Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 04-07-2004   #1
Ảnh thế thân của LSB-LyQuy
LSB-LyQuy
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Hận Kẻ Bạc Tình
Gia nhập: 27-11-2003
Bài viết: 8.917
Điểm: -278
L$B: 31.853
LSB-LyQuy đang offline
 
Nhằm mục dích giúp cho box Đông Tây Kim Cổ nói riêng và cả diễn đàn nói chung; Nhằm giúp cho chúng ta hiểu biết thêm về những nhân vật, những câu chuyện đã từng xảy ra trong lịch sử nhân loại và cũng là giúp cho những nhà văn ẩn mình có cơ hội thể hiện tài năng văn chương thơ phú của mình.
Hôm nay nhóm quản lý box DTKC lập topic này để mọi người trổ tài
Tất cả các thành viên, đầu lĩnh, quản lí đều được tham gia (Nhưng quản lí ĐTKC thì không được thưởng tiền)
Tuỳ theo bài viết sẽ được thưởng từ 500LSD đến 2000LSD và đề nghị thưởng điểm.


Tiểu đệ mạn phép chỉnh sửa nhé Lý huynh (TruongThanh)


Chữ ký của LSB-LyQuy
Từ nay ta không còn ra trận đánh giặc được nữa.
Trời xanh thăm thẳm, hận này biết bao giờ nguôi...!

Lương Sơn Đại Trại - Thiên Sát Tinh - Hắc Toàn Phong Lý Quỳ

Tài sản của LSB-LyQuy
Cũ 05-07-2004   #2
Ảnh thế thân của LSB-HoTamNuong
LSB-HoTamNuong
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Nhất Trượng Thanh
Gia nhập: 30-06-2004
Bài viết: 670
Điểm: 461
L$B: 18.885
Tâm trạng:
LSB-HoTamNuong đang offline
 
Muội muội xin mạn phép làm người đầu tiên lên giựt giải

Hổ oai tướng quân - Thường Sơn Triệu Tử Long.

Làm trai lúc li loạn, nếu chẳng mang bụng kinh luân tế thế thì cũng có tấm thân võ nghệ siêu quần mới không thẹn mặt nam nhi đỉnh thiên lập địa. Bởi thế, thời tam quốc mới xuất hiện những Tào Tháo, Khổng Minh, Quan Vũ, Lữ Bố, Trương Phi........Trong số đó, có một danh tướng thuộc hàng vô tiền khoáng hậu. Ông là Triệu Vân, tự Tử Long, người Chân Lệnh, Thường Sơn. Bản tính thức thời, tuy nằm trong vùng quản hạt của Viên Thiệu nhưng thấy Thiệu nhu nhược, kém tài, ông một mình một ngựa ra đi tìm minh chúa. Tại cuộc đại chiến giữa Công Tôn Toản và Viên Thiệu ở Ký Châu, Triệu Tử Long xuất hiện như một thiên thần đánh bật dũng tướng Văn Xú, đẩy lùi cả toán tinh binh của họ Viên cứu mạng Công Tôn trong đường tơ kẽ tóc. Về với Toản, tài năng của ông vẫn chưa được trọng dụng. Nhưng rồi khi tương ngộ Lưu Huyền Đức, Triệu Vân như hổ lên rừng, rồng ra bể, tung hoành trên chiến trường chẳng kém Phàn Khoái, Bành Việt thuở xưa. Những chiến công của ông là bất hủ. Thân đeo ấu chúa, ông ra vào chốn muôn vạn hùng binh của Tào Tháo như chỗ không người, chém chết hơn năm mươi viên tướng lớn nhỏ tại trận Tương Dương kinh điển này. Quả rất xứng với câu
[center:9a2fe33810]Tương Dương Trường Bản, sức anh hùng
Một mình cứu chúa, báo chữ trung[/center:9a2fe33810]

Vẻ uy nghi thần võ của ông cũng là điểm hiếm ai có được. Chính nhờ đó mà ông hai lượt phò Gia Cát quân sư sang Đông Ngô đều được an toàn. Chư tướng miền Giang Đông chẳng ai dám đông đến vạt áo của Ngọa Long tiên sinh bởi sau lưng ông luôn có Thường Sơn Triệu Tử Long. Cũng chính cái oai phong lẫm liệt đó mà Triệu Vân chẳng cần tốn mũi tên, ngọn giáo cũng lấy đặng Quế Dương vế cho Lưu hoàng thúc. Là một trong Ngũ Hổ Tướng của Tây Thục, ông cả đời chưa bao giờ thất bại trong các cuộc đơn đả độc đấu. Trong trận Hán Thuỷ, ông vận ngân giáp, cầm ngân thương, cưỡi bạch mã giải cứu Huỳnh Trung, đánh cho Trương Hấp, Từ Quáng thất kinh hồn vía. Bóng ngựa ông đi đến đâu, binh Tào ngã đến đó. Kể cả những người khó tính nhất cũng phải nhìn nhận rằng sự tích tại Tương Dương là hoàn toàn có thật khi họ thấy được sức tài của Triệu Vân. Khác với Ôn Hầu Lữ Phụng Tiên, ông không phải chỉ là phường hữu dõng vô mưu. Ông luôn sáng suốt làm theo minh lệnh nhưng biết ứng biến tài tình, không bao giờ tự cao tự đại. Cái trí của Triệu Tử Long thể hiện rõ khi ông hết lời khuyên Hán Trung Vương nên hưng binh đánh Tào chớ chẳng nên đánh Ngô.......nhưng mà mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên.....sức người cũng có hạn......Công sức của Triệu Vân đối với Lưu Huyền Đức không dừng lại ở đó. Vào tuổi "thất thập cổ lai hy", ông vẫn hiên ngang xuất trận, cho phụ tử Hàn Đức năm người thành quỷ không đầu, làm Hạ Hầu Mậu hồn bay phách lạc. Kết thúc của Triệu Tử Long có thể coi là hữu hạnh cho một vị tướng. Ông qua đời vì bệnh già ở tuổi bảy mươi mốt sau khi đã tận lực vì quốc gia đại sự. Sự ra đi của viên đại tướng họ Triệu này cũng đánh dấu cho một thời kỳ xuống dốc của nhà Tây Thục.....nhưng cổ nhân đã bảo "Há đem thành bại mà luận anh hùng". Vì lẽ đó, cái thinh danh của Thường Sơn Triệu Tử Long sẽ còn mãi muôn đời như một trong những vị tướng văn võ toàn tài nhất thời Tam Quốc.
[center:9a2fe33810]Thường Sơn trí dũng Triệu Tử Long
Giựt giành á đẩu giữa dòng sông
Một người một ngựa trong quân Tháo
Tương Dương ra vào dễ như không
Sức già còn chém đầu ngũ tướng
Quế Dương thâu đoạt chẳng tốn công
Tung hoành cứu bạn nơi Hán Thuỷ
Hỏi có bao người giỏi hơn ông?
[/center:9a2fe33810]

Bảo đảm những dòng trên đây đều là bút tích của muội, không copy từ đâu hết, kể cả phần thơ. Cám ơn mọi người đã đọc


Chữ ký của LSB-HoTamNuong
<i><font face=Times New Roman><font size=1><font color=indigo>gió sẽ dịu dàng khi gió bên trăng</font></font></font></i>...

Tài sản của LSB-HoTamNuong
Cũ 07-07-2004   #3
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.428
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
TRẦN HƯNG ĐẠO

Trong những tướng tài của nước Việt , tôi yêu thích nhất là tướng Trần Hưng Đạo . Vị tướng oai hùng này với ba lần chiến thắng quân Mông Cổ , đó là trận Vạn Kiếp , trận Vân đồn và trận Bạch Đằng . Và đã được ghi vào lịch sử thế giới . Ba lần chiến thắng quân Mông Cổ này đã thúc đẩy vua Quang Trung nuôi giăc mộng lấy lại vùng đất trước kia thộc lảnh thổ An Nam mà Trung Hoa đã xâm chiếm . Và với ba lần thất bại này quân Mông Cổ không còn thành công xâm lấn thêm một quốc gia nào khác . Chiến thắng hào hùng nhất được người đời nhắc mãi và luôn đi kèm với tướng Trần Hưng Đạo đó là trận chiến thắng Bạch Đằng Giang .
TRẬN CHIẾN BẠCH ĐẰNG
Sau hai lần thất bại tại Vạn Kiếp và Vân Đồn tướng lãnh của Thoát Hoan không còn cơ thắng , quân Mông Cổ thiếu lương thực ta thán .Thoát Hoan bàn tính rút quân . Hắn sai Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp dẫn thuỷ quân theo sông Bạch Đằng , Trịnh Bằng Phi và Trương Quân hộ vệ đường bộ .
Trần Hưng Đạo cho lệnh đào hầm hố , cạm bẫy bgựa , phá cầu cống và phục binh trên đường rút quân .
Trên sông Bạch Đằng , Trần Hưng Đạo cho đóng cọc bằng tre già vót nhọn . Thân tre già mọc cao hàng trăm thước và cứng hơn gỗ , mang ra từ rừng núi gần sông , đóng xuống lòng sông ở thượng du sông Bạch Đằng và che bằng bèo bồng . Tham mưu của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Khoái phục binh ở đây , khi con nước lên cho thuyền ra khiêu chiến , khi con nước sông quay lại chiến đấu dồn địch vào khu đóng cọc , đồng thời quân bộ phục kích đánh xuống , tàu thuyền sẽ bị treo . Phạm Ngũ Lão , Nguyễn Chế Nghĩa phục thuỷ binh tại cửa Ni bàng thuộc Lạng sơn . Bố trí xong , Trần Hưng Đạo tập trung quân tại sông Hoá , hô quân sĩ thề rằng :
" Chuyến này không phá được giặc , thề không trở lại khúc sông này ".
Sau lời thề , quan quân kéo thẳng tới sông Bạch Đằng . Ngày 7 tháng 3 Mậu Tí 1288 , quân chủ lực Mông Cổ đến Chúc Đăng , thuỷ quân ta ra tấn công . Tướng giặc Lưu Khuê phản công , ta rút để lại 20 chiếc thuyền . Hôm sau Ô Mã Nhi tới , hai bên xô xát , khi con nước lên quân ta bỏ chạy theo mưu kế tính trước về phía thượng du , giặc dẫn hết lực lượng đuổi theo , khi con nước ròng , Nguyễn Khoái quay lại phản công kịch liệt , phía hạ du, Trần Hưng Đạo nhập trận đánh tới , Mông Cổ lo chống đỡ không để ý con nước ròng , bị dồn vào khu đóng cộc , một đoàn chiếc thuyền treo trên cọc tre , vướng nhau không còn đội ngũ cghuyển vận , quân lính Mông Cổ chết chìm , chết chém , chết vì cung tên , máu thân lai láng dòng sông Bạch Đằng , Ô Mã Nhi đem toán quân lương ra chiến đấu , lúc đó toán quân do vua Trần chỉ huy cũng vừa đến nhập trận , Mông Cổ thua không lối thoát , quân ta thâu bắt 400 chiếc thuyền , bắt 4 tướng quân Mông Cổ là Ô Mã Nhi , Phàn tiếp và Tích , Lê Cơ Ngọc đem trình vua Trần Thánh Tôn . Mông Cổ đã lụi tàn giấc mộng thâu chiếm nước ta .
Tượng Thánh Trần uy nghi đứng , chỉ tay xuống dòng sông Bạch Đằng , chứng kiến bao cuộc bể dâu của thời đại , bao vinh nhục , thăng trầm của chính sự , quốc biến . Trần Hưng Đạo đã thành Thánh Vương và được thờ kính , tập trung nhiều nhất ở Hà nam , Nam Định , Thái Bình và Hà Nội .
Nước Việt của chúng ta có những bậc nhân thần oanh liệt như thế và còn rất nhiều , rất nhiều nửa những anh tài anh hùng khác nửa . Đó là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và của mỗi người dân Việt chúng ta .


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Cũ 08-07-2004   #4
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.428
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Thuỷ Quân Đầu Lĩnh - Lăng Lý Bạch Điều Trương Thuận

Trong số một trăm lẻ tám vị anh hùng núi Lương Sơn, người nào cũng mang một biệt tài hiếm thấy. Mưu sâu kế hiểm chẳng ai qua Trí Đa Tinh Ngô Dụng, cầm thương cưỡi ngựa võ nghệ siêu quần phải biết danh Báo Tử Đầu Lâm Xung, sức mạnh vô song nhổ cả gốc cây dương liễu có Hoa Hoà Thượng Lỗ Trí Thâm, xạ tiễn bách phát bách trúng như Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh..v....v....còn trên sông nước thì phải kể đến Lăng Lý Bạch Điều Trương Thuận. Cái ngoại hiệu giải bọt trắng trên sóng cũng thể hiện rõ tài bơi lội sánh giao long, kình ngạc của viên thuỷ quân đầu lĩnh họ Trương. Xuất thân từ Tiểu Cô Sơn, ông cùng người anh ruột là Thuyền Hoả Nhi Trương Hoành đến Tầm Dương Giang hành nghề lái đò. Cả hai thường lập kế lấy hết tiền bạc của hành khách. Nhưng về sau, chán cảnh sống bất nhân, ông sang Giang Châu làm đầu nậu buôn cá. Chính tại nơi đây, ông đã cho Hắc Toàn Phong Lý Quỳ uống một bụng nước nhớ đời. Nếu Đái Tôn không kịp thời ngăn cản thì có lẽ tính mệnh họ Lý chẳng thể an toàn.
Lúc Tống Giang say rượu, ngâm phản thi ở Tầm Dương lâu, bị khép tội tử, các hảo hán Lương Sơn liều mình xuống cướp pháp trường cứu bạn. Trong tình trạng bị vây khốn tại Bạch Long miễu, Trương Thuận xuất hiện như vị cứu tinh đưa cả đoàn người đi lánh nạn. Đến khi quay lại báo thù, cũng chính Trương Thuận là người đã tóm cổ tên Huỳnh Văn Bĩnh gian ngoa xảo quyệt rửa hờn cho họ Tống


[center:d220eccc76]Miếu Bạch Long, anh hùng vui tương ngộ
Quán Vô Vi, Trương Thuận trổ thần oai
[/center:d220eccc76]

Về núi tụ nghĩa, bến Thuỷ Bạc lại không ít lần đánh dấu chiến công của Lăng Lý Bạch Điều. Trong kỳ giao phong với Song Tiên Hồ Duyên Chước, người bắt trói phó tướng Oanh Tiên Lôi Lăng Chấn không ai khác hơn ngoài Trương Thuận. Ở bờ sông cạnh miếu Tây Nhạc, họ Trương lại cùng Lý Tuấn lội nước kéo thuyền của Túc Thái Thú cho Ngô Dụng lập kế cứu Lỗ Trí Thâm và Sử Tiến. Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa sức địch muôn người cũng phải bó tay trịu trói trước Lăng Lý Bạch Điều tại Kim Sa Độ. Nhưng tướng tài thì đâu chỉ có hữu dũng vô mưu. Cơ trí của Trương đầu lĩnh cũng chẳng phải tầm thường. Tượng trưng cho Thiên Tổn Tinh, ông vốn rất trầm tĩnh, đã cố ngăn bọn Trương Hoành và tam hùng họ Nguyễn làm càng trong cuộc chiến với Đại Đao Quan Thắng. Cũng chính cái khôn ngoan nhanh nhẹn đã giúp ông báo oán với bọn cướp của giết người trên đường đi mời Thần Y An Đạo Toàn về chữa bệnh cho Tống Công Minh. Trương Thuận lại góp công không ích để Nguyễn thị huynh đệ bắt giữ Một Vũ Tiễn Trương Thanh sau khi tráng sĩ này đánh bại mười lăm phiêu kỵ và bộ quân đầu lĩnh tại Đông Xương thành. Khi Cao Cầu thân chinh đóng chiến thuyền "cá Thu biển lớn", "cá Thu biển nhỏ" đánh Lương Sơn, Trương Thuận lặn hụp đục thủng tất cả những công trình của tên thái uý khả ố này và trói cổ hắn đem về Tụ Nghĩa Đường. Công sức của Lăng Lý Bạch Điều đối với Lương Sơn so ra chẳng kém bất kỳ ai

[center:d220eccc76]Núi Lương Sơn, ra sức vì bằng hữu
Sông Thuỷ Bạc, lội nước lập chiến công
[/center:d220eccc76]

Sau khi Tống Giang yết bảng bán sơn trại, các hảo hán cùng quay lại hàng phục triều đình. Tất cả được lệnh đi bình giặc Liêu, đánh Điền Hổ bên Hà Bắc, dẹp Vương Khánh nơi Hoài Tây, trù Phương Lạp ở Giang Nam thì Trương Thuận lại lập nhiều danh trạng. Cùng Lý Tuấn và các anh em thuỷ binh, ông dìm thành Châu Thái vào bể nước, khiến Điền Hổ hết đường bôn tẩu. Thành Sơn Nam của ác tặc Vương Khánh cũng chịu chung số phận. Lại lần nữa, ông nấp chùa núi bắt gián điệp Trần Tướng Sĩ để Tống Giang thực hiện mưu cao lấy Nhuận Thành của họ Phương. Tuy nhiên, đời làm tướng thì há có mấy ai thoát cảnh da ngựa bọc thây, bỏ mình nơi chiến trận? Trương Thuận cũng nằm trong phần lớn đó. Ở phủ Hàng Châu, tại Tây Hồ trăng thanh gió mát, nơi Dũng Kim môn phong cảnh hữu tình, Lăng Lý Bạch Điều bị loạn tiễn xuyên thân, chết trên đường làm nhiệm vụ. Thương thay cho một ngọn sóng trắng đã mãi mãi lắng chìm. Mặc dù tử trận, nhưng thần hồn của ông vẫn linh thiên, nhập vào xác Trương Hoành cắt thủ cấp tên tướng giặc Phương Thiên Định tại núi Ngũ Vân

[center:d220eccc76]Dũng Kim Môn, Bạch Điều thọ tử
Ngũ Vân Sơn, Trương Thuận hiển thần
[/center:d220eccc76]

Sự ra đi của Trương Thuận để lại trong lòng Tống Công Minh cùng các hảo hán Lương Sơn nhiều thương tiếc bởi ông luôn đối với mọi người rất mực chân thành. Cả đời họ Trương sống vì nghĩa khí, khi lên thiên đường thì tiếng tốt vẫn mãi lưu truyền trong hậu thế

[center:d220eccc76]Xả thân đền ân nước nợ nhà
Danh tiếng lưu truyền bản hùng ca
[/center:d220eccc76]


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Cũ 08-07-2004   #5
Ảnh thế thân của binhdinhgia
binhdinhgia
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 08-04-2004
Bài viết: 40
Điểm: 13
L$B: 13.436
binhdinhgia đang offline
 
hiêm có trường hợp nào có được văn võ song toàn như ông TRẦN HƯNG QUANGTrong cuộc đời bậc não trượng này đã được nhà nước phong tặng hai danh hiệu cao quý:Nghệ sỹ ưu tú và võ sư cao cấp
Tại phòng 503-C3 THANH XUÂN BẮC (HÁ NỘI) nơi ông đang sống cùng vợ và người con trai cả;Mỗi khi hứng khởi ông đều biểu diễn một vài chiêu thức bộ pháp của môn phái BÍNH ĐỊNH GIA hoặc thể hiện một số động tác lột tả tính cách nhân vật của Tuồng để minh hoạ cho các nhà báo và công chúng biết tài năng "Đóng tuồng hay,đánh võ giỏi" của ông do đâu mà có:
Ông may mắn sinh ra trong dòng họ 7 đời theo nghiệp võ, 3 đời theo nghệ thuật Tuồng. Cụ cố nội Ông là TRẦN ĐẠI TRÍ một võ sư từ TRUNG HOA lưu lạc sang VIỆT NAM, định cư ở phù Cát (BÌNH ĐỊNH).Cụ nhiều lần đàm đạo về võ thuật với tướng TÂY SƠN là VÕ VĂN DŨNG và tham gia vào đội quân của QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ. Hồi nhỏ mới lên 9-10 tuổi Ông đã theo bố mẹ đi hát Tuồng và biểu diễn võ nghệ khắp vùng.
Thời kỳ công tác và nhưng phát huy những ngón nghề gia truyền:Tập kết ra Bắc, năm 1955 Ông học trường C500 BỘ NỘI VỤ rồi về TY công an Tỉnh Ninh Bình sau đó ra Ty Công an HÀ NỘI công tác. Thời kỳ ấy, nhiều khi nhớ Tuồng quá Ông đã tập hợp một nhóm đồng hương "máu Tuồng" như võ sư Thừa, Trương Định Bôi, Đàm Liên...tự tổ chức diễn một số nơi như Hải Phòng, Hà Nội, mỗi tháng 2-3 lần không bán vé. Sau đó Ông đi học đạo diễn,khoá 1965-1968. Khi đất nước bước vào cuộc chiến đấu ác liệt với đế quốc Mĩ,Ông dẫn đầu một đoàn nghệ thuật vào chiến trường liên khu 5 phục vụ đồng bào chiến sỹ. Từ 1975-1982 Ông làm trưởng đoàn tuồng Bình Định nay là nhà hát tuồng Đào Tấn.
Ông từng vào vai phản diện như: Trần Lộ (vở Trần Bình Trọng),Lý Thông (vở Thạch Sanh),Ốc (vở Nghêu-Sò-Ốc-Hến)và gây được ấn tượng cho người xem bởi lối diễn dung dị,chân thực và đặc biệt là vũ đạo Tuồng. Riêng nghệ thuật Tuông nếu không biết võ thì múa Tuồng dỏ ẹt. Còn biết thì múa chính sác và hay nữa.Dẫu giọng hát của Ông không được tốt lắm nhưng Ông lại có ưu thế của vũ đạo Tuồng vì khi đã có võ nghệ thuần thục thì múa tuồng tuyyẹt vời luôn.
Môn phái võ cổ truyền của gia tộc Bình Định gia đã pháy triển sâu rộng trong đời sống xã hội trở thành môn phái võ cổ truyền dân tộc mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.Bình Định giachính thức ra mắt ngày 9-10-1985đây là môn phái võ cổ truyền dân tộc lần đầu tiên do Ông đưa vào Hà Nội. Trải qua 3 kỳ hội diễn(5năm 1 lần)chưa có môn phái nào qua mặt được nó về thành tích huy chương Vàng và số lượng võ sinh. Mỗi hội diễn đạt 14-15 HCV còn số lượng võ sinh ở 14 tỉnh thành:Bắc Giang, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc , Phú Thọ, Nghệ An, Thanh Hoá, Hoà Bình, Bắc Ninh, Hà Nội,ước tinh trên 5000 võ sinhdủ các lứa tuổi. Riêng ở Việt Trì chiến khoảng 1000 võ sinh. Tỉnh Hà Tây thì huyện nào cũng có Bình Định gia. Hà Nội thì có các quận như: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đông Anh, Thanh Trì, Tây Hồ, Văn Diển đều có lớp.
Bình Định gia là võ chiến đấu nhưng Ông đưa nó vào võ thể thao lên biểu diễn binh khí, quyền thảo rất đẹp mắt,và có những "chiêu" độc đáo không đâu sánh được như:Chồng Ghachl lên Thái Dương dùng búa tạ đập vỡ, dùng thép fi14 căm vào yết hầu đẩy ô tô đi, nhảy chân trần trên thuỷ tinh, quấn chặt 6-7 vòng dây thép fi 12 vào cổ rồi tự tháo ra, đập đá 6-7 người khiêng đạt lên bụng võ sinh cho 20 tay búa quai cho đến khi đá vỡ, cho ô tô đi qua người.
Điều kiện cần và đủ để võ sinh có thể thành tài của Ông Trần Hưng Quang
Cấc cụ có câu "văn ôn võ luyện"võ sinh phải chịu khó rèn luyện mới có thể tinh thông võ nghệ được. Võ đạo bao la như biển, nếu không tích luỹ kiến thức kinh nghiệm và trau dồi sở hocmọt cach vững chắc sẽ khó mà tiến xa. "Phi đạo bất thành võ"võ giỏi mà đạo đức kén cũng coi là bỏ.
Quá trình giảng dạy và đào tạo võ sinh của võ sư Trần Hưng Quang .Những hài lòng và những điều làm cho Ông day dứt trăn trở
Bình Định gia càng mở rộng tới nhiều tỉnh thành trong cả nước và môn phái này đã có một đội ngũ HLV giỏi, trong đó loại 5 và 6 đẳng là 12 người. Sau sự kiện con trai Ông là Trần Hưng Hiệp lúc đó đang là chấp trưởng môn bị mất do tai nạn giao thông năm 1996 khiến Ông bị "sốc" nhưng vì sự nghiệp của Bình Định gia Ông cố gắng vượt lên nỗi đau thương đó, tiếp tục lãnh đạo môn phái. Ông đã đào tạo và chọn lựa được võ sư trẻ Nguyễn Khắc Thành làm chấp trưởng môn. Ômg coi Nguyễn Khắc Thành như con đẻ của Ông vậy, Khắc Thành ít nói nhưng đạo đức tốt, chuyên môn giỏi lên Ông hài lòng và yên tâmvề người kế nghiệp lãnh đạo Bình Định gia sau này.
Nhưng còn một điều mà Ông van canh cánh trăn trở đến nỗi Ông đã từng thốt lên nhiều lần với mọi người rằng:"Đến chết Ông cũng không nhắm mắt được 'vì khoảng 1000 bài Thiệu (Hướng dẫn từng động tác võ)tại miền Nam và ngay cả nôi võ Bình Định đều đánh trật lạc hết cả, không đúng một bài thiệu nào.
Ở tuổi 78 sưa nay hiếm,Ông đang chạy đua với thời gian để truyền giáo cho các môn sinh, cuộc đời Ông có nhưng gì tích luỹ được Ông đang cố găng truyền dạy lại cho hoc trò cũng vì hậu thế và bảo vệ di sản văn hoá Dân Tộc mà Ông đã viết song "Hồi ký cuộc đời võ và tuồng"gần 180 trang dự kiến suát bản trong thời gian tới.

Cũ 08-07-2004   #6
Ảnh thế thân của Tuu_quy
Tuu_quy
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 10-05-2004
Bài viết: 29
Điểm: 11
L$B: 9.262
Tuu_quy đang offline
 
Lý Tiểu Long - còn mãi một huyền thoại

Híc tui khoái nhứt là món rượu, nhưng bên cạnh đó là món Ki.ii.i...i..aaa..a vậy nên hôm nay tui vào tham dự cuộc thi cũng muốn đưa đôi dòng về nhân vật tui thích nhứt "Huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long. "

Lý Tiểu Long cái tên đã gắn liền với phim võ thuật, vâng Lý Tiểu Long đã qua đời 30 năm về trước, ngày 20/7/1973, ở tuổi 32, nhưng đến giờ vẫn còn được biết bao người hâm mộ tôn thờ. Ông chỉ lưu dấu ấn qua vài tác phẩm, nhưng chừng ấy cũng đủ để cái tên Tiểu Long trở thành huyền thoại.
Lý Tiểu Long nổi danh thế giới từ các bộ phim Đường sơn đại huynh, Tinh võ môn, Mãnh long quá giang, Long tranh hổ đấu. Ông qua đời năm 1973 ở tuổi 32. Cho tới nay, tên tuổi ông vẫn được tôn vinh như người đã có công lao “đưa võ thuật vào làm nền chủ đạo trong phim ảnh rất thành công”.
Lý Tiểu Long qua đời vì chứng phù não tại ngôi nhà của một nữ diễn viên Hong Kong và yên nghỉ tại nghĩa trang Lake View ở Seattle, nơi ông từng theo học môn triết tại Đại học Washington. Theo nhân viên điều tra thì đó là một cái chết rủi ro, một tai nạn bất ngờ, còn dư luận thì đồn rằng ông qua đời vì dùng thuốc quá liều, hoặc bị băng hội xã hội đen nào đó trả thù. Bí hiểm hơn là con trai ông cũng qua đời trong một hoàn cảnh bất thường. Ở tuổi 28, Brandon bị thương nặng tại trường quay năm 1992 bởi một viên đạn lạc. Nếu ai đã từng xem bộ phim " Cái chết của Lý Tiểu Long " Thì không khỏi đau lòng hay nói đúng hơn là không thể chấp nhận một cái chết của một võ sĩ hàng đầu thế giới như vậy.
Cái chết của Lý Tiểu Long - một ngôi sao sáng đóng phim về vő hiệp đă làm chấn động giới vő thuật và điện ảnh toàn thế giới

Đến giờ, các bộ phim của Lý Tiểu Long vẫn còn đắt hàng. Các trang web về ông chẳng ngày nào vắng khách.Các chương trình giải trí như Game cũng có hình ảnh của ông. Không chỉ những cú đá mạnh, dứt khoát, nhanh như điện có tính thực dụng hấp dẫn người xem mà cả những câu nói đầy tính triết lý, những giả thuyết về cái chết bí ẩn của ông cũng làm nhiều độc giả tò mò.

Ngay cả những ngôi sao võ thuật lớn thời nay như Lý Liên Kiệt, Thành Long cũng chưa bao giờ vượt qua cái bóng của người tiền nhiệm. Bản thân "Hiệp sĩ Thượng Hải" cũng thừa nhận, ảnh hưởng của Tiểu Long lớn đến độ, anh không dám đi theo con đường mà bậc tổ phim võ thuật đã đi qua. Kết quả là tên tuổi Thành Long gắn với những bộ phim hài. Anh tâm sự: “Tiểu Long tung những cú đá sấm sét rất cao, nên tôi chỉ còn một lựa chọn là đá thấp chân. Mỗi lần phóng ra một quả đấm, Tiểu Long lại thét lớn Aahh..., còn tôi tiếp sau những cú thụi là một gương mặt nhăn nhở cười".

Thành Long cố gắng không đi vào con đường mà Tiểu Long đã qua, một phần vì bậc tổ võ thuật có ảnh hưởng quá lớn, một phần vì những cú đòn của Tiểu Long quá hiểm, khó mà bắt chước. Theo Law Kar, nhà nghiên cứu Lý Tiểu Long, cú đòn của ông là sự kết hợp của kungfu, võ taekwondo của Hàn Quốc, karatedo của Nhật Bản và cả đấm bốc Tây phương.và thực sự thì Lý Tiểu Long lúc bắt đầu học vő Lý học phái Vịnh Xuân. Rồi sau có học nhiều các môn phái vő học khác, cho nên mới đạt đến trình độ tinh thâm như vậy

Có lẽ là người Việt Nam chắc không ai lạ Võ sư Lý Huỳnh.Nhưng chuyện về Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long thì...
Đạo diễn khét tiếng Đinh Trung (người Đài Loan) - người chĩ đạo võ thuật cho Lý Tiểu Long trong Phim Đường Sơn đại huynh, nghe tên tuổi của Lý ở Sài Gòn tìm tới cộng tác làm phim bộ phim "Cú đấm giận dữ" trong thời gian bấm máy quay, một hôm Đinh Trung đề nghị với Lý: " Ngộ thấy nị, võ công cao cường, nị cũng họ Lý. Vậy nị có dám đấu với Lý tiểu long không?"
Tự ái dân tộc,Lý Huỳnh lập tức đưa chiến thư khiêu chiến sang tận Hồng Kông, đáng tiếc thời gian này Lý Tiểu Long đang ở Hollywood đóng bộ phim cuối cùng của đời mình, sau đó ít lâu Lý Tiểu Long đột tử...
Một cái chết để lại bao thương tiếc cho khán giản hâm mộ phim võ thuật, Lý tiểu Long trở thành huyền thoại, còn họ Lý An nam bấy giờ tiếc hùi hụi khi không có cơ hội thách đấu với Lý Tiểu Long.

Có công lớn trong việc truyền bá phim võ thuật Hong Kong với thế giới, nhưng Lý Tiểu Long không được ưu đãi tại quê nhà. Đến giờ, phần thưởng duy nhất đối với ông là một hình nộm ở bảo tàng Maddam Tussaud ở Anh, ngoài ra vẫn chưa có một phòng lưu niệm, một bức tượng nào của ông ở Hong Kong.
Nhưng theo tin mới nhất Vào cuối tháng 4-2004, với chi phí gần 3 triệu USD, Trung tâm tưởng niệm nhằm tôn vinh huyền thoại võ thuật – điện ảnh Lý Tiểu Long (Bruce Le) đang được triển khai xây dựng tại thành phố quê hương ông ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Lý Tiểu Long đã để lại trong giới vő thuật Thế Giới một trang sử huy hoàng cả thế giới biết đến cái tên Lý Tiểu Long con người của Võ thuật


Chữ ký của Tuu_quy

Cũ 16-07-2004   #7
Ảnh thế thân của LSB-TruongThanh
LSB-TruongThanh
-=[ Chưởng Quản ]=-
Nhất Kiếm Lăng Vân
Gia nhập: 29-04-2004
Bài viết: 2.567
Điểm: 1098
L$B: 4.691.676
Tâm trạng:
LSB-TruongThanh đang offline
 
Đả Hổ Võ Tòng

Võ Tòng là người Thanh Hà huyện. Vốn là con thứ hai trong gia đình nên thiên hạ thường gọi ông với cái tên cung kính: Võ Nhị Lang. Do một lần say sưa, họ Võ ra tay đánh một viên tiểu lại bị trọng thương nên phải trốn chạy sang Hoành Hải quận. Ông cư ngụ tại trang viện của Tiểu Toàn Phong Sài Tiến và tình cờ tương ngộ Cấp Thời Vũ. Võ Tòng ngưỡng mộ thanh danh trọng nghĩa khinh tài của Tống Công Minh, còn Hắc Tam Lang lại yêu thích tấm thân võ nghệ siêu quần của họ Võ nên họ bèn kết nghĩa đệ huynh.
Sau khi từ giã Sài quan nhân và Tống Giang, Võ Tòng tìm đường về quê thăm người huynh trưởng. Đến huyện Dương Cốc, ông dừng chân tại một tửu quán và nghe qua chuyện mãnh hổ giết người ở đồi Kiển Dương. Nhưng với bản tính anh hùng, Nhị Lang chẳng hề sợ sệt, ông một mình quảy gánh vượt Kiển Dương Cang trong đêm tối. Trời sinh khác người, uống mười phần rượu thì ông mười phần dũng mãnh. Cọp ấy có lẽ đã tới số chết nên mới gặp phải Võ Tòng. Sau một hồi giao chiến, họ Võ trổ hết sức bình sinh, tay không giết cọp. Đám thợ săn bắt được, bèn tung hô ông như thánh sống, khiêng kiệu về làng. Thấy Võ Tòng sức khoẻ chẳng kém Hạng Vũ, Trương Phi nên tri huyện bèn mời ông giữ chức đô đầu.

[center:30f54bf0fb]Đông Kinh Thành, Lỗ Đạt nhổ gốc cây
Kiển Dương Cang, Võ Tòng giết cọp dữ[/center:30f54bf0fb]

Trong một lần du ngoạn, ông gặp lại người anh ruột Võ Đại Lang, vốn làm nghề bán bánh bao. Hai huynh đệ mừng mừng tuổi tuổi, dắt tay nhau về căn phố tại đường Tử Thạch. Từ đó ông ở lại cạnh anh mình. Vợ Võ Đại Lang là Phan Kim Liên thấy em chồng khôi ngô tuấn tú thì phát động tà tâm. Nhân lúc trượng phu đi vắng, thường giở trò vờn ong đuổi bướm. Nhưng Nhị Lang tính tình cương trực, lòng dạ thẳng ngay, chịu không nổi người chị dâu dâm loàn bèn dọn ra ngoài sinh sống.
Một thời gian sau, ả ta ngựa quen đường cũ, thường đi lại với một gã phú hộ là Tây Môn Khánh. Chúng bèn hạ độc giết Võ Đại Lang để dễ bề ăn ở. Võ Tòng đi công vụ trở về, hay tin anh mình thọ tử, liền điều tra nguồn cội. Thông qua chú bé bán táo tên Huy Ca và người kiểm xác là Hà Thúc Cửu, Võ Tòng biết được sự thật. Ông moi ruột, móc tim ả dâm phụ tế hồn người anh đã khuất. Chưa hả hận thù, Nhị Lang xông đến Sư Tử lầu tranh phong cùng Tây Môn Khánh. Họ Tây Môn nào phải đối thủ của ông, chỉ dăm ba hiệp đã phải bỏ mình. Sau khi cắt thủ cấp đôi gian phu dâm phụ, Nhị Lang hiên ngang đến huyện đường thú tội. Thương ông là người hào kiệt, Tri Phủ cùng Lại Mục bày kế giảm tội, phát phối đi Mạnh Châu

[center:30f54bf0fb]Chém ác phụ, Võ Tòng rửa hờn anh
Lãnh án hình, Nhị Lang rời quê quán[/center:30f54bf0fb]

Trên đường phát phối, Võ Tòng dừng chân tại quán rượu giết người trứ danh ở Thập Tự Ba . Ông định bụng sẽ ra tay trừ khử nàng chưởng quầy này để làm phúc cho khách bộ hành nhưng rồi cơ duyên đưa đẩy, Nhị Lang lại kết nghĩa kim bằng với phu phụ với Thái Viên Tử Trương Thanh và Mẫu Dạ Xoa Tôn Nhị Nương. Sau khi hết lời cầm giữ nhưng không đặng, hai người đành tiễn chân họ Võ sang Mạnh Châu. Đến An Bình trại, Nhị Lang tương ngộ với vị tiểu Quản Dinh là Kim Nhãn Bưu Thi Ân. Họ Thi lạy Võ Tòng làm đại ca, nhờ ra tay đánh đuổi Tương Môn Thần để thâu đoạt lại Khoái Hạt Lâm

[center:30f54bf0fb]Anh hùng vầy nghĩa Thập Tự Ba
Hảo hán huyết thề An Bình trại[/center:30f54bf0fb]

Nhị Lang đánh cho Tương Môn Thần Trương Trung một trận thất kinh hồn vía, ba chân bốn cẳng tìm đường chạy thẳng. Nhưng về sau gã lại cùng hai tên Trương Đô Giám, Trương Đoành luyện lập kế vu khống Võ Tòng tội trộm báu vật. Họ Võ lập tức phát hiện ra gian mưu khi bị hai tên công sai ám toán. Ông nổi trận lôi đình, quay lại giết sạch ba đứa ác nhân và tận diệt cả dòng họ mấy mươi mạng người

[center:30f54bf0fb]Oan Ương Lầu, Võ Tòng khai sát giới
Bạch Hổ sơn, Hành Giả thọ nhục hình[/center:30f54bf0fb]

Sau khi đại khai sát giới, họ Võ được vợ chồng Trương Thanh hoá trang thành một người hành giả để lên Nhị Long Sơn tụ nghĩa. Đến Bạch Hổ sơn ông giao thủ với Khổng Lượng rồi bị bắt trói lúc đang say rượu. May thay, Tống Công Minh cũng có mặt và nhận ra ông nên mới thoát nạn đặng. Cuối cùng Võ Nhị Lang cũng chia tay Cấp Thời Vũ để đến nhập loã với bọn Lỗ Trí Thâm, Dương Chí. Sau này khi Tống Giang lên ngôi lãnh tụ Lương Sơn Bạc, cả bọn mới kéo về cùng góp sức.

[center:30f54bf0fb]Võ Nhị Lang lên núi Lương Sơn
Thần Hành Giả đến miền Thuỷ Bạc[/center:30f54bf0fb]

Đến lúc họ Tống quyết định treo bảng bán sơn trại, về qui thuận triều đình, đi bình Liêu, đánh Điền Hổ, dẹp Vương Khánh, trừ Phương Lạp thì Võ Tòng lại nhiều lần ghi tên mình vào sổ lập công. Trong kỳ đụng độ với pháp sư Bao Đạo Ất thuộc phe Phương Lạp, Võ Tòng bị chém mất một tay nhưng vẫn giành được kiếm của tên đại địch tạo điều kiện cho Lỗ Trí Thâm vung thiền trượng kết liễu mạng hắn. Đến lúc chiến tranh chấm dứt, họ Võ chẳng màng danh lợi, ở lại Lục Hoà tự, đến tám mươi tuổi thì mất. Cuộc đời của Võ Nhị Lang là cả một trang anh hùng ca hoành tráng, những chiến công mà ông lập được hoàn toàn xứng đánh với danh hiệu Thiên Thương Tinh - Thần Hành Giả - Võ Tòng

[center:30f54bf0fb]Anh hùng ra sức giúp giang sơn
Hào kiệt ẩn mình nơi thiền tự[/center:30f54bf0fb]


Chữ ký của LSB-TruongThanh
Bốn phương đâu chẳng là nhà
Sao cho thảo mộc sơn hà biết tên

Tài sản của LSB-TruongThanh
Cũ 21-07-2004   #8
Ảnh thế thân của LSB-TruongThanh
LSB-TruongThanh
-=[ Chưởng Quản ]=-
Nhất Kiếm Lăng Vân
Gia nhập: 29-04-2004
Bài viết: 2.567
Điểm: 1098
L$B: 4.691.676
Tâm trạng:
LSB-TruongThanh đang offline
 
[center:5a2dab2541]Thiên Khôi Tinh Hổ Bảo Nghĩa Tống Công Minh[/center:5a2dab2541]
Xét qua sách sử từ trước đến nay thì thấy người làm thủ lĩnh không hẳn phải là tay kinh luân tế thế hoặc võ nghệ siêu quần. Hán Cao Tổ Lưu Bang ngày trước trí kém Trương Lương, dũng thua Hàn Tín nhưng vẫn lập nên đại nghiệp. Hán Trung Vương Lưu Bị thời Tam Quốc mưu dưới Khổng Minh, sức nhường Quan Vũ mà cũng thâu đoạt thành trì, hùng cứ một phương. Nếu cho rằng "thánh nhân đãi kẻ khù khờ" thì hẳn là không hữu lý. Bởi đâu phải ai cũng tự dưng lên vị trí hàng đầu. Chính những người hội đủ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín mới được quần hùng xem trọng. Tống Giang là một ví dụ điển hình
Ông vốn xuất thân là một Áp Ti ở Huy Thành huyện, Tế Châu phủ. Trong thảo với cha, ngoài lành với bạn nên ai nấy đều gọi là Hiếu Nghĩa Tống Công Minh. Hắc Tam Lang được hảo hán bốn phương biết đến như một vị anh hùng "trọng nghĩa khinh tài" đáng kính nhất lúc bấy giờ. Họ Tống sẵn sàng quên công danh địa vị của bản thân để cứu lấy mạng Triều Cái và nhóm "Thất tử". Nếu lần đó Tống Giang đưa quân lính sang Đông Khê thôn bắt trọn cả bọn thì ắt đã thăng quan tiến chức. Nhưng đời hào kiệt thì mấy ai được sống cảnh an nhàn? Tống Giang trong phút nóng giận nhất thời đã ra tay giết hại ả dâm phụ Diêm Bà Tích nên phải bỏ xứ mà đi lánh nạn.

[center:5a2dab2541]Trang nhân nghĩa, mấy người không thọ nạn?
Kiếp hiền tài, bao kẻ chẳng điêu linh?[/center:5a2dab2541]

Sang Hoành Hải quận, Tống Công Minh trú mình tại trang viện của quan nhân Sài Tiến. Cũng chính nơi này, ông tương ngộ Võ Nhị Lang. Đôi bên anh hùng trọng anh hùng nên cắt máu ăn thề, kết tình huynh đệ. Lúc hai người chia tay thì họ Võ trở về thăm anh cả còn Tống Giang đến Bạch Hổ Sơn cư ngụ với Khổng thị huynh đệ. Về sau, ông nhận lời của Hoa Vinh mà đến Thanh Phong trại du ngoạn. Giữa đường, họ Tống hữu duyên gặp được Yên Thuận, Vương Anh và Trịnh Thiên Thọ. Ngờ đâu cuộc tương phùng này lại dẫn đến hiểu lầm với Lưu Cao và gây không ít sóng gió cho Tống Giang. Hắc Tam Lang thân bị tù tội mà còn làm luỵ đến Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh. Cả hai túng thế cùng đường bèn trốn lên Thanh Phong Sơn. "Hoàng thiên hữu nhãn" chẳng những giúp các hảo hán thoát cơn hoạn nạn mà còn thu dụng được hai tướng tài là Tích Lịch Hỏa Tần Minh và Trấn Tam Sơn Huỳnh Tín. Cả bọn định cùng về Lương Sơn tụ nghĩa thì hung tin lại đến. Tống Công Minh phải lập tức hồi hương chịu tang gia phụ.
Lần này ông bị bắt và chịu cảnh tù đày phát phối sang Giang Châu. Dọc đường đi, ông không ít lần lâm cảnh "thập tử nhất sinh", "ngàn cân treo sợi tóc" nhưng đều thoát nạn. Hơn thế nữa lại kết giao không ít với các hào kiệt như: Lý Tuấn, Lý Lập, Trương Hoành, Mục Xuân, Mục Hoằng, Tiết Vĩnh. Đến nơi thì họ Tống lại gặp Thần Hành Thái Bảo Đái Tôn, Hắc Toàn Phong Lý Quỳ và Lăng Lý Bạch Điều Trương Thuận.
Trong thời gian thọ án, họ Tống say rượu ngâm phản thi trên Tầm Dương lâu bị khép tội tử, làm nghĩa sĩ tứ phương thất vía kinh hồn. Anh em miền Thuỷ Bạc phải hạ sơn cướp pháp trường đưa ông về đại trại. Quả đúng là:

[center:5a2dab2541]Cứu bằng hữu, hào kiệt quên mình
Cướp pháp trường, anh hùng liều chết[/center:5a2dab2541]

Thế rồi sóng gió cũng qua, cả bọn chẳng những thoát đại nạn mà còn báo được cựu thù cho họ Tống. Ai nấy đều hả hê kéo nhau về Lương Sơn. Kể từ đấy Tống Giang ngồi vị trí thứ hai dưới Triều Cái. Ông nhiều lần đưa binh đi đánh kẻ thù đều ca khúc khải hoàn. Sau khi Triều Thiên Vương họ độc tiễn tại chợ Tăng Đầu mà qui tiên thì Tống Công Minh lên kế vị. Kể từ đó ông cảm hoá không ít nghĩa sĩ và quan quân về tụ nghĩa. Đáng kể hơn hết là: Châu Đồng, Quan Thắng, Hồ Duyên Chước, Lư Tuấn Nghĩa, Trương Thanh, Đổng Bình...Dưới tài lãnh đạo của họ Tống, Lương Sơn trở thành một đại trại cực kỳ cường thịnh

[center:5a2dab2541]Tống Giang dùng nghĩa cảm hiền tài
Công Minh mở lòng thu nhân sĩ[/center:5a2dab2541]

Họ Tống tuy hùng cứ một phương nhưng không hề có ý phản bội thiên tử. Sau nhiều lần trói tướng của triều đình, Tống Giang đều tha về để giữ vẹn chữ trung. Cuối cùng nhân nghĩa của ông cũng đọng lòng trời, cả bọn được lệnh chiêu an, đưa nhau về giúp vua diệt giặc. Tống Công Minh lĩnh chức tiên phong đi bình Liêu, hạ Điền Hổ, đánh Vương Khánh, trừ Phương Lạp lập rất nhiều danh trạng. Cuối cùng ông cũng được phong làm An phủ sứ ở Lư Châu. Nhưng bọn gian thần Cao Cầu, Dương Tiễn ganh ghét đã hạ độc trong ngự tửu giết chết. Mạng họ Tống không giữ được đã đành mà còn làm luỵ đến các huynh đệ khác. Tuy nhiên, cổ nhân đả bảo "Không nên đem thành bại mà luận anh hùng". Kết cục của Tống Giang cũng như hào kiệt Lương Sơn đều rất thảm não nhưng thân trai trả nợ núi sông âu cũng là hợp lý. Bởi thế họ Tống tuy đáng trách nhưng vẫn với xứng ba chữ "Đại Anh Hùng"

[center:5a2dab2541]Giúp triều đình, Tam Lang bình giặc mạnh
Gặp gian thần, họ Tống phải tan thân[/center:5a2dab2541]


Chữ ký của LSB-TruongThanh
Bốn phương đâu chẳng là nhà
Sao cho thảo mộc sơn hà biết tên

Tài sản của LSB-TruongThanh
Cũ 26-07-2004   #9
Ảnh thế thân của LSB-TruongThanh
LSB-TruongThanh
-=[ Chưởng Quản ]=-
Nhất Kiếm Lăng Vân
Gia nhập: 29-04-2004
Bài viết: 2.567
Điểm: 1098
L$B: 4.691.676
Tâm trạng:
LSB-TruongThanh đang offline
 
[center:84323184ff]Thiên Tiệp Tinh - Một Vũ Tiễn - Trương Thanh[/center:84323184ff]
Trương Thanh xuất thân từ phủ Chương Đức, vốn là viên tướng lãnh của Tống triều. Mang biệt hiệu "Một Vũ Tiễn" (mũi tên không cánh) vì ông sở hữu một tài nghệ ném đá bách phát bách trúng. Cùng với Hoa Hạng Hổ Cung Vượng và Trúng Tiễn Hổ Đinh Đắc Tôn, ông chiến đấu bảo vệ Đông Xương thành chống lại cuộc tấn công của Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa. Các hảo hán võ nghệ cao cường như Tinh Mộc Hãn Hắc Tư Văn, Bát Tý Na Tra Hạng Sung, Phi Thiên Đại Thánh Lý Cổn đều bị họ Trương và hai phó tướng đánh cho bạt vía kinh hồn. Lư đầu lĩnh tiến thoái lưỡng nan nên đành cầu cứu Tống Giang. Vị trại chủ này vừa ca khúc khải hoàn sau trận đại chiến ở Đông Bình phủ, chưa kịp ngơi nghỉ đã vội vàng kéo đại binh đến tiếp ứng. Lúc bấy giờ hào kiệt Lương Sơn gần như đủ mặt, sẵn sàng quyết sinh tử với Trương Thanh. Tưởng chừng như thắng thua đã định nhưng nào hay......những dũng sĩ quen đánh trăm trận như Kim Sang Thủ Từ Ninh, Cẩm Mao Hổ Yên Thuận, Bách Thắng Tướng Hàn Thao, Thiên Mục Tướng Bành Dĩ, Xú Quận Mã Tuyên Tân, Song Tiên Hồ Duyên Chước, Mỹ Nhiệm Công Chu Đồng, Sáp Sĩ Hổ Lôi Hoành, Đại Đao Quan Thắng, Song Thương Tướng Đổng Bình, Cấp Tiên Phong Sách Siêu đều không thể thủ thắng. Kết quả phe Lương Sơn hơn mười người thọ thương nhưng cũng bắt giữ được Cung Vượng và Đinh Đắc Tôn. Còn phía kia, Trương Thanh trói giam đặng Xích Phát Quỉ Lưu Đường. Liệu bề khó dùng vũ lực nên Ngô Dụng bèn bày diệu kế....Mới hay:

[center:84323184ff]Một Vũ Tiễn đơn thân chiến anh hùng
Trí Đa Tinh mưu sâu cầm tráng sĩ[/center:84323184ff]

Họ Ngô để Lỗ Trí Thâm đi vận lương dụ địch. Rồi cử Công Tôn Thắng thăng đàn làm phép gây hoang mang cho binh sĩ Trương Thanh. Tiếp đó phải nhờ vào tài năng của tam hùng họ Nguyễn, Trương thị huynh đệ mới bắt sống được vị tướng tài này. Về Thuỷ Bạc, các đầu lĩnh đều lăm le lấy mạng họ Trương nhưng Tống Giang đã kịp thời ngăn trở. Cảm động trước lòng nhân nghĩa của Hắc Tam Lang, Một Vũ Tiễn mới gập đầu qui phục. Kể từ đó Trương Thanh đứng vào hàng thứ ba trong Bát Đại Phiêu Kỵ Tướng và cũng là Thập Lục Đầu Lĩnh của Lương Sơn. Ông còn tiến cử Tử Nhiêm Bá Hoàng Phủ Đoan về tụ nghĩa. Công trạng của ông lập cho đại trại chẳng nhiều nhưng đối với nhà Tống là không ít.
Khi Tống Giang được lệnh bình Liêu, Một Vũ Tiễn giữ mệnh tiên phong . Vừa xuất trận ông đã tung đá lấy mạng thượng tướng A Lý Kỳ làm bọn giặc hồn bay phách lạc.

[center:84323184ff]Lĩnh binh hùng, cầm thương đi tiền bộ
Đàn Châu thành, ném đá hạ quân Liêu[/center:84323184ff]

Kể từ lần đó, hễ thấy viên tướng trẻ vận lục bào, sử dụng bách hoa lê thương là quân địch đều e dè sợ sệt. Nhị hoàng điệt Da Lục Quốc Bảo vốn là kẻ vũ dũng hơn người cũng phải bỏ mình khi giáp chiến với họ Trương thì hà huống chi là bọn vô danh tiểu tốt?
Đến lần đánh Điền Hổ ở Hà Bắc, đệ nhất công lao cũng không ai khác hơn ngoài họ Trương. Ông trà trộn vào hàng ngũ địch, chia cắt quân tình để rồi trói cổ tên đầu xỏ từng xưng vương một cách dễ dàng.

[center:84323184ff]Đến Hà Bắc, Trương Thanh làm nội gián
Bắt kẻ thù, dũng tướng lập đại công[/center:84323184ff]

Cũng chính tại nơi đây họ Trương tương ngộ người tình trong mộng là Quận Chúa Quỳnh Anh. Cả hai được hoà duyên cá nước nhờ tài trí của Ngô Dụng. Kẻ báo xong ơn nước, người trả đặng thù nhà. Quả thật:

[center:84323184ff]Một Vũ Tiễn gặp Quỳnh Thỉ Thốc
Trai anh hùng sánh gái thuyền quyên[/center:84323184ff]

Nhưng việc gì phải đến đã đến. Cũng như bao đầu lĩnh Lương Sơn khác, Trương Thanh bỏ mình ngoài chiến trận. Tại ải Độc Tùng, ông cùng với Song Thương Tướng Đổng Bình âm thầm đi báo thù cho các huynh đệ đã hy sinh mà bất chấp nguy hiểm. Do thiếu cảnh giác vì cố gắng rút lưỡi thương dính chặt vào thân cây nên Một Vũ Tiễn lẫy lừng đã trúng đòn sát thủ của Lê Thiên Nhuận. Họ Đổng cũng bị Trương Thao chém đứt thành hai đoạn. Nhị vị đại tướng ra đi mà chưa kịp nói lời từ biệt

[center:84323184ff]Đánh Phương lạp, hào kiệt đền ân nước
Ải Độc Tùng, hảo hán trả nợ nhà[/center:84323184ff]

Nơi hậu phương Quỳnh Anh nghe tin chồng tử trận thì ngất lên ngất xuống, sống dở, chết dở. May sao dòng họ Trương vẫn còn người nối dõi. Trương Tiết lớn lên theo nghiệp thân phụ, đầu quân đánh giặc Kim được phong quan tước. Từ đó nuôi mẹ, thờ cha đến mãn đời

[center:84323184ff]Hổ phụ sinh hổ tử
Kỳ lân tạo kỳ lân[/center:84323184ff]


Chữ ký của LSB-TruongThanh
Bốn phương đâu chẳng là nhà
Sao cho thảo mộc sơn hà biết tên

Tài sản của LSB-TruongThanh
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 05:27
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,13415 seconds with 15 queries