Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-03-2010   #1
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.976
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tỉnh Cũ Việt Nam


Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 04-03-2010 lúc 11:45.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
xuant (09-04-2010)
Cũ 03-03-2010   #2
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.976
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
An Xuyên

An Xuyên là một tỉnh cũ ở Nam Bộ Việt Nam vào thời Việt Nam Cộng hòa. An Xuyên chính là tên của làng sở tại trước kia thuộc tổng Quản Long.

Tỉnh An Xuyên được thành lập trên cơ sở tỉnh Cà Mau cũ (thành lập ngày 9 tháng 3 năm 1956) và là một trong 22 tỉnh của Nam Phần được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiết lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956. Tỉnh lỵ đặt tại Quản Long. Tỉnh An Xuyên bao gồm 6 quận, 23 xã (ngày 5/8/1957):
  • Quận Quản Long gồm 4 xã; quận lị: Quản Long.
  • Quận Cái Nước gồm xã 6 xã; quận lị: Cái Nước Ngọn.
  • Quận Đầm Dơi gồm 4 xã; quận lị: Tân Duyệt.
  • Quận Thới Bình gồm 4 xã; quận lị: Thới Bình.
  • Quận Năm Căn gồm 2 xã; quận lị: Năm Căn.
  • Quận Sông Ông Đốc gồm 3 xã; quận lị: Cửa Sông Ông Đốc.

Tháng 2 năm 1976, tỉnh An Xuyên (tức tỉnh Cà Mau) được sáp nhập với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #3
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.976
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ba Xuyên

Ba Xuyên là một trong 22 tỉnh của Nam Phần được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiết lập theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956, do hợp nhất hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng. Tỉnh lị: Khánh Hưng.

Năm 1957 tỉnh Ba Xuyên bao gồm 8 quận, 16 tổng, 73 xã:
  • Quận Châu Thành Ba Xuyên có 12 xã; quận lị: Mỹ Xuyên. Gồm 2 tổng: Nhiêu Khánh, Nhiêu Hòa.
  • Quận Thạnh Trị có 12 xã; quận lị: Thạnh Trị. Gồm 3 tổng: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Lợi.
  • Quận Long Phú có 12 xã; quận lị: Long Phú. Gồm 2 tổng: Định Hòa, Định Mỹ.
  • Quận Giá Rai có 4 xã; quận lị: Phong Thinh. Gồm 1 tổng: Long Thủy.
  • Quận Vĩnh Lợi có 9 xã; quận lị: Vĩnh Lợi. Gồm 2 tổng: Thạnh Hòa, Thạnh Hưng.
  • Quận Bố Thảo có 8 xã; quận lị: Thuận Hòa rồi chuyển sang Thuận Phú. Gồm 2 tổng: Thuận Phú, Thuận Mỹ.
  • Quận Lịch Hội Thượng có 8 xã; quận lị: Lịch Hội Thượng. Gồm 2 tổng: Định Chí, Định Phước.
  • Quận Phước Long có 8 xã; quận lị: Phước Long. Gồm 2 tổng: Thanh Bình, Thanh Yên.
Sang năm 1958, sắp xếp lại còn 7 quận, 14 tổng, 68 xã: quận Châu Thành đổi thành Mỹ Xuyên, quận Bố Thảo đổi thành Thuận Hòa, bỏ quận Lịch Hội Thượng, quận Thạnh Trị bỏ tổng Thạnh Lợi, quận Long Phú có thêm tổng Định Phước.

Ngày 8/9/1964 tách một phần tỉnh Ba Xuyên để tái lập tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 16/9/1968 chuyển quận Kế Sách từ tỉnh Phong Dinh sang tỉnh Ba Xuyên.

Tháng 2/1976, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Phong Dinh hợp nhất thành tỉnh Hậu Giang. Năm 1991 tỉnh Hậu Giang tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng như cũ.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #4
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.976
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Biên Hòa

Biên Hòa là một tỉnh cũ ở Đông Nam Bộ Việt Nam.

Vùng đất Biên Hoà xưa

Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh (còn có tên Nguyễn Hữu Kính) được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào kinh lược xứ Đàng Trong đã thành lập dinh Trấn Biên, tiền thân của tỉnh Biên Hoà sau này. Năm Gia Long thứ 7 (1808), dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long thuộc dinh Trấn Biên được nâng lên thành phủ Phước Long, các tổng được nâng lên thành huyện. Trấn Biên Hòa (gồm 1 phủ Phước Long) là một trong 5 trấn dưới thời Gia Long, thuộc Gia Định thành.

Trấn Biên Hoà (1808 - 1832) hay tỉnh Biên Hòa (1832 - 1861) có địa giới hành chính hết sức rộng, bao gồm vùng đất các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, một phần tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, với tổng diện tích lên đến trên 17.000 km².

Tỉnh Biên Hòa thời nhà Nguyễn

Tỉnh được thành lập năm Minh Mạng thứ 13 (1832) và là một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh).

Năm Minh Mạng thứ 18 (1837) đặt thêm phủ Phước Tuy, tách hai huyện Long Thành và Phước An của phủ Phục Long đặt thuộc phủ Phước Tuy mới lập trực thuộc tỉnh Biên Hòa, đồng thời tách phần đất phía bắc hai huyện này lập thành huyện mới Long Khánh với 6 tổng là Long Xương, Long Cơ, An Trạch, An Viễn, Tập Phước và Khánh Nhơn. Như vậy tỉnh Biên Hòa có 2 phủ Phước Long và Phước Tuy. Phủ Phước Long gồm 2 huyện Phước Chính, Bình An và kiêm nhiếp 2 huyện Phước Bình, Nghĩa An. Phủ Phước Tuy gồm 2 huyện Long Thành và Phước An, và kiêm nhiếp 1 huyện Long Khánh.

Đến năm 1840 đặt thêm 4 phủ Tân Định, Tân Bình, Tân Lợi, Tân Thuận và nhiều huyện.

Theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, Biên Hòa bị cắt nhượng cho Pháp cùng với Gia Định và Định Tường.

Tỉnh Biên Hòa thời Pháp thuộc

Năm 1876, tỉnh Biên Hòa bị Pháp giải thể và biến thành 3 tiểu khu, còn gọi là hạt tham biện (arrondissement): Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa.

Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Biên Hòa trở thành tỉnh theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh. Thời kỳ này, địa giới tỉnh Biên Hòa bao gồm tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, một phần tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh hiện tại.

1945-1975

Trong chiến tranh Việt Nam, địa giới tỉnh nhiều lần thay đổi, chia tách và sáp nhập với các tỉnh khác.

- Phân chia theo VNDCCH và MTDTGPMN

Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã nhiều lần tách nhập tỉnh Biên Hòa với các tỉnh Thủ Dầu Một, Bà Rịa - Long Khánh, với các tên gọi: Biên Hoà, Long Khánh, Thủ Biên, Bà Biên, Bà Rịa - Long Khánh, U1 (một đơn vị chiến trường ngang cấp tỉnh được thành lập tháng 9 năm 1965 gồm thị xã Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu, đến tháng 10 năm 1967 có thêm huyện Trảng Bom), phân khu 4, phân khu Thủ Biên, tỉnh Tân Phú.

Sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đến tháng 5 năm 1951, tỉnh Biên Hòa bao gồm cả phần đất ngày nay thuộc tỉnh Bình Phước, một phần đất của tỉnh Bình Dương. Từ tháng 5 năm 1951 đến cuối năm 1954 chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáp nhập tỉnh Biên Hòa với tỉnh Thủ Dầu Một thành tỉnh Thủ Biên. Địa giới tỉnh Thủ Biên bao gồm phần đất các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), trừ huyện Long Thành lúc này được giao về tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn. Cuối năm 1954, tỉnh Thủ Biên được tách ra lập lại hai tỉnh: Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Tỉnh Biên Hòa khi đó bao gồm thị xã Biên Hòa và 5 huyện: Vĩnh Cửu, Long Thành, Tân Uyên, Xuân Lộc và Bà Rá. Từ tháng 9 năm 1960 đến tháng 7 năm 1961 chính quyền Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại tái lập tỉnh Thủ Biên. Tháng 7 năm 1961, tỉnh Thủ Biên được tách thành 3 tỉnh: Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Phước Thành. Tỉnh Biên Hòa được thành lập lại gồm các huyện Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch và thị xã Biên Hòa.

Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáp nhập với tỉnh Bà Rịa thành tỉnh Bà Biên. Tháng 4 năm 1964, thị xã Biên Hòa được tách ra thành lập một đơn vị hành chính riêng, trực thuộc Khu ủy miền Đông. Tỉnh Biên Hòa còn lại các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, huyện Cao Su, Ban cán sự di cư. Đầu năm 1965, thị xã Biên Hòa được nâng lên thành một đơn vị tương đương cấp tỉnh, có phiên hiệu là U1, gồm thị xã Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu. Như vậy trên địa bàn Đồng Nai, thời kỳ này có 3 đơn vị hành chính cấp tỉnh: Biên Hòa (nông thôn), Long Khánh và U1 (Biên Hòa thị). Bên cạnh U1, tỉnh Biên Hòa có các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Ban cán sự Cao Su; tỉnh Long Khánh có thị xã Long Khánh và các huyện Xuân Lộc, Định Quán và huyện Cao Su.

Tháng 12 năm 1967, thực hiện chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và huyện cao su Bình Sơn được sáp nhập với quận 1, quận 9, Nam huyện Thủ Đức, quận Cần Giờ (Sài Gòn), để lập Phân khu 4. Còn lại U1, gồm thị xã Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu, huyện Trảng Bom. Năm 1971, chiến trường được bố trí lại thành hai phân khu: phân khu Bà Rịa và phân khu Thủ Biên. Tháng 10 năm 1972, thực hiện chỉ thị của Trung ương Cục miền Nam, các phân khu bị giải thể, tỉnh Bà Rịa - Long Khánh và tỉnh Biên Hòa được lập lại. Tỉnh Biên Hòa thời kỳ này có các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom (từ tháng 10 năm 1973 trở thành huyện Thống Nhất), Long Thành, Nhơn Trạch, Duyên Hải, Tân Uyên, Dĩ An (từ năm 1973, Tân Uyên, Dĩ An trở về tỉnh Thủ Dầu Một), huyện cao su Bình Sơn và thị xã Biên Hòa. Tháng 6 năm 1973, tỉnh Biên Hòa được tách thành hai đơn vị ngang cấp tỉnh: Biên Hòa nông thôn có các huyện: Vĩnh Cửu, Trảng Bàng, Long Thành, Nhơn Trạch, Duyên Hải, Cao Su. Biên Hòa đô thị được gọi là Thành phố Biên Hòa. Tháng 10 năm 1973, thành lập tỉnh Tân Phú, gồm các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Độc Lập và Định Quán. Tỉnh này tồn tại cho đến khi lập tỉnh Đồng Nai.

- Phân chia theo VNCH

Về phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống chia tỉnh Biên Hòa thành 4 tỉnh: Biên Hòa, Long Khánh, Phước Long (có thêm phần đất của tỉnh Thủ Dầu Một), Bình Long (có thêm phần đất của tỉnh Thủ Dầu Một). Theo Nghị định số 140-BNV/HC/ND của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 2/5/1957, tỉnh Biên Hòa mới gồm 4 quận, 11 tổng, 84 xã:
  • Quận Châu Thành Biên Hòa, quận lị: Bình Trước, có 3 tổng: Phước Vĩnh Thượng, Phước Vĩnh Trung, Long Vĩnh Thượng. Ngày 7/2/1963 đổi tên thành quận Đức Tu.
  • Quận Long Thành, quận lị: Phước Lộc Xã, có 2 tổng: Thành Tuy Thượng, Thành Tuy Hạ.
  • Quận Dĩ An, quận lị: An Bình Xã, có 3 tổng: An Thủy, Chánh Mỹ Thượng, Long Vĩnh Hạ.
  • Quận Tân Uyên, quận lị: Uyên Hưng, có 3 tổng: Chánh Mỹ Trung, Chánh Mỹ Hạ, Phước Vĩnh Hạ.

Ngày 23/1/1959, tách một phần đất quận Tân Uyên, cùng phần đất của các tỉnh khác lập tỉnh Phước Thành. Khi đó tỉnh Biên Hòa phía bắc giáp tỉnh Phước Thành, phía đông giáp tỉnh Long Khánh, phía đông nam giáp tỉnh Phước Tuy, phía tây và tây nam giáp hai tỉnh Gia Định và Bình Dương.

Ngày 9/9/1960, tách một phần đất quận Long Thành, lập quận Nhơn Trạch, quận lị đặt tại Phú Thạnh. Quận Nhơn Trạch có 2 tổng: Thành Tuy Trung (7 xã) và Thành Tuy Hạ (6 xã).

Ngày 22/3/1963, lập quận mới Công Thanh, gồm 2 tổng: Thanh Quan (6 xã), Thanh Phong (6 xã).

Sau năm 1975

Tháng 2 năm 1976, tỉnh sáp nhập với Bà Rịa (kể cả Vũng Tàu - tức tỉnh Phước Tuy của Việt Nam Cộng hòa) và Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai. Tỉnh lỵ đặt tại Biên Hòa. Đến tháng 7 năm 1976, huyện Cao Su giải thể, một phần sáp nhập với huyện Xuân Lộc, một phần được nhập về khu Kỹ nghệ.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #5
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.976
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bà Rịa

Bà Rịa là tỉnh cũ thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Vùng đất Bà Rịa xưa

Vùng đất Bà Rịa đ­ược ngư­ời Việt Nam khai phá từ thế kỷ 17, lúc đầu Bà Rịa thuộc dinh Trấn Biên, tỉnh Gia Định. Năm 1808, vua Gia Long đổi Trấn Biên thành Biên Hoà. Tên Bà Rịa có hai cách giải thích: theo các cuốn "Gia Định thành thống chí", "Đại Nam nhất thống chí" và một số bộ sử khác thì Bà Rịa vốn là đất của tiểu vư­ơng Bà Rịa (bị Chân Lạp thôn tính). Nam­ 1622, theo thoả ư­ớc của chúa Nguyễn Phúc Nguyên với vua Chân Lạp Chey Chetta II, những nhóm c­ư dân Việt đầu tiên được phép khai phá xứ Mô Xoài . Tên Bà Lỵ là cách ng­ười Việt viết âm tiếng Hán của Bà Rịa. Một cách giải thích khác: vào khoảng năm 1789 có một ngư­ời đàn bà tục gọi là bà Rịa ngư­ời Bình Định đưa dân nghèo vào khai hoang ở Tam Phước (tên gọi ngày nay). Nhờ uy tín và tài năng tổ chức, bà động viên đ­ược mọi ngư­ời ra sức khẩn hoang, xây dựng cuộc sống trên vùng đất mới. Về già, bà Rịa đem hết tài sản của ḿnh làm việc công ích, lập quỹ cứu tế để trợ giúp ng­ời nghèo, rước thầy về dạy học cho trẻ... Bà chết năm 1803 đư­ợc dân lập dền thờ như­ một vị phúc thần. Tên của bà đã trở thành tên của vùng đất này.

Thay đổi hành chính

Tỉnh Bà Rịa được thành lập từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 cùng với 19 tỉnh khác ở Nam Kỳ theo nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương do việc đổi các hạt tham biện thành tỉnh.

Trước đó vào năm 1876, hạt tham biện, còn gọi là tiểu khu hành chính, (arrondissement) Bà Rịa được thành lập trên địa bàn phủ Phước Tuy của tỉnh Biên Hòa cũ.

Khi mới thành lập, tỉnh Bà Rịa có 8 tổng, 64 làng, sau tăng lên thành 10 tổng.

Ngày 27/6/1951 Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Bà Rịa và Chợ Lớn thành tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn, có khi gọi tắt là tỉnh Bà Chợ. Tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn thuộc Phân liên khu Miền Đông, Liên khu Nam Bộ.

Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Trường Sa.

Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáp nhập tỉnh Bà Rịa với tỉnh Biên Hòa thành tỉnh Bà Biên.

Trong quá trình tồn tại của tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu đã nhiều được tách ra rồi lại nhập vào.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #6
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.976
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bình Long

Bình Long là một tỉnh cũ ở miền Đông Nam Bộ Việt Nam.

Bình Long được thành lập theo Sắc lệnh số 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 do Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ký, chia Nam phần thành 22 tỉnh. Phước Long và Bình Long là 2 tỉnh mới tách ra từ tỉnh Thủ Dầu Một. Tỉnh lị đặt tại An Lộc, trước đây thuộc quận Hớn Quản của tỉnh Thủ Dầu Một.

Theo Nghị định số 4 ngày 3 tháng 1 năm 1957 của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa thì tỉnh Bình Long bao gồm 2 quận (không có cấp tổng):
  • An Lộc có 36 xã, 118 ấp. Năm 1960 hợp nhất một số xã, nên còn 21 xã
  • Lộc Ninh có 18 xã, 95 ấp. Năm 1960 hợp nhất một số xã, nên còn 10 xã

Năm 1964, lập quận mới Chơn Thành, gồm 5 xã tách ra từ quận Lộc Ninh và lập thêm 7 xã, tổng cộng có 12 xã.

Sau khi đất nước thống nhất, 3 tỉnh Bình Long, Phước Long và Bình Dương hợp nhất thành tỉnh Sông Bé, đến cuối năm 1996, tỉnh Sông Bé lại tách ra làm 2 tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Địa bàn tỉnh Bình Long nay là một phần của tỉnh Bình Phước.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #7
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.976
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bình Trị Thiên

Bình Trị Thiên là tên của một tỉnh cũ tại Việt Nam, gồm ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh. Năm 1976, ba tỉnh này đã được sáp nhập thành một tỉnh có tỉnh lỵ đóng tại thành phố Huế. Theo Quyết định ngày 30 tháng 6 năm 1989 của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5, ba tỉnh này lại được tách ra như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên sau khi tách thì mang tên gọi mới: Thừa Thiên - Huế.

Diện tích, dân số

- Diện tích: 18.340 km²
- Dân số:
  • Năm 1979: 1.851.600 người
  • Năm 1981: 1.941.000 người
  • Năm 1984: 2.020.500 người

Thay đổi hành chính

Theo Quyết định số 62-CP của Hội đồng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 11-3-1977, các huyện được hợp nhất và các thay đổi như sau:
  • 2 huyện Phú Lộc, Nam Đông và 2 xã của huyện Phú Vang thành huyện Phú Lộc mới
  • 2 huyện Phú Vang (trừ 2 xã) và Hương Thủy thành huyện Hương Phú
  • 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thành huyện Hương Điền
  • 2 huyện Triệu Phong, Hải Lăng thành huyện Triệu Hải
  • 2 huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh thành huyện Lệ Ninh
  • 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ thành huyện Bến Hải
  • 2 huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa (trừ 9 xã) thành huyện Tuyên Hóa mới
  • 9 xã của huyện Tuyên Hóa sáp nhập vào huyện Quảng Trạch
  • Xã Hướng Lập của huyện Vĩnh Linh sáp nhập vào huyện Hướng Hóa

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #8
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.976
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bình Tuy

Bình Tuy là một tỉnh cũ thuộc Đông Nam Bộ Việt Nam, được lập dưới thời Việt Nam Cộng hòa.

Hành chính

Bình Tuy là một trong 22 tỉnh của Nam Phần được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiết lập theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956. Đất đai Bình Tuy lấy từ một phần tỉnh Đồng Nai Thượng, và vùng Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh của tỉnh Bình Thuận.

Năm 1957, tỉnh Bình Tuy có 3 quận:
  • Quận Hàm Tân có 4 xã; quận lị: Phước Hội.
  • Quận Tánh Linh có tổng La Ngà (4 xã) và 4 xã độc lập; quận lị: Lạc Tánh.
  • Quận Bình Lâm có 5 tổng (gồm nhiều thôn, không có xã): Ma Blao, R'Da (Va Pro), Rda, Tala, Quyeon; quận lị: Bsa Da Houai.

Từ 1976, tỉnh sáp nhập với Ninh Thuận và Bình Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Thuận Hải lại được tách thành hai tỉnh là Bình Thuận và Ninh Thuận. Bình Tuy từ đó thuộc khu vực huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh và thị xã La Gi của tỉnh Bình Thuận ngày nay. Như vậy, địa bàn tỉnh Bình Tuy cũ trở thành khu vực thuộc Nam Trung Bộ.

Địa lý

Bình Tuy phía bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía nam giáp biển Đông, phía tây giáp với hai tỉnh Long Khánh và Phước Tuy. Diện tích 3.560 kilômét vuông. Tỉnh lỵ là Hàm Tân gần bờ biển phía nam, cách thành phố Sài Gòn 183 kilômét về hướng đông. Đông bắc tỉnh nhiều rừng núi, các ngọn núi đáng kể là núi M'Hai 1.642 mét, núi B'Nom Dan Lu 1.339 mét, núi Pacam 1.205 mét, núi Nam Hu 1.186 mét, núi B'Nom Pang Ko 734 mét; ở giữa tỉnh gần Tánh Linh có núi Ông cao 1.302 mét, núi Đen cao 507 mét; phía Tây và phía Nam có những ngọn núi thấp như núi La A 332 mét, núi Dinh (Djinh) 295 mét, núi Hok 157 mét, núi Giang Cò 352 mét, núi Bà 871 mét, núi Ky 736 mét, núi Đất 166 mét, núi Nhọn 570 mét, núi Tà Cú 666 mét.

Sông La Ngà là sông chính của tỉnh, chảy từ Lâm Đồng xuống Bình Tuy theo hướng bắc-nam, đi ngang qua quận Tánh Linh, rồi vào địa phận quận Hoài Đức và chảy dọc theo ranh giới với tỉnh Long Khánh, sau đó chảy qua phía bắc Long Khánh để nhập vào sông Đồng Nai. Các chi lưu quan trọng của sông La Ngà là sông Da Rgna, Da R'Gnao và sông Các. Ngoài ra, Bình Tuy còn các sông khác ở phía đông và nam là sông Kabat, sông Phan, sông Dinh, sông Giêng, sông Gia Ót, sông Cỏ Chi, sông Cô Kiều. Và một số suối lớn như suối Vàng, suối Kiết, suối Tre. Ở Hiệp Hòa có suối nước nóng trên 70°C.

Tổng diện tích tỉnh Bình Tuy là 3.696 km².

Khí hậu

Khí hậu Bình Tuy giống Bình Thuận, không chênh lệch nhiệt quá lớn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Quốc lộ 1 và liên tỉnh lộ 3 là những đường giao thông quan trọng nối liền Bình Tuy với các tỉnh khác. Sân bay có ở tỉnh lỵ Hàm Tân.

Dân cư

Dân tộc sinh sống đông nhất ở đây là người Kinh, kế đó đến người Ra Glai và người Chàm. Các tôn giáo chính tại đây là đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Tin Lành, thờ cúng ông bà.

Dân số tỉnh Bình Tuy tính đến năm 1971 là 74.315 người

Kinh tế

Ruộng lúa phần lớn có tại vùng đồng bằng phía tây-nam, các hoa màu phụ là ngô, khoai lang, sắn, đậu phụng, vừng, mía.... Vùng Hoài Đức và Tánh Linh trồng nhiều mía. Mía Trà Tân nổi tiếng. Tỉnh có nhiều rừng với các loại gỗ quý như: gõ, hoàng đàn, trắc, cẩm lai, lá buông và nhiều rừng dầu có cây rất to. Lá buông là được dùng để lợp nhà, dệt đệm, dệt buồm, chắn phên, đan cặp, đan nón, đan vỏ chai rượu. Cọng lá buông dùng đan mành sáo chắn gió. Cành lá buông đập tơ lấy sợi đan thảm. Rừng Bình Tuy cũng có nhiều thú như voi, cọp, beo, heo rừng, nai...

Do có nhiều sông và gần bờ biển nên ở đây có nhiều người theo nghề đánh cá và làm nước mắm, ruộng muối.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #9
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.976
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bắc Thái

Bắc Thái là một tỉnh cũ của Việt Nam. Nay là tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên

Trước đây, vào năm 1890, chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp chia tỉnh Thái Nguyên thành 2 tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Cạn. Năm 1965 Chính phủ nước Việt nam dân chủ cộng hoà đã ban hành quyết định sát nhập 2 tỉnh với tên gọi Bắc Thái. Đơn vị hành chính: TP. Thái Nguyên (thủ phủ), thị xã Bắc Kạn, Thanh An, Bạch Thông, Khâm An, Tân Hoa, Định Hoá, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Phổ Yên, Phú Bình.

Đến ngày 1 tháng 1 năm 1997 tỉnh này bị chia tách thành 2 tỉnh là Bắc Kạn và Thái Nguyên.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 03:54
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09787 seconds with 15 queries