Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-12-2009   #1
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.136
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chợ Việt Nam

An Giang - Chợ Gò Tà Mau

Ði chợ Gò - Tà Mau

Từ đồn biên phòng của cửa khẩu Tà Mau, xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Ðốc đi bộ để đến chợ Gò bên kia biên giới Campuchia chỉ khoảng 800m. Thấp thoáng trên cánh đồng lúa là những đoàn người gùi hàng hoá từ chợ Gò về, gùi phân bón để đi làm đồng... và có cả những người rảnh rỗi, đi qua chợ Gò chơi để chọn mua một vài mặt hàng rồi xách tay mang về.

Chỉ cần bỏ ra 1.000 đồng tiền Việt, bước lên chiếc ghe để băng qua con kênh mà chiều rộng chỉ nhỉnh hơn chiều dài chiếc ghe một chút là vào chợ. Còn nếu đi qua cầu cách nơi ghe đậu chừng vài chục mét, trước mặt tháp canh có anh lính Campuchia đứng gác thì phải tốn 5.000 đồng mua vé.

Chợ quê

Tiếng là chợ, nhưng trên cái gò đất rộng chừng hơn mẫu đất này là khoảng 30 ngôi nhà sàn. Mỗi căn nhà có bề rộng chừng trên dưới 10 mét, bề dài dễ chừng lên tới hai ba chục mét. Trên tường, cột của tầng dưới nhà sàn vẫn còn in những ngấn nước cao quá đầu người của những đợt lũ hàng năm. Chợ không có bán đồ ăn gì, chỉ có một quán nước giải khát nằm ở đầu chợ.

Thoạt nhìn thì chợ như là một cụm dân cư vùng biên, không thấy hàng hoá gì; nhưng bước lên khỏi chiếc cầu thang thật dốc, cao chừng hai mét của các căn nhà là có thể bắt gặp những kho hàng đầy ắp. Tivi, đầu máy, máy cassette, máy ảnh, điện thoại di động, quần áo... Mỗi kho chỉ chứa một vài loại hàng, có kho chứa toàn đầu máy, tivi cũ. Có kho chỉ chứa máy tính xách tay và điện thoại hay các loại rượu ngoại, đầu video, cassette, camera hay quần áo... Chỉ quan sát các kho bên ngoài thì trừ rượu, tất cả đều là hàng cũ. Nhưng nằm khuất sâu bên trong là mấy kho chứa toàn hàng mới. Máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa... có đủ.

Hàng "năm ăn năm thua”


Khi bạn sục sạo hết kho hàng này đến kho hàng khác, nhưng dường như các chủ hàng không hề quan tâm là khách lạ hay quen. Họ cũng sẵn lòng trả lời về giá cả, tính năng, xuất xứ của hàng... Giá hàng hóa ở đây rẻ đến không ngờ. Một chiếc tivi 21 inch, màn hình phẳng hay cong giá cũng đồng hạng 600.000đ, tivi loại xách tay giá 120.000 đồng/cái. Xe đạp leo núi có hai loại, có loại 600.000 đồng, có loại giá 1.000.000 đồng. Máy tính xách tay có cái chỉ 350.000 đồng một cái, nhưng toàn máy đời cũ, khổ dày.

Ðiều đáng nói là hầu hết hàng hóa điện tử, máy móc ở đây, khi mua dù một chiếc hay nguyên cả lô cũng đều mua theo kiểu may rủi. Không được thử. Chỉ trừ có máy tính xách tay, có một nơi cho thử nhưng lại bán giá cao gấp ba lần: 1.000.000 đồng/chiếc.

Một tay buôn đang lựa chọn hàng hóa để mua cho biết: hàng ở đây là hàng câm điếc, mua theo kiểu hên xui nên chỉ có những tay buôn đánh về nguyên lô xong giao cho thợ tháo qua ráp lại cái còn ngon thì bán nguyên chiếc, số còn lại thì tháo ra làm phụ tùng và cả bán phế liệu.

Mặc dù mua hàng "năm ăn năm thua”, nhưng theo nhà buôn này, hồi đó đi hàng lời hơn, vì các kho hàng ở đây chưa có nhiều thợ chuyên môn. Họ mua sao bán vậy nên mình mua hàng rủi ro ít. Dạo này ở đây đã có thêm một số thợ điện tử, chuyên tháo các linh kiện bo mạch có giá trị ra để bán riêng nên thương lái không có kinh nghiệm là dễ bị mất vốn.


(Nguồn : www.maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (19-12-2009)
Cũ 19-12-2009   #2
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.136
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bắc Ninh - Chợ Âm Dương

Chợ Âm Dương – nơi "mua may, bán rủi"

Chợ nằm ở địa phận Làng Ó (nay là làng Xuân Ổ), xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 Tết (tháng giêng âm lịch)...

Những huyền thoại về chợ Âm Dương
Theo tương truyền của người xưa, nơi họp chợ Âm Dương xưa là bãi chiến trường do đó có nhiều người chết. Chợ họp là để tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau. Chợ bắt đầu họp vào lúc lên đèn, trên một bãi đất trống cạnh ngôi miếu cổ có tiếng là linh thiêng của làng. Chợ không có lều, quán, không sử dụng đèn nến. Người đi chợ mang một con gà đen đã được chăm sóc cẩn thận làm vật tế Thành Hoàng làng. Trong chợ cũng có cả những dãy hàng mã, hương, nến, cau trầu. Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương. Có người sớm hôm sau xem trong túi đựng tiền toàn là vỏ hến, lá đa, thậm chí có cả mẩu yếm sồi. Mọi người đều rất vui vẻ vì coi đó là dịp làm điều phúc, điều thiện với người đã chết. Chợ tan khi còn đêm.

Với người dân nơi đây, chợ Âm Dương cũng chẳng khác một lễ hội cầu mùa ở các địa phương khác, bởi nó mang đậm nét văn hóa dân gian vùng Kinh Bắc và đã tồn tại cách đây gần ngàn năm. Vào dịp đầu Xuân năm nào cũng vậy, mọi người đến hội chợ chỉ cốt được cầu may; những điều rủi ro, phiền muộn sẽ được xóa tan khi vào đêm hội chợ, có như thế việc làm ăn, mùa vụ năm đó mới thuận lợi, được mùa bội thu.



Người xưa đi chợ Âm Dương
Bây giờ, cũng không ai còn nhớ phiên chợ Âm Dương đầu tiên bắt đầu từ khi nào, chỉ biết rằng ngày xưa, làng Ó còn nghèo lắm; thiếu ăn, thiếu mặc nên con cháu phải kéo nhau đi làm thuê ở những tỉnh xa. Dẫu có đi nơi đâu, nhưng nhớ ngày hội chợ Âm Dương, họ lại rủ nhau về dự đêm hội chợ và để có cơ may gặp lại người đã mất. Họ tin rằng, hòa lẫn trong dòng người đến phiên chợ đêm nay sẽ có cả hương hồn của ông cha, người thân hiện về để tìm gặp lại gia đình, bạn bè. Để an ủi, động viên nhau xua tan nỗi buồn, nhớ tiếc người thân đã mất, họ cùng ca những làn điệu dân ca Quan họ của quê mình. Hát mãi, buồn hóa thành vui, nỗi tiếc nhớ hóa thành niềm hạnh phúc khi có thêm bạn bè làm trà, rượu, bạn tâm tình. Chợ tan khi đến canh ba. Trong sương sớm, khúc Giã bạn như làm các liền anh, liền chị thêm nghẹn lời, lưu luyến hẹn đến phiên chợ lần sau.

Cụ Nguyễn Văn Hỷ (85 tuổi), một trong những già làng ở làng Xuân Ổ, kể: Ngày xưa, cụ nghe rằng chợ bắt đầu họp vào lúc chập tối, mỗi dịp lễ hội làng đều có đến 2 sào đất ruộng làm bãi chợ bán gà đen đủ loại to, nhỏ. Nhiều gà lắm nhưng cũng không ai biết mỗi phiên chợ tiêu thụ khoảng bao nhiêu con gà. Bởi chợ bán nhiều gà đen, nên người ta gọi là chợ Gà Đen và tên làng Ó cũng có từ thuở ấy. Người bán có thể là người làng, cũng có thể là người từ nơi khác đến, điều đặc biệt là chỉ bán gà mái đen, mà không phải gà trống để cúng giỗ như nhiều nơi. Chợ không có lều quán, không hàng lối, người bán để gà trong lồng nhỏ, cũng có người ôm gà trên tay, người mua chỉ sờ xem gà béo, gầy. Người bán không nói giá cả, người mua không mặc cả, trả bao nhiêu tiền cũng được. Mua gà xong, người ta mua thêm vàng mã, trầu cau, nến, hương đã được bó sẵn thành bó để về hóa gửi cho người cõi âm. Trong đêm, chỉ có bóng người lờ mờ qua lại và tiếng thì thào làm quen, họ mời nhau khi tan chợ thì về ăn cơm và hát Quan họ cùng gia đình để lấy may.

Người ta mua gà đen nhiều như vậy là để ngày 8 (tháng giêng) là đem vào hội đình làng dự Cỗ Kén (tức là cỗ chọn) giữa Lục Giáp (6 Giáp – các đơn vị dân cư của làng) bằng cách chọn những con gà làm đẹp, xôi ngon. Những mâm xôi này là phải do các trai tráng trong làng quây cót giã gạo nếp trước hằng tháng trời, bản thân họ phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, vóc dáng khỏe mạnh (đã ăn ở thanh tịnh 2 tuần lễ). Mỗi Giáp sẽ làm 2 lễ, 6 Giáp có 12 lễ, trong đó Ban Tổ chức là những người già làng sẽ chọn 3 lễ đẹp nhất, ngon nhất để dâng lên 3 bàn thờ chính là Chính, Tả, Hữu của đình. Còn lại các cỗ khác sẽ đặt xung quanh và ở các bệ thờ phụ. Những cỗ được giải nhất, nhì, ba sẽ được thưởng mỗi lễ một miếng trầu, cau têm cánh phượng. Tuy công sức bỏ ra làm mâm cỗ tốn bao công phu, vất vả nhưng nếu được chọn là Cỗ Kén thì người dân ở Giáp ấy tin rằng cả năm được may mắn, làm ăn phát đạt.

Song, cái may mắn trọn vẹn lại là khâu cuối cùng, trước khi mời được bạn bè về gia đình tụ họp và hát Quan họ, chủ nhà và khách cùng đem vàng mã hóa để tưởng nhớ dòng họ, tổ tiên và nhớ đến người đã mất cho cả gia đình của chủ và khách. Điều quan trọng hơn nữa là mỗi gia đình đã làm sẵn 4 đến 5 mâm cỗ để đãi khách. Cỗ đã được chuẩn bị từ sáng mồng 4, chiều tối đi hội chợ là các mâm cỗ đã phải chuẩn bị xong. Khách đến ăn thì ít, mà hát Quan họ lại say sưa khiến giây phút giã bạn bao giờ cũng lưu luyến, không muốn chia tay. Người ta không để ý đến mâm cỗ đầy hay vơi mà nhà nào càng mời được nhiều khách về nhà, năm đó may mắn và lộc đến càng nhiều.


Chợ Âm Dương hôm nay
Gần một thế kỷ qua, thời gian đã cuốn theo biết bao đổi thay đến vùng đất Kinh Bắc này, ngay cả dòng sông Tiêu Tương êm ả chảy qua làng xưa giờ đã được bồi đắp. Ở đó nhiều nhà mới xây mọc lên, đến cái tên làng Ó cũng ít người biết đến để nói rằng làng quê này đã đổi mới, trẻ hóa và tươi mới như mùa Xuân về làng. Ông Nguyễn Sơn, Trưởng Ban Mặt trận Tổ quốc xã, đưa chúng tôi đến nơi họp chợ Âm Dương xưa trong nỗi luyến tiếc. Nơi bán gà đen giờ đã là những ruộng rau xanh non. Dù vậy, cứ mỗi độ Xuân về, người làng Xuân Ổ, thanh niên, trai gái đến cả người già, con trẻ lại xúng xính trong những bộ quần áo tứ thân, khăn xếp đẹp nhất, náo nức đón chờ đêm hội chợ. Chợ Âm Dương bây giờ tuy vẫn không có lều quán, không đèn nến, vẫn tiếng thì thào trong đêm nhưng trong chợ đã có bán đủ thứ hàng vài vóc, khăn quàng cổ, khăn tay, bít tất, cặp tóc, hoa quả và vẫn có đủ đồ cúng tế cho người âm. Con cháu đến chợ đã không bắt buộc phải mua cho được gà đen, mà gà mái thường, đẹp, cũng được đem bán. Các trai tráng trong làng không phải giã gạo thâu đêm mà gạo ngon đã được xay xát sẵn để dành từ vụ mùa. Duy chỉ có việc chuẩn bị cỗ đón khách là không thể thiếu.

Cái vẻ huyền bí của chợ xưa đã lan rộng đến cả những tỉnh xa tận trong Nam, ngoài Bắc, khách thập phương cũng kéo nhau về dự đêm chợ Âm Dương để cầu được nhiều lộc may mắn, được bày tỏ nỗi nhớ quê hương hay nỗi niềm đam mê Quan họ của mình. Đi chợ, đám thanh niên còn muốn tìm nơi bán đồ của con gái làng bên mà mình thích để mua đồ. Tiếng thì thào trong đêm chợ ấy còn là tiếng làm quen, tiếng tỏ tình và khi được cô gái mời về nhà dự cỗ cùng gia đình, bạn bè mới là những thử thách ban đầu. Ngôi miếu cổ vẫn linh thiêng và cây đa cổ thụ của làng vẫn còn đó xum xuê xòa bóng mát như để chứng kiến bao đổi thay của làng, của biết bao mối tình hò hẹn, đơm hoa kết trái của những đôi lứa yêu nhau từ phiên chợ đêm nay. Trong những làn điệu Quan họ trữ tình sâu lắng cùng men rượu Xuân mỗi lúc thêm nồng đượm, còn chứa đựng cả lời yêu đương, da diết mà chàng trai muốn nhắn gửi cho người mình yêu. Sau đêm chợ huyền thoại ấy, đã có rất nhiều chàng trai, cô gái nên duyên chồng vợ và những làn điệu dân ca Quan họ còn ngân vang mãi..

(Nguồn : www.maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2009   #3
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.136
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bắc Ninh - Chợ Gà

Chợ gà của làng Xuân Ô - tức làng Sáu, thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh mở vào đêm mồng 4 Tết. Khi trời còn nhập nhoạng tối, dân làng đã đến chợ. Tương truyền, theo quan niệm tín ngưỡng của nhân dân ngày xưa, chợ họp tối để người trần thế và âm phủ có thể cùng đi dự được. Chợ chỉ mua bán những con gà đen tuyền, vì cho rằng giống gà này có thể nhập được vào cõi âm dò xét tình hình nơi ấy về tâu bẩm với đấng Thành Hoàng, để Ngài liệu bề phù hộ cho dân được nhân khang, vật thịnh. Nhà nào có gà đen đem mang bán ở chợ để hiến tế Thành Hoàng sẽ được hưởng phúc lớn. Chợ Gà vừa tan thì ngay trên khu vực chợ, nhiều quán trầu của các bà cụ mọc lên để cho các "liền anh"; "liền chị" mời nhau xơi trầu và hát quan họ. Nếu quán chật trội thì họ lại trải thêm chiếu lên nền sân chợ, hoặc ngồi trên cánh đồng xung quanh mà hát suốt đêm.


(Nguồn : www.maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2009   #4
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.136
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bình Dương - Chợ Thủ

Như nhiều khu trung tâm buôn bán sầm uất xưa nay của vùng Ðông Nam Bộ, chợ Thủ Dầu Một - Bình Dương theo dòng thời gian gắn liền những biến động thăng trầm, chứng kiến sự phát triển kinh tế xã hội, là biểu hiện sinh động nhịp sống văn minh đô thị của người Bình Dương.

Chợ Thủ xưa

Có sông Sài Gòn quanh năm nước xanh như tấm gương soi bóng, bên rừng lim, dầu đỏ... gió thổi vi vu, với kiểu dáng kiến trúc lãng mạn, kết hợp nhuần nhuyễn nền văn hóa Ðông - Tây, là chợ duy nhất ở miền Nam trên nóc có xây cột ba mặt gắn đồng hồ vuông theo phong cách Pháp, chợ Thủ Dầu Một từ xưa đã được coi là độc đáo có một không hai của miền đất Nam Kỳ. Người Thủ Dầu Một hơn 40 tuổi chẳng ai có thể quên cái hồi còn chạy lon ton theo bà, theo mẹ ra chợ Thủ trên chiếcxe ngựa lốc cốc trong buổi sáng tinh sương, để từ đó nên thơ, nên nhạc:

Chiều chiều

Mượn ngựa ông Ðề

Mượn ba chú lính

Ðưa cô tôi về.

Ðưa về chợ Thủ

Mua hũ, bán ghe

Bán bộ đồ chè

Mua cối đâm tiêu...

Chợ Thủ có bán ghe vì nằm sát bờ sông và chắc khi đó ở đất Thủ nghề mộc, đóng ghe thuyền đã rất phát triển. Còn sản phẩm hũ, nồi, bộ đồ chè, cối đâm tiêu... là những đặc trưng cho tài nghệ của người thợ thủ công truyền thống năm xưa trên vùng đất này. Có nhà thơ nhớ lại "Hồi đó" mỗi khi được theo mẹ ngồi trên chiếc xe ngựa sáng bóng màu gỗ đỏ từ xóm Chánh ra chợ Thủ là lòng lại xốn xang rộn lên niềm vui. Sướng nhất là lúc ở trong phố chợ thả sức ngắm nhìn những dãy sạp, tiệm bày bán đủ các loại bánh của người Việt: bánh ướt tôm khô, bánh lọt, bánh cuốn, bánh tiêu thơm nồng làm nức mũi. Những chú nhóc, cô bé theo mẹ đi chợ từ sáng sớm giờ bụng đã đói nôn nao nên cần được ăn. Và sau khi được chén no nê vài hào bánh bún, mút cái kẹo thơm, tức thì bọn trẻ thích ra phía bờ sông nhìn các chậu tôm cá, lươn, cua, sò, ốc, ếch sống tươi ngoác mồm, phồng mang trong các chậu, thúng sơn, được người miền Tây Nam Bộ, có khi từ tận đất mũi Cà Mau mang lên bày bán, xếp thứ tự ngăn nắp xuôi theo phố chợ.

Chợ Thủ hôm nay

"Phi thương bất phú", chợ không chỉ là nơi buôn bán, còn được coi như bộ mặt văn hóa của cả vùng dân cư. Nhìn vào "cái chợ" người ta có thể đoán biết về sự phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, và cung cách quản lý xã hội trên mảnh đất mà "cái chợ" đó tọa lạc. Nếu chợ Thủ vẫn là chợ Thủ ngày xưa thì còn gì là phát triển, nên chợ Thủ hôm nay đã khác xa xưa.

Chợ Thủ đang mở rộng, chứng tỏ kinh tế Bình Dương trong bước thắng lợi, tiến vào công nghiệp hóa đạt tới sự phát triển khả quan. Chỉ tiếc rằng nét đẹp buôn bán thứ tự ngăn nắp của kẻ chợ ngày xưa không được bảo tồn. Còn đâu những phố chợ bán nồi, bán hũ, bán ghe? Càng không thể tìm được một gian hàng bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu. Thời kinh tế thị trường có khác, toàn phố chợ người người, nhà nhà làm thương mại. Các hè phố và cả đường phố: Ðinh Bộ Lĩnh, Bạch Ðằng, Ðoàn Trần Nghiệp, Nguyễn Thái Học, Ngô Tùng Châu, Trừ Văn Thố... là những phố chợ "thanh cảnh" một thời, nay tràn ngập hàng tạp hóa, hàng rong, laghim, đậu hũ, nấm, bún, thịt heo, cá, gà, rau xanh, hoa, trái...



(Nguồn : www.maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2009   #5
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.136
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bình Định - Chợ Gò

Ai đã từng đi chợ Gò, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh đều có những kỷ niệm đẹp và khó quên. Theo phong tục thì mỗi năm chợ chỉ họp hai phiên vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết âm lịch. Chợ họp trên một gò đất cao dưới chân núi Hàm Long bên bờ sông Hà Thành đổ ra đầm Thị Nại vì vậy mà gọi là chợ Gò. Ðiều kỳ thú ở đây là du khách đi hội chợ bị cuốn hút không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn do được dự những sinh hoạt văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Người đi hội chợ mua bán lấy may không mặc cả, không cò kè bớt một thêm hai như chợ hàng hoá ta thường thấy.
Chợ Gò có tính cách hội vui xuân dân gian hơn là phiên chợ. Từ người bán đến khách hàng đều mặc quần áo mới, nói cười vui vẻ, mặt tươi như hoa, các bà các cô phấn son trang sức lộng lẫy như dự lễ cưới. Từ mờ sáng ngày đầu năm chợ đã nhóm, ai đến trước bày hàng trước, ai đến sau kế tiếp thành dãy. Không ai đứng ra xếp đặt, tổ chức thế mà vẫn trật tự, không hề tranh giành bán buôn theo lối kẻ chợ thông thường. Người bán là những dân cư quanh vùng thu góp trong vườn mớ trái cây, gánh rau cải, vài buồng cau, vài xấp trầu họ đem đến bán lấy hên đầu năm. Người mua không phải là thiếu thức ăn nhưng muốn đem về một cái lộc đầu năm, nhất là gian hàng trầu cau, các cô thường mua cầu may cho năm mới gặp duyên thắm tình nồng.
Vui vẻ nhất là các gian hàng pháo, bán đủ loại nào pháo tre, pháo tống, pháo điển, pháo chuột, pháo dây, pháo thăng thiên, pháo bông... Ðó đây, giọng lái buông chào hàng ngân nga câu vè theo điệu bài chòi:
Mời chư vị giai nhần tài tử
Tới đây nghe tôi thử pháo tre
Của bán ra không phải nói khoe
Thời thực vật sắm vừa túc dụng
Có pháo nhiều đốt mới vui tình
Từ cựu thời bộc trước nhi thinh
Có pháo mới văn minh xuân nhựt
Dưới con cháu cũng vui cũng ức
Trên ông bà khỏi bực khỏi phiền
Nếu như mà cứ giữ tiếc tiền
Lấy gì đặng minh niên hỉ hả...
Các gian hàng bán đồ chơi trẻ em cũng vui nhộn không kém. Ðặc biệt nhất, những sản phẩm làm bằng vật liệu địa phương, thuần túy Việt Nam như gà cồ chút chít nặn bằng đất sét, rỗng ruột, sơn phết xanh đỏ, có lỗ thổi ra tiếng kêu o... o..; trống rung (trống bỏi) thành và cán bằng tre phất bong bóng heo hay da ếch có tra hai cây đính cục chì nhỏ mỗi lần rung tạo âm thanh thật vui tai: thằng nhào lộ; cối xay lúa; cối giã gạo; tướng quân múa võ đều làm bằng tre và gỗ cây gòn. Từ cuối thập niên 60, có xen những đồ chơi bằng nhựa hoặc bằng kim loại như búp bê,xe tăng, tàu bay, súng lục..., có lẽ vì đắt giá hay chưa quen với thị hiếu nên ít thông dụng.
Những gian hàng thức ăn, nước giải khát cũng góp mặt không kém. Các món đặc sản địa phương được khách hàng ưa thích như nem Chợ Huyện của bảy Ù, chim mía ở Lộc Lễ, rượu nếp và rượu gạo ở Trường Thuế (dân chúng quen gọi là Trường Thế đã mãi mãi đi vào ca dao của dân tộc:
Rượu ngon Trường Úc mê ly
Gặp nem Chợ Huyện bỏ đi không đành
Ðến với Chợ Gò không những để ăn uống, mua rau quả để lấy lộc, mua pháo để lấy hên đâu năm, hoặc để thưởng thức tài viết chữ "phượng múa rồng bay" trên liễn đối, mà đến với Chợ Gò còn có đủ các trò vui chơi mang màu sắc dân gian như đánh bài chòi, chơi lô tô, giải đáp câu thai, đánh cờ tướng, đá gà... Nếu ai nặng máu đỏ đen thì tha hồ sát phạt ở các sòng bài như xóc dĩa, bầu cua tôm cá, xì lác... nhưng phần lớn họ đến đây để gặp gỡ bạn bè, trao nhau những lời chúc tụng, kéo nhau đi xem chợ và khi mặt trời đứng bóng thì chia tay ra về.
Hội chợ Gò diễn ra tuy ngắn ngủi nhưng ý nghĩa rất lớn vì nó tạo ra không khí vui tươi thoải mái sau một năm miệt mài lao động vất vả và đi vào ký ức người dân nơi đây như một mảng tâm hồn tươi sáng và tìm về với bản sắc dân tộc, tìm về với cội nguồn của chính mình.


(Nguồn: www.maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2009   #6
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.136
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bình Định - Chợ nón Gò Găng

Nét văn hóa độc đáo của phiên chợ nón Gò Găng - họp từ 0 giờ cho đến tảng sáng ở địa phận xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn (Bình Định) - có lẽ là "độc nhất vô nhị". Hàng trăm năm nay, mặc bom đạn chiến tranh, mặc mưa gió, phiên chợ này vẫn sầm uất dưới ánh sáng leo lét của những ngọn đèn dầu...
Chợ đông trên một con hẻm nhỏ, rẽ vào từ Quốc lộ 1A, không một bóng điện, không sạp kê hàng. Màn đêm đặc quánh. Ở gần cuối hẻm, một người phụ nữ lạch cạch trên chiếcxe đạp có gắn cây đèn dầu le lói, vừa đi vừa hát thầm thì:

"Ai về Đập Đá quê cha
Gò Găng quê mẹ, Phú Gia quê chồng...".

Xưa nay vùng này chuyên làm nghề chằm nón, nổi tiếng nhất là nón Gò Găng, Đập Đá, Phú Gia. Chợ nón này có từ lâu lắm rồi, chẳng ai còn nhớ và cũng ít người còn sống biết chính xác phiên chợ đầu tiên. Như một phong tục, chợ duy trì từ thế hệ này đến thế hệ khác...

3 giờ sáng, phiên chợ bắt đầu sầm uất. Hàng trăm người từ các vùng lân cận tất bật tụ về. Người bán, người mua gọi nhau rôm rả. Mọi người nhận ra nhau nhờ những ngọn đèn dầu leo lét, những ngọn nến lay lắt trong tiếng gió. Những người buôn bán lâu năm ở đây cho biết "Phiên chợ đã thành lệ, chẳng ai còn ngại cảnh tối tăm. Chợ toàn là những nữ nông dân nghèo khó trong vùng. Nón đem ra chợ bán được họ làm trong những lúc nông nhàn. Cũng chẳng có nhiều tiền để câu điện chiếu sáng, dù đường dây đã ở trên đầu. Mà có điện chiếu sáng thì còn gì là chợ nón Gò Găng!". Họ thu mua của bà con rồi chuyển đi các tỉnh lân cận, có lúc vào tới miền Tây. Mỗi phiên chợ, số nón thu mua được có khi lên tới năm sáu ngàn (cái).

4 giờ sáng, cảnh bán mua dần thưa thớt. Những lái buôn xếp nón đưa vào những cái bọc dài. Người bán nón thì "xê dịch" đến khoảng giữa con hẻm - nơi bán vật liệu làm nón gồm lá nón và những bó giang rừng được lấy từ vùng núi An Khê (Gia Lai). Cảnh "trăm người bán, vạn người mua" lại rôm rả. Những người vừa mới bán nón xong, nhanh chóng trở thành người mua. Có lẽ vì giá nón quá thấp nên vật liệu làm nón cũng thấp theo. Và số tiền bán nón không nhiều nên những người mua vật liệu cũng ít
5 giờ sáng, phiên chợ vãn. Thời đất nước trong cảnh chiến tranh loạn lạc, mỗi khi chợ đông, nghe tiếng bom đạn, bà con không ai bảo nhau, vội vã tắt hết đèn tìm chỗ trú ẩn. Tiếng bom đạn lắng xuống, chợ lại đông đúc như thường...Một bà lão ở đây đã nói về chuyện nón Ngựa Phú Gia: "Cư dân ở Phú Gia luôn tự hào về sản phẩm nón Ngựa "đặc sản" của mình (ngày xưa chỉ có tầng lớp quan lại đi ngựa sử dụng, nên gọi là nón Ngựa), nổi tiếng xưa nay mà không nơi nào làm được. Những năm 60 (thế kỷ 20), giặc Mỹ khi càn quét đến Phú Gia, thấy cả làng làm nón Ngựa, như lần đầu tiên "tiếp cận một truyền thống văn hóa mới", thay vì bắn, phá, đốt bọn chúng lại bắt toàn bộ những người biết làm nón ra đình làng biểu diễn từng công đoạn để xem và... học cách làm! Nhưng bọn chúng chẳng học được tí tẹo bí quyết nào. Bà con trong lúc "biểu diễn" đã sử dụng những thao tác khó, làm chúng bó tay...".
Mặt trời ló rạng. Hẻm nhỏ lại yên ắng. Những người đi mua, bán nón mắt đỏ hoe vì thức đêm tất bật về nhà. Bóng dáng họ khuất dần trên những ngã rẽ đường làng...


(Nguồn: www.maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2009   #7
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.136
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bình Định - Chợ tình Gò Trường Úc

Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 8km, chợ Gò Trường Úc, được nhóm họp trên một khu đất ven chân núi Úc, cạnh sông Trường Úc (thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh). Chợ họp một phiên duy nhất vào sáng mồng Một Tết Nguyên đán hàng năm. Ðây là nơi traigái từ mọi ngả đổ về để hẹn hò, tâm tình kết duyên. Họ chen lấn xô đẩy, vui đùa với nhau rồi rủ nhau lên núi tâm tình.
Chợ này được hình thành đã hơn hai trăm năm có lẻ, từ khi quân Tây Sơn - Nguyễn Huệ đóng doanh trại nơi đây. Chợ còn truyền mãi trong câu ca dao với lời thề non hẹn biển:

"Bao giờ Trường Úc hết vôi
Thì anh hết đứng hết ngồi cùng em"

Đây là một trong số những chợ tình tiêu biểu của đất nước ta, có nhiều chợ họp quanh năm, có chợ họp trong một thời gian nhất định, có chợ chỉ họp vào dịp Tết đón Xuân về nhưng đều mang đến cho du khách sự thú vị và bức tranh sinh hoạt sinh động.


(Nguồn: www.maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2009   #8
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.136
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Cà Mau - Chợ nổi vùng cuối đất

Nằm giữa lòng thành phố Cà Mau, quãng cuối sông Gành Hào, đứng trên cầu nhìn về phía mặt trời mọc, người ta có thể nhìn thấy một dãy ghe rập rờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chỏng lên loang loáng dưới mặt trời. Không biết chợ đã hình thành từ khi nào, phải chăng từ những chiếc ghe thương hồ xuôi ngược một hôm neo đậu gần nhau để mồi xin chút lửa, trao đổi cho nhau nắm gạo lứt, tấm vải bố tời, trái bầu, trái bí… mà nên một xóm chợ trên sông đông đúc, sung túc nhất đồng bằng như bây giờ ?
Bạn hãy cùng tôi dạo chợ trên sông, đi từ buổi sớm mai trong lành để ngắm xóm chợ tươi tắn, nhiều màu sắc và lạ lùng trong con mắt người xứ khác. Mà, sao lại là buổi mai ? Vì chợ lúc bình minh lên như thời thơ ấu của một đời người, đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi bảng lảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Buổi sớm mai, đó là buổi của những chiếc xuồng con với các chị, các dì bán hàng ăn sáng, mùi thơm của các loại bánh lan tỏa xa hơn cả tiếng rao hàng, là buổi của những chiếc ghe hàng bông đổ ra từ trăm ngàn con sông, rạch để bổ hàng rồi trở về theo trăm ngàn lối sông rạch cho chuyến buôn xa. Buổi của những chủ ghe tất bật bày biện sao cho mớ hàng hóa của mình mới mẻ, tươi tắn và tinh tươm nhất.
Ngày trước, chợ trên sông Cà Mau cũng giống như nhiều chợ nổi đồng bằng khác buôn bán rất nhiều mặt hàng từ nhu yếu phẩm đến thực phẩm, chợ còn bán cả bàn ghế, giường ngủ, tủ thờ… Bây giờ, cách buôn bán ấy chỉ còn ở những ghe hàng bông lưu động đến tận nhà người dân, riêng chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán sỉ hàng hóa nông sản tươi, những thứ rau, trái miệt vườn. Với khách đường xa, đi chợ trên sông là để xem, để khám phá cái nguyên khí một miền quê lạ. Bạn không cần ghé vào từng ghe để xem hàng họ bán những gì, bạn chỉ cần biểu emgái chèo đò chèo chậm thôi, thong thả thôi ngang qua chợ. Bạn cứ nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe kia, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy, lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Chẳng cần rao bán, chèo kéo nhưng khách cầm lòng nào mà bỏ đi. Cầm lòng được sao với cái màu đỏ thanh thao của trái đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của khóm, xoài, xanh riết của cóc, ổi, tím của cà… Giữa chợ nổi Cà Mau, cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.
Mỗi chiếc ghe neo đậu ở đây là một ngôi nhà, ngang hai mét, dài năm bảy mét. Nhỏ bé, chật hẹp là vậy, nhưng khách thương hồ lại có tâm hồn hiếu khách, hào sãng, rộng rãi. Bạn đến, họ sẽ chẳng hẹp lòng gì mà không mời bạn nếm thử miếng dưa gang thanh thao, cái thơm ngọt lạ lùng của trái dừa nước, thử cái vị chua chua của trái dâu, trái khế quê nhà. Nếu bạn lỡ phải lòng cô bán hàng duyên dáng nào đó thì xin hẹn ước mau mau, để chần chừ về nhà rồi quay trở lại, sợ rằng sẽ đứng trên chiếc đò nhỏ chao trên sóng nhìn cây cọc buộc ghe vắng một sợi dây quen, có buồn lắm thì cũng đành hát “người đã đi rồi khôn níu lại”. Biết làm sao được, bản chất của xóm chợ này là vậy, hợp rồi tan như lục bình trôi, như bèo dạt.
Hy vọng một ngày nào đó, ban sẽ về thăm chợ nôi vùng cuối đất để cảm nhận cái sầm uất, rộn ràng của chợ buổi sáng, buổi trưa, cái man mác buổi chiều. Cái man mác buồn đúng là của một chiều phố núi nào đó, một xóm nhỏ heo hút nào đó nhưng ở trên sông này vẫn có nét riêng. Những chiều tà, chợ nổi đìu hiu bập bềnh đậu hết một vạt áo nắng vàng hoe hoe, đỏ hoe hoe. Những người đàn bà cúi đầu ngó chăm chăm xới nồi cơm nghi ngút khói, những người đàn ông xếp bằng ngồi trên mui ghe vấn những điếu thuốc to đùng bằng đầu ngón chân cái, phì phà nhả khói lên trời. Những đứa trẻ con ngồi tênh hênh trên mũi ghe câu cá chốt, cá mè. Những cô con gái sau một ngày bán hàng mệt mỏi tìm niềm vui bằng việc nụm nịu chăm nom cho mấy bụi hẹ, chòm rau húng lủi, vài cây ớt ốm nhom trong cái khạp bễ để trên mui ghe mà nghe phảng phất niềm thương nhớ đất

(Nguồn: www.maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2009   #9
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.136
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Cà Mau - Chợ trôi Năm Căn

Chợ nằm ở thị trấn Năm Căn, là chợ huyện ở tận cùng đất nước nhưng rất sôi nổi và sung túc vào bậc nhất của đất mũi Cà Mau. Chợ ở đây rất độc đáo mang tên là chợ trôi. Hàng ngày, các cửa hàng, cửa hiệu là những chiếc ghe nhỏ len lỏi khắp các sông rạch hẻo lánh mang đến cho người dân ở vùng sâu Năm Căn những cái kim, sợi chỉ, bó rau cho đến những món hàng cao cấp.
Đặc điểm của chợ trôi là người mua sắm cứ việc ngồi tại nhà, cửa hàng nổi sẽ trôi đến, giá cả không đắt bao nhiêu so với hàng ở chợ thành phố. Hơn nữa, chợ trôi còn có hình thức “mua trước, trả sau”. Không tiền vẫn cứ mua, chuyến sau sẽ trả rồi mua sắm tiếp.
Những ngày giáp Tết, chợ trôi càng hoạt động rất nhộn nhịp. Ngoài những mặt hàng thông dụng còn có cả hoa, cây cảnh, tranh lịch, bàn ghế... Ngành dịch vụ cũng góp mặt bằng các ghe chuyên uốn ép tóc, hớt tóc, sơn móng tay, móng chân, gội đầu và bán cả nước hoa, mỹ phẩm.


(Nguồn: www.maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 11:08
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10829 seconds with 15 queries