Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-05-2004   #1
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.026
Tiểu Siêu đang offline
 
Nếu như tới với cố đô Huế , thì Đàn Nam Giao là một địa điểm mà chúng ta không thể không ghé tới . Tiểu Siêu nhớ năm thứ 3 của Đại học , có quen với một cậu bạn người Huế , được cậu ta kể cho nghe khá nhiều về nơi này . Nên nay cũng muốn chia sẻ với mọi người một chút hiểu biết của mình về di tích này , mong rằng mọi người sẽ có cảm hứng với những gì Tiểu Siêu sẽ giới thiệu ở sau đây .

[center:837b45c05d][/center:837b45c05d]
Nếu tới Nam Giao , từ Huế chúng ta sẽ đi theo hướng Bắc - Nam (A) ( khi đọc , mong các bằng hữu hãy so với sơ đồ phụ bản mà Tiểu Siêu đã up lên ) . Trong ngày tế , ở hai bên đường sẽ có những bàn thờ hoặc hương án được đặt ở hai bên (BB) . Những hương án và bàn thờ đều được sơn son thiếp vàng , và những cái này đều do dân trong các làng ở trong tỉnh dựng lên , bày đồ tế khí và trang hoàng cờ lọng xung quanh .
Khi xưa , đến bình phong phía Bắc của Nam Giao , hoàng đế vòng quanh hết thành đàn rồi sẽ theo đường ngoài phía Tây (C) để vào Trai cung (D) . Cung này có tường vây bọc nhưng trổ một cửa rất lớn ở mặt Bắc và một cửa nhỏ hơn ở mặt phía Nam . Nó nằm ở góc Tây Nam đàn Nam Giao , bên ngoài mọi tường thành . Hoàng đế sẽ đi vào trai cung theo cửa Nam , và toà nhà chính cũng quay mặt về hướng Nam .
Cũng ở phía bên phải tường thành , nhưng ở phía góc Đông Bắc là hai nhóm công trình nằm trong hai vòng thành khác nhau là : Thần Trù , (E) với tường thành trổ ba cửa , một là ở phía Đông ( cửa chính ) , hai là ở phía Bắc và cửa thứ ba là ở phía Nam . Vòng thành thứ hai là Thần Khố (F) với tường thành chỉ trổ một cửa duy nhất ở mặt phía Đông . Ở thành Thần khố có cất và lưu trữ một vài đồ thờ cúng , còn trong Thần trù là nơi mà người ta hạ , luộc và thui các con sinh và nấu nướng các thức ăn để cúng thần .
Trước mặt phía Bắc của Đàn Nam Giao , bên ngoài thành và đi men theo ở đường ngoài , người ta thường dựng trong dịp lễ nhiều ngôi nhà tranh (GGG) để các quan khi tới đây dự lễ , lấy làm nơi trú ( Quan cư ) . Nhiều ngôi nhà khác cũng được dựng trên đường ở phía Tây , một trong các ngôi nhà được dựng trên đường Bắc , xây mé Tây , dùng làm phòng tiếp tân cho những người khách Âu được hoàng đế mời tới đây dự lễ .
Đàn Nam Giao gồm bốn vòng thành bằng vôi gạch làm thành bốn tầng . Tần thứ tư nằm bên ngoài cùng , ngang với mặt đất và được trồng nhiều cây thông . Chính giữa ở mỗi mặt trổ một cửa và bốn mặt đều được quay về bốn hướng , nên một cửa nằm chính hướng Nam là cổng chính . Một mặt nằm ở hướng Bắc , một mặt khác nằm chính hướng Đông và một mặt nằm chính hướng Tây . Các trụ xây chia các cổng thành tam quan , trước mỗi cổng đều dựng một bình phong lớn bằng vôi gạch (HH..) . Tuy nhiên , vòng thành ngoài này lại không đóng một vai trò nào trong nghi lễ tế của đàn Nam Giao . Để đến dự lễ , hoàng đế phải ra khỏi Trai cung bằng cửa ở hướng Nam, đi vào tầng ngoài cùng ở phía Tây , qua lối giữa , xuống lại phần Tây của vòng thành và đi qua phần Nam , thẳng đến các bậc cấp dẫn lên các tầng bên trong . Sau đó , hoàng đế sẽ cuống kiệu và đi bộ vài bước trước khi tới các bậc cấp ấy .
Ba tầng còn lại của đàn được xây lên cao dần . Tầng thứ nhất ở trong cùng có hình tròn , hai tầng còn lại có hình vuông , tầng thứ tư hình chữ nhật và tất cả các tầng này cùng có hướng như nhau (3) . Tất cả chúng đều được trổ bốn cửa theo bốn hướng và tương ứng với nhau , có bậc thang cấp dẫn lên . Tuy ở tầng thành thứ ba , các cửa của vòng thành đều là cửa tam quan, còn các cửa ở hai tầng kia chỉ có một lối . Lan can bao viên của đàn , ở giữa được sơn màu xanh lơ , lan can ở tầng hai thì được sơn bằng màu vàng .
. . .
Tiểu Siêu
***P.S : Tiểu Siêu sẽ giới thiệu kỹ hơn về kiến trúc của Đàn Nam Giao , cũng như các nghi lễ cúng tế vào bài sau , thời gian eo hẹp quá , mong chư vị thông cảm !


Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2011   #2
Ảnh thế thân của noikhocuadanong
noikhocuadanong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-12-2011
Bài viết: 19
Điểm: -4
L$B: 1.279
noikhocuadanong đang offline
 
Trang vàng của thành Hoàng Đế - kinh đô đầu tiên của nhà Tây Sơn (khởi công xây dựng năm 1775) - khép lại đã 200 năm như được thu lại ngắn hơn khi di tích đàn Nam Giao được phát hiện. "Biết cũng chẳng có gì ngoài một ít gạch đá được đào lên nơi ngọn đồi quen thuộc, vậy mà bà con ai cũng cố đến xem cho được" - anh Trần Đức Tâm, nhân viên bảo vệ thành Hoàng Đế, nói. Cách trung tâm thành Hoàng Đế chừng hơn 1km về hướng tây, đàn Nam Giao của nhà Tây Sơn nằm trên đỉnh đồi cao 20m có tên là gò Chùa, rộng chừng 1.500m2, rất bằng phẳng. Cuộc khai quật di tích thành Hoàng Đế vừa được Viện Khảo cổ học VN phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định thực hiện giữa tháng 9-2007 đã làm lộ ra một phần hai móng trong - ngoài của đàn với gạch và một ít đá ong, nhưng trên mặt đồi thì đầy những mảnh gạch ngói vụn để lại từ lâu đời.

Tiến sĩ Lê Đình Phụng - Viện Khảo cổ học VN, trưởng đoàn khai quật di tích thành Hoàng Đế lần này - cho rằng đàn Nam Giao chính là nơi biểu hiện quyền lực tinh thần của vương triều trước trời đất và lịch sử dân tộc, bởi vậy người dân trong vùng đã rất hân hoan trước di tích mới được phát hiện này. "Qua chỗ miếu hoang mình còn phải cúi đầu, huống chi cái chỗ đất thiêng liêng thế này" - ông Lê Xuân Ba, 80 tuổi, một ông lão có học thức của làng Nam Tân, nơi có thành Hoàng Đế, nói.

Nhưng sau hân hoan là... chua xót. Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng khi phải lội qua cả một vùng đất mênh mông nằm bên trong bờ thành ngoại của thành Hoàng Đế bị đào lấy đất sâu gần 2m, áp đến sát chân móng ngoài của đàn Nam Giao. Chân đồi bị đào sâu, đàn Nam Giao còn lại trông như đứng trên bờ vực, trơ trọi, chực sụp xuống.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 17:14
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,04776 seconds with 15 queries