Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

 
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-03-2009   #1
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.532
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam

CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM



Việt Nam ta là 1 đất nước gồm 54 dân tộc anh em, cùng chung sống. Các dân tộc đoàn kết với nhau tạo. Nhưng mỗi dân tộc có lối sống và phong tục riêng tạo nên những nét văn hóa rất đặc sắc. Trong loạt bài viết này PT xin giới thiệu với các bạn các dân tộc đó. Mỗi một bài viết PT sẽ giới thiệu về 1 Dân tộc, bạn nào có đóng góp thi PT rất cảm ơn. Nhưng để tránh trùng lặp ( 1 dân tộc đã giới thiệu rồi lại giới thiệu lại ) các bạn nhớ đọc kĩ trước khi đăng bài

*Lưu ý: Tất cả tư liệu được sử dụng trong loạt bài viết này được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau


DÂN TỘC THÁI




Dân tộc Thái hiện nay có hơn 1 triệu người, sinh sống tập trung tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Nghệ An. Dân tộc Thái có tên gọi là Táy và các nhóm Táy Đăm, Táy Khao, Táy Mười, Tày Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Tiếng Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái.

Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm mương để trồng lúa, hoa mầu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm... Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những văn hoa độc đáo, màu sắc tươi hài hoà, bền đẹp.

Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc Âu phục khá phổ biến, nhưng phụ nữ vẫn gắn bó với bộ áo, váy, khăn cùng lối trang sức theo truyền thống văn hoá dân tộc. Người Thái thường ở nhà sàn, mỗi bản thường có khoảng 40-50 nóc nhà kề bên nhau. Người Thái Đen thường tạo dáng mái nhà hình mai rùa, trang trí hai bên đầu đốc nhà bằng những khau cút được làm theo phong tục từ xưa truyền lại. Người Thái có tục ở rể, vài năm sau khi vợ chồng có con với về ở bên nhà chồng.


Nhà mồ của người thái

Đồng bào quan niệm "chết" là tiếp tục sống ở thế giới bên kia. Vì vậy đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời".

Người Thái có nhiều họ, mỗi họ thường có những quy định kiêng kỵ khác nhau. Họ Lò không ăn thịt chim Táng Lò. Họ Quàng kiêng con hổ... Đồng bào Thái thờ cúng tổ tiên, cúng trời đất, cúng bản mường. Gắn liền với sản xuất là những lễ nghi cầu mùa. Mở đầu hàng năm bằng lễ đón tiếng sấm năm mới.


Một góc nhà của người thái

Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của người Thái là: "Xống trụ xon xao", "Khun Lú, Nàng ửa" . Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Đồng bào rất thích ca hát, đặc biệt là khắp - lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xoè, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hoá của người Thái.


chiếc khăn piêu của người thái

Đồng bào Thái làm Piêu từ loại vải bông tự dệt. Trước khi thêu, miếng vải được chọn làm khăn đội đều phải nhuộm chàm. Chàm là màu nền để trên đó người phụ nữ Thái thêu lên các họa tiết, hoa văn bằng các loại chỉ màu (xanh, đỏ, tím, vàng, da cam....) ở hai đầu khăn. Để có một chiếc Piêu hoàn chỉnh, người phụ nữ Thái phải mất thời gian từ hai đến bốn tuần.


vòng xòe của người thái

Theo truyền thống của dân tộc Thái vào những ngày lễ, tết, ngày vui của dòng họ, gia đình, nhất là nhà đón khách quý… vòng xòe thường được tổ chức như một nghi lễ dân gian để đón mừng và bên ánh lửa bập bùng tay trong tay tình cảm con người gần gũi, xiết chặt thể hiện nét đẹp truyền thống


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu


Chỉnh sửa lần cuối bởi __Phi*Tuyết__: 27-04-2009 lúc 07:38.
Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
( Lion ) (23-05-2009), dohieutq (17-09-2011), Lăng Độ Vũ (28-03-2009), Tú_Yên (29-03-2009), Trùm Cuối (30-03-2009)
 


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 21:31
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,15226 seconds with 15 queries