Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 18-07-2009   #1
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.129
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Biên niên lịch sử Thế giới

Biên niên lịch sử Thế giới - TCN

Ai Cập cổ đại, hay nền văn minh sông Nin, gắn liền với cư dân sống bên hai bờ sông Nin tại Ai Cập. Dòng sông Nin dài khoảng 6500 km, có bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi sản sinh ra một trong các nền văn minh sớm nhất thế giới. Phần hạ lưu sông Nin rộng lớn, giống như hình tam giác dài 700 km, hai bên bờ sông rộng từ 10 dến 50 km tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập nước - một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và đông đúc. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nin dâng lên làm tràn ngập cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Các loại thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen,... sinh sôi nảy nở quanh năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng bằng-sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu, bò, cá sấu, các loài cá, chim,...


Cách ngày nay hơn 3 triệu năm:

Loài người bắt đầu xuất hiện và sinh sống ở miền Đông Châu Phi.

Cách ngày nay từ hơn 3 triệu năm đến 3 hoặc 4 vạn năm:

Thời kỳ loài người sống trạng thái mông muội, thành từng bầy, sử dụng những cộng cụ lao động bằng đá được chế tạo rất thô sơ - thời sơ và trung kỳ đá cũ - để hái lượm hoa quả, đào bới qủa cây và săn bắt thú, cá, là những thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Trong quá trình lao động, cơ thể con người tự cái biến, hoàn thiện và phát triển dần tiếng nói. Việc phát hiện ra lửa, biết dùng lửa và biết cách làm ra lửa được coi là pha minh quan trọn nhất của thời kỳ này.

Cách ngày nay từ 3 hoặc 4 vạn năm đến 6000 năm:

Thời kỳ loài người sống theo tổ chức Thị Tộc - tổ chức xã hội dựa trên quan hệ huyết thống. Hình thức tạp hôn chấm dứt, sản xuất có sự phát triển đáng kể, nhất là sự phát triển của công cụ lao động (từ thời hậu kỳ đồ đá cũ sang thời đá giữa và thời đá mới) và sự xuất hiện của kinh tế sản xuất và chăn nuôi. Tôn giáo và nghệ thuật cũng xuất hiện và đạt được những thành tựu nhất định. Sự chuyển biến sang xã hội thị tộc diễn ra đồng thời với sự hình thành người hiện đại (Homo sapiens) hay còn gọi là người khôn ngoan tân cổ.

4000 Tr. C.N (~):

Trên lưu vực sông Nil (Ai Cập) bắt đầu diễn ra quá trình hình thành xã hội có giai cấp và Nhà nước sơ khai. Nhiều quốc gia thành bang nhỏ xuất hiện. Vào khoảng năm 3200 Tr. C.N, vùng Thượng và Hạ Ai Cập, theo truyền thuyết, được một ông cua tên là Mênét thống nhất lại. Vị Vua (Pharaon) đầu tiên này đã xây dựng thủ đô của Ai Cập ở Tinít.

4000 Tr. C. N:

Người Urbaidians định cư ở vùng phía Nam Mesopotamie (Lưỡng Hà), xây dựng các thành thị ở đồng bằng Tigre và Euphrate đặt cơ sở cho nền văn minh sau này tại đây. Sau đó các tộc người du mục từ Syrie và bán đảo ARập tới xâm chiếm vùng này, sống hòa trộn với dân Urbaidians, Năm 3500 Tr. C.N, người Sumer có thể từ châu Á tới, đã định cư ở lưu vực sông Euphrate xây đắp và phát triển một nền văn minh khá cao.

3000-2000 Tr. C.N (~):

Thời kỳ Cố Vương quốc ở Ai Cập phát triển rất thịnh đạt, nghệ thuật và kiến trúc có nhiều thành tựu rực rỡ. Kim Tự Tháp, một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại, lần đầu tiên được xây dựng, nổi tiếng nhất là quần thể kim tự tháp ở Gizeh, xây dựng vào khoảng từ 2753 - 2563 Tr. C.N.

3000 - 1900 Tr. C.N:

Nền văn minh lưu vực sông Ấn (Indus) ở phía Bắc Ấn Độ phát triển khá cao, xây dựng nhiều thành phố của Harappa và Mohenjo - Daro với những ngôi nhà sân rộng, đày đủ tiện nghi có hệ thống thoát nước.

2800 Tr. C.N (~):

Người đảo Crète (Hy Lạp) đã khai sáng nền văn minh Minoan, gọi theo tên vị vua huyền thọai Minos của họ. Từ năm 1700 đến 1400 Tr. C.N, văn hóa Minoan đạt tới sự huy hoàng nhất với nhiều lâu đài hùng vĩ, hệ thống cống rãnh quy mô và có nhiều sân, hành lang, kho , xưởng, nhà ở, phòng hội đồng, công sở, những bằng chứng về trình độ kỹ thuật cao của người Crète

2500 - 2000 Tr. C.N (~):

Người Phenicians sinh cơ lập nghiệp dất đông đúc trên bờ phía Đông Địa Trung Hải(Syrie và Li Băng hiện nay) và xây dựng nền văn minh của họ với những đô thị nổi tiếng như Tyre và Sidon

2325 Tr. C.N (~):

Sargon Đại đế của Akkad chinh phục các quốc gia của người Sumer và xây dựng một quốc gia Akkad - Sumer hùng mạnh. Lần đầu tiên trong lịch sử Lưỡng Hà, một vùng đất rộng lớn từ vịnh Ba Tư đến thượng lưu sông Tygre đã được thống nhất. Sargon Đại đế còn chiếm cả miền ven bờ Hắc Hải và một phần Tiểu Á. Thời ấy, chưa một nước nào có lãnh thổ rộng lớn như vậy

2205 Tr. C.N (~):

Nhà Hạ (2205 - 1766 Tr. C.N) triều đại đầu tiên của lịch sử Trung Quốc được thiết lập. Triều Hạ tồn tại đến năm 1766 Tr. C.N. Trong thời kỳ này người Trung Quốc sớm phát triển nghề trồng lúa, trồng kê và chăn nuôi gia súc như ngựa…

2000 Tr. C.N (~):

Người Mycène trên bán đảo Hy Lạp bắt đầu xây dựng nền văn minh của mình và đạt được sự phồn thịnh vào lúc nền văn minh Minoan bị tàn lụi (năm 1400 Tr. C. N), Từ đó, người Mycène thay thế ngừơi Crète thống trị khu vực Địa Trung Hải

1592 - 1750 Tr. C.N:

Vua Hammurabi cai trị vương quốc Babylone cổ, đặt phần lớn Lưỡng Hà và Assyrie dưới quyền kiểm soát của Babylone. Hammurabi đã cho soạn thảo và ban hành bộ lụât nổi tiếng mang tên ông, Lụât Hammurabi, đó là một trong những bộ luật thành văn cổ nhất thế giới.

1567 - 1085 Tr. C.N:

Thời kỳ Tân vương quốc ở Ai Cập. Một giai đoạn của nền văn minh đạt tới đỉnh cao, trong những năm 1292 đến 1225 Tr. C.N. Pharaon Ramsès II đã hoàn thành vịêc xây dựng các đền đài nổi tiếng ở Cacnat, Thebès, Luxo và Abu - Simben. Moses dẫn người Hèbreux(người do thái) trốn khỏi Ai Cập

1500 - 500 Tr. C.N:

Người Aryan từ Trung Á xâm nhập lưu vực sông Ấn ở miền Bắc Ấn Độ. Tại đây, họ tiếp thu văn hóa và kỹ thuật canh tác của người Dravidian và xây đắp nền văn minh của họ. Trong thời kỳ này, thánh kinh Veda được viết ra, đạo Bàlamôn đựơc hình thành và chế độ đẳng cấp (varna) khắc nghiệt được thiết lập

1250 Tr. C.N (~):

Người Hèbreux tiến vào đất Canaan. Năm 1028 - 1004 Tr. C.N. Saun trở thành ông vua đầu tiên của người Hèbreux.
Quốc gia Palestine được thiết lập, Đạo Do Thái được hình thành

1200 Tr. C.N:

Nền văn hóa Nok của ngừơi da đen ở Nigéria phát triển, được ghi trên những bức điêu khắc rất sinh động. Khoảng năm 200 Tr. C.N, nền văn hóa Nok bị tàn lụi.

1200 Tr. C.N (~):

Cuộc chiến tranh Hy Lạp - Troie xảy ra ác lịêt và kéo dài trong nhiều năm, kết thúc bằng thắng lợi của Hy Lạp.Cuộc triến tranh này được Homère nhà thơ nổi tiếng Hy Lạp sống trong khoảng thời gian từ thế kỷ XI đến thế kỷ IX Tr. C.N, miêu tả trong hai tập trường ca của ông là Iliade và Odyssée.

1050 Tr. C.N (~):

Chu Vũ Vương, thủ lĩnh của ngừơi Chu ở lưu vực sông Kinh Thủy và Vị Thủy đã mang quân đội vượt sông Hoàng Hà tấn công kinh đô Triều Ca của nhà Thương. Vua cuối cùng của nhà Thương là Trụ không chống nổi, phải tự sát. Nhà Thương sụp đổ, nhà Chu được thiết lập. Chu Vũ Vương làm Thiên Tử, lấy Cảo Kinh làm kinh đô.

1050 - 771 Tr. C.N (~):

Trung Quốc trong thời kỳ đầu dưới sự thống trị của nhà Chu. Còn gọi là thời Tây Chu. Trong thời kỳ này Vua Chu phân phong Vương tộc và công thần đến các nơi làm chư hầu và xây dựng với quy mô lớn vùn Lạc Ấp làm Đông đô.
Ngoài nhà Vua, trong bộ máy nhà nước thời Chu còn có các chức RTư đồ, Tư mã, Tư không, Tư khấu nắm giữ công việc tài chính, quân sự, công trình công cộng, hình pháp. Vua và quý tộc đều cha truyền con nối. Nhờ chính sách phân phong ruộng đất, nền chính trị thời Tây Chu khá ổn định, kinh tế và văn hóa đều đạt được sự cường thịnh.

1027 - 221 Tr. C.N (~):

Nhà Chu thay thế triều đại nhà Thương, đưa xã hội cổ đại TQ vào thời kỳ phát triển nhất. Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng thời Chu có nhiều học giả xuất sắc tiểu biểu là Khổng Tử và Lão Tử[/i].

910 - 606 Tr. C.N:

Thời kỳ cường thịnh của đế quốc Assyrie. Assyrie lần lượt chinh phục Lưỡng Hà, Phénicie, Uratu và Syria. Năm 721 đến 705 Tr. C.N. Assyrie hoàn thành vịêc chinh phục Isarel, buộc phần lớn người Isarel phải đi lưu vong. Năm 705 đến 681 Tr. C.N., vua Sennacherib của Assyrie phá hủy Balylone và xây dựng cung địên nổi tiếng ở Nineveh.

850 Tr. C.N (~):

Vua nhà Chu là Lệ Vương cùng một số quý tộc chiếm nguồn lợi rừng núi, sông hồ vốn là tài sản chung của các công xã nông thôn và đàn áp những người chống đối. Năm 841 Tr. C.N, nhân dân nổi dậy tấn công cung vua, đuổi Lệ Vương. Quyền lực nhà Vua đuợc giao cho hội nghị quý tộc, trong lịch sử gọi là "cộng hòa". Từ năm đó, lịch sử TQ bắt đầu có ghi chép ngày tháng rõ ràng.

814 Tr. C.N:

Quốc gia Carthage, thực dân địa nổi tiếng của người Phenicians được thành lập. Dần dần Carthage trở thành một đế quốc thương nghiệp giàu mạnh, có lãnh thổ bao gồm hầu như toàn bộ vùng ven biển và các đảo ở phía Tây Địa Trung Hải. Carthage bị hủy diệt sau cuộc chiến tranh của Punic với người Lã Mã.

800 - 700 Tr. C.N (~):

Nhà nước của người Hy Lạp ra đời, đánh dấu bằng sự xuất hiện của các quốc gia thành bang, nổi tiếng nhất là 2 thành bang Sparte - Athènes. Chế độ trính trị thành bang này được bảo tồn trong một thời gian dài.

338 Tr. C.N:

Người Macédoine chinh phục và thống nhất Hy Lạp.

776 Tr. C.N:

Thế vận hội lần đầu tiên được tổ chức tại Hy Lạp, bắt nguồn từ việc người Hy Lạp thường xuyên rèn luyện thân thể để trở thành chiến sĩ vô địch. Bốn năm, một lần, họ tổ chức tại vùng Olempia một đại hội điền kinh điển đua tài các môn: vật, chạy đua, nhảy cao, ném lao, ném đĩa, cưỡi ngựa… cho tới nay, những đại hội điền kinh quốc tế vẫn gọi là Thế vận hội Olempic

771 Tr. C.N:

Người Khuyển Nhung đánh phá Cảo Kinh, vua nhà Chu là U Vương bị giết dưới chân núi Lộc Sơn, người Khuyển Nhung chiếm lưu vực Vị Thủy. Cũng năm đó, Thái tử Nghi Cữu lên làm vua nhà Chu gọi là Chu Bình Vương. BÌnh Vương dời đô sang đất Lạc Ấp ở Phía Đông, lịch sử gọi là Đông Chu (năm 771 - 221 Tr. C.N)

771 - 491 Tr. C.N:

TQ trong thời kỳ Xuân Thu - giai đoạn đầu của Đông Chu. Bấy giờ uy tín của vua nhà Chu đã sút kém, một số nước chu hầu lớn mạnh không thần phục nhà Chu, chủ yếu có: Tề, Tấn, Sở, Tần, Ngô và Việt. Đặc trưng của lịch sử thời kỳ này là: sản xuất nông nghiệp sử dụng công cụ bằng sắt, dùng bò cày ruộng, chế độ công hữu ruộng đất dần dần tan rã, chế độ tư hữu ruộng đất xuất hiện. Về chính trị, các chư hầu tranh giành lấn át lẫn nhau, chiến tranh liên miên không ngớt. Thời kỳ Xuân Thu xuất hiện hai nhà tư tưởng lớng là Lão Tử và Khổng Tử.

753 Tr. C.N:

Các bộ lạc Latin ở bán đảo Italia đã xây dựng thành Roma trên bờ sông Tyrge lấy tên từ nhân vật truỳên thuyết Romulus, được coi là người sáng lập thành thị. Từ đây, đánh dấu sự xuất hiện của Nhà nước Roma.

750 Tr. C.N (~):

Người Kushites định cư ở Sudan mở mang nền văn minh, xây dựng các lâu đài, các tháp và buôn bán với La Mã và Ấn Độ. Ông vua cuối cùng của họ mất năm 320. Đến năm 350 thủ đô của người Kushites rơi vào tay người Ethiopian và chịu khuất phục.

605 - 539 Tr. C.N:

Thời kỳ tồn tại của Vương quốc Tân Babylone ở Lưỡng Hà đã đạt tới sự phát triển huy hoàng. Babylone, với vườn treo là ,một thành phố lớn nhất thời ấy.

594 Tr. C.N:

Solon tíên hành cải cách về hiến pháp và xã hội ở Athènes, xậy dựng nền dân chủ chủ nô hạn chế

586 Tr. C.N:

Babylone chiếm Jeruzalem, phá hủy đền thờ Salomon và đưa dân Do Thái trở lại Balylone.

563 - 483 Tr. C.N (~):

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sàkyà muni) truyền đạo ở Ấn Độ, đánh dấu thời kỳ đạo Phật hình thành.

551 - 479 Tr. C.N (~):

Khổng Tử giảng đạo lý ở TQ, đồng thời tập hợp và chỉnh lý các sách Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch và Xuân Thu, trong đó sách Nhạc bị tất truyền, còn lại Ngũ Kinh.

550 Tr. C.N:

Đế quốc Persia (Ba Tư) do Cyrus Đại đế sáng lập bao gồm các vùng rộng lớn của Trung Cận Đông. Nghệ thụât và kiến trúc Persia phát triển tới đỉnh cao. Tôn giáo Zoroasstria(thờ Thần Lửa) lan rộng.

538 Tr. C.N:

Persia chinh phục Balylone và đưa người Do Thái trở về Jezusalem.

509 - 506 Tr. C.N:

Clisthène tiếp tục công cuộc dân chủ hóa nền chính trị và nhà nước Athènes bằng cuộc cải cách triệt để về hiến pháp xã hội. Nhà nước Athènes được hoàn thiện, Hy Lạp trở thành nước có nền chính trị dân chủ tiến bộ nhất thời đó.

500 Tr. C.N:

Người TQ phát minh ra bàn tính.
Vương Quốc Axum ở Ethyopia ra đời. Các lâu đài lăng tẩm, đền thờ bằng đá đựơc xây dựng. Vương quốc này từng có quan hệ buôn bán với Ấn Độ, Cận Đông, và bị sụp đổ vào năm 700.

500 - 449 Tr. C.N:

Chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư nổ ra do sự cạnh tranh về thương mại giữa Athènes và Ba Tư. Cuộc chíên tranh kết thúc với sự thắng lợi của Hy Lạp. Athènes trở thành thành phố đứng đầu Hy Lạp và làm bá chủ phía Đông Địa Trung Hải.

500 - 400 Tr. C.N (~):

Leucippus, nhà triết học Hy Lạp, đề xướng thuyết nhân quả, cho rằng: mọi sự kiện trong tự nhiên đều có nguyên nhân của trong tự nhiên.

481 - 221 Tr. C.N:

TQ trong thời kỳ Chiến Quốc - giai đoạn cuối của Đông Chu. Trong thời kỳ này, chiến tranh đã làm hình thành nên 7 nước lớn là Tề, Sở, Yên, Tần, Hàn, Triệu, Ngụy và một số nước nhỏ. 7 nước lớn không ngừng đánh nhau với quy mô lớn. Về sản xuất, nông nghiệp các nước phát triển. Nhiều công trình thủy lợi lớn đựơc xây dựng như đập Đô Giang của nước Tần, mương nước Trịnh… Thủ công nghiệp cũng phát trỉên và nổi tiếng với các nghề chạm, dát vàng dệt vải và đồ sơn. Họat động học thuật, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng diễn ra rất sôi nổi, làm hình thành các trường phái tư tưởng nổi tiếng như: Mặc Gia, Nho Gia, Đạo Gia và Pháp Gia, với các nhà tư tưởng lơn thời đó như: Mặc Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Trang Tử, và Hàn Phi Tử.

460 - 400 Tr. C.N (~):

Democritus, nhà triết học Hy Lạp, đề xướng quan niệm vật chất có cấu trúc nguyên tử. Theo quan niệm này thì mọi vật chất đều được cấu tạo bởi những nguyên tử nhỏ xíu mà mắt người không nhìn thấy được.

457 - 429 Tr. C.N:

Thời đại Periclès, thời đại hoàng kim nhất của Athènes. Triết học, điêu khắc và hội họa phát triển đến đỉnh cao. Đền Parthenon ngôi đền vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại, được xây dựng (từ năm 447 đến năm 432 Tr. C.N) ở Acropole.

440 - 370 Tr. C.N (~):

Hippocrate, thầy thuốc Hy Lạp, Thủy tổ của Y học, đưa Y Học ra khỏi lĩnh vực cực đoan đến lĩnh vực quan sát, cho rằng tự nhiên là người chữa bệnh tốt nhất.

435 Tr. C.N (~):

Phidias, kiến trúc sư và nhà điêu khắc lỗi lạc nhất của Hy Lạp cổ đại, hoàn thành bức tượng thần Zeus, một trong 7 kỳ quan thế giới của thế giới cổ đại, cho đền Olympia.

431 - 404 Tr. C.N:

Nội chiến ở Hy Lạp, lịch sử thường gọi là cuộc chiến tranh Pélôponèse, xảy ra và lan rộng bắt nguồn từ sự thù địch giữa Sparte và Athènes. Athènes thất bại và bị phá hủy.

387 Tr. C.N (~):

Platon triết gia cổ dại Hy Lạp sáng lập học viện của ông ở Athènes, đuợc coi là trường đại học đầu tiên của châu Âu.

359 - 336 Tr. C.N:

Vua Philippe của nươc Macédoine chinh phục Thrace, Thèbes và Athènes, rồi thống nhất Hy Lạp thành một liên minh dưới quyền thống trị của mình.

336 - 323 Tr. C.N:

Alexandre con trai của Philippe cầm quyền ở Macédoine. Ông là môt thiên tài quân sự thời cổ đại, và là người châu Âu đầu tiên tiến hành nhiều cuộc chiến tranh nhằm chinh phục phương Đông. Dưới thời ông, đế quốc Macédoine được mở rộng, sát nhập cả Ai Cập và Cận Đông. Năm 327 - 326 Tr. C.N, Alexandre xâm lăng Ấn Độ, nhưng sau đó phải rút lui vì quân đội của ông nổi dậy chống lại.

325 - 298 Tr. C.N:

Triều đại của Chandragupta, người sáng lập ra vương triều Maurya nổi tiếng và thống nhất Ấn Độ.

323 Tr. C.N:

Thời kỳ Hy Lạp hóa (Hellenistic) bắt đầu, ảnh hưởng của Hy Lạp lan rộng ở Địa Trung Hải, Ai Cập và Cận Đông. Trên cơ sở đó tại các quốc gia Hy Lạp hóa đã diễn ra sự kết hợp hài hòa và thâm nhập lẫn nhau giữa nền văn hóa cổ đỉên Hy Lạp với các di sản quý báu của phương Đông. Thời kỳ Hy Lạp hóa kết thúc vào năm 30 Tr. C.N.

323 - 30 Tr. C.N:

Triều đại Ptolémé ở Ai Cập từ đời Vua Ptolémé I (305 - 283 Tr. C.N) đến Ptolémé XV (47 - 30 Tr. C.N)

300 Tr. C.N:

Herophilus, thầy thuốc và là nhà giải phẫu học Hy Lạp (nhà giải phẫu thực sự đầu tiên) bắt đầu nghiên cứu có hệ thống về giải phẫu, phân biệt dây thần kinh giác quan và dây thần kinh vận động.

300 Tr. C.N:

Nhà tóan học Hy Lạp là Euclide soạn thảo cuốn các nguyên tố, lần đầu tiên chính thức phát biểu về những nguyên lý hình học.

300 Tr. C.N (~):

Người TQ phát hiện ra đá nam châm và biết sử dụng nó để chỉ phương hướng. Đến thế kỷ XI người ta bắt đầu dùng sắt mài lên đá nam châm để thu từ tính, rồi dùng miếng sắt đó để chế tạo la bàn.

300 - 30 Tr. C.N:

Thành phố Alexandria của Ai Cập trở thành trung tâm trí tuệ thế giới Hy Lạp hóa.

292 - 280 Tr. C.N:

Tượng Rhodes, một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại được xây dựng. Đây là tượng thần Mặt Trời Helios làm bằng đồng và cao hơn 100 feet

287 Tr. C.N (~):

Năm sinh Archimedes (287 - 212 Tr. C.N) nhà tóan học và vật lý học Hy Lạp tìm ra định lụât về các vật thể nổi, lập ra môn thủy tĩnh học.

280 Tr. C.N:

Xây dựng ngọn hải đăng Pharos ở Alexandria (Ai Cập), một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại.

273 - 236 Tr. C.N:

Dưới triều vua Ashoka Ấn Độ cổ đại phát triển đến giai đoạn phồn thịnh nhất. Đạo Phật được tôn làm quốc đạo và được truyền bá rộng rãi. Ông cho xây dựng nhiều chùa chiền, kắhc nhiều chiếu chỉ trên các cột đá, vách đá và triệu tập đại hội Phật Giáo lần thứ 3 ở Palaliputra.

264 - 146 Tr. C.N:

Chíên tranh Punic giữa Roma và Carthage nhằm giành giật đất đai thị trường và nô lệ. Carthage bị thất bại, Roma thống nhất gần như toàn bộ vùng Địa Trung Hải gồm: Bán đảo Italia, Tây Ban Nha, Macédoine, Hy Lạp, Tiểu Á, Syria, Ai Cập và bờ biển Bắc Phi thành một đế quốc rộng lớn.

250 Tr. C.N:

Đế quốc Parthian thay thế đế quốc Ba Tư ở Trung Cận Đông, và tồn tại đến năm 226 sau C.N

230 Tr. C.N (~):

Eratosthenes, nhà thiên văn học Hy Lạp đầu tiên tính đựơc chu vi quả đất (không dùng đến các khí cụ thiên văn)

221 Tr. C.N:

Tần Thủy Hoàng thống nhất TQ, lập nên nhà Tần ( 221 - 206 Tr. C.N), triều đại phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của TQ. Triều Tần thực hành chế độ cai trị hà khắc theo đường lối Pháp Gia, xây đắp Vạn Lý Trường Thành nhằm đề phòng và ngăn cản người Hung Nô ở phía Bắc xâm nhập TQ. Các cụôc khởi nghĩa nông dân do Trần Thắng, Ngô Quảng lãnh đạo làm cho triều đại nhà Tần suy sụp.

209 Tr. C.N:

Cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân cuối thời Tần ở TQ do Trần Thắng và Ngô Quảng đã bắt đầu bùng nổ. Sau một số thắng lợi Trần Thắng tự xưng làm vua, lấy hiệu là Trương Sở, lập chính quyền mới ở đất Trần. Nhưng do bị phân tán, chia rẽ nội bộ nên sau nửa năm đấu tranh, cuộc khởi nghĩa thất bại. Sau cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng cuộc đấu tranh chống nhà Tần bùng cháy và lan rộng khắp cả nước mà tiêu biểu là các cuộc nổi dậy do Hạng Vũ và Lưu Bang cầm đầu.

206 Tr. C.N - 220 (~):

Triều đại nhà Hán của TQ đựơc thiết lập. Suốt hơn 400 năm tương đối hòa bình và ổn định của nhà Hán, người TQ phát triển sản xuất, mở mang nhiều công trình giao thông và thủy lợi; đạt được những thành tựu nghệ thuật to lớn, mở rộng đất đai và truyền bá đạo Phật. Triều đại này sụp đổ năm 220 sau CN.

202 Tr. C.N:

Nghề in ở TQ xuất hiện. Người ta khắc chữ lên bàn đá rồi in thành sách. Thời Tùy, Đường nghề in đã khá phát triển nhưng phải tới năm 1041 cách in chữ rời ở TQ mới dược một người là Tất Thắng phát minh

200 Tr. C.N (~):

Tập trường ca Mahabharata nổi tiếng của Ấn Độ được sáng tác bằng tiếng Sanskrit.

200 - 100 Tr. C.N (~):

Hipparchus, nhà thiên văn học nổi tiếng ra đời.

146 Tr. C.N:

Macédoine trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã.

140 - 87 Tr. C.N:

TQ dưới thời trị vì của Vũ Đế, ông vua nổi tiếng thời Hán. Ông là người đặt nền tảng cho nhiều chính sách căn bản của thời đại nhà Hán. Những chính sách chủ yếu của ông là: Đề cao và tập trung quyền lực vào chính phủ trung ương; nới rộng sức dân, giảm nhẹ to thuế, phu phen, tạp dịch, xây dựng nhiều công trình thủy lợi để khôi phục và phát triển sản xuất; chỉ đề cao Nho học, biến nó thành công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến ở TQ; tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược các nước xung quanh để mở rộng lãnh thổ.

100 Tr. C.N:

Văn hóa Paracus thuộc nền văn minh Chavin ở Peru (Nam Mỹ) phát triển.

73 - 71 Tr. C.N:

Cuộc khởi nghĩa nô lệ do Spartacus lãnh đạo nổ ra ở miền Nam bán đảo Italia. Nghĩa quân đánh thắng nhiều trận, giải phóng nhiều nô lệ, nhưng cuối cùng bị quân đội La Mã do tướng Crassus chỉ huy đàn áp. Hơn 6000 quân khởi nghĩa bị bắt và sau đó bị xử tử trên giá chữ thập.

60 Tr. C.N:

Ba viên tướng César, Pompei và Crassus cùng nắm quỳên trị vì La Mã, lịch sử gọi là chế độ chuyên chính tay ba, hay chế độ Tam hùng lần thứ nhất (Triumvirat). Năm 53 Tr. C.N, Crassus chết. Năm 46 tr, César đánh bại Pempei, trở thành đọc tài La Mã. Năm 44 Tr. C.N César bị ám sát khi ông đang chủ tọa một cuộc họp của Viện Nguyên Lão.

48 Tr. C.N:

Cesar gặp Cléopatra ở Ai Cập. Với sự giúp đỡ của César, Cléopatra trở thành nữ hoàng của Ai Cập (năm 47 - 30 Tr. C.N)

43 Tr. C.N:

Antonius, Octavius và Lepidus thiết lập chế độ Tam hùng lần thứ hai. Năm 30tr. Octavius đánh bại liên quân Antonius - Cléopâtre và trở thành Hoàng đế đầu tiên ở La Mã. Nền cộng hòa La Mã được thay thế bởi nền quân chủ.

14 Tr. C.N:

Đế quốc La Mã bắt đầu thời kỳ hòa bình kéo dài khoảng 200 năm, kết thúc vào lăm 192.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (18-07-2009)
Cũ 18-07-2009   #2
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.129
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ I

Thời điểm Giê-su sinh ra, lãnh thổ Do Thái thuộc Đế quốc La Mã, nhưng đặt dưới quyền cai trị của vua Herod "lớn". Vào năm 4, hoàng đế La Mã Augustus phế truất Herod Archelaus, con của Herod "lớn" và đặt các xứ Judea, Samaria và Idumea dưới quyền cai trị trực tiếp của chính quyền La Mã, được giám sát bởi một quan tổng đốc, người này có quyền bổ nhiệm chức Thượng Tế của Do Thái giáo. Tình trạng này kéo dài cho đến năm 64. Xứ Galilee, nơi Giê-su lớn lên, vẫn dưới quyền cai trị của Herod Antipas (một người con khác của Herod "lớn"). Khi ấy, Nazareth, nay được khai quật bởi các nhà khảo cổ, là một làng quê nhỏ bé với vài trăm cư dân, không có hội đường Do Thái giáo (synagogue), cũng không có cơ sở công cộng nào. Không vàng, bạc hay sản phẩm nhập khẩu được tìm thấy ở đây trong cuộc khai quật.

1:

Chúa Jesus hay Jesuschrist ra đời ở Bethlehem

17:

Phong trào nông dân Lục Lâm - Mày đỏ ở TQ nổ ra. Năm 23, Lưu Tú - thủ lĩnh của một trong những nhóm khởi nghĩa ở Hà Bắc đã tiêu dịêt hoặc hàng phục các nhóm khởi nghĩa khác, làm chủ cả vùng Hà Bắc và chiếm được Lạc Dương. Năm 25, Lưu Tú xưng làm Hoàng đế, hiệu là Quang Vũ Đế, đặt tến nước là Hán, đóng đô ở Lạc Dương, lịch sử gọi là Đông Hán (năm 25 - 220)

30 (~):

Jesus bị đóng đinh trên thánh giá ở Jerusalem

41-54:

Hoàng đế Claudius I trục xuất người Do Thái khỏi La Mã.

43:

Người La Mã cai trị Britian đến tận năm 407

54-68:

Triều đại của Hoàng đế Neron, người cuối cùng trong số những hoàng đế La Mã dòng họ Julius. Ông dổ lỗi cho những người theo đạo Cơ Đốc gây ra hỏa hoạn phá hủy thành La Mã, tiến hành sát hại họ một cách tàn bạo

60:

Các vua Kushan của Grandhara bắt đầu cai trị phía Tây Pakistan, lập một đế quốc kéo dài từ Trung Á tới Ấn Độ và mở một trường học nổi tiếng dạy về điêu khắc Phật giáo.

98 (~):

Tacitus, nhà sử học La Mã hoàn thành tác phẩm sử học lớn nhất của ông là Germania

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-07-2009   #3
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.129
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ II

Teotihuacan trong thiên niên kỷ thứ 1 TCN là một trong hai thành phố thịnh vượng thuộc Thung lũng Mexico, mỗi thành phố đều nằm trong vùng đồng bằng tựa lưng vào núi. Một vài trăm năm TCN, Teotihuacan vào tình thế hiểm nghèo, sau cùng chôn vùi thành phố này dưới dòng dung nham. Dân tị nạn tìm thấy một quê hương mới ở Teotihuacan, nơi họ cùng con cháu tiếp tục xây dựng các công trình lớn nhất của Mexico cổ đại. Đó là hai kim tự tháp khổng lồ (kim tự tháp "Mặt trời” và “Mặt trăng”), một đường đắp cao đồ sộ để hành lễ (“Đại lộ tử thần"), một tập hợp các phức hợp khổng lồ (“Ciudadela”, hay Thành luỹ, khu “ Đại phức hợp”) và sau cùng các ngôi nhà của chính họ cùng các khu phức hợp căn hộ. Vì thế thành phố Teotihuacan phát triển bao quanh Kim tự tháp Mặt trời với mạng lưới đô thị có dân định cư chiếm diện tích 20 km2, dân số hơn 100.000 người

100 (~):

Đế quốc Funanđược thành lập. Từ thế kỷ thứ III, Funan giao thiệp với TQ. Văn hóa Ấn Độ, nhất là văn hóa Ấn Độ giáo, sớm có ảnh hưởng vào nước này.
Vương quốc Champa được thành lập.
Nền văn minh Teotihuacan, một trong những nền văn minh sớm nhất của Châu Mỹ, phát triển ở miền trung Mexico.

105 (~):

Lần đầu tiên, Thái Luân, một quan lại thời Đông Hán đã dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách để chế tạo ra giấy.

117:

quốc La Mã đã mở rộng tới mức tối đa sau khi chinh phục được Dacia (thuộc Rumani ngày nay), Armeria và vùng Thượng Lưỡng Hà.

132 - 135:

La Mã đàn áp cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Palestine. Người Do Thái bị đuổi khỏi Jerusalem.

100 - 200 (~):

Clause Ptolèmèe, nhà thiên văn học Hy Lạp, tổng hợp các tri thức tri văng đương thời trong cuốn Almagest, đề ta hệ thống cơ học vũ trụ

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-07-2009   #4
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.129
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ III

Trước đó, phần "không chính thức" của giai đoạn này, từ năm 190 đến năm 220, được đánh dấu bởi sự hỗn loạn của các cuộc giao tranh giữa các phe phái trong rất nhiều khu vực của Trung Hoa (ví dụ các cuộc giao tranh của Tào Tháo, anh em Viên Thiệu - Viên Thuật, Tôn Kiên, Lưu Biểu, Lưu Bị, Đổng Trác, Lã Bố, giặc khăn vàng v.v.) Phần giữa của giai đoạn này, từ năm 220 đến năm 263, được đánh dấu bởi sự giao tranh quân sự và ngoại giao của ba quốc gia thù nghịch còn lại là Ngụy (魏), Thục (蜀) và Ngô (吳). Để phân biệt các quốc gia này với các quốc gia cùng tên nhưng trong các thời kỳ trước đó, người ta đã thêm vào: Ngụy là Tào Ngụy (曹魏), Thục là Thục Hán (蜀漢), và Ngô là Đông Ngô (東吳). Phần cuối cùng của thời kỳ này được đánh dấu bằng việc Nguỵ tiêu diệt Thục (năm 263), nhà Tây Tấn thay thế Ngụy (năm 265), và Tấn tiêu diệt Ngô (280).

220:

- Triều đại nhà Hán ở TQ chấm dứt. TQ bị chia cắt thành nhiều nước nhỏ và chiến tranh liên miên suốt hơn 3 thế kỷ.
- Tào Phi xưng Đế

221:

Lưu Bị xưng Đế

221:

Tôn Quyền xưng Đế

280:

Tây Tấn diệt Ngụy, Thục, Ngô thống nhất Trung nguyên

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-07-2009   #5
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.129
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ IV

Constantine có lẽ được biết đến nhiều nhất như một Hoàng đế La Mã đầu tiên theo Thiên chúa giáo. Triều đại của ông là một bước ngoặt lịch sử của Giáo hội Thiên chúa giáo. Năm 313 Constantine công bố chấp nhận Thiên chúa giáo trong Sắc lệnh Milan, bãi bỏ những trừng phạt đối với những người theo Thiên chúa giáo (mà vì vậy nhiều người đã tử vì đạo trong các cuộc thảm sát người theo Thiên chúa giáo trước đây và trả lại các tài sản đã bị tịch thu của Giáo hội. Tuy một sắc lệnh tương tự đã được ban hành vào năm 311 bởi Galerius, lúc đó là hoàng đế cả của Tetrarchy, triều đại lâu dài của Constantine, sự chuyển đổi của ông, và sự bảo trợ Giáo hội của ông đã thiết lập lại vị thế mới của Thiên chúa giáo trong toàn đế quốc.

303:

Hoàng đế La Mã Diocletian tàn sát rất dã man những người theo đạo Cơ Đốc.

306 - 337:

Triều đại của Constantine I, Hoàng đế La Mã đầu tiên theo đạo Cơ Đốc. Ông ban bố sắc lệnh Milan (313) công nhận đạo Cơ Đốc là tôn giáo hợp pháp, đồng thời triệu tập đại hội các giáo chủ đạo Cơ Đốc ở Nicée vào năm 325, đại hội Cơ Đốc giáo có quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử.

317:

Thời kỳ Nam Bắc Triều, TQ bị phân chia thành các triều đại phía Bắc và phía Nam, đến năm 590 mới thống nhất lại.

320:

Chandragupta thống nhất Ấn Độ lập ra vương triều Gupta (320 - 500), mở đầu thời kỳ chế độ phong kiến ở Ấn Độ. Triều đại Gupta đánh dấu thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật và văn học Hindu.

330:

Hoàng đế Constantine I lấy Constantinople ngày nay là Istanbul, làm thủ đô mới của đế quốc La Mã.

340:

Chế độ tu viện phát triển ở phía Tây đế quốc La Mã

350:

Người Hung Nô bắt đầu xâm lăng châu Âu, đuổi người Goth, tộc người sống ở vùng phía Bắc sông Danube và trên những bình nguyên thuộc Ukraine hiện nay, về phía Tây.

381:

Đại hội Cơ Đốc giáo lần thứ 2 ở Constantinople, chính thức hóa niềm tin và đặt chủ nghĩa vô thần ra ngoài vòng pháp luật.

395:

Hoàng đế La Mã Théodesius chia đất nước của mình thành 2 phần cho 2 người con: Tây La Mã (gồm Châu Âu và châu Phi) lấy Roma làm thủ đô và Đông La Mã (vùng Trung Cận Đông và Ai Cập) lấy Constantinople là Thủ đô. Từ đó, Đông La Mã và Tây La Mã phát triển theo hai con đường riêng. Năm 400, Đông La Mã bị đế quốc Byzantine thay thế.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-07-2009   #6
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.129
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ V

Attila(khoảng 406 - 453), vua Hung Nô từ năm 434, là thủ lĩnh đế chế cổ nằm từ bắc biển Caspian đến sông Danube. Chỉ huy các cuộc hành binh có cả người Vandales, Ostrogoth, Gepider và Franc tham gia đã đánh bại đế quốc Đông La Mã (443, 447 - 48), Gaule (451) và bị thất bại trong trận chiến đấu ở cánh đồng Catalaunique ở đông bắc Pháp, buộc phải về Hungari củng cố lực lượng và năm 452, lại đánh sang Bắc Italia. Sau cuộc gặp với Giáo Hoàn Leo I ông đã bỏ ý định đánh phá thành Rome và rút lui. Dưới thời Attila, liên minh các bộ lạc Hung Nô đạt tới giai đoạn cực thịnh, sau khi Attila chết (453) liên minh này đã tan rã.

420 - 589:

TQ trong thời kỳ Nam - Bắc Triều. Ở miền Nam TQ các triều đại Tống, Tề, Lương, Trần thay thế nhau thống trị và đều lấy đát Kiến Nghiệp làm kinh đô. Miền Bắc TQ đặt dưới sự thống trị của triều Bắc Ngụy, rồi đến Bắc Tề, Bắc Chu. Đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là việc Bắc Nguy ban hành chế độ quân điền (chia ruộng đất cho dân cày cấy) và chế độ tam trưởng để khống chế nông dân. Việc thi hành chế độ quân điền và tam trưởng có lợi cho vịêc phát triển sản xuất. Đất hoang được khai phá nhiều, kỹ thụât sản xuất được nâng cao, nhất là các phương pháp cầy bừa, bón phân, chọn giống, nuôi gia súc. Theo đà phát triển của công nghiệp, thủ công nghiệp cũng phảt triển.

429:

Người Vandal, một trong những bộ tộc người Germania ở Châu Âu, đã đến và xây dựng một quốc gia của họ ở Bắc Phi, lấy Carthage làm thủ đô vào năm 439.

445 - 453:

Attila. thủ lĩnh của người Hung Nô, đóng đô ở miền Trung du sông Đanuýp (Hungari ngày nay). Năm 451, liên quân người Visigoth và Franc đã đánh bại Attila trong trận Catalaunique. Sau đó, Attila xâm lược phía Bắc bán đảo Italia nhưng bị giáo hoàng Leo I ngăn lại.

449:

Người Anglo, Saxon và Jute vốn cư trú ở vùng Bắc Hải (Miền bắc Đức và Đan Mạch) dã vượt biển Manche chinh phục Britain, thành lập ở đó nhiều nước nhỏ.

457:

Người Bourgondes chinh phục miền Đông Nam xứ Gaule và thành lập vương quốc của họ. Vương quốc này tồn tại gần một thế kỷ, đến năm 534 thì bị vương quốc Franc thôn tính.

476:

Odoacer, thủ lĩnh của người Ostrogoth đã lật đổ vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc La Mã là Romulus Augustus. Đế quốc La Mã dịêt vong, châu Âu bắt đầu bước vào xã hội phong kiến.

481 - 511:

Thời trị vì của Clovis người mở đầu triều đại Merovingiens và lập Vương quốc Franc. Vương quốc này tồn tại lâu dài và có vai trò rất quan trọng trong lịch sử Tây Âu thời sơ kỳ trung đại.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-07-2009   #7
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.129
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ VI

Thánh Muhammad chào đời ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập. Mỗi năm, ngày này là ngày nghỉ lễ tại các xứ Islam. Ngay cả tại Trung Quốc, ở các vùng đông tín đồ Islam như Tân Cương, Cam Túc và Ninh Hạ Hồi, tín đồ Islam cũng được nghỉ lễ ngày này. Người Ả Rập cổ đại cũng có ghi lại một số sự kiện lịch sử, tính năm theo một vài kỷ nguyên xưa. Nhưng tại Mecca công việc này bị lơ là nên người ta chỉ nhớ là thánh Muhammad sinh vào năm "Con Voi". Năm ấy thống đốc vùng Yemen của xứ Abyssinia là Abraha vào chiếm Mecca, trong đoàn quân có con voi chiến rất to, nên người ta gọi nôm na là năm Con Voi. Ông nội của thánh Muhammad lúc bấy giờ là người quản lý đền Al Haram đứng ra điều đình với thống đốc Abraha và thuyết được Abraha rút quân về. Năm Con Voi theo các sử gia ngày nay là năm 569, 570 hoặc 571. Số đông coi là năm 570. Thánh Muhammad là con đầu lòng của đức ông Abd-Allah (cũng thường viết là Abdullah) và đức bà Aminah...

550 (~):

Nước Funan(ở Campuchia) đổi là Chenla(Chân Lạp). Tới thế kỷ VIII, lại chia ra Lục Chân Lạp (ở phía Bắc) và Thủy Chân Lạp (ở phía Nam). Đầu thế kỷ Ĩ Thủy Chân Lạp, thống nhất nứơc Chân Lạp về một mối.

570:

Năm sinh của Mohammed, người sáng lập đạo Islam (đạo Hồi).

590:

Triều đại nhà Tùy được thiết lập ở TQ, xây đắp lại trường thành để phòng thủ đất nước, xây dựng hệ thống vận tải đường thủy. Triều đại này sụp đổ năm 618.

598 - 614:

Thời kỳ nhà Tùy (TQ) tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược Cao Câu Ly (Triều Tiên) vào những năm 598, 611, 613 và 614, nhưng đều bị thất bại; xâm lược nước Vạn Xuân (Việt Nam) vào năm 603; tấn công Lâm Ấp (Chiêm Thành) vào năm 605 nhưng không chiếm được, đánh nước Đột Dục Hồn, một nước nhỏ ở vùng Cam Túc (TQ) hiện nay và chinh phục các nước Tây Vực, bắt các nước này phải thần phục.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-07-2009   #8
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.129
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ VII

Với sự cường thịnh của mình, nhà Đường(TQ) đã tiến hành nhiều cuộc chíên tranh xâm lược ra bên ngoài. Ở Phía Bắc, nhà Đường tiến công và chiếm Đột Quyết và thiết lập ở đây một cơ quan cai trị gọi là An Bắc Đô Hộ Phủ ( năm 646). Ở phía Tây nhà Đường thôn tính Đột Dục Hồn (năm 635) và nước Cao Xương ( năm 640) rồi thiết lập An Tây Đô Hộ Phủ. Ở Phía Đông Bắc, nhà Đường nhiều lần tiến đánh các nước Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La (Triều Tiên) và thành lập ở đây An Đông Đô Hộ Phủ. Trải qua gần 40 năm, nhà Đường đã thôn tính được nhiều nước xung quanh lập thành một đế quốc rộng lớn vào lọai bậc nhất thế giới đương thời.

600 (~):

Lần đầu tiên trên thế giới, người TQ phát minh ra Thuốc súng , bằng cách dùng diêm tiêu, lưu huỳnh và than củi bỏ bào hố cát luyện.

600:

Người Tiahuanaco thành lập một đế quốc thống nhất bao gồm phần lớn đất Peru ở Nam Mỹ.

600 - 700 (~):

Hai quốc gia của người Môn là aravati và Halipun - Djaya được hình thành trên lãnh thổ phía Nam Thái Lan ngày nay. Hai nước này nằm giữa Ấn Độ và Chân Lạp, nên đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ và Chân Lạp.

606 - 648:

Vua Harsha cai trị Ấn Độ, đóng đô ở Canauj. Dưới triều đại của ông, Ấn Độ được hưởng thời kỳ Phục Hưng về văn học, nghệ thuật và Thần Học Hindu. Harsha tiếp đón cuộc hành hương của nhà sư Huyền Trang (đời Đường) TQ.

611:

Phong trào chiến tranh nông dân cuối thời Tùy bùng nổ, bắt đầu ở Sơn Đông sau lan rộng tren nhiều vùng của TQ. Lực lượng khởi nghĩa giành được nhiều thắng lợi, làm chủ Nam Hoàng Hà. Năm 616, Tùy Dượng Đế bỏ chạy khỏi kinh đô Trường An đến Giang Đô ở miền Nam. Năm 618 Tùy Dượng Đế bị các tướng tùy tùng là binh biến giết chết. Triều Tùy diệt vong.

618:

Triều nhà Đường (618 - 906) được thiết lập, mở ra thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến TQ với chế độ quân điền, hoàn chỉnh hệ thống hành chính và những bước tiến đáng kể về thiên văn học, tóan học, những công trình sử học và sự phát triển tới đỉnh cao của thi ca, nghêj thuật, hội họa.

622:

Mohammed cùng các giáo đồ rời bỏ Mecca đến Medina, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên Hồi Giáo.

630:

Người Hồi Giáo chinh phục Mecca, Mecca trở thành trung tâm tín ngưỡng của đạo Hồi.

633:

Người Ả Rập Hồi Giáo bắt đầu tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược. Đến năm 651 Ả Rập đã lần lượt chinh phục Syria (636), Palestine ( 638), Ai Cập (642) và Ba Tư ( 651), đặt cơ sở cho sự hình thành một đế quốc Ả Rập Hồi giáo to lớn và hùng mạnh.

646:

Với sự cường thịnh của mình, nhà Đường(TQ) đã tiến hành nhiều cuộc chíên tranh xâm lược ra bên ngoài. Ở Phía Bắc, nhà Đường tiến công và chiếm Đột Quyết và thiết lập ở đây một cơ quan cai trị gọi là An Bắc Đô Hộ Phủ ( năm 646). Ở phía Tây nhà Đường thôn tính Đột Dục Hồn (năm 635) và nước Cao Xương ( năm 640) rồi thiết lập An Tây Đô Hộ Phủ. Ở Phía Đông Bắc, nhà Đường nhiều lần tiến đánh các nước Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La (Triều Tiên) và thành lập ở đây An Đông Đô Hộ Phủ. Trải qua gần 40 năm, nhà Đường đã thôn tính được nhiều nước xung quanh lập thành một đế quốc rộng lớn vào lọai bậc nhất thế giới đương thời.

646 - 649:

Cuộc cải cách Thaika thiết lập chế độ phong kiến ở Nhật Bản.

651 - 652:

Kinh Koran, cuốn sách Thánh làm cơ sở cho giáo lý và pháp luật đạo Hồi, được xuất bản lần đầu tiên.

698:

Carthage rơi vào tay người Hồi Giáo, chấm dứt ách cai trị của Byzantine ở Bắc Phi.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-07-2009   #9
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.129
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ thứ VIII

Là con trai của vua Pepin Lùn và Bertrada thành Laon, tên thật của ông trong tiếng Frank cổ không được ghi ghép lại, nhưng có các dạng trong tiếng Latin như "Carolus" hay mang nghĩa "thuộc về Karol". Ông kế nghiệp cha và cùng cai trị với em trai là Carloman I, cho đến khi Carloman chết vào năm 771. Charlemagne tiếp tục chính sách của cha ông đối với chế độ giáo hoàng và trở thành người bảo vệ cho chế độ đó, tách người dân Lombard ra khỏi chính quyền tại Ý và phát động chiến tranh với người Saracen đang đe dọa lãnh thổ của ông ở Tây Ban Nha. Ở Roncesvalles vào năm 778, một trong những chiến dịch đó làm Charlemagne nếm sự thất bại nhất trong đời ông. Ông cũng từng chiến đấu với người đến từ phía đông, đặc biệt là người Saxon, và sau một cuộc chiến tranh kéo dài đã buộc họ phải tuân theo sự cai trị của ông. Ông đã biến họ thành những người theo đạo Cơ đốc, nhập họ vào vương quốc của mình và từ đó dọn đường cho triều đại Ottonia (hay Liudolfing) sau này.

700:

Người Ả Rập Hồi Giáo chinh phục Bắc Phi. Từ đó, Bắc Phi trở thành bàn đạp để người Hồi Giáo xâm chiếm Châu Âu.
Vương quốc Ghana trở thành một trong những đế quốc của người Sudan và trung tâm thương mại giàu có ở Châu Phi.
Người da đỏ du mục ở phía Bắc Mexico xâm lược Teotihuacan ở miền trung Mexico, nơi đã tồn tại nền văn minh từ thế kỷ I. Cùng thời gian này, các đền đài của người Maya được xây dựng ở Tikal, trong rừng Guatemala

710 - 794:

Thời kỳ Nara ở Nhật Bản, chế độ phong kiến được củng cố, hưng thịnh về kinh tế và văn hóa.

711:

Tarik, thủ lĩnh Hồi giáo người Berber xâm lược Tây Ban Nha, đặt ách thống trị của người Hồi giáo ở Tây Ban Nha đến năm 1492.

712 - 755:

TQ ở thời kỳ phát triển cường thịnh dược thời vua Đường Huyền Tông. Đường Huyền Tông thi hành nhiều chính sách như: Chỉnh đốn bộ máy chính quyền trung ương và địa phương; phát triển sản xuất và tiết kiệm, nâng đỡ học thuật đặc biệt là văn học nghệ thuật… Nhờ đó, Trung Quốc đã đạt được sự phát triển rát phồn thịnh cả về kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa, gọi là "Nền thịnh trị thời Khai Nguyên - Thiên Bảo" (Hai niên hiệu của Huyền Tông)

750:

Triều đại Abbaside thay thế triều đại Omeyyade thống trị đế quốc Ả Rập Hồi giáo, lấy Bagdad làm kinh đô (năm 762). Dưới thời trị vì của Al Rashid, Bagdad là thành phố rất quan trọng của người Hồi giáo. Thời đại vinh quang này được phản ánh trong tác phẩm văn học nổi tiếng: Nghìn lẻ một đêm. Triều đại Abbaside chấm dứt năm 1258.

756:

Vua Pépin lé Bref của nước Franc đem một phần đất đai chiếm được ở miền Trung bán đảo Italia tặng Giáo Hoàng. Từ đó xuất hiện Giáo quốc - là lãnh địa của Giáo Hoàng, với 2 thành phố quan trọng nhất là Roma và Ravenna.

768 - 814:

Charlemagne, Vua nước Franc, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chinh phục và trở thành Hoàng đế lớn nhất Châu Âu, cai trị một lãnh thổ rộng lớn bao gồm hầu hết đất đai của đế quốc Tây La Mã trước kia. Charlemagne mở trường học tại hoàng cung để giúp vào việc duy trì kiến thức cổ điển và kiến thức về đạo Cơ Đốc.

794 - 1192:

Thời kỳ Heian của Nhật Bản, tầng lớp võ sĩ (Samurai) hình thành, người Nhật bắt đầu mở mang văn hóa và xây dựng kinh đô ở Kyoto.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 02:55
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,13738 seconds with 15 queries