đã bắn chết Phin . Theo lời thuật của các anh em " tự nhận " là biết rõ hết cả đầu đuôi chi tiết vụ này " Văn Cao lúc đó đã hoạt động bí mật ... vào tiệm hút của Phin từ lâu và đã nghiên cứu rất kỹ giờ giấc và các thói quen của Đỗ Đức Phin như thế nào . Lúc ấy Phin bị coi là làm mật thám cho phát xít Nhật . Hôm xảy ra vụ ám sát , Văn Cao nằm một cái giường sát giường của Phin . Đợi Phin hút xong xuôi rồi , nằm lơ mơ . Văn Cao gọi :" Phin ơi ! " . Phin quay lại xem có gì xảy ra thì Văn Cao nói tiếp :" Phin ơi , tao giết mày ." Bắn xong Văn Cao đứng dậy đi ra , nhảy lên một chiếc xe đạp thong thả , một chút sau ở trong tiệm người ta mới hô hoán Phin bị bắn . Cái tên Văn Cao nổi bật từ đó . Đối với các anh em văn nghệ , và một số anh em nói cho đúng , đã lấy làm hãnh diện về điểm đó .

Câu chuyện trên có thể xảy ra với Văn cao vì ông luôn là một con người say mê trong sáng tác , táo bạo trong nghệ thuật và trong hành động lúc nào ông cũng duy trì được tính chất táo bạo và mãnh liệt đó . Chẳng khác câu chuyện Lý Bạch khi chưa nổi danh vì bất bình đã cầm kiếm giết người rồi rời bỏ quê hương lưu lạc tới tận Trường An .

Trước 1945 Văn Cao có làm thơ nhưng thơ ông chìm vì nhạc của ông quá rực rỡ nhưng chẳng mấy ai quên những bài mang chất Văn Cao như " Một đêm đàn lạnh trên sông Huế " và " Chiếc xe xác đi qua phường Dạ lạc " ... Nhưng sau 1945 , ngoài Trường ca Sông Lô ra , người ta chỉ được thấy một Văn Cao băn khoăn day dứt , cuồng nộ chống đối bất công và sự tù hãm như trong tuyển tập thơ ca ông cùng Trần Dần , Lê Đạt và Hoàng Cầm in chung .

Sau một thời gian dài gác bút , Văn Cao sáng tác một bài thơ tình cảm nổi tiếng vì nó là tâm sự của ông và là cảm nghĩ của ông với người bạn đời cùng ông nếm trải bao nhiêu thành bại và thăng trầm trong cuộc sống của một thiên tài bị đày vào cõi thế bất công bất hạnh . Bà này là con gái của ông chủ tờ báo Rạng đông ở Hà nội khi trước . Có dư luận cho rằng cũng vì cuộc tình với con nhà địa chủ mà Văn Cao đã bị thất sủng trước khi ông góp mặt vào nhóm văn nghệ sĩ phản kháng trong giai đoạn 56-58 ở Hà nội .

Khuôn Mặt Em

Giữa những ngày dằng dặc
Chỉ còn khuôn mặt em
Sáng trong và bình lặng

Dù hai đứa chúng ta
Chưa lúc nào sung sướng
Những ngày đau khổ ấy
Khuôn mặt em
Như mảnh trăng những đêm rừng cháy

Trên đường đi
Anh đặt em trên đồng cỏ
Thấy em đẹp mãi màu xanh cỏ dại

Trên đường đi
Anh đặt em trên dốc núi
Để tìm lại những đường mềm của núi

Trên đường đi
Khuôn mặt em làm giếng
Để anh tìm lấy đáy ngọc châu
Ôi khuôn mặt sáng trong và bình lặng
Tôi được đầu tiên và còn lại cuối cùng

Văn Cao
1974


Tình yêu của Văn Cao giản dị và chung thủy . Đúng là mối tình chân . Văn cao trong lúc danh tiếng nổi như cồn , làm rung động biết bao trái tim phụ nữ đồng thời nhưng lại là người rụt rè , ít dấn thân vào cuộc tình lãng mạn nào ngoài cuộc tình đẹp với cô gái họ Nghiêm tại phố Hàng đàn .

Bước đường công danh của Văn Cao sớm tàn và cuộc sống cùng khổ của người nghệ sĩ sáng giá này kéo dài quá lâu có thể kể từ cuối thập niên 50 cho tới cuối thập niên 70 . Trong chuỗi ngày u ám bom đạn , chết chóc và cô độc , Văn Cao chỉ có hai niềm vui , một cây dương cầm cũ và người vợ , đồng thời cũng là tri kỷ của đời ông . Ta hãy nghe nhà thơ tâm sự :

Giữa những ngày dằng dặc
Chỉ còn khuôn mặt em
Sáng trong và bình lặng


Khuôn mặt người yêu là nguồn an ủi của kẻ đa cùng , niềm vui của kẻ đa tình và liều thuốc thần xoa dịu biết bao bất mãn , lo sợ cũng như chán nản của một thiên tài lạc lõng , một chiến binh bị lừa dối :

Trên đường đi
Khuôn mặt em làm giếng
Để anh tìm lấy đáy ngọc châu
Ôi khuôn mặt sáng trong và bình lặng
Tôi được đầu tiên và còn lại cuối cùng .


Khi còn sống Văn Cao đã ý thức được cái chân hạnh phúc ở cõi đời này là tình yêu . Có lẽ vì thế mà ông đã tìm được hạnh phúc cho dù ngậm đắng nuốt cay trong cuộc sống .

Ông qua đời vào 1995 , hẳn không biết , ngoài hạnh phúc trong tình yêu , Văn Cao còn được nhiều nữa sau khi chết chẳng phải chỉ là bức tượng bán thân của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng hay bức tượng đồng do nghệ nhân Ngũ xã Nguyễn Văn Dũng đúc , mà ông còn được lòng thương mến của nhiều người trong nhiều thế hệ .

Đề tựa cho một tuyển tập nhạc của Trịnh Công Sơn trước đây Văn Cao từng viết :

" Tôi gọi Trịnh Công Sơn là con người thơ ca ( chantre ) bởi ở Sơn , nhạc và thơ quyện vào nhau đến mức độ khó phân biệt cái nào là chính cái nào là phụ ."

Nhận định trên cũng đúng với nhạc của Văn Cao . Nhạc của ông cũng là những bài thơ bất hủ . Tuy nhiên , không phải không có chút khác biệt , nhạc của ông thể hiện tính chất đa tình , nên trầm lắng , khoan hòa . Còn thơ của ông thể hiện tâm hồn nổi loạn nên mãnh liệt và cấp bách .

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (31-05-2010)
Cũ 01-07-2006   #3
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.359
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Chiếc xe xác đi qua phường Dạ lạc


Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa
Chập chờn ảo hóa tà ma...
Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
Tình tang... Não nuột khóc tàn sương
Áo thế hoa rũ rượi lượn đêm trường
Từng mỹ thể rạc hơi đèn phù thể
Ta đi giữa đường dương thế
Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây...
Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy
Xác trụy lạc rũ bên thềm lá phủ
Ai hát khúc thanh xuân hờ ơi phấn nữ
Thanh xuân hờ thanh xuân
Bước gần ta chút nữa thêm gần

Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tủy
Ai hủy đời trai trên tang trống nhỉ?
Hay ác thần gõ quách nạo mồ khuya?
Đảo điên... mê say... Thể phách chia lìa
Nghe reo mạnh, chuỗi tiền cười lạnh lẽo!
Tiền rơi! Tiền rơi! Chùm sao huyền diệu
Lấp lánh hằng hà gạo rơi! Tiền rơi!
Ta lả nhìn cửa sổ mắt mờ rồi .
- Vàng mấy lá thừa đãi thây phủ chiếu

Ngã tư nghiêng nghiêng chia nẻo
Dặt dìu cung bậc Âm Dương
Tàn xuân nhễ nhại mưa cô tịch
Đầm đìa rả rích Phương Đông
Mang mang thở dài hồn đất trích
Lưỡi thép trùng trùng khép cố đô
Cửa Ô đau khổ
Bốn ngả âm u
(Nhà ta thuê mái gục tự mùa thu
Gác cô độc hướng về phường Dạ Lạc)
Đêm đêm, đài canh tan tác
Bốn vực nhạc động, vẫy người
Dãy đèn chao thắp đỏ quạnh máu đời
Ta về gác, gió cài then , cửa rú .
Trên đường tối đêm khỏa thân khiêu vũ
Kèn nhịp xa điệu múa Vô Luân
Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm
Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc
Kiếp người tang tóc
Loạn lạc đòi nơi xương chất lên xương
Một nửa kêu than, ma đói sa trường
Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc

Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác
Đi vào ngõ khói Công Yên
Thấy bâng khuâng lối cỏ hư huyền
Hương nha phiến chập chờn mộng ảo
Bánh nghiến nhựa đường nghe xào xạo
- Ai vạc xương ,đổ sọ xuống lòng xe ?
Chiếc Quỷ xa qua bốn ngả ê chề
Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực
Mưa, mưa hằng thao thức
Trong phố lội đìu hiu
Mưa, mưa tràn trên vực
- Hang tối gục tiêu điều !
Mang linh hồn cô liêu
Tiếng xe càng ám ảnh
Tiếng xe dần xa lánh
Khi gà đầu Ô kêu.

1945


Khi tôi đọc bài thơ này tôi chỉ biết đó là vào thời điểm khi xảy ra nạn đói năm Ất Dậu và người chết đến không kịp chôn , nhưng bên cạnh đó tôi cứ thắc mắc mãi là khi xe xác đã đi qua được bao nhiêu con đường mà chỉ nói tới mỗi phường Dạ Lạc ? Sự liên quan với con đường này như thế nào ? May mắn sau đó , tôi tình cờ đọc được bài viết có nói tới cũng chính của tác giả H.Y.L. nên mới hiểu . Thì ra :

Trích dẫn:
Xe xác là xe chở xác người đêm đêm hối hả vượt ra ngoại ô Hà nội và phường Dạ lạc hay chốn ăn chơi khi xưa ở Hà thành lại thường là ở những con đường dẫn ra cửa ô , ra ngoại thành , nơi những chiếc xe xác phải đi qua . Và vì thế phường Dạ lạc và xe xác là hai hình ảnh đối lập
Bi kịch của dân tộc ta đã cách đây 61 năm rồi . Đọc tới bài thơ này mà mường tượng lại cảnh người chết xếp lớp lớp vì đói , mỗi ngày đều thấy xe chở xác người trước mắt , cảm giác của mỗi người ra sao nhỉ ? Còn ông H.Y.L. này thì cho ông có cảm giác bất an chẳng khác khi xem một cuốn phim kinh dị .

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh

Chỉnh sửa lần cuối bởi Quận Chúa Quỳnh Anh: 01-07-2006 lúc 23:56.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (31-05-2010)
Cũ 02-07-2006   #4
Ảnh thế thân của Lạc Long
Lạc Long
-=[ Chu Tước Kỵ Binh ]=-
Ngạo Thị Quần Hùng
Gia nhập: 17-01-2005
Bài viết: 2.387
Điểm: 630
L$B: 9.476
Lạc Long đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Quận Chúa Quỳnh Anh
Chiếc xe xác đi qua phường Dạ lạc


Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa
Chập chờn ảo hóa tà ma...
Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
Tình tang... Não nuột khóc tàn sương
Áo thế hoa rũ rượi lượn đêm trường
Từng mỹ thể rạc hơi đèn phù thể
Ta đi giữa đường dương thế
Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây...
Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy
Xác trụy lạc rũ bên thềm lá phủ
Ai hát khúc thanh xuân hờ ơi phấn nữ
Thanh xuân hờ thanh xuân
Bước gần ta chút nữa thêm gần

Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tủy
Ai hủy đời trai trên tang trống nhỉ?
Hay ác thần gõ quách nạo mồ khuya?
Đảo điên... mê say... Thể phách chia lìa
Nghe reo mạnh, chuỗi tiền cười lạnh lẽo!
Tiền rơi! Tiền rơi! Chùm sao huyền diệu
Lấp lánh hằng hà gạo rơi! Tiền rơi!
Ta lả nhìn cửa sổ mắt mờ rồi .
- Vàng mấy lá thừa đãi thây phủ chiếu

Ngã tư nghiêng nghiêng chia nẻo
Dặt dìu cung bậc Âm Dương
Tàn xuân nhễ nhại mưa cô tịch
Đầm đìa rả rích Phương Đông
Mang mang thở dài hồn đất trích
Lưỡi thép trùng trùng khép cố đô
Cửa Ô đau khổ
Bốn ngả âm u
(Nhà ta thuê mái gục tự mùa thu
Gác cô độc hướng về phường Dạ Lạc)
Đêm đêm, đài canh tan tác
Bốn vực nhạc động, vẫy người
Dãy đèn chao thắp đỏ quạnh máu đời
Ta về gác, gió cài then , cửa rú .
Trên đường tối đêm khỏa thân khiêu vũ
Kèn nhịp xa điệu múa Vô Luân
Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm
Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc
Kiếp người tang tóc
Loạn lạc đòi nơi xương chất lên xương
Một nửa kêu than, ma đói sa trường
Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc

Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác
Đi vào ngõ khói Công Yên
Thấy bâng khuâng lối cỏ hư huyền
Hương nha phiến chập chờn mộng ảo
Bánh nghiến nhựa đường nghe xào xạo
- Ai vạc xương ,đổ sọ xuống lòng xe ?
Chiếc Quỷ xa qua bốn ngả ê chề
Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực
Mưa, mưa hằng thao thức
Trong phố lội đìu hiu
Mưa, mưa tràn trên vực
- Hang tối gục tiêu điều !
Mang linh hồn cô liêu
Tiếng xe càng ám ảnh
Tiếng xe dần xa lánh
Khi gà đầu Ô kêu.

1945


Khi tôi đọc bài thơ này tôi chỉ biết đó là vào thời điểm khi xảy ra nạn đói năm Ất Dậu và người chết đến không kịp chôn , nhưng bên cạnh đó tôi cứ thắc mắc mãi là khi xe xác đã đi qua được bao nhiêu con đường mà chỉ nói tới mỗi phường Dạ Lạc ? Sự liên quan với con đường này như thế nào ? May mắn sau đó , tôi tình cờ đọc được bài viết có nói tới cũng chính của tác giả H.Y.L. nên mới hiểu . Thì ra :



Bi kịch của dân tộc ta đã cách đây 61 năm rồi . Đọc tới bài thơ này mà mường tượng lại cảnh người chết xếp lớp lớp vì đói , mỗi ngày đều thấy xe chở xác người trước mắt , cảm giác của mỗi người ra sao nhỉ ? Còn ông H.Y.L. này thì cho ông có cảm giác bất an chẳng khác khi xem một cuốn phim kinh dị .
Bản thân tại hạ không thích thơ lắm, vì vậy bài này đã đọc bài này ngót chục lần rồi mà vẫn không ngấm được vào đầu...he he
Có điều thắc mắc của Quận Chúa Bản công tử có thể giúp được ít nhiều.

Bối cảnh của bài thơ được ra đời tại thời điểm phát xít nhật bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, gây nên nạn đói khắp miền bắc Việt Nam thời bấy giờ. Hậu quả dẫn đến hơn 2 triệu người chết đói...trong bối cảnh thê lương đó ...sự sầm uất và thói ăn chơi vẫn được duy trì và phát triển nên Văn Cao đã miêu tả rất rõ trong bài thơ...quan điểm của ông theo tôi nghĩ đã khắc sâu vào từng câu từ, vần nhịp, thê lương khôn cùng.

Phường Dạ Lạc phản ánh đúng cái tên của nó. Đó là một nơi sầm uất, một tụ điểm ăn chơi thời bấy giờ...tuy nói ăn chơi nhưng nó không phải là nơi trụy lạc như cái thói ăn chơi hiện nay. Các văn nhân hoặc tầng lớp tiểu tư sản thường qua lại chốn này hòng tìm một chút thảnh thơi, giảm stress trong bối cảnh đất nước đang chiến tranh. Giới văn nhân thì ngoài thư giãn ra còn mang tính chất như một câu lạc bộ, sinh hoạt trao đổi kiến thức, học hỏi...và lấy thực tế sống để làm chất liệu cho tác phẩm.
Phường Dạ Lạc nay gọi là phố Khâm Thiên, Nhà của Nhạc Sỹ Văn Cao nằm ở ngã ba Yết Kiêu - Vũ Lợi (nay đổi thành Vũ Hữu Lợi) cách Ngã tư Khâm Thiên khoảng mấy trăm mét. Nhưng đó là sau khi giải phóng, còn trước khi giải phóng, thời còn hoạt động nằm vùng, Ông và các đồng đội ở cách ngôi nhà 108 Yết Kiêu hiện nay không xa, căn nhà - nơi hoạt động cách mạng đó nằm ở phố Nguyễn Thượng Hiền ngày nay (trước đó phố này mang tên Pháp nên tại hạ không nhớ rõ) Phố Nguyễn Thượng Hiền này nối thẳng với Phố Khâm Thiên, chiều ngược lại đâm ra Hồ Halle hay còn gọi là Hồ Thiền Quang (Đúng thẳng cửa chùa Quang Hoa - phố Trần Bình Trọng)
Tôi được ông kể lại hồi đó các con ông cho sơ tán lên ATK chiến khu việt bắc hết, vì nhiệm vụ nên ông và phu nhân phải trụ lại Hà Nội. và cũng tại ngôi nhà nằm ở phố Nguyễn Thượng Hiền này, bản Quốc ca Việt Nam (hồi đó gọi là Tiến Quân Ca) được in từ bản khắc đá phát hành đi khắp nơi...Bản nhạc hùng hồn đã tiếp sức cho quân đội, cho người dân Việt Nam có thêm tự tin, có thêm sức mạnh chiến đấu dành độc lập tự do cho tổ quốc.
"Chỉ vài ngày sau, tôi đi trên đường Lý Nam Đế hay còn gọi là Phố Nhà Binh vô tình nghe được bài Tiến Quân Ca được phát trên đài phát thanh....lúc đó lòng tôi rạo rực..hồi hộp khi nghe thấy nơi nơi đều hát bài Tiến Quân Ca. Tôi biết bài hát còn đôi chỗ cần phải sửa nhưng bài hát đã được phổ biến nên đành thôi...Lúc lần đầu tiên được nghe bài hát Tiến Quân Ca được phát, chính tôi cũng sôi sục khí thế...tôi không nghĩ đó là bài hát của mình..." Ông đã nói vậy.
Vâng quả thật bài hát đó đã không còn là của ông nữa...bài hát đã ngấm vào máu thịt của bao thế hệ người dân Việt Nam đến ngày nay. Người dân Việt Nam ngày nay, mặc dù trong thời bình...nhưng chưởng lực vô hình vẫn làm người ta hãnh diện đến sởn gai ốc mỗi khi hát bài này...Một cảm giác như sống lại trong thời kỳ sục sôi máu lửa, thời kỳ lòng căm thù quân giặc được khắc cốt ghi tâm từng người Việt Nam.
Trở lại phường Dạ Lạc...Ông và các đồng đội, những người thuộc thế hệ của ông, những nhân chứng đã chứng kiến thời khắc khốc liệt nhất của lịch sử chống Mỹ...Người dân phường Dạ Lạc ngày nay mấy trăm nhà đều có ngày giỗ chung...Một hình ảnh sẽ không phai nhạt theo dòng thời gian...
Nói về sự phồn hoa của phường Dạ Lạc, ngày đó người ta chuộng nghe và hát cô đầu, hay còn gọi là hát ả đào...Còn thuốc phiện bàn đèn cũng thông dụng tại những điểm phồn hoa này. Nghe nói trước khi thủ tiêu Đỗ Đức Phin ông đã hút đến gần hai chục bi thuốc phiện, vậy mà bắn không phát nào ra ngoài. nói đến tài bắn súng lại nhớ tới đẳng cấp vũ thuật của Văn Cao cũng rất đáng nể, ngoài bắn súng hai tay như một thì vết sẹo trên vai trái người em gái của ông (hiện vẫn còn sống, đang ở với con gái tại quận Bình Thạnh -HCM) tên là Diệp cũng nói lên nhiều điều...bà kể lại" hồi đó còn nhỏ, anh Văn rất thích tập võ, chúng tôi thường giúp anh tập phi dao bằng cách dựng tấm phản giặt quần áo lên, tôi đứng dang hai tay làm bia để anh Văn phi dao...mới đầu tập phi dao xoay một vòng rồi mới tới đích....đến khi anh Văn giác ngộ cách mạng, tham gia hoạt động kháng chiến cứu nước, trình độ phi dao của anh đã đạt tới độ xoay 7 - 8 vòng...."
Tất nhiên còn nhiều chuyện nữa, nhưng nhất thời tại hạ không nhớ ra...vậy hẹn gặp lại Quận Chúa lần sau nhé. Những thông tin của tại hạ đều là được chính những người liên quan kể lại, vì vậy có chỗ nào không đúng là tại ta không nhớ chính xác mà thôi...Hy vọng sẽ có nhiều người tham gia chủ đề này.

Tài sản của Lạc Long

Chỉnh sửa lần cuối bởi Quận Chúa Quỳnh Anh: 04-07-2006 lúc 00:41. Lý do: Theo yêu cầu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Lạc Long vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (31-05-2010)
Cũ 04-07-2006   #5
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.359
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Trích dẫn:
Lạc Long Bối cảnh của bài thơ được ra đời tại thời điểm phát xít nhật bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, gây nên nạn đói khắp miền bắc Việt Nam thời bấy giờ. Hậu quả dẫn đến hơn 2 triệu người chết đói...trong bối cảnh thê lương đó ...sự sầm uất và thói ăn chơi vẫn được duy trì và phát triển nên Văn Cao đã miêu tả rất rõ trong bài thơ...quan điểm của ông theo tôi nghĩ đã khắc sâu vào từng câu từ, vần nhịp, thê lương khôn cùng.
Xin được bổ sung thêm về bối cảnh ra đời của bài thơ mà QA đã có đọc qua :

Con số trên dưới hai triệu người chết đói của dân chúng các tỉnh đồng bằng sông Hồng và sông Thái bình như Vĩnh Yên , Sơn Tây , Nam Định , Thái Bình , Hưng Yên , Hà Nam ... chỉ là con số ước lượng của các nhà làm sử mà thôi , vào thời điểm đó không có cơ quan nào , quốc nội cũng như quốc ngoại , đứng ra thống kê con số nạn nhân đã chết đói .

Tại sao dân cư chung quanh vựa lúa miền Bắc lại gặp cảnh bi thảm như thế ? Có nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do dân chúng Việt nam lúc đó sống trong tình trạng một cổ đôi ba tròng , phải nộp thóc cho chính phủ Pháp để chuẩn bị cho Đồng Minh đổ bộ , phải nộp thóc cho quân phiệt Nhật làm lương . Nhật lại buộc nông dân trồng đay ( Lạc huynh có nhắc qua rồi đó ) , thầu dầu , gai cung ứng cho kỹ nghệ chiến tranh nên chưa tới mùa tháng năm dân đã hết gạo và xảy ra nạn đói . Nguyên nhân khác cũng là do chiến tranh . Đồng Minh phong tỏa , kinh tế Đông dương suy sụp .

Bom đạn của Đồng minh lại dội lên các phương tiện vận chuyển của Nhật khiến miền Nam là kho lúa nhưng không chở ra Bắc được .

Hậu quả dân chúng bỏ làng tìm về thị thành tránh đói nhưng thành thị cũng đã xác xơ chẳng còn gì hơn . Hàng hàng lớp lớp dân quê bồng bế nhau , dắt díu nhau đi tìm phương tiện sống sau khi rễ cây ăn cũng cạn mà bức vách phá ra lấy rơm ăn cũng không còn , họ kiệt sức , bỏ thây trên đường , ngoài nội và lớp tới được thành phố cũng chỉ nấn ná được vài ngày là gục ngã .

Tình trạng chết đường chết chợ này , dễ gây thành bịnh dịch , khiến giới hữu trách thành phố chỉ còn cách cho xe xác đi nhặt thây vào đêm khuya và sáng sớm , mang ra ngoại ô tới một bãi hoang nào đó lấp tạm thành một nấm mồ tập đoàn mà thôi .

Ngày 09 tháng 03 , năm 1945 Nhật đảo chính Pháp và Văn Cao lúc đó mới 22 tuổi đang ở Hà Nội , ông đã rất xúc động sáng tác bài Chiếc xe xác đi qua phường Dạ lạc ghi lại một bi kịch của dân tộc ta .

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (31-05-2010)
Cũ 09-07-2006   #6
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.359
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Đàn Nguyệt ( Thế Lữ )

Trong Gìn Vàng Giữ Ngọc của tác giả H.Y.L.

Giọng ca ngọt ngào , trầm ấm và lời ca như ru hồn người nghe trở về dĩ vãng ;

Ngày mai lênh đênh trên sông Hương ,
Theo gió mơ hồ hồn về đâu ?
Sóng sầu dâng theo bao năm tháng
Ngóng về đường lối cũ tìm em !


Lê Hoàng Long với Gợi Giấc Mơ Xưa nhớ tới người cũ và Hương Giang , Văn Cao với Một đêm đàn lạnh trên sông Huế ghi kỷ niệm khó quên và tràn đầy nước mắt trên dòng Tiêu Kim Thủy và trong thơ ca không mấy ai khi nhớ tới sông Hương , mà quên bài Nguyệt Cầm của Xuân Diệu và nhất là bài Đàn Nguyệt của Thế Lữ :

Lòng ta hỡi ! Thôi đừng lên tiếng nữa ,
Lặng mà nghe đàn nảy khúc sầu thương
Ngón tay rung , rung động cả đêm sương
Khiến trăng nước đắm mơ hồn ly biệt
Khiến trong gió ngưng đọng niềm thống thiết
Của bao nhiêu người đẹp khát tình duyên
Ôm nhớ nhung còn nức nở bên đèn

Đêm khuya vắng thêm gợi thời xa vắng
Tiếng bi ai như vẽ hình đắng cay
Của chia phôi cùng thương tiếc đợi chờ
Trong bao nhiêu tình sử não nùng xưa .

Thấy chăng ai ? Trên sông khuya im sóng
Bâng khuâng trôi một con thuyền mơ mộng,
Thuyền lênh đênh gieo giữa cõi sương tan
Tiếng ngậm ngùi muôn thuở của thời gian
Biết chăng ai ? Bao nhiêu điều cực khổ
Với bao nhiêu nỗi hờn oan trong vũ trụ
Cùng hẹn hò thu lại một đêm nay
Đương nỉ non thách thót ở trên dây
Theo ngón đê mê của bàn tay nghệ sĩ
Thuốc độc êm đềm , ôi ! Giọng đàn kiều mị
Bởi vì đâu gieo xuống mãi lòng ta
Những giọt hồng tê tái vị say sưa ?


Đàn Nguyệt là một bài thơ Thế Lữ viết tặng cho Xuân Diệu sau khi chàng trai có mái tóc bồng bềnh được tác giả Mấy vần thơ mến tài năng và giới thiệu với độc giả của tờ Ngày Nay bằng bài thơ đầu tiên Với bàn tay ấy , rồi kế tiếp là bài Vì sao vào năm 1935 . Cảm hứng trong Đàn Nguyệt bắt nguồn vào một đêm trên sông Hương vào khoảng 1934 . Lần ấy Thế Lữ vào Huế để dự hội chợ Tết được mở ra ở gần viện dân biểu , bên bờ sông Hương và cũng trong dịp này nhà thơ đã thả thuyền trên dòng sông mơ mộng , tận hưởng lửa túy hương và nhan sắc giai nhân bên cung đàn nhịp phách và giọng oanh vàng , để hồn hòa nhập vào khung cảnh huyền bí và trữ tình của đất Thần kinh . Tiếng Đàn Nguyệt cũng như tiếng đàn tranh nhỏ giọt sầu mỗi đêm trên sông Hương đã được nhiều tao nhân mặc khách nhắc tới . Xuân Diệu viết trong bài Nguyệt Cầm :

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương , trăng nhớ , hỡi trăng ngần
Đàn buồn , đàn chậm , ôi đàn lạnh
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân


Còn Văn Cao nói rõ hơn , chẳng riêng tiếng đàn tranh và lời ca của người tình một đêm làm nhà thơ , kiêm nhạc sĩ , chạnh lòng mà cả cái khung cảnh Huế đêm sương trên sông Hương ( còn được gọi là dòng Tiêu Kim Thủy ) khiến cánh bướm giang hồ chẳng bao giờ quên được , vạt áo xanh của người tài tử khi ấy đã đẫm lệ chẳng khác người xưa tiễn biệt ở bến Tầm Dương :

Tay nhấn tơ trùng đã ngấm sương
Hò ngân cung Bắc lướt cung Thương
Dòng Tiêu kim thủy gà xao xác
Ngẩng thấy kinh kỳ khói vấn vương

Em cạn lời thôi anh dứt nhạc
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh !


Tiếng đàn mà Thế Lữ đề cập trong bài có lẽ là cây nguyệt cầm hay đàn nguyệt , còn gọi là đàn kìm thông dụng trong âm nhạc cổ VN . Đây là loại đàn cò 2 dây , âm điệu phong phú nhờ kỹ năng trình diễn của nghệ nhân , thích hợp nhất với điệu trầm buồn và việc đệm theo tiếng hát của kỹ nữ trên sông Hương vào một thuở xa xưa .

Giai nhân và tài tử thường nặng nợ . Có lẽ như Chu Mạnh Trinh từng nói " ta cũng nòi tình thương người đồng điệu " . Nếu giai nhân bạc mệnh và hồng nhan đa truân lại càng khiến cho người thơ lạc phách giang hồ càng dễ rung cảm . Nguồn rung cảm nâng lên cao độ nếu có trăng thanh , gió mát , có thiên nhiên diễm lệ và yên tĩnh .Vì cần có yên tĩnh tâm hồn nhà thơ mới lắng đọng , nhịp cảm thông mới hình thành và tất cả chờ dịp như sóng cuộn dâng trào nếu có tiếng tơ , tiếng trúc , giọng ngọc và âm vàng . Tuy nhiên , có phách ngọt đàn say mà thêm nệm khói êm thì cảm hứng càng sâu , tình thêm đậm , nghĩa thêm nặng và thơ càng hay . Thế Lữ là một nghệ sĩ theo đúng nghĩa . Con đường khoa cử chẳng làm ông say mê , ông bỏ học nửa chừng khi chưa hết trung học .Quay sang mỹ thuật , giá vẽ cũng chẳng giữ được bước chân lãng tử . Thế Lữ tạm ngừng ở lãnh vực văn chương khi gia nhập Tự Lực Văn Đoàn . Dù thành công rực rỡ và trở thành nhà thơ tiên phong mở đường cho trào lưu Thơ Mới , ông vẫn sớm bỏ thi ca quay sang tiểu thuyết . Lại được nhiều độc giả ái mộ với những tác phẩm như Vàng và Máu , Trại Bồ Tùng Linh ... Chưa chịu ngừng chân , trước 45 ông đã từ bỏ thi ca và tiểu thuyết , chuyển sang viết kịch và hoạt động sân khấu . Trong cuộc sống tình cảm ông cũng là nghệ sĩ và người bạn đời thứ hai của ông là nữ nghệ sĩ Song Kim , một giai nhân gắn bó với ông trong suốt cuộc thăng trầm dâu bể . Dù trong hoàn cảnh nào bản sắc của Thế Lữ không thay đổi , luôn luôn là một nghệ sĩ không chạy theo hư danh , không phù thịnh , không bị chính trị làm ô nhiễm hồn thơ , không bị quyền lực làm hư nhân cách , nên hình ảnh về ông vẫn lưu lại trong hồn người đọc những ấn tượng đẹp nhất :

Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi ...
Anh dù bảo tính tình tôi thay đổi
Không chuyên tâm , không chủ nghĩa nhưng cần chi ?
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham vẽ đẹp của muôn hình muôn thể
Mượn lấy bút nàng Ly tao tôi vẽ
Mượn cây đàn nghìn phiếm tôi ca


Khi sáng tác bài Đàn Nguyệt , Thế Lữ khi ấy rất trẻ ( ông sinh năm 1907 ) Huy Cận kể lại khi còn là học trò trường Khải Định , cùng bạn là Nguyễn Xuân Sanh nghe nói Thế Lữ vào Huế , đã mất cả ngày ở chợ phiên năm 1934 để tìm cho được nhà thơ nổi tiếng mà Huy Cận mô tả bằng những nét trân trọng :

" Thế Lữ đi vào hội chợ , đi theo có vài người bạn . Thế Lữ lúc đó còn trẻ lắm , nhưng như anh đã nói trong một bài thơ , nỗi gian truân trên bước đường đời đã làm cho anh có một vẻ trầm tư xa hơn cái tuổi của anh . Bọn tôi ngắm anh từ đôi mắt nhìn thẳng mà vẫn mơ mộng , đến hai bàn tay thon như bàn tay các cụ đồ ngày xưa , đến dáng đi rất nhẹ của anh với thân hình mảnh dẻ , dáng đi như lướt trên đường , không nghe tiếng chân ấn xuống đất ."

Một chân dung như thế , một tính tình như thế thảo nào chẳng mang nặng nỗi u hoài , đối cảnh sinh tình vào một đêm trăng thả thuyền trên sông Hương với giai nhân .

Nếu chỉ có cảnh " thuyền không đỗ bến mặc ai , quanh thuyền trăng dãi nước trôi lạnh lùng " và " Bâng khuâng trôi một con thuyền mơ mộng . Thuyền lênh đênh gieo giữa cõi sương tan ." thì chưa đủ làm người thơ xúc động mà còn có cuộc gặp gỡ bất ngờ , chia tay trong khoảnh khắc , tiếng đàn , lời ca , số kiếp giai nhân và lửa túy hương ... Chúng là những vật xúc tác mạnh nhất tới hồn thơ và tác phẩm Đàn Nguyệt ra đời .

Tiếng đàn nhặt khoan điểm giọt sầu vào đêm vắng , đánh thức trong lòng tác giả cái lý tưởng Thiên Thai cực thiện , cực mỹ mà ông mơ tưởng nhưng không hề có :

Tiên nga xõa tóc bên nguồn ,
Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu ...
Trời cao , xanh ngắt -ô kìa,
Hai con hạc trắng bay về bồng lai ...
Êm như lọt tiếng tơ tình
Đẹp như ngọc nữ uốn mình trong không !


Có chăng ở hiện tại là tối tăm và quạnh hiu . Thân phận long đong của danh sĩ và kiếp bèo giạt mây trôi của kỹ nữ trên Hương giang , với những khúc nam bình , nam ai sầu muộn vang vọng của một triều đại suy tàn , một dân tộc mất nước . Chúng trở thành thứ ca khúc Hậu đình hoa mà Đỗ Mục khi xưa đã nghe và xót xa trong dạ khi cho thuyền đậu bến Tần Hoài .

Số kiếp lênh đênh và bạc bẽo của nghệ nữ hiện giờ khiến kẻ đa cảm đa tình chạnh lòng . Thương mình lại thương người . Cảm thông nảy sinh . Trong số những kẻ hiện phải bán nghệ mưu sinh thiếu gì người đã từng phen hưởng màu hồng của nhan sắc , tài hoa và danh vọng " Ngũ lăng chàng trẻ tranh đua , biết bao the thắm chuốc mua tiếng đàn , vàng lược bạc gãy tan nhịp gõ , bức quần hồng hoen ố rượu rơi ... " Nhà thơ tài hoa cũng thế , danh tướng cũng thế và giai nhân chẳng khác gì , thường có kết cục vẽ bằng màu sắc u ám :

Đêm khuya vắng thêm gợi thời xa vắng
Tiếng bi ai như vẽ hình cay đắng
Của chia phôi cùng thương tiếc đợi chờ
Trong bao thiên tình sử não nùng xưa


Để tăng tác dụng của tiếng đàn dưới bàn tay tri kỷ gảy cho tri âm nghe , thứ âm thanh gây nhiều cảm xúc đối với người trong cuộc , Thế Lữ đã tạo ra một khung cảnh không thua gì Bạch Cư Dị mô tả trong Tỳ bà hành khi nghe tiếng tỳ bà :

Thuyền lênh đênh gieo giữa cõi sương tan
Tiếng ngậm ngùi muôn thuở của thời gian


Trong bối cảnh này tiếng đàn đã tạo ra sức truyền cảm mãnh liệt , không phải chỉ đối với con người mà đối với cả ngoại cảnh :

Lặng mà nghe đàn nảy khúc sầu thương
Ngón tay rung , rung động cả đêm sương
Khiến trăng nước đắm mơ hồn ly biệt
Khiến trong gió ngưng đọng niềm thống thiết


Và từ đó giãi bày được mối cảm thông giữa kẻ đàn và người nghe đàn .

Biết chăng ai ? Bao nhiêu điều cực khổ
Với bao nhiêu nỗi hờn oan trong vũ trụ
Cùng hẹn hò thu lại một đêm nay
Đương nỉ non thách thót ở trên dây
Theo ngón đê mê của bàn tay nghệ sĩ
Thuốc độc êm đềm , ôi ! Giọng đàn kiều mị
Bởi vì đâu gieo xuống mãi lòng ta


Khi xưa Kim Trọng " hiên sau treo sẵn cầm trăng , vội vàng sinh đã tay nâng ngang mày " đưa cây đàn nguyệt cho người yêu và yêu cầu dạo phím . Thúy Kiều đã nắn dây tơ khiến cho chàng Kim " khi tựa gối khi cúi đầu , khi vò chín khúc khi chau đôi mày ! " Thế mới biết không phải ai nghe đàn cũng là tri âm và chẳng phải khách lãng du nào trên sông Hương cũng để lại cho đời những vần thơ bất hủ .

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (31-05-2010)
Cũ 09-11-2006   #7
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.359
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Mưa Vân Gió Kiều ( Lê Thị Thấm Vân )

Trước năm 1975 , là một thời tung hoành làm mưa làm gió của các nhà văn nữ tại Sài Gòn . Với lối viết rất sống động và lột tả rất thực khác với đường hướng " khép kín " đã có từ trước . Nào Thụy Vũ , Túy Hồng , Trùng Dương ....

Còn tình hình hiện nay thì nhà văn , nhà thơ nữ đông hơn giới đồng nghiệp khác phái , sức sáng tác của họ rất dễ nể . Có người nói đùa gọi là thời văn học " em lên " . Hôm nay QA đưa lên một bài thơ " Mưa Gió Vân Kiều " được trích từ bản bình văn mang tên " Thúy Kiều : Nỗi Ám Ảnh Bất Hạnh " của nhà văn Lê Thị Thấm Vân , khuê danh Lê Thị Hoàng Mai sinh năm 1961 . Mời mọi người đọc , nếu có hứng thú xin có vài lời bình luận chia sẻ với mọi người nhé:

Mưa Vân Gió Kiều

Suốt cả đêm hôm đó
ở cái xóm lao động
Tôi cứ nằm chập chờn
Cùng âm thanh hỗn độn
Tiếng tụng kinh , gõ mõ ,
Chó tru lẫn rao quà
Tiếng guốc lê , dép kéo ,
Mèo rên rỉ mái nhà
Tiếng chửi thề , máy nổ
Như muốn xé toạc trời
ầm ầm mưa đổ xuống
Tựa đá ném rầm rầm
Mồ hôi vã như tắm
Nhầy nhụa từng chân tóc
Vã ra khắp cả người
ở dưới nách , dưới háng !
Chẳng biết mơ hay thực
Sao tôi lại nằm đây
Nơi căn phòng xa lạ
Tại sàn xi - măng này ?
Người rêm mỏi , đau nhức
Xi - măng là tảng đá
Ngỡ đá chồng lên tôi
Khi tôi nằm trên đá !
Cô bé bên hàng xóm
Làm nghề móng tay dạo
Chui tọt vào người tôi
Nằm trong giấc mơ ngắn
Đứt quãng và liên hồi
Mất đi rồi hiện lại
Suốt cả đêm không thôi ,
Mỗi lần bị tảng đá
Đè lên lại hiện ra
Người đàn ông xa lạ
Khuôn mặt chưa từng gặp
Tảng đá trắng hêu hểu
Hùng hục vào cửa mình
Không đau mà tim nhói
Lưỡi dao cùn cố thọc
Thật sâu và khuấy mạnh
Muốn hét , không hét được
Gió thổi mạnh , tối trời
Mưa dập lẫn sấm sét .....


( Lê Thị Thấm Vân )

Dễ nể thiệt .

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (31-05-2010)
Cũ 10-11-2006   #8
Ảnh thế thân của Du hí
Du hí
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 08-06-2006
Bài viết: 79
Điểm: 125
L$B: 1.540
Tâm trạng:
Du hí đang offline
 
Nó hao hao giọng điệu của : Đỗ Hoàng Diệu Nhỉ , trong Bóng Đè , nhưng ngôn ngữ của Hoàng Diệu nặng nề , u ám và ray rứt hơn .


Chữ ký của Du hí
Công hầu khanh tước trong thiên hạ
Rót lại không đầy mắt mỹ nhân

Tài sản của Du hí
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:39
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11938 seconds with 15 queries