Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 12-01-2003   #1
Ảnh thế thân của Bach-Dien-Thu-Sinh
Bach-Dien-Thu-Sinh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 05-11-2002
Bài viết: 328
Điểm: 85
L$B: 25.104
Bach-Dien-Thu-Sinh đang offline
 
:o Mối lái là gì?

Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên hôn nhân cần phải người môi giới. Nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê trách là "Phải lòng nhau", "Mắc phải bùa yêu". Nguyễn Du đã vạch đường cho Kim Trọng, Thuý Kiều cứ yêu nhau rồi sẽ "Liệu bài mối manh" nên các cụ nhà nho mới kịch liệt phản đối khuyên con cháu rằng:

"Đàn ông thì chớ Phan Trần,
Đàn bà thì chớ Thuý Vân, Thuý Kiều"

Chu Mạnh Trinh vịnh Kiều còn nói: "Chỉ vì một tội mối manh chưa có, thề thốt đã nhiều; trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi"... Nếu không có "Nhà băng đưa mối" thì nhà trai làm sao biết được người thục nữ trong cửa các phòng khuê.

Trong xã hội cũ, có những người chuyên làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì bà mối sẽ trở thành ân nhân suốt đời. Lễ tơ hồng xong, tạ bà mối một nửa mâm xôi, nửa con gà kèm theo chiếc áo lụa. Chẵn tháng con đầu lòng thế nào cũng cố mời bà mối đến dự, để tỏ nghĩa tri ân. Nhưng cũng có nhiều tai hoạ do những bà mối có động cơ bất chính gây nên, để đôi trẻ suốt đời mang mối hận vì phận hẩm duyên hiu:

..."Hoặc là bởi "Mẹ thầy lộn quýt", quên những thói mơ tôm mảng cá, qua lại ít nhiều ngọt miệng, ép uổng duyên cô nông nỗi thế, nặng tiền tài mà nhẹ gánh tình chung. Hay vì chưng "Mối lái đèo bòng", chẳng nhằm khi vào lộng ra khơi, nói phô mật ngọt rót vào tai, dỗ dành phận gái ngẩn ngơ tình, già nhân sự để non quyền tạo hoá"... (Trích "Văn tế sống người con gái" - Một bài văn tế khuyết danh được truyền tụng ở Hà Tĩnh vào đầu thế kỷ XX).

Ở xã hội mới cũng cần có bà mối, bà mối thời nay là người cố vấn, người đỡ đầu cho đôi trẻ xây dựng hạnh phúc lâu dài. Trong tương lai, có lẽ vai trò của bà mối là những phương tiện thông tin đại chúng (như quảng cáo trên Đài truyền thanh truyền hình, báo chí, chụp ảnh) và những công ty du lịch, câu lạc bộ những người độc thân...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-01-2003   #2
Ảnh thế thân của Bach-Dien-Thu-Sinh
Bach-Dien-Thu-Sinh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 05-11-2002
Bài viết: 328
Điểm: 85
L$B: 25.104
Bach-Dien-Thu-Sinh đang offline
 
Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?

Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho.

Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ "thụ thụ" trái ngược nghĩa: một chữ "thụ" là trao cho, một chữ "thụ" là nhận).

Hai người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ têm trầu, xếp vào cơi trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt khe, việc tỏ tình yêu trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ còn đôi mắt thầm lén nhìn nhau!

Người châu Âu từ nhỏ đến già, theo phép lịch sự bắt tay nhau, nhảy với nhau là chuyện thường. Nhưng người Việt Nam và người Á Đông nói chung, nam nữ vô ý chạm vào da của người khác giới thì coi như có cử chỉ không đứng đắn.

Người đàn ông có thái độ suồng sã sẽ bị đàn bà xa lánh, nhưng không đáng lo bằng người con gái lẳng lơ, bị xã hội dèm pha thì khó mà lấy được tấm chồng cho đáng tấm chồng. Vì vậy các nhà quyền quý thường "cấm cung" con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình thành sự ngăn cách giới tính. Thời phong kiến xưa, chỉ những người có tư tưởng tân tiến mới cho con gái đi học, và có đi học thì con trai ngồi riêng con gái ngồi riêng. Trai gái đi cùng nhau, vui chơi cùng nhau bị bạn bè cùng lứa chế nhạo. Có hội hè đình đám cũng phải phân biệt đàn ông đứng bên trái, đàn bà đứng bên phải.

Ở thành thị, vợ chồng nằm ngủ với nhau một giường là chuyện bình thường, nhưng xin các bạn lưu ý, ở nông thôn đàn bà nằm nhà trong, đàn ông nhà ngoài đã trở thành nếp rồi.

Ngày xưa, phổ biến mọi nơi đều thế, ngày nay lệ đó vẫn còn ở nhiều vùng, nhiều nhà.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-01-2003   #3
Ảnh thế thân của Bach-Dien-Thu-Sinh
Bach-Dien-Thu-Sinh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 05-11-2002
Bài viết: 328
Điểm: 85
L$B: 25.104
Bach-Dien-Thu-Sinh đang offline
 
Hương ẩm

Những khi kỳ thần bái xã và những khi công việc gì đồng dân hội tụ ăn uống, gọi là hương ẩm. Hương ẩm sổ, dân gian con giai từ sáu, bảy tuổi đã vào sổ hương ẩm. Khi mới vào phải kiếm giầu rượu, trước lễ thần, sau tình với làng, làm nhận giầu rượu rồi biên tên vào sổ, từ đó được vào chiếu tiệc làng và phải đóng góp. Lớn ít tuổi nữa phải biện thủ lợn mâm xôi vọng tư văn hoặc vọng hàng giáp hàng xã, nơi chiết can một vài đồng bạc, rồi dân làng viết giấy ký kết giao cho ngời ấy làm bằng. Hai mươi tuổi lại phải biện dăm ba đồng bạc vọng lên lình gọi là hàng lình. Tình nghiã là đã đến tuổi được vàp chấp lịnh, làm đàn anh cho bọn đó tuỳ việc tang ma.

Các nơi ruộng đầm, đất trồng cây, thường lại lệ vụn vặt như vọng tiền thả cá, vọng tiền trồng cây hoặc một vài quan hoặc một vài tiền kẽm, nghĩa là sắp được theo vào món lợi nào thì trước hết phải vọng lệ ấy.

Đến lượt phải giữ tù cửa đình cửa miếu thì gọi là ông từ hoặc gọi là người thủ từ.

Năm mươi hoặc năm mươi lăm tuổi thì lên lão hạng. Lão hạng phải vọng đến vài ba chục bạc hoặc phải biện lễ con lợn mâm xôi đem ra đình lễ thần, rồi mời về làng uống rượu. Nơi trọng phong thể thì lên lão hạng cũng giở ra cách ăn mừng mời khách khứa.

Sáu bảy mươi tuổi lên đến bực tứ trụ, hoặc bực cụ cả, lại phải vọng lần nữa, cũng phải biện lễ lợn rượu để thân mời làng, bấy giờ mới là người hoàn toàn trong làng.

Từ lúc mới vào làng cho đến lúc lên tứ trụ, mỗi người tất cả phải cắt lần lượt nhau mà chứa trưởng hoặc là chứa đăng cai một lần hoặc nhiều lần. Nơi mỗi người chứa đăng cai một năm, nơi mỗi người chứa đăng cai vài tháng. Khi chứa đăng cai, bao nhiêu lễ vật tế tự và các khoản nhu dụng ăn uống phải thừa biện cả, nơi lấy tiền công giao cho đăng cai đứng biện, nơi đăng cai biện trước, làng xẽ bổ mà thu về sau, nơi đăng cai phải chịu một mình, nơi phần thu biện riêng đồ lễ, đăng cai chỉ phải chịu cái phí tổn dưa tương củi lửa và biện mâm bát, chiếu ngồi mà thôi.

Khi việc hội tụ ăn uống thì cứ chiếu ngôi hương ẩm mà ngồi. Ai đương ngồi dưới mà chân chức sắc chức dịch ngồi vượt lên trên thì phải vọng thăng thứ.

Lễ ngồi, hoặc tại đình, hoặc tại tư gia bao giờ cũng yhàng chức sắc ngpồi gian giữa, làng nào lệ trọng sĩ thì bốn ông tứ trụ cũng được ngồi cùng với chức sắc. Còn một bên thì làng lý dịch, một bên thì làng lão hạng. Hàng phe hàng giáp, phe nào theo hàng dưới phe ấy mà ngồi.

Nhiều nơi trọng hức sắc thì xây riêng một cái bệ cao để ông chức sắc tiên chỉ ngồi một mình một chiếu. Nơi xây riêng một bệ chỉ để ai đỗ tiến sĩ hoặc làm quan đến tam tứ phẩm mới được ngồi, nếu không thì chiếu ấy cứ để không.

Đồ tế thần hoặc lễ vật gì, lễ xong cắt ra biếu bán, rối phá ra làm cỗ, mỗi cỗ bốn người ngồi. Cỗ chia ra làm nhiều thứ, cỗ trợ tế, cỗ quan viên, cỗ hàng phe hàng giáp, ai dự hạng nào thì cỗ ấy. Nhiều người chân nọ, vừa chân kia thì một mình ăn đến ba, bốn phần.

Người làm tiêu chỉ, nào cỗ biếu, thịt biếu, nào phần nọ phần kia, khi đến gánh thịt vào nhà.

Nói tóm lại thì một người lo về ngôi hương ẩm trong làng, từ lúc bé đến lúc già chưa hết nợ, nếu thiếu một ít nào thì kẻ chê người trách, khi không mặt nào mà giám ra đến làng, mà nào như thế đã xong đâu, còn khi ma chay giỗ tết, lo riêng công việc của nhà, khi phu phen thuế má, lo gánh vác việc chung của nước. Thành ra nhất sinh chỉ những lo là lo, vì thế người giầu đến nỗi hao mòn của cải, người nghèo đến nỗi vay công lĩnh nợ, người không sao được nữa thì bỏ làng mà đi. Ấy thực là một tục hủi bại, làm cho người ta vất vả quanh năm mà không được lúc nào sung sướng.

Vậy thì tục này nên cải lương làm sao cho tiện? Thiết tưởng nên bỏ hết lệ lảm nhảm và bớt việc tế tự, việc ăn uống để ho dân làng được chuyên sức về nghề nghiệp làm ăn, mà không phải phiền phí gì thì dân làng có lẽ giàu có được.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-01-2003   #4
Ảnh thế thân của Bach-Dien-Thu-Sinh
Bach-Dien-Thu-Sinh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 05-11-2002
Bài viết: 328
Điểm: 85
L$B: 25.104
Bach-Dien-Thu-Sinh đang offline
 
Tại sao phải có phù dâu

Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn nhân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam nam thập lục", con gái mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.

Ngày xưa phù dâu phải là người cô, người dì hay chị em thân thiết của cô dâu, có khả năng thuyết phục, bày vẽ cho cô dâu, được cô dâu kính nể, mến phục, được bố mẹ cô dâu ủy thác. Người phù dâu phải là người may mắn, tốt phúc, duyên ưa, phận đẹp, con gái lành mạnh ngoan ngoãn, gia đình êm ấm, đề huề có thể truyền kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em, cho cháu mình. Phù dâu nhiều khi còn phải ở lại năm bảy ngày sau để cho cô dâu đỡ buồn và để chỉ bảo kinh nghiệm. Thông thường phù dâu cũng trở lại với dâu rể trong lễ lại mặt.

Đám cưới ngày xưa phải có phù đâu, không định lệ, và cũng không có danh từ "Phù rể". Đám cưới ngày nay, nhiều nơi có cả phù dâu, phù rể, có đám mời đến năm sáu đôi phù đâu phù rể toàn là trai thanh, gái lịch, chưa vợ chưa chồng. Có lẽ chủ yếu để cô dâu thêm bạn, chú rể thêm bầu. Hay phải chăng ngày nay chàng rể bẽn lẽn e thẹn hơn xưa, nên phải có người dẫn dắt. Hay đám cưới trước thường sinh ra nhiều đám cưới sau nên phải chăm lo đào tạo những cô dâu, chú rể tương lai.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-01-2003   #5
Ảnh thế thân của Bach-Dien-Thu-Sinh
Bach-Dien-Thu-Sinh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 05-11-2002
Bài viết: 328
Điểm: 85
L$B: 25.104
Bach-Dien-Thu-Sinh đang offline
 
Chính trị

Chính thể xưa kia là một lối chính thể chuyên chế, quyền chính trong một nước do tự triều đình thi thố, chớ dân không phép nào được dự niết đến. Trên thì có vua chủ trương mọi việc, ở giữa thì có văn võ trăm quan phò tá, ở ngoài thì có các quan tỉnh, phủ huyện thi hành, ở dưới cùng thì có hàng tổng lý thừa lệnh quan mà làm việc. Còn dân thì chỉ biết tuân theo lệnh cấm mà thôi.

Quan chế - Từ tránh nhất phẩm đến từng cửu phẩm, chia làm chín phẩm mười tám cấp, có phẩm phục phân biệt trên dưới, ai có công thì được thăng hàm thăng trật, ai có lỗi thì phải giáng cấp hoặc là truất quan.

Binh chế - năm người gọi là một ngũ, mười người thì gọi là một thập, năm thập gọi là một đội, năm đội gọi là một cơ hay là một vệ. Mỗi đội có bốn đội trưởng, bốn ngũ trưởng, một thơ lại; mỗi cơ có một tránhquản cơ, một phó quản cơ, một điển ty, mười suất đội. Vệ thì có một tránh vệ uý và một phó vệ uý, còn cũng như cơ.

Binh ở kinh chia làm ba hạng: thân binh, cấm binh, tinh binh. Binh ở các tỉnh ngoài thì tuỳ tỉnh to nhỏ mà đặt nhiều ít cơ vệ, mà mỗi tỉnh lại có quân hiệu riêng, ví như Hà Nội thì gọi là cơ trấn, cơ dinh, Nam Định thì gọi là cơ cường cơ tiệp, Hải Dương thì gọi là cơ kiên cơ duệ, Sơn Tây gọi là cơ hùng cơ dũng v.v...

Binh thuỷ thì chỉ chuyên việc phòng ngữ các nơi cửa bể, hoặc đánh thuỷ, hoặc coi việc vận tải. Binh bộ thì coi về việc đánh bộ và phòng ngự các đồn ải. Binh kỵ thì duy trong kinh có hai vệ gọi là kinh kỵ phi kỵ mà thôi.

Khi có việc giặc giã, triều đình sai phái cơ vệ thuộc tỉnh nào đi dẹp thì cơ vệ ấy phải làm lễ tế binh gia tổ sư rồi mới cất quân đi. Nếu có giặc to, cất đại binh đi đánh thì phải đợi cho các đạo họp đủ tại nơi quân thứ, trước hết bày đàn, giàn cắm cờ giáo chung quanh, ông chủ tướng mặc đồ nhung phục lên đàn làm lễ, các tướng tá đều phải nhung trang vào lạy, gọi là tế cờ. Tế xong, chủ tướng đọc mấy lời thệ quân, rồi cất quân đi. Lúc đánh giặc, hễ được trận, lập tức đưa tin báo về kinh, gọi là hồng kỳ cáo tiệp (cờ đỏ báo tin mừng). Đợi khi nào triều đình ban cho dụ chỉ rút quân thì mới đem về, gội là khải hoàn. Về đến nơi mở tiệc khoa thưởng tướng sĩ, gọi là ám chỉ. Nếu khi nào có việc quan thiệp với địch quốc thì thiên tử ban cờ kiếm, tướng ấn cho một đại tướng để thay vua đi đánh gọi là khâm sai. Khi thắng trận trở về, nộp trả kiếm ấn và nộp tù giặc thi Thiên tử họp trăm quan ăn mừng, ngài thân rót chén rượu để an uý công lao đại tướng. Ai được như vậy rất là danh giá vinh hiển. Tục có câu rằng: Thứ nhất đẻ con trai, thứ hai đi đánh giặc có ý trọng về sự lập công như vậy.

Việc tế tự - Tế tự thì trọng nhất là tế Nam Giao (tế trời đất), tế tôn miếu (tế tổ tôn nhà vua) và tế giám (tế Đức Khổng Tử). Các lễ ấy Thiên Tử gặp khánh tiết nào đàm ân thì phong tặng cáo sắc cho cả bách thần. Khi có việc kỳ tình đảo võ hoặc việc gì cần đến kỳ đảo thì Thiên Tử thân tế, hoặc sai quân đến tại đền linh ứng nào mà kỳ đảo, hễ kỳ đảo hiệu, nghiệm thì có lễ tạ hoặc phong thêm chữ mỹ tự cho bách thần.

Tài chính - Thuế đinh, điền thổ gội là chính ngạch, thuế quan tân, thị độ gọi là ngoại ngạch. Việc chi thu không mấy cho nên dân gian đóng góp nhẹ nhàng dễ chịu, nhưng cũng vì ít tiền công khố, mà muôn việc không việc gì chỉnh đốn theo được cách văn minh.

Hình luật - Chia làm năm bực thụ hình là tử, lưu, đồ, trượng, xuy. Tử là tội phải chết, lưu là tội phải đầy, đồ là tội phải giam, trượng là tội đánh trượng, xuy là tội đánh roi. Trong năm bực lại chia làm hơn ba trăm điều, tuỳ theo tội nặng nhẹ mà gia giảm, dân gian không có phép được xem luật, nghĩa là sợ dân biết luật thì dễ sinh ra thói gian, cho nên cấm mà không cho chứa sách luật. Song cũng và đó mà dân quê dễ phạm tội.

Công chính - Công chính là việc tạo lập đền đài thành quách, và sửa sang đồ quân khí, chiến thuyền. Khi có việc tạo tác gì, quan công bộ phải trù tính trước, xem dùng hết bao nhiêu vật liệu và chi phối bao nhiêu tiền, rồi giao cho quan nào đứng hưng công, cứ số ấy mà dùng, không được hơn kém. Lắm khi quan công bộ tính làm một cái đền, hết ban nhiêu tiền, bao nhiêu gạch, bao nhiêu gỗ, bao nhiêu vôi, bao nhiêu công thợ, rồi quả nhiên như thế cả.

Cách dùng người - dùng người trọng nhất là do chân khoa cử, mới gọi là chính đồ, Còn người do dân tập ấm, do chân võ biện, do chân đại liển đều cho là tạp lưu, cho nên ông quan nào có chân đỗ nhoàng giáp, tiến sĩ, cử nhân, làm quan vẫn có danh giá hơn người khác; còn người không có khoa mục, dẫu làm to thế nào mặc lòng, thiên hạ vẫn không tôn quý gì lắm.

Cách giáo dục - ở kinh thì có quan tế tửu, quan tư nghiệp để dạy những hạng cử, tú, ấm sinh, giám sinh. Ở các tỉnh ngoài thì có đốc học, giáo thụ, huấn đạo để giạy học trò trong nước, cách dạy thì ngoài khoa văn chương, khoa luận lý không có khoa học nào nữa...

Thôi nói qua mấy điều đại cương, còn muốn tường cứu thì phải xem đến quốc sử mới biết.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-01-2003   #6
Ảnh thế thân của Bach-Dien-Thu-Sinh
Bach-Dien-Thu-Sinh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 05-11-2002
Bài viết: 328
Điểm: 85
L$B: 25.104
Bach-Dien-Thu-Sinh đang offline
 
Viên chức

Viên chức là những người trách nhiệm, quyền hành trong làng. Hầu hết một người tiên chỉ, một người thứ chỉ.

Tiên thứ chỉ là những người hưu quan trí sĩ về làng, hoặc người kho trưởng chức sắc, nếu không khoa trưởng chức sắc thì người kỳ cựu già tuổi cũng được dự vào chân ấy. Dân làng việc ký kết gì tất phải tiên thứ chỉ ký đầu giấy. Tiên thứ chỉ quyết đoán mọi việc, và việc gì tất hỏi đến tiên thứ chỉ mới được thi hành.

Song cũng nhiều khi tiên thứ chỉ trông nom việc đại cương mà thôi, đến như các việc hương thôn, phải mặc cho bọn kỳ mục khu xử bàn định. Bọn ấy bàn định xong trình qua với viên thiên thứ chỉ là đủ.

Dưới tiên thứ chỉ là hạng kỳ mục. Kỳ mục là những cựu tránh phó lý hoặc bọn kỳ cựu hay hào trưởng cũng là hạng ấy. Hạng này rất quyền hành trong dân, phàm việc công việc tư gì, bọn thương lý dịch tất phải trình với y tiên thứ chỉ và kỳ mục. Kỳ mục bàn định cùng với tiên thứ chỉ rồi mới thi hành, tiên thứ chỉ nhiều khi không muốn dự đến việc nhỏ nhặt thì kỳ mục chuyên quyết với nhau mà thôi. Nhiều khi việ quan cũng phải trách cứ đến kỳ mục mới xong.

Trong làng ai việc khách điếu gì muốn mời đến làng thì phải tất phải mời đến hạng kỳ mục. Bọn ấy ăn uống xong thường lại dở ra thuốc phiện tổ tôm, các cách chơi bời, người mà chủ cũng phải thờ phụng hết lòng.

Hàng tổng ai việc gì to tát, thường cũng phải mời đến kỳ mục các làng. Mà trong khi bầu cử tránh phó tổng hoặc nghị viên cũng phải kỳ mục.

Kỳ mục hay đảng, chút lợi gì thường phải chia tay với nhau. Ai việc gì yêu cầu cũng phải ở cho được lòng cả đám kỳ mục mới được, nếu một người nào không được lòng thì khi việc không xong. Mà đã động nộp họp đến kỳ mục là tất phải chè chén.

Dưới hạng kỳ mục là hạng lý dịch đương thứ. Ký dịch mỗi làng một người lý trưởng, một người phó lý trưởng, một người phó lý, hoặc làng nào nhiều thôn thì mỗi thôn một phó lý. Lý trưởng, phó lý do dân làng công cử đem trình quan, mà quan cấp bằng cho để thay mặt dân làng mà đối với nhà nước. Lý trưởng lại thêm một cái mộc triện của quan cấp cho nữa. Phàm việc binh lượng thuế má, phó lý phải hiệp trợ lý trưởng mà chịu trách nhiệm. Các việc khai thác gì cũng phải lý trưởng thực hiện. Lại một người hương trưởng để hiệp trợ với tránh phó lý mà đốc biện các tạp vụ, Hương trưởng cũng do dân làng ký kết bầu cử đem trình quan, rồi quan phê chữ vào đơn dân bầu ho làm bằng. Chức phận của hương trưởng thì về việc phu phen đê điều hoặc khi nào nghênh tiếp thượng quan thì phải đem phu đi, hoặc đến vụ thuế thì đốc thuế má v.v...

Ngoại giả lại một vài người khán thủ, trương tuần để coi riêng về việc tuần phòng trong làng. Đêm phải đem tuần phu đi canh gác hỗ nọ chỗ kia, hoặc việc phu phen cũng phải đi độc thúc. Hạng này thì do dân làng cử riêng với nhau chớ quan không biết đến.

Lý trưởng, phó lý, khán thủ, trương tuần đều gọi là đương thứ lý dịch. Làm việc hạn hoặc ba năm hoặc năm, sáu năm. Hễ mãn hạn mà không can cứu gì thì được dự vào chân kỳ cựu. Trong khi làm việc, trừ các việc to đối với quan, với nhà nước, và các việc to tát trong làng thì phải tiên thứ chỉ kỳ mục hội định, còn các việc nhỏ như việc khai báo, việc sử đoán đám đánh nhau, đám trộm cắp xì xằng thì đương thứ lý dịch quyền chuyên quyết định lấy.

Ngoài việc lý dịch nơi lại đặt thêm một người thủ khoán để giữ khoán ước trong làng, khi nào ai trái khoán ước thì chiếu khoán ra mà thi hành. Nơi đến vụ thuế thì kén mỗi họ lấy một người vật lực gọi là phần thu thuế má, hễ trong họ ai thiếu thuế thì người ấy phải chịu trách nhiệm, nơi lại đặ thêm giám trương, chánh xã, để giúp việc cho lý dịch. Hạng ấy gọi là hướng hào và cũng được dự vào chân viên chứ.

Xét những hạng viên chức trong làng, trên tiên thứ chỉ để làm chủ trương cho công việc trong một làng; giữa hạng kỳ mụ để bàn định, quyết đoán, phân xử mọi việc, dưới hạng lý lịch để thi hành các việc, dưới nữa lại hạng trương tuần, khán thủ để giúp việc cho lý dịch.

Cứ như phép cai trị thì nhà nước chỉ biết một mình lý trưởng là người thay mặt chung cho cả làng mà chịu trách nhiệm cho nhà nước, thứ nữa là phó lý, việc gì quan hệ lắm lý trưởng làm không nổi thì mới hỏi đến thiên thứ chỉ kỳ mục, nhưng cũng chuyên trọng vào một lý tưởng mà thôi.

Song cứ thực tình ở trong làng, thì lý trưởng chỉ quyền, xuất đầu ứng tiếp với nhà nước mà sử đoán các việc nhỏ nhặt, chớ động đến việc to tát như việc bổ bán, việc tế tự, việc quan hệ đến đồng tiền phân bạc thì phải trình với tiên thứ chỉ kỳ mục mới xong. Mà thiên sứ chỉ trì ra mấy người hào trưởng, mấy người võ biền và mấy người khoa trưởng chức sắc khi cực hẹp hòi thì mới tranh với bọn kỳ mục mà giữ lấy quyền ăn nói, quyền sử đoán. Còn phần nhiều là bậc hưu quan chí sĩ hoặc những khoa mục, nghĩ đến cách cao xa không muốn đem mình bận đến việc hương thôn thì chỉ gọi là chủ trương, trông qua các việc đại khái, còn thì phó mặc cho bọn kỳ mục lo liệu, miễn là xong việc mà không hại đến làng là đủ, những người bỏ phất mà không nhìn đến việc gì.

Nói rút lại thì công việc trong làng, trên thì tiên thứ chỉ không muốn nhìn đến, dưới thì phường lý dịch chẳng qua cũng là con em hoặc đầy tí các kỳ mục, há miệng mắc quai nón, mà cũng muốn a dua với bọn ấy thì mới kiếm được mồi, mà lại muốn học đòi mấy ngón khôn ngoan nữa, Còn dưới nữa thì gọi là dân đen đầu, biết gì mà giám nói. Vì thế quyền hành của kỳ mục rất lớn, thế lực rất to. Mà trong hạng kỳ mục, phải tay hào cường hách dịch, thì là tay gian giảo điêu ngoa. Còn nữa chẳng qua là người chân kỳ mục cũng a dua vào mấy người ấy mà thôi.

Ta cũng vì những người kiến thức, cho việc hương thôn là việc nhỏ nhặt là việc nhỏ nhặt, không thèm hưởng đến, cho nên không mấy nơi cải lương được tục làng cho nên tục hay. Còn bọn kỳ mục thì phần nhiều là chỉ biết ích kỷ, họ thiết gì đến vận dân mai sau, chỉ động chút lợi lộc thì xâu xé với nhau, hoặc dân đàn em hơi chút gì lầm lỗi hì bơi móc hạch lạc, làm cho ra mặt hách dịch với mấy đứa cắn hạt cơm không vỡ là cùng.

Gần nay nhà nước đã soi xét những hủ tục của ta, đã nghị định cải hương chính, mà các người chí cũng đã để lòng vào việc cải lương. Các hội viên thương nghị, muốn đặt ra một hội đồng hàng xã để giúp việc cho lý trưởng, lại đặt ra hương sư, để coi việc dạy học, đặt ra người thủ quỹ để giữ tiền công của làng, đặt ra những thủ bạ để giữ sổ sách, lẽ cũng nhiều điều lợi ích. Song cái quyền nghị định thì ở nhà nước còn cái quyền châm chước thi hành thì ở dân làng. Các bậc kiến thức, đừng nên nghĩ việc hương thôn là việc nhỏ nhặt mà bỏ qua, phải biết vận nước hay dở cốt ở trong hương thôn ma ra, phải lưu ý giúp nhà nước sửa đổi các tục dở, để nên một làng thịnh vượng, ấy là trách nhiệm của các ông kiến thức, chớ không nên trông mong cả vào Nhà nước, Nhà nước không thể soi cho thấu mà sửa hết các tục hủ bại của dân làng được.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-01-2003   #7
Ảnh thế thân của Bach-Dien-Thu-Sinh
Bach-Dien-Thu-Sinh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 05-11-2002
Bài viết: 328
Điểm: 85
L$B: 25.104
Bach-Dien-Thu-Sinh đang offline
 
Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?

Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Thực ra, trong nhiều gia đình, người cha quyết định mọi việc, người mẹ chỉ biết tuân theo. Vì thế đã xảy ra một số trường hợp oái oăm: Ngày con gái vu quy đáng lẽ là ngày vui nhất trong đời nhưng người thì khóc lóc buồn tủi vì bị ép buộc, người thì lo sợ cảnh làm dâu, làm vợ, từ tấm bé chưa rời mẹ, nay tự nhiên mẹ con xa nhau; mẹ thương con còn thơ dại, cũng mủi lòng sụt sùi khóc. Thế là, trong khi hai họ đang vui mừng yến ẩm ở nhà ngoài thì hai mẹ con lủi thủi, cắp nón ra về. Tan tiệc, nhà trai chẳng tìm thấy cô dâu đâu nữa. Qua một vài đám đại loại như vậy người ta rút kinh nghiệm không nên để mẹ cô dâu đi đưa dâu, dần dần bắt chước nhau, trở thành tục lệ.

Một vài địa phương, cả bố cô dâu cũng không đi đưa dâu với lý do con mình đã gả bán cho người. Tuy rằng trong văn sách có ghi "Giá thú bất luận tài" nghĩa là không bàn đến tiền tài trong việc cưới hỏi, nhưng không hiểu vì sao trong ngôn ngữ Việt Nam lại kết hợp "Gả bán" liền nhau.

Thời nay hôn nhân tự do, trai gái tìm hiểu, yêu nhau kết hôn trên cơ sở tình yêu đôi lứa, cha mẹ chỉ tham gia góp ý, hướng dẫn, vậy thì cha mẹ có nên đến dự lễ vui của hai con không? Đã có nhiều đám cưới ngày nay bỏ tục kiêng này

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-01-2003   #8
Ảnh thế thân của Bach-Dien-Thu-Sinh
Bach-Dien-Thu-Sinh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 05-11-2002
Bài viết: 328
Điểm: 85
L$B: 25.104
Bach-Dien-Thu-Sinh đang offline
 
Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?

Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay.

Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục mẹ chồng ra cất nón cho con dâu.

Nhà trai đặt sẵn trước ngõ một cái nồi đồng, một cái gáo, trong nồi đặt sẵn một quan tiền đồng và đựng đầy nước trong. Cô dâu vào đến cổng dùng gáo múc nước rửa mặt mũi, chân tay, mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu. Con dâu, một tay cầm lấy quan tiền, một tay vẫn cầm quạt che mặt. Mẹ chồng dắt con dâu vào nhà đặt quan tiền và cái quạt lên bàn thờ, cúi đầu lễ gia tiên (bốn lạy ba vái theo tư thế của nữ). Sau đó mẹ chồng dắt cô dâu cầm cả tiền và quạt vào buồng. Trong buồng đã chuẩn bị sẵn trầu nước hoa quả, giường chiếu mới. Đôi chiếu trải úp vào nhau, do một người thân trong họ có tuổi tác, vợ chồng song toàn, con cháu đông, làm ăn nên nổi, được gia đình mời đến trải chiếu; nếu mẹ chồng có đủ tiêu chuẩn trên thì mẹ chồng trực tiếp dọn giường trải chiếu, nhưng bố chồng thì không được. Khi con dâu nghỉ ngơi xong, khăn yếm chỉnh tề mới bưng hộp trầu ra chào họ. Trường hợp mẹ chồng đã mất thì một bà cô hay bà dì thay thế.

Phong tục này có nhiều ý nghĩa:

- Thời xưa, con dâu trước khi về làm dâu, còn hoàn toàn xa lạ, bỡ ngỡ, chưa biết đâu là buồng đâu là bếp, ai là bố mẹ chồng. Trừ trường hợp xóm giềng quen biết nhau từ trước không tính, là thân phận con gái chưa cưới đã về nhà trai thì bị dư luận gièm pha là con nhà hư đốn. Có người chồng lại rụt rè e lệ, có trường hợp trước lễ cưới chưa hề tỏ mặt nhau, vậy nên mẹ chồng niềm nở ra đón dâu, dắt dâu vào nhà là hay, là phải lẽ. Mới bước về nhà chồng đã được tổ tiên, ông bà, cha mẹ chồng ban phước lộc, dồi dào như nước quan tiền là biểu tượng vốn liếng của riêng mà mẹ chồng trao cho.

Nhiều địa phương lại có tục khác: Khi con dâu vừa vào đến nhà thì mẹ chồng cầm chiếc bình vôi tạm lánh sang hàng xóm ít phút.

Tục đó cũng có ý nghĩa hay: Tức là mẹ chồng đã xác định vai trò, trách nhiệm con dâu sẽ về làm chủ, mẹ chồng sẵn sàng trao quyền công việc trong nhà trong cửa cho con dâu, nhưng không phải trao toàn quyền đẩy hết trách nhiệm mà bà vẫn là người nắm quyền điều hành, vì bình vôi là vật tượng trưng cho bà Chúa trong nhà.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-01-2003   #9
Ảnh thế thân của Bach-Dien-Thu-Sinh
Bach-Dien-Thu-Sinh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 05-11-2002
Bài viết: 328
Điểm: 85
L$B: 25.104
Bach-Dien-Thu-Sinh đang offline
 
Nghệ Thuật Truyền Thống

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 01:26
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09997 seconds with 15 queries