Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Huyền Vũ Môn > Xóm Hẻo
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Xóm Hẻo Mãnh Long thì hẵng quá giang.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 06-06-2007   #46
Ảnh thế thân của Nạp Lan Dung Nhược
Nạp Lan Dung Nhược
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 15-03-2007
Bài viết: 215
Điểm: 132
L$B: 1.539.398
Nạp Lan Dung Nhược đang offline
 
ta đã có vợ đẹp rồi ư?

Ặc! Vợ tôi đấy ư!
Thôi được rồi. Vợ đã nói thế thì chồng cũng xin nghe theo. Chồng sẽ theo vợ về nhà vậy. Nhưng vợ cũng phải để chồng phân trần chút đỉnh chứ

Đàn ông ai chẳng thích dê
Ăn dê rồi lại đi về ăn cơm
Ăn cơm như thể nhai rơm
Sinh ra cái chuyện ớn cơm ấy mà

Vợ cũng phải thông cảm cho chồng chút xíu. Không phải chồng mê mẩn gì cái quán dê của lão, mà do sự rủ rê không thể từ chối được của các vị bằng hữu, mà đã là bằng hữu thì ai lại nở từ chối chứ, đúng không, vợ yêu?

Thế vợ có biết tại sao lại có nhiều người theo đuổi ta đến thế hay không?
Xưa đời Đường, Phan An tuyệt thế
Dáng tuyệt vời, cuốn hút người qua
Ngày nay xóm hẻo có ta
Ngọc ngà châu báo gọi là vứt đi
(quá nổ )

Không bàn về cái tài cao ngất trời của chồng, chỉ nói về cái vẻ đẹp trời cho của chồng thôi, ai đi qua cũng phải nhìn, bất kể đàn ông, đàn bà, cứ gặp là muốn một lần ngắm cho thỏa thích, chưa hết, có người không nén nổi dục hứng, còn muốn đến sờ sờ, mó mó lên... tùm lum thứ trên người chồng đây. Chẳng phải nhờ một lần sờ mó như thế mà ta với nàng mới nên duyên chồng vợ đó sao .

Thành thật xin lỗi Tê Xê huynh, vì thê tử bên nhà đã làm ầm ỉ lên như thế tại quán dê của huynh.
Thành thật xin lỗi Chú cá nhỏ, vì một đêm ngây ngất mùi dê như thế mà chẳng cho tiểu ngư xơ múi được gì hết, xin lỗi!
Và lại thành thật xin lỗi lão Trác vậy. Để lão lụm cụm như thế rồi mà còn quan tâm đến NL này. Thất kính, thất kính!

Đấy! Vợ thấy đấy, thế này thì vợ không thể trách sao mọi người lại nhầm lẫn như thế được, đúng không? Vì chồng của vợ quá ư là đẹp, quá ư phong độ, đúng không? Vợ phải kiêu hãnh vì điều đó. Và với sự kiêu hãnh đó, chồng mong vợ đừng cấm cửa chồng, và điều không nên nữa đó là cấm vận. Vâng, không nên một chút nào. Vợ có đồng ý với chồng không?
(tự nhiên thấy choáng )

Nay, trong cơn say quá chén, chồng cũng sẽ xin hứa với vợ rằng:

Chồng đây không thích ăn dê
Chồng đây chỉ thích đi về ăn cơm
Trâu bò chọn kiếp nhai rơm
Chồng đây chọn kiếp ăn cơm ở nhà.
(nịnh phát ớn )

Thôi! Chào các vị bằng hữu, tại hạ phải nối gót sen của thê tử, mà quá bộ về nhà đây. Không khéo trọn năm phải chịu cảnh khốn cùng: Có cám đem treo mà để heo nhịn đói, thì tội cho cái thân này lắm lắm, các vị bằng hữu hen.

Ta về thôi vợ ơi! Chồng say lắm rồi, về đến nhà vợ chồng mình đập thêm một tăng nữa cho nó đã, quay cuồng cùng với trời đất luôn, vợ hén

(cám ơn vợ đã đến cứu chồng)


Chữ ký của Nạp Lan Dung Nhược
Thà ta phụ thiên hạ chớ không để thiên hạ phụ ta.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-06-2007   #47
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.365
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Nam Cung Tử Lâm Xem bài viết
Em đã bảo với chàng bao lần rồi nhỉ
Đừng giao du với cái lão Tê Cê
...
Chỉ dăm lần chàng ra vào quán lão
Giới tính chàng đã bị xuyên tạc gớm ghê
...
Kỳ này về em cho chàng chết vở
Thử sau này chàng dám léng phéng quán dzê
Cửa ở nhà em đóng, em kê
Cơm nhà em cấm vận, mà ăn dzê em lẳng liền
Cho chừa....
Chừa sớm thì tháo dở cấm vận sớm, không thì cho nhịn đói cả năm luôn
(ko biết ai đói nữa )
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Nạp Lang Dung Nhược Xem bài viết
Ặc! Vợ tôi đấy ư!
...
cám ơn vợ đã đến cứu chồng
NL kêu cứu...

...Mới vào quán thực tập cùng dê cụ dê bà vừa mới tỉ tò te là có cô em tí tị, xăn ống nhảy vào đòi làm vợ bắt quản thúc, cấm vận gì túi lụi hột xoài…, NLDN coi chừng đấy, đừng có mừng vội la nhẵn lên rằng nhờ cô bé cứu chồng, chạy thiếu tụt… như Tào tháo đuổi về nhà đóng cửa vò ve sau cơn mê, khéo bị tuột dẫn ra tòa có thể dính vào tội :

1/ Dụ dỗ gái vị thanh niên
2/ Không chu toàn nghĩa vụ…

Tội thứ nhất nếu được áp đặt thì tội thứ hai coi như miễn tố, nhưng trong trường hợp nầy thì bị gia trọng vì cô em mới vào quán đang ngơ ngác giữa những lộn là đầy kích toạt cong lên cong xuống do NL biểu diễn cho quần dê thưởng lãm, đang lúc lên men hứng khởi thì cô em xà vào lòng NL nạp mạng, xoay xoay theo chiều bàn tay, rồi cô em ây ẩy kẹp NL ra khỏi quán chạy như ma đuổi, làm Cá Nhỏ hậm hực tiếc nuối vi chưa xơ muối được gì…, nếu kết thành tội trạng có thể bị vấy vào tiểu mục 35/1 ( chương 35 mục 1 ) mang danh “ công xúc tu sĩ “…

Nếu tội thứ nhứt né được vì NL đã đổi giống (như đồn đãi) không làm ăn gì được chỉ có tò-le-tí-lè thì sẽ bị ghép vào tội thứ hai, vì ký khế ước mà không đúng hẹn lại lên…, cô em nầy không phải thứ vừa đâu, coi chừng mấy tiền thưởng lên lon XH bị đóng băng hết.

Hôm ấy tại hạ về sớm, những chuyện xảy ra do TN và quần dê trong quán kể lại, cũng như cho coi bài thơ hằn học trách tại hạ xuyên tạc giới tính NL, tại hạ đâu có xuyên tạc, nói có sách mách có chữ đó mà, nếu cô em không tin thì cứ thử, nhưng nếu có sự thật nào đó đúng như lời mách, thì nhớ đừng kiện NL đấy nghe…

Quán tại hạ có Luật sư mang tước QC (Queen counsellor) ờ Anh qua du lịch vào quán dê ăn quên về, xin tại hạ ở lại làm cố vấn luật pháp cho miền hẻo LSB, cho nên tại hạ báo động (warning ) theo kiểu hai mang…, cho đôi bên cáo và bị cáo đều được giúp đỡ cho bình an, dẫu sao thì NLDN cũng là bạn bè thân thiết, rất cần hắn hiện diện là niềm vui chung cho quần-thoa-dê-nhi tụ hội vậy


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 14-06-2007   #48
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.365
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
... Lại cái chuyện linga-yoni = nõ-nường ấy mà!

Là chuyện cái linga-yoni từ tiếng Phạn có nghĩa là cái dê cụ (cụ là dụng cụ) để làm tình của giống đực giống cái đó mà. Đối với loài người thì nó biến thái thành thần thánh, nhờ trí tưởng đẩy đà đưa xa do sự nhận thức ở cõi trên nào đó mà chỉ có con người mới vẽ vời nỗi, còn loài vật thì “tự nhiên chiến tự nhiên thành” chứ kề cà như con người thì không tưởng ?...

Khởi nguồn là từ Ấn Độ, cái xứ cà-ri-nị ăn no rồi đưa cái đen đủi ra cà nhận vào vệt kẽ viền lông đen huyền của nường dê mái ẩn hiện nhập nhòa với làn da nhờn nhợt ẩm độ cao, trong cơn tê rẩy thấy hiện ra một vị thần xưng là Shiva, đứng sừng sững như nhân chứng và làm người mẩu, đưa ra cái cẳng gìữa thẳng cứng có ngạnh dọc ngang lên xuống thành sọc như nét chấm phá chữ tàu mơ màng…, bảo rằng : “từ nay các người thờ ta là đấng tối cao, và nhớ lấy cái linga (cẳng gìữa) nầy làm biểu tượng thế thân cho ta trong các nghi lễ thờ phụng, ta sẽ ban phước lành cho chúng sinh ngươi…”, lời Thần còn dài nằm trong kinh cầu tự tại các đền thờ Shiva, khi nào qua Ấn Độ chiêm bái tại các đền sẽ thấy…

Từ đấy dân Ấn họ lập đền và tạc hình linga to tướng để vào đền cúng bái cầu tự và dần dà thành tục thói tín ngưởng và dân Ấn tự nhận là con dân họ phát triển đông đảo hàng nhất nhì thế giới là nhờ thần Shiva độ trì!...

Trong những ngày lễ linga được rước long trọng, trong các đền thiện nam tín nữ chen chúc kỳ cọ dâng lễ giống như Phật tử cúng phật, các đệ tử lấy những trái dừa đã tróc vỏ, đập mạnh vào tượng linga cho nước vỡ òa tưới ướt đẫm lên, còn các tượng dọc theo sông Hằng thì người ta lấy nước sông lên rửa kỳ cọ tượng linga rồi hứng lấy nước đem bán cho các tín đồ uống tắm... trước khi vào đền cầu tự.

Du khách ngày nay đến Ấn Độ cảnh tượng hai bên đường những cột đá tạc hình linga sừng sững trông tục tĩu phát ngượng đến nỗi Thánh Gandhi phải lên tiếng “các du khách phương Tây đến thăm nước chúng tôi cho rằng tập quán thờ tự…là tục tĩu nhưng chúng tôi cho là bình thường…”, dầu giải thích như thế nào, nhưng trong những quyển sách viết của các nhà truyền giáo ở Ấn Độ cho biết rằng cái linga được thờ của thần Shiva có ý nghĩa tục tĩu… (còn tiếp).


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-06-2007   #49
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.365
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
(tiếp...)

Ảnh hưởng việc thờ linga-yoni, biểu tượng của dâm thần Shiva rất rõ nét ở Cham Pa, không có sự khác biệt, theo Lương Ninh (Lịch sử VN tập I,1983, tr.326), thì không có quốc gia nào ở vùng Đông Nam Á có ngẫu tượng linga (dương vật) tạc bằng đá to lớn, sắc sảo, đường nét chính xác giống hệt trông thật mỹ cảm…, như ở Cham Pa. Ngày nay Chàm sát nhập vào lãnh thổ VN, dân Việt gốc Chàm phần nhiều còn mang tín ngưỡng phồn thực, dưới hình thức thờ cúng linga-yoni với một thái độ rất trang nghiêm mỗi khi vào đền lễ bái, rõ ràng giống như ở Ấn Độ, thiện nam tín nữ thành kính đảnh lễ, không mang một ý niệm tà vạy nào…

Cham Pa khi xưa là một nước phía Nam VN, không chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu, mà lại chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Ấn Độ, rồi xâm nhập vào nước VN. Nhưng đến đời vua Lý Thánh Tôn lần chinh phạt Chiêm Thành năm 1069, sau khi đại thắng quân Chiêm, ban sư về Kinh (Thăng Long), nhà vua đã mang theo ý tưởng những mảnh văn hóa Chàm độc đáo, thể hiện qua kiến trúc còn lưu dấu đến ngày hôm nay đó là chùa Một Cột (Diên Hựu). Việc xây cất có ý nghĩa không phải ngẫu nhiên mà là sự diễn dịch Phật Giáo một cách sinh động- sinh thực khí- linh hoạt và bao hàm ý niệm nhân sinh liên tục tuần hoàn, bằng hình ảnh linga-yoni…, quanh một cái hồ vuông vươn lên một cột thẳng đứng xây trên đầu cột là ngôi chùa, làm nhẹ bớt đi biểu tượng của thần Shiva, trong lễ nghi phù hợp được hóa trang không đi quá xa với nền văn hóa tam giáo có thể chấp nhận mà không phương hại đến thuần phong mỹ tục VN thời bấy giờ.

Về tín ngưỡng phồn thực, thờ linga-yoni từ Ấn-Chàm qua đến nước ta, không phải lúc nào cũng do vua quan đem về sau những lần Nam tiến rồi chế biến thành một lối kiến trúc ấn tượng kỳ lạ như chùa Một Cột đời Lý, mà nó xâm thực lặng lẽ phát huy như trường hợp chùa Bà Đanh ở Thăng Long là kiến trúc tôn giáo của Chàm, do một nhóm tù binh Chàm dựng lên, không thờ Phật, chùa chỉ thờ một nữ thần Chàm hớ hênh ngồi trong tư thế khêu gợi…, thiện nam tín nữ vào chùa đảnh lễ cầu ban phúc dùng cây gậy thọc vào chỗ kín của thần, càng thọc nhiều lần chừng nào thì được phúc lớn chừng nấy, nhất là cầu tự thì hiệu nghiệm ngay ?!.

Vì bị thiện nam tín nữ dùng gậy thọc quá nhiều mỗi khi bì bạch, cúi cúng... nên ngoài tên chùa Bà Đanh, giới bình dân còn đặt cho một cái tên cúng cơm là chùa Bà Banh, nghe nôm na làm sao, chứng tỏ người Việt chúng ta không mấy đứng đắn trong việc thờ phụng nầy…(còn tiếp)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-07-2007   #50
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.365
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
(tiếp...)

lẽ dĩ nhiên là nước VN ta không phải chờ đến khi Ấn-chàm truyền qua việc thờ cúng Sinh thực khí thì mới nhận linga-yoni là cái chính đáng tôn thờ, nhưng dân tộc ta không thờ phụng đặc biệt như kiểu Ấn-chàm, mà chỉ ảnh hưởng trên một khía cạnh nào đó, như hình ảnh Diên Hựu, nó mơ màng lãng mạn hơn, không cần có đền thờ trong đó những tượng đá tạc linga to tướng để thiện nam tín nữ hì hục cúng lạy cầu phúc, cầu tự , mà thực tế hơn, ông bà ta coi dương vật-âm vật là hành vi giao phối, đã hiện diện trong nhiều nghi lễ nhân gian, mà bằng chứng tối cổ của người Việt là trên nắp thạp Đào Thịnh hình ảnh bốn đôi trai gái làm tình. Như vậy có lẽ từ lâu vùng Bắc Bộ tín ngưỡng phồn thực đã hiện diện.

Việc thờ sinh thực khí ở VN thường xuất hiện nhiều ở vùng trung du và đồng bằng sông Hồng có rất nhiều lễ hội có liên quan đến việc thờ sinh thực khí, cái linga-yoni là nõ-nường của ta, nhưng khác ở chỗ linga-yoni biến thành Thần, được khắc tạc to tướng cho tín đồ xâm lễ tại đền thờ hoặc làm thành đồ trang sức linh thiêng đeo lủng lẳng ở cổ như thánh giá như bùa hộ yểm, còn ở ta cái nõ-nuờng kích thước phỏng theo cỡ của dương vật-âm vật nam nữ làm bằng vật liệu có sẵn ở địa phương như dùi gỗ, mo cau, mu rùa (nỏ ấn định 13cm, nường bằng cái mu rùa) làm lấy có –vi nghệ thuật- chỉ dùng cho đám rước lễ hội tượng trưng sau đó là bỏ, như hội Dị Nậu, Trò Trám ở Vĩnh Phú hay hội Sơn Đông ở Hà Tây. Chỉ có trường hợp cá biệt trong hội rước Ông Đùng Bà Đà ở Hưng yên, hình nợm bện bằng tre, nứa bồi giấy thật lớn hơn hình người bình thường, có đầy đủ tượng trưng cơ thể, đặc biệt bộ phận sinh dục thì lồ lộ, vì trong đám rước vui chơi, nam nữ nhí nhấp nõ-nường của hai ông bà theo nhịp độ í-ới giao hợp mỗi khi có tiếng trống đánh thùng, làm cho đám đông xem hội háo hức, cười rúc rích, vỗ đánh vào nhau thùm thụp kỳ cọ không sao kể xiết.

Nam nữ bị kích thích đến nỗi phải nhập cuộc cụ thể…, câu “nam nữ thọ thọ bất thân” không còn ý nghĩa gì, lời thánh hiền dạy bỏ ngoài tai, đêm rã đám làng thi vỡ òa “ trai gái đem nhau vào nương dâu mà ì ụp…”, tha hồ không cấm đoán. Hằng năm hội đền Gióng và La Khê (Hà Tây) đêm rã đám làng đèn được tắt ngấm, nam nữ thi nhau quấn quít giao hoan .

Bơi Đăm, rước Giá hội Thầy
Vui thời vui vậy, chẳng tầy rã La

Nhà thơ Hoàng Cầm khi còn thiếu thời chắc ông đã có nhiều dịp tham gia vào các lễ hội ở quê ông, Bắc Ninh, hội chen Nga Hoàng đã ghi đậm trong tâm hồn ông cái náo nức của tuổi thanh xuân, trong những ngày đi kháng chiến xa quê bỗng nhiên sực nhớ lại trào ra ý thơ trên ngọn bút lai láng rạo rực nhớ về những kỷ niệm nhảy múa “hòa bình” xa xưa, không có “son lá son lá đố, lá đố đố đố mì…”, du nhập, mà là điệu “gà phủ” của dân gian, trai gái vờn nhau như gà rồi phủ lên nhau khi đèn tắt, mùi mẫn quyện quấn cụp lạc qua các dòng thơ :

Len chèn nguyệt tận
Phụt nửa đêm đèn nến lặn
Ba hồi trống giãi dầm dề

Tóc tung tình bờ xôi ruộng mật
Quanh co tỏa bốn hướng đình (để làm tình)

Ai gọi… im lìm
Í ới… sao chìm
Đôi đôi ú tim.. tìm
Òa ập… cánh chim… e ấp…

Hỗn mang mê vô cùng
Địa đàng say tới tấp
(H.C.)

Không chỉ tìm trong thơ mà ta còn có thể tìm thấy trong đìêu khắc chạm trổ ở các đình làng Bắc Bộ, xuất phát từ Thăng Long đi tận vào vùng sâu vùng xa ở những thôn làng hẻo lánh, sinh thực khí nõ-nường được chạm trổ không kém phần phô diễn, như Đình Đông Viên xứ Đoài, Đình Hương Lộc xứ Nam cảnh trai gái chòng ghẹo, cọ xát đưa vào những phần nổi hở hang khêu gợi… làm ai nhìn cũng bị kích thích mê tới tấp!?. Đặc biệt nhất là Đình Phù Lão thì không tả sao cho hết cảnh trai gái say sưa ân ái, chạm ngay trên râu rồng hay theo hàng hiên lồ lộ ai cũng có thể trông thấy khi tham dự hội đình, lập lòa sánh nhịp theo nam nữ múa ca hay chơi đô vật vùng vẫy nhập nhòa nhễ nhại mồ hôi như sinh động cùng nhau hẹn hò một thiên đàng trần tục í ới mở toang then cài…

Trong một xã hội mà Nho giáo độc tôn, nhất là Kinh Bắc (Xứ Bắc) là nơi khởi tụ nhiều nhất các ông nghè, ông cống, cửa Khổng sân Trình tấp nập sĩ tử… đâu mà để cho phong hóa dân gian bị suy đồi đến nỗi vậy sao!?.

Nhưng xét sâu xa, ta không ngạc nhiên gì, hãy đi ngược thời gian, không gian mần mò theo dấu vết thi ca của thời Cổ Đại, có giống dân ở phương Nam Trung Quốc gọi là Bách Việt đã làm những bài thi ca nơi thôn dã mà Khổng Tử san định trong Kinh Thư cho vào một chương gọi là “Quốc Phong”, mở đầu có bài thật đáng chú ý :

Quan quan Thư Cưu
Tại Hà chi châu
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hảo cầu
(Quan quan đôi Thư Cưu
Trống mái trên gò cao giữa sông
Dịu dàng người thục nữ
Quân tử được cầu gieo)

Thư Cưu là giống chim nước, ăn cặp đôi khắn khít bên nhau- biểu tượng cho tình tự nõ-nường- sống ở hai miền Dương Tử Giang và Hoài Giang ta nhận ra ngay giống chim nầy cũng sinh sống trên đất Việt, nó lại được xác tín lại lần nữa khi đọc tiếp đến bài “Hán Quảng” thì không nghi ngờ gì nữa:

Hán quảng chi hĩ
Bất khả vịnh ti
Giang chi vĩnh hĩ
Bất khả phương ti
(Hán giang xa chi vậy
Cùng nhau sao hát ngâm
Sông ơi hờn ly cách
Phương nào qua với nhau)


Sông Hán là chi nhánh của Dương Tử giang, nằm trong vùng Châu Kinh, Châu Dương, Châu Hoài của nước Việt cổ đại, là vùng phát xuất ra những bài thi ca mà Khổng tử đã thâu thập vào Kinh Thi để giáo dục con người tính “Nhân” bằng vào những bài thơ mang tính tình-tự đằm thắm của trai gái yêu nhau để nuôi dưỡng lòng nhân ái con người trong cái đại ngã huyền đồng vũ trụ…

Như vậy thì người Việt ta từ cổ đại xem tình yêu trai gái qua lại là việc hợp với lẽ tự nhiên đạo trời, và Khổng tử xem trọng nên mới đưa vào Kinh Thi chương đầu Cổ Phong để giáo huấn con người trọng nhân nghĩa, không có gì bài bác cho là xấu, tục…khi nói đến chuyện của nõ-nường, như vậy nho giáo nguyên thủy xem sinh thực khí là chuyện nghiêm trang đầy nhân tính, còn chuyện sau nầy nho sĩ lánh né, dè biểu coi giao hoan là dâm bôn tội lỗi, suy đồi… đó là chuyện bôi bác theo lối của các hủ nho xu thời vào thời Hán Vũ Đế(HVĐ) đã cho tu sửa bóp méo lợi dụng nho học vào mưu đồ chính trị để nhà vua dễ cai trị, làm xa dần tính cách nhân bản của đạo nho chân thực phát xuất từ cỗi nguồn Việt tộc phương Nam.

Những viện dẫn nêu trên cho ta cái nhìn tổng thể Kinh Bắc, nơi tộc Việt quần tụ sinh sống lâu đời trước cả Thăng Long, nên văn hóa Việt cổ đại đã ăn sâu trong máu di truyền nội tại luân chuyển phát ra bên ngoài cộng hưởng với môi trường sống, nơi mà lũy tre làng khép kín, những tập tục cổ truyền đời đời tiếp nối không dễ gì nho giáo biến thể -từ thời HVĐ- có thể đánh đổ được.

Thế mới biết “Chính Dzì Dzương” mới là chính Đạo, đạo làm người phải làm sao vuông tròn, cái sinh thực khí nó từ đâu có, xét cho tận cùng cái lẽ sống nó từ đó mà ra, dân Ấn-chàm đã ngộ được cái lẽ huyền diệu trong tín ngưỡng phồn thực – sinh sôi nẩy nở nhiều- cần thiết cho nền kinh tế nông nghiệp lâu đời suốt cả vùng Nam Á cần sinh tồn, cho nên họ thờ phụng kính trọng linga-yoni tôn nghiêm như một tôn giáo…, còn ta thì Thần nõ-nường là sự chiêm nghiệm riêng rẽ…, cũng thờ, nhưng thờ cái “ mê mẩn “ trong cung cách chơi “cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời!(ND)”, và thơ Hồ Xuân Hương có bảo “nường” là túi càn khôn, hay chi chi nữa… cũng chỉ là một thái độ vô tư, thoải mái theo chiều một cách tự nhiên trong sự tuần hoàn của Tạo Hóa, mà Tạo Hóa thì vẫn mang một hàm ý mỉa mai, nhảm nhí trong cái nhìn của một dân tộc bi đè nén, chèn ép…qua nhiều thời đại- Ông Xanh!.


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-07-2007   #51
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.365
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Bà Banh

Đâu cần phải đi tu
Đương đầu là côn thọc
Từ khi mới sinh ra
Chổng khu không cần học

Chễm chệ ngồi chè hẻ
Tín hữu cầu tự xin
Thẩy nhiều vào chỗ kín
Được phước bà Banh xịn …

Ngồi chờ cái cây gậy
Thiên thai mở cửa mời
Thọt vô chốt nẩy bẩy
Nõ chọc bành lả lơi…

Dầu cho là hủ nho
Thấy mu cũng tí tò
Ưởm ơ nường vén váy
Í ới nhận cái dò*…


*dò là nõ (ở Gia Thanh/Vĩnh Phú có hội cướp dò)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 11-07-2007   #52
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.365
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
MÈO-CHUỘT

Khi hai chữ mèo và chuột được ghép lại với nhau thì ta nghĩ là trai gái hẹn hò lén lút ở bãi sắn-nương dâu làm tình tự theo nghĩa “ mèo mả gà đồng “ vượt ngoài lễ nghi ông bà ấn định, lẽ dĩ nhiên đó chỉ là chuyện của các cụ hủ nho ngày xưa nặng thành kiến…, ở đây chỉ xét lấy ý nghĩa của chữ ghép nầy trên khía cạnh triết lý nhân sinh ẩn tìm mà sự gán ghép lửng lơ như vậy nó bao hàm cái luật tự nhiên của Trời Đất giao hòa Âm Dương huyền đồng của hai đối cực giao thoa, người Việt ta thường hay dùng trong thi ca để gợi ý cho suy ngẫm, tô đậm hằng ngày khó nhận diện theo bề nổi mà nó ẩn hiện trong tâm thức thấy có như không, chính là nỗi băn khoăn mà con người mưu tìm cho ra lẽ sự huyền vi của Tạo Hóa thách thức truy tầm…

Thử nghiệm câu ca đầu đời mẹ Âu Cơ ù ơ cho con ngủ, mà không một ai trong ta đã có lần không nghe mẹ mình ru :

Chú mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà ?
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo !

Ai cũng biết Mèo và Chuột là hai con vật xung khắc, gặp nhau thì chuột nhị tì, với lý lẽ như vậy mà Mèo lại đến nhà Chuột hỏi thăm là một đe dọa khủng khiếp cho họ nhà chuột, cho nên chuột tất tả “cao chạy xa bay “ hoảng hốt đưa theo gió lời nhắn lại “… đi chợ đường xa để mua đồ cúng về giỗ cha chú mèo”, chú chuột không hổ là láu lĩnh, vừa chạy vừa trù ẻo chưởi bới cho được thì thôi, và trong tình trạng nầy thì chú mèo giả lả hỏi thăm, nhưng dầu sao thì cũng không thể chối cãi mèo chuột vẫn phải sống chung với nhau trong cùng một lãnh địa, và sự cằn cựa chỉ là biến ảo lưỡng cực mà con người nhìn qua đó một hình ảnh tương tranh nhào trộn trong 12 con giáp có chú Chuột (Tí) là kẻ đứng thứ nhất trong khi đó chú Mèo (Mẹo) đứng hàng thứ tư…, rõ ràng chú Tí quan trọng hơn hết thảy của “ thập nhị địa chi”, là vì mọi vật khi mới khởi nguyên đều nhỏ “ tí ” lúc mới tượng hình, theo nghĩa tí-teo, trứng nước, nó là mầm sống của vạn vật, cho nên chú Tí được treo bảng đầu tiên là vậy.

Nhưng chú Mèo không yên phận, cho mình là chủ tể di động theo chiều thẳng đứng là trèo lên cây, tạo thành nét “dọc” tượng trưng cho Trời thuộc Dương (+), trong khi đó chú Chuột di động theo chiều ngang (…đường xa ), làm thành Vệt ngang chỉ Đất thuộc Âm (-), âm-dương lưỡng tranh để tìm cách giao thoa giữa chú Mèo và chú chuột nầy là sự di của Dịch, mưu tìm thay đổi Cái Tiểu ngã lưỡng tính mèo-chuột , thành Đại Ngã nhập vào nhất thể khi ước muốn được vò viên chuột của Chú mèo bằng cách xơi tái…

Với hai chữ Mèo-Chuột ta mường tượng một sự lưỡng hợp do tư tưởng phát sinh, thì thật ra rất khó chấp nhận với tính cách hàn lâm, nghiên cứu theo qui cách Tây Phương, vì đối với luận lý học A là A không thể là B được, vì nếu không chấp nhận nguyên lý nầy thì không có toán và khoa học thực dụng, đây là một bế tắc trên nền tảng triết Tây thuần đơn, áp đặt nhiều khi bị nghẽn, thí dụ như ta làm sao giải được một bài toán mà “ diện tích một hình vuông có diện tích đúng y như một hình tròn cho sẵn “ hay “ xác định một chiều dài đúng số pi “v.v…, và nếu có ngày nào biến được những con toán thành khí cụ rộng rãi hơn tổng hợp được cái A và không phải A cùng chung một con số, nghe như giả tưởng, nhưng có thể thực hiện được, vì ta thấy nó ẩn hiện trên tần số thi ca có sự lưỡng hợp của những từ mà xét nó hoàn toàn riêng rẽ và nghịch lý thế mà khi lồng vào nhờ âm điệu gây một cảm giác hài hòa như khô héo, đầy vơi…

Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự
Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương


Đầyvơi cũng như mèo với chuột nếu xét riêng từng chữ nó hoàn toàn đối nghịch và hơn nữa người ta lại còn đem với tình cặp với nhau như “ tim óc”, nếu xét trên tính duy lý thì “ con tim có lý lẽ riêng của nó “ kia mà, cho nên đối với Tây Phương sự ghép đặt chữ đối kháng chung vào nhau ít khi thấy, tuy nhiên với ta thì đây là một hình thức thông thường làm cho bật ra một nghĩa lý sâu kín trong cõi u linh của người Việt, mà thi ca là chứng tích để dò tìm trong cội nguồn dân tộc sẽ phát sinh ra những soi rọi mà thế giới dầy rẫy tư duy bị hao mòn đã đến lúc cần phải xem lại… ( còn tiếp )


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 14-07-2007   #53
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.365
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
(tiếp...)

Rõ ràng là trong thi ca Việt trong cõi u minh của sự vật có một ý nghĩa mà trí năng thường tình không thể giải thích được, chỉ có cách duy nhất để soi rọi là dùng trực giác đi thẳng vào bản chất sâu thẳm mà mức độ thấp nhất là “ giác quan thứ sáu “ lần lên cõi siêu đẳng của hiện tượng phô bày, mà ngôn từ thông thường không diễn tả được. Muốn đạt được cái thành quả siêu việt không thể căn cứ vào cái gọi là “tư duy duy lý” để mổ xẻ phân tích rồi tổng hợp lại, như một trái cây chín chẳng hạn, nhà khoa học chẻ bổ phơi nghiền nó ra để tìm hiểu sự cấu tạo hay hương vị của nó…., khi tổng hợp lại nó trở thành chất bã trái cây, ở thể chết…, vậy xét sự vật theo ngôn từ đối-hợp ghép trong thi ca mèo chuột là bằng chứng cái nhìn trực giác tổng thể lưỡng cực huyền đồng, giải thích được khoa học điện tử (electronic) hiện đại, khi xét đến cấu tạo của một nguyên tử có điện tử âm (electrons), điện tử dương (protons) di động trì kéo hòa hợp nhờ các trung hòa tử (neutrons), vậy cái nhỏ Tí-tẹo nguyên tử ấy đúng là cái khởi sinh của vạn vật, thì chú Tí đi chung với chú Mèo để khởi động cái lý lẽ âm dương hòa hợp trong ý nghĩa “mèo mỡ gà đồng” chỉ là sự nhập dòng sinh mệnh Đúng-Sai ?!...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-07-2007   #54
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.365
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Mau với chứ!...

Muốn dê nó phải có dòng
Phải là trâu sức mới mong ứng phò
Bạn ơi đừng có phải lo
Niềm vui sướng lại đắn đo làm gì
Một mai bóng xế qua thì
Hãy chơi hết cỡ tội chi mà buồn
Thịt dê sẵn có ăn luôn
Một hơi mạnh cẳng nhảy tuôn ào ào
Đạo nầy ra sức công lao
Thiên đàng trần trụi ra vào nghênh ngang
Xin ai đừng để muộn màng...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 04:19
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09879 seconds with 15 queries