Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 02-03-2004   #1
Ảnh thế thân của LSB-Huy_Aka
LSB-Huy_Aka
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 03-10-2002
Bài viết: 941
Điểm: 145
L$B: 42.515
Tâm trạng:
LSB-Huy_Aka đang offline
 
Tiểu thuyết Trung Quốc cổ, có thể nói đến 8 tác phẩm tiêu biểu (hầu hết mọi người đều bít hoặc chí ít cũng từng nghe qua)
1/ Tam quốc chí diễn nghĩa
2/ Thủy hử truyện
3/ Tây du kí
4/ Hồng lâu mộng
5/ Liêu trai chí dị
6/ Nho lâm ngoại sử
7/ Kim Bình Mai
8/ Đông Chu Liệt Quốc
Trong đó, 4 tác phẩm đầu được coi là tiêu biểu cho tiểu thuyết thời Minh - Thanh, vì tính công phu của nó.
Tam quốc diễn nghĩa : Thường được gọi tắt là TQC hay TQDN, có khi còn tắt hơn: TQ. Đây là bộ tiểu thuyết mang tính lịch sử cao, tuy có nhiều chi tiết hư cấu đặc sắc, nhiều khi đọc vào lại thấy vừa kinh dị vừa buồn cười. Nhân vật được xây dựng thành công nhất là Tào Tháo, và cho đến bi giờ nhân vật này vẫn còn tiếp tục bị mang ra tranh cãi (Có 2 phe, một phe cho ổng là anh hùng, một phe cho ổng là gian hùng, hix, tui theo phe thứ nhất...). Có thể thấy con người TT là con người đa tính cách, thật đến nỗi người ta không tin ổng chỉ đơn thuần là nhân vật trong tiểu thuyết. Còn trận đánh được xem là trận đánh tiêu biểu của TQC là trận Xích Bích, hix, vì trận XB này mà tui đã bỏ ăn cả ngày để nghiền ngẫm. Một trận đánh cực kì oanh liệt và được miêu tả vô cùng sống động...
Truyện không miêu tả nội tâm nhân vật, nhưng người đọc vẫn hiểu nhân vật đang nghĩ gì ==> La Quán Trung tài là vậy.
Thủy hử truyện : Có nhiều dị bản. Ban đầu, người ta cho rằng THT bao gồm 70 hồi, nhưng sau đó lại cho rằng 71 hồi cả thảy. Hiện nay, người ta lại bảo THT có 120 hồi. Dĩ nhiên là giữa những bản này có sự khác biệt rất lớn.
Bản 70 hồi và 71 hồi thực chất là một, kết thúc bản này: thắng lợi của nghĩa quân Lương Sơn Bạc. Bản 120 hồi thì kết thúc khác: Tống Giang cùng nghĩa quân quy thuận triều đình, được nhà vua cử đi dẹp khởi nghĩa nông dân Phương Lập. Nghĩa quân thắng lợi trở về, nhưng nhà vua lại muốn triệt tiêu để trừ hậu họa, nhân đó mà ban ngự tửu cho TG (có pha thuốc độc). TG uống được nửa bình thì gọi Lý Qùy ra uống nốt. Các nhân vật còn lại, sau cái chết của TG đều treo cổ tự tử.
Nhân vật TG lại gây tranh cãi, vì cũng có người cho rằng TG không đáng mặt anh hùng, bất kể khuyên ngăn của nghĩa quân vẫn quyết tâm hàng triều đình. Cho nên hiện nay cũng vẫn có hai phe, một phe thích và không thích TG.
Liêu trai chí dị không phải là tiểu thuyết chương hồi. Đó chỉ là tuyển tập các truyện ngắn lưu truyền trong dân gian nhưng vẫn được người ta đánh giá là một dạng tiểu thuyết. Tương tự, ở VN có "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ. Tui không thích tác phẩm này, nên phần bàn luận về nó xin nhường cho mọi người.
Tây du kí : ai chưa đọc có thể xem phim. Nhưng nhớ xem bộ cũ hồi xưa chứ mấy bộ mới bi giờ kinh dị quá. Phim chỉ dựng một phần của truyện, còn truyện thì đủ cả 81 nạn không hơn không kém.
Nhân vật đặc biệt trong TDK không phải là Tôn Ngộ Không hay Đường Huyền Trang, mà là Trư Bát Giới. Đơn thuần TBG, ngay cả cái tên của hắn cũng cho người ta biết hắn là con heo vi phạm 8 điều răn của Phật. Người ta đánh giá TBG như một hình ảnh đã được cách điệu hoá của con người phàm trần.
Hồng lâu mộng là bộ tiểu thuyết nhân tình thế thái được xem là tiếng kêu cay đắng của những con người yêu nhau mà không đến được với nhau. Đây là một tư tưởng tiến bộ trong thời bấy giờ, nó tiến bộ đến nỗi có dạo HLM bị xem là hàng cấm, bị nhà vua ra lệnh đốt! Ngày xưa, phim HLM chiếu ở VN đã lấy đi không biết bao nhiêu là nước mắt của khán giả, thậm chí có người còn gọi mối tình tuyệt đẹp giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc là bi kịch Romeo và Juliet phương Đông!
Kim Bình Mai hoàn toàn hư cấu, với các nhân vật chính đã khá quen thuộc với người đọc qua những bộ tiểu thuyết nổi tiếng khác như: Phan Kim Liên, Tây Môn Khánh... Hichic, bộ này lâm ly quá, không muốn bàn nhiều...
Tây sương kí không được xem là tiêu biểu và đặc sắc cho tiểu thuyết Minh-Thanh , dù nó cũng khá nổi tiếng, do quy mô nhỏ và khá tầm thường về nội dung. Tuy nhiên, TSK cũng lãng mạn chẳng kém gì những tiểu thuyết nhân tình lúc bấy giờ.
Nho lâm ngoại sử và Đông Chu Liệt Quốc thì tui vẫn chưa đọc. Hồi trước có coi phim Đông Chu Liệt Quốc rồi, cũng khá là hoành tráng. Còn lại thì tui có một lỗ hổng về hai bộ tiểu thuyết này, xin mọi người giúp đỡ.


Chữ ký của LSB-Huy_Aka
Nghe hồn mình trong hơi thở của đêm
lòng buồn lắm anh nghĩ về hạnh phúc
những gì đã qua, những điều được mất
đời vẫn thế thôi chẳng được hết bao giờ

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-03-2004   #2
Ảnh thế thân của LSB-TuongVi
LSB-TuongVi
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
Trong 8 tác phẩm mà huynh kể thì có tắc phẩm thứ 6 và 7Nho lâm ngoại sử và Kim bình mai , mụi chưa hề đọc qua , các truyện còn lại đều đã đọc qua và cũng có coi phim hay truyện tranh. Nhưng huynh ạ liệu có thiếu sót ko nếu huynh ko đưa Phong thần diễn nghĩa vào đây , theo muội thì tam quốc diễn nghĩa , phong thần diễn nghĩa , tây du kí và hồng lâu mộng vẫn đuợc xếp vào 4 bộ tiểu thuyết lớn của TQ , tất nhiên những bộ khác hay ko kém

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-03-2004   #3
Ảnh thế thân của Lý Thám Hoa
Lý Thám Hoa
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 29-02-2004
Bài viết: 307
Điểm: 1139
L$B: 856.492
Lý Thám Hoa đang offline
 
Thật ra chỉ có 4 bộ được giới văn học đánh giá là tác phẩm VH kinh điển của Trung Hoa, còn gọi là Tứ Đại Kỳ Thư :

1 - TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
2 - THỦY HỬ TRUYỆN
3 - TÂY DU KÝ
4 - KIM BÌNH MAI

Còn nếu đánh giá theo sở thích của cá nhân thì nhiều lắm chứ không chỉ 4 hay 8.


Chữ ký của Lý Thám Hoa
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ...

Tài sản của Lý Thám Hoa
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-03-2004   #4
Ảnh thế thân của Lý Thám Hoa
Lý Thám Hoa
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 29-02-2004
Bài viết: 307
Điểm: 1139
L$B: 856.492
Lý Thám Hoa đang offline
 
Đa tạ nhã ý của phu nhân.
Bộ nào cũng có nét đặc sắc riêng khó lòng phân biệt, mỗi bộ có một chủ đề khác nhau và đều mang lại cảm xúc khác nhau khó so sánh. Riêng về cách hành văn và sử dụng ngôn phong thi tứ cũng như tả nội tâm tính cách nhân vật thì quả không bộ nào sánh bằng Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần tiên sinh. Hôm nào có dịp sẽ cùng trao đổi với chư vị từng bộ một.


Chữ ký của Lý Thám Hoa
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ...

Tài sản của Lý Thám Hoa
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2004   #5
Ảnh thế thân của Chau Nhuoc Lan
Chau Nhuoc Lan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-03-2004
Bài viết: 25
Điểm: 4
L$B: 6.571
Chau Nhuoc Lan đang offline
 
Theo Thú Xem Truyện Tàu - Vương Hồng Sển thì TỨ TÀI TỬ hay là TỨ ĐẠI KỲ THƯ là Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử, Tam Quốc Chí và Tây Sương Ký


Sau mấy trăm năm nghiền ngẫm, thưởng thức và phán xét, người Trung Hoa đã long trọng chọn mỹ danh "TỨ TÀI TỬ" để phong cho bốn bộ tiểu thuyết trường thiên hay nhứt trong kho tàng văn học Trung Quốc. Đó là:

HỒNG LÂU MỘNG của Tào Tuyết Cần

THỦY HỬ TRUYỆN của Thi Nại Am

TÂY SƯƠNG KÝ của Vương Thực Phủ

TAM QUỐC CHÍ của La Quán Trung



Riêng bộ HỒNG LÂU MỘNG đã được các nhà hâm mộ đĩnh đạc phê "văn như nhả ngọc phún châu", và được coi dường viên ngọc quý, hơn nữa dường một ngôi sao sáng nhứt trên văn đàn, đứng đầu "TỨ TÀI TỬ".

Nếu bộ THỦY HỬ được xem là tác phẩm đại biểu cho nền tiểu thuyết anh hùng đời Minh, thì bộ HỒNG LÂU MỘNG rất xứng đáng là đại biểu cho kho tiểu thuyết trữ tình đời Mãn Thanh vậy.

Nhưng khác hơn THỦY HỬ và nhiều bộ truyện Tàu kia, HỒNG LÂU MỘNG không phải từ những truyền thuyết ung đúc trong dân gian hoặc từ những bài vè, vở kịch cũ tạo thành, mà trái lại do chính một cá nhơn sáng tác. Hơn nữa lại là một sáng tác phẩm được nhiều người thưởng thức trên ngót hai trăm năm nay rồi. Địa vị HỒNG LÂU MỘNG trên văn đàn Trung Quốc chỉ có thể so sánh với địa vị truyện Kiều trên thi đàn Việt Nam.

HỒNG LÂU MỘNG lại có một sức hấp dẫn đặc biệt kỳ diệu. Mặc dù bị cực lực đả kích, bị lớn tiếng kết án là "dâm thư" - cũng như truyện Kiều đã bị kết án ở Việt Nam, nhưng chung qui văn nhân Trung Hoa vẫn phải đọc nó, nghiền ngẫm nó, phân tích phê phán nó và rung đùi ngâm nga vì nó. Cho đến nỗi người ta phải đặt một danh từ riêng biệt để chỉ những người thích đọc, thích nghiên cứu HỒNG LÂU MỘNG là "Hồng học gia".

Tuy nhiên, từ hai thế kỷ nay, HỒNG LÂU MỘNG vẫn là một tác phẩm bị các cụ Nho liệt vào hạng "nhơ nhớp tục tĩu" bị cấm đọc bên Trung Hoa cũng như bên nước Việt ta dặn con dặn cháu trong nhà: "Trai không nên xem THỦY HỬ, gái không nên đọc Thúy Kiều". Mãi đến năm 1955, sau nhiều cuộc thảo luận khá sôi nổi, giá trị chơn chính của HỒNG LÂU MỘNG mới được xác nhận.

Ngày nay, HỒNG LÂU MỘNG chẳng những là một tác phẩm bất hủ của nền văn học Trung Hoa, mà còn có thể sắp vào những tác phẩm quốc tế ưu tú. Hiện HỒNG LÂU MỘNG đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: Đức, Pháp, Anh, Nga, v.v ...

Toàn bộ quyển tiểu thuyết này gồm một trăm hai chục hồi, dày một ngàn chín trăm bảy mươi sáu trang, với trên dưới một triệu chữ.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2004   #6
Ảnh thế thân của Lý Thám Hoa
Lý Thám Hoa
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 29-02-2004
Bài viết: 307
Điểm: 1139
L$B: 856.492
Lý Thám Hoa đang offline
 
Tại hạ xem HLM tuyệt chưa hề thấy chút gì gọi là nhơ nhuốc, dâm thư. Châu cô nương có nhầm lẫn với KBM ?
HLM từ hồi mở đầu lầy chuyện hòn đá thành tinh để dẫn dắt cho đến cuối truyện, đâu cũng thấy những áng thơ tuyệt tác mỗi câu nói mang hàm ý triết lý sâu xa khôn lường. Sao lại là dâm thư ?
Còn chính xác Tứ Đại Kỳ Thư gồm những truyện gì thì tại hạ đã nêu rồi, còn tại sao không có HLM thì hẹn bài khác sẽ nêu rõ.


Chữ ký của Lý Thám Hoa
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ...

Tài sản của Lý Thám Hoa
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2004   #7
Ảnh thế thân của Chau Nhuoc Lan
Chau Nhuoc Lan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-03-2004
Bài viết: 25
Điểm: 4
L$B: 6.571
Chau Nhuoc Lan đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Lý Thám Hoa
Tại hạ xem HLM tuyệt chưa hề thấy chút gì gọi là nhơ nhuốc, dâm thư. Châu cô nương có nhầm lẫn với KBM ?
HLM từ hồi mở đầu lầy chuyện hòn đá thành tinh để dẫn dắt cho đến cuối truyện, đâu cũng thấy những áng thơ tuyệt tác mỗi câu nói mang hàm ý triết lý sâu xa khôn lường. Sao lại là dâm thư ?
Còn chính xác Tứ Đại Kỳ Thư gồm những truyện gì thì tại hạ đã nêu rồi, còn tại sao không có HLM thì hẹn bài khác sẽ nêu rõ.
Cái bài trên là do muội type cái bài của Vương Hồng Sển đó mà chứ không phải muội nói đâu à . Lúc đọc bài này thì muội của cũng thắc mắc là tại sao Tứ Đại Kỳ Thư theo mỗi người nói lại mỗi khác . Ông Kim Thánh Thán thì xếp tới Thất Tài Tử thư, 7 tác phẩm mà ông cho là xuất sắc nhất, xuất hiện theo thứ tự thời gian gồm có: Nam Hoa Kinh (Trang Tử), Văn Ly Tao (Khuất Nguyên), Sử Ký (Tư Mã Thiên), Thơ Đỗ Phủ (Đỗ Phủ), Tây Sương Ký (Vương Thực Phủ), Thủy Hử (Thi Nại Am) và Tam Quốc Chí (La Quán Trung)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-03-2004   #8
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.056
LSB-VanThang đang offline
 
Đông Chu Liệt Quốc là một bộ truyện nói về thời kỳ lịch sử hơn 400 năm Trung Hoa, bắt đầu từ thời Bình vương nhà Chu dời đô về phương Đông lập ra nhà Đông Chu và kết thúc với cuộc thống nhất lục quốc của Tần Thủy Hoàng. Trong truyện có rất nhiều nhân vật và có nhiều vị anh hùng như Tín Lăng Quân, Mạnh Thường Quân..v..v.. Đọc truyện này chúng ta thấy cái xấu xa của giai cấp thống trị, lục quốc tranh giành quyền lực xâu xé lẫn nhau.

Nho Lâm Ngoại Sử là một bộ truyện có cấu trúc tương tự như Liêu Trai Chí Dị vậy, là một tuyển tập gồm nhiều truyện ngắn... miêu tả tình thái xã hội, nhưng chỉ hạn chế trong giới nhà văn (hủ nho ).

Hồng Lâu Mộng địa vị vô cùng quan trọng trong văn đàn Trung Hoa.... có hẳn một ngành học về truyện này gọi là Hồng Học. Người ta thường ví HLM là "tiểu thuyết của tiểu thuyết", cách miêu tả nhân vật trong truyện độc nhất vô nhị từ trước tới nay trong văn học Trung Hoa. Gia tộc Tào Tuyết Cần là một quý tộc giàu sang vô hạn, tiếc là đến đời Tuyết Cần thì sa sút nghèo khó... HLM tả những cảnh giàu sang giới quý tộc âu cũng là một sự tưởng niệm của Tuyết Cần với quá khứ vàng son của gia tộc mình. Truyện này Tào Tuyết Cần viết chưa xong, sau này có vị nào đó viết tiếp mà tại hạ quên mất tên rùi. Truyện này lúc đầu tên là Thạch gì đó chứ không phải là Hồng Lâu Mộng, cái tên này là do vị thủ bút sau thêm vào. Lâu ngày quá quên hết sạch rồi, nhớ gì viết đó thôi

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-03-2004   #9
Ảnh thế thân của Lý Thám Hoa
Lý Thám Hoa
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 29-02-2004
Bài viết: 307
Điểm: 1139
L$B: 856.492
Lý Thám Hoa đang offline
 
Tại hạ xin bổ túc chút đỉnh về Hồng lâu Mộng vậy

Người Trung Hoa có câu "Nói chuyện mà không nhắc đến Hồng Lâu Mộng thì dù có đọc hết văn thư thiên hạ cũng vô ích" nguyên văn : Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng. Độc tận thi thư diệc uổng nhiên". Cái này theo cá nhân tại hạ thì có lẽ hơi quá nhưng ở TQ quả thật có ngành Hồng học thường được xem là sáng ngang với Shakespear học của châu Âu.

Gia tộc Tào Tuyết Cần là quý tộc truyền đời thời Mãn Châu, thật ra chức quan tuy to nhưng nhiệm vụ chính là thu thuế (nên rất giàu có ? ). Nhưng đến đời TTCần thì lại nghèo rớt mồng tơi do bị tịch biên tài sản, gia tộc bị khép tội....

Hồng Lâu Mộng ban đầu có tên là Thạch Đầu Ký do cách dùng hòn đá thành tinh, hiểu thấu thế gian để dẫn truyện. TTCần viết được 80 hồi đầu thì mất đi, người chấp bút 40 hồi sau là Cao Ngạc. Đồng thời ông này cũng đổi tên thành Hồng Lâu Mộng.

Tổng cộng trong Hồng Lâu Mộng xuất hiện gần 450 nhân vật nam nữ phụ ấu, quả là 1 tác phẩm đồ sộ khó tưởng tượng được.


Chữ ký của Lý Thám Hoa
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ...

Tài sản của Lý Thám Hoa
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 01:15
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07118 seconds with 15 queries