Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 04-09-2004   #1
Ảnh thế thân của *tay_mon_khanh*
*tay_mon_khanh*
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 30-08-2004
Bài viết: 1.319
Điểm: 229
L$B: 110.829
*tay_mon_khanh* đang offline
 
Hội Đền Hùng

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng 3

Cứ đến tháng 3 (âm lịch ) là lại đến ngày giỗ tổ Hùng Vương.
Lễ hội bắt đầu từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 10.
Ngày 10 là ngày giỗ, chính vì thế các lễ hội được tổ chức rất long trọng và mang đậm nét truyền thống dân tộc.
Ai đã được xem rước kiệu vào ngày 10 chưa ? Các làng các xã xung quanh gần đền Hùng đều tổ chức 1 lễ rước kiệu. Giờ đây nhà nước quan tâm hơn đến này nên đã chuẩn bị làm festival đền Hùng.
Nếu có dịp qua Phú Thọ, huynh đệ nhớ thăm đền Hùng nhé.


Chữ ký của *tay_mon_khanh*
Sống có gì vui chết có gì buồn
Non xanh còn đó nước biếc trơ trơ
Hẹn ngày tái ngộ

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-09-2004   #2
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.067
Tiểu Siêu đang offline
 
Lần sau post bài , Tây Môn Khánh các hạ nhớ viết bài có dấu .
Đền Hùng thì Tiểu Siêu mới đi có một lần, mà cũng từ lâu lắm rồi , năm đó Tiểu Siêu học lớp 4. Có lẽ hội Đền Hùng năm sau sẽ đi thăm lại , vì bây giờ gần như không nhớ được gì ngoài việc Đền Hùng có rất nhiều bậc thang lên xuống . Ko biết các hạ có thể nói qua xem Đền Hùng có bao nhiêu bậc lên xuống hay ko nhỉ ?
Tiểu Siêu


Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-09-2004   #3
Ảnh thế thân của *tay_mon_khanh*
*tay_mon_khanh*
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 30-08-2004
Bài viết: 1.319
Điểm: 229
L$B: 110.829
*tay_mon_khanh* đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Tiểu Siêu
Lần sau post bài , Tây Môn Khánh các hạ nhớ viết bài có dấu .
Đền Hùng thì Tiểu Siêu mới đi có một lần, mà cũng từ lâu lắm rồi , năm đó Tiểu Siêu học lớp 4. Có lẽ hội Đền Hùng năm sau sẽ đi thăm lại , vì bây giờ gần như không nhớ được gì ngoài việc Đền Hùng có rất nhiều bậc thang lên xuống . Ko biết các hạ có thể nói qua xem Đền Hùng có bao nhiêu bậc lên xuống hay ko nhỉ ?
Tiểu Siêu
Tiểu siêu các hạ
Tại hạ sinh sống ở đó hơn 10 năm
Giờ không sống ở đó nữa nhưng cũng nhớ mang máng là hình như có hơn 1800 bậc thì phải
Năm sau đi các hạ nhớ đếm lại cho tại hạ nhé
thân chào


Chữ ký của *tay_mon_khanh*
Sống có gì vui chết có gì buồn
Non xanh còn đó nước biếc trơ trơ
Hẹn ngày tái ngộ

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-09-2004   #4
Ảnh thế thân của LSB-hongnhung
LSB-hongnhung
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 06-09-2002
Bài viết: 274
Điểm: 137
L$B: 12.109
LSB-hongnhung đang offline
 
Tiểu Siêu toàn hỏi những câu siêu không

HN có tìm được ít tài liệu về Đền Hùng, có lẽ sẽ giúp được Tiểu Siêu giải đáp thắc mắc trên.
Qua 95 bậc đầu tiên thì ta có thể thấy được đến Giếng, nằm ở phía sau núi
chiếc giếng Ngọc là ngôi đền nho nhỏ thờ hai con gái của vua Hùng, mị nương Tiên Dung và mị nương Ngọc Hoa.
Vượt tiếp 225 bậc ta sẽ lên đền Hạ. Ở bãi có gian chùa cùng gác chuông và tam quan, tương truyền là nơi Mẹ Âu Cơ đẻ ra chiếc bọc trăm trứng, tổ tiên của dân tộc Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước.
Từ đây đi lên 168 bậc thềm nữa sẽ gặp đền Trung - ngôi đền được xây cất đầu tiên trong hệ thống miếu đền trên núi, với ý nghĩa ghi lại dấu tích của nơi các vua Hùng xưa đã thường ngồi bàn việc nước cùng các lạc hầu, lạc tướng. Và qua 102 hai bậc thềm cuối cùng là dẫn tới đỉnh núi với ngôi đền Thượng. Tương truyền là ngôi miếu do vua Hùng đời thứ 6 dựng lên thờ ông Dóng, người anh hùng đã cùng với nhân dân chiến thắng giặc Ân xâm lược, xứng đáng lưu danh trong toà miếu mà nhân dân gọi là "ngôi điện giữa 9 từng mây".

Tổng cộng có 590 bậc không biết có chính xác 100% không . Nhờ các cao nhân chỉ giáo thêm cho.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-09-2004   #5
Ảnh thế thân của TieuHoaVinh
TieuHoaVinh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
~o0 Dê già 0o~
Gia nhập: 30-11-2003
Bài viết: 669
Điểm: 169
L$B: 7.176.943
TieuHoaVinh đang offline
 
Có thể nói Phú Thọ là cái nôi sinh thành của dân tộc Việt Nam – nơi mà cách đây hàng ngàn năm đã ra đời Nhà nước đầu tiên của người Việt, cũng là Nhà nước sớm nhất của vùng Đông Nam Á- Nhà nước Văn Lang. Phú Thọ, nơi có đền Hùng - cội nguồn linh thiêng của cả dân tộc Việt Nam, với sức hút tâm linh không phải dân tộc nào cũng có.

Thông thường, sự có mặt của một kinh thành không phải bao giờ cũng kéo theo nơi thờ cúng linh thiêng của cả dân tộc. Thế nhưng Phú Thọ lại từng là nơi tế Thần, tế Đất Trời của nhiều vị vua Việt Nam đầu tiên. Nơi đây lại là nơi gắn kết khăng khít với sự ra đời, sự nghiệp dựng nước và giữ nước với nền tảng vật thể là nền văn minh Đông Sơn.
Di tích Đền Hùng nằm ở phía tây bắc cách Hà Nội chưa đầy 90km, từng là trung tâm nước Văn Lang. Khu di tích gồm 4 đền, một chùa và Lăng Tổ. Đền Hùng gắn liền với lịch sử huyền thoại của tổ tiên nước Việt: Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh trăm trứng, nở thành trăm con, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Người con cả ở lại nối ngôi cha và truyền được 18 đời Vua Hùng.
Lễ hội diễn ra trong ba ngày bắt đầu từ ngày 9 đến hết ngày 11 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa. Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích...
Tương truyền, đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đuổi giặc Ân, vua Hùng cho gọi 18 người con về mở cuộc thi làm cỗ. Lang Liêu là con út, làm ra bánh chưng, bánh dày, được vua truyền ngôi. Theo hội lệ, ba làng sở tại là Cổ (Cổ Tích), Vi (Vi Cường), Treo (Triệu Phú) cùng tổ chức đám rước tới đền. Các cuộc rước rất phong phú, có voi (nan), ngựa (gỗ) với ý nghĩa muôn loài quy phục vua Hùng, đồng thời cũng là tượng trưng cho việc "Chú rể Sơn Tinh" mang quân giá đi đón "Cô dâu Ngọc Hoa" trong lễ thách cưới và đưa dâu.
Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác. Nghi thức trang trọng, độc đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp cao quý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “chim có tổ, người có tông”.
Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu. Ở những lễ hội khác ít nhiều có chứa những yếu tố thần bí, mê tín dị đoan, do đó dễ mê hoặc lòng người, riêng lễ hội Ðền Hùng thuần nhất mang tính tâm linh hướng về nguồn cội. Mà thờ cúng tổ tiên lại được người Việt coi là một phần hữu cơ trong tâm của mỗi người.
Lễ hội Ðền Hùng được xếp vào vị trí số một của Việt Nam. Cùng với toàn bộ quần thể di tích Ðền Hùng, lễ hội Ðền Hùng có ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với các dân tộc. Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.
Có lẽ, chính vì vậy mà trong tất cả các đề án quy hoạch phát triển du lịch vùng hay cả nước, các nhà quy hoạch đều vạch một tuyến du lịch quốc gia tới Ðền Hùng-tuyến du lịch về cội nguồn.
Những bức ảnh tư liệu về Lễ hội Đền Hùng những năm đầu thế kỷ cho thấy trước kia, quy mô dành cho Lễ hội đền Hùng là "Quốc tế", tức là Nhà nước, Triều đình chủ trì việc tế lễ, tưởng niệm tổ tiên. Sự trân trọng, và thành kính của các thế hệ người xưa đối với thời Hùng và Vua Hùng cũng chính là phương thức ứng xử của dân tộc ta đối với đất Tổ vua Hùng


Chữ ký của TieuHoaVinh
Công danh nam tử còn vướng nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-09-2004   #6
Ảnh thế thân của *tay_mon_khanh*
*tay_mon_khanh*
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 30-08-2004
Bài viết: 1.319
Điểm: 229
L$B: 110.829
*tay_mon_khanh* đang offline
 
Sư huynh tiểu hoa vinh !
Tại hạ xin đính chính lại ngày lễ chính của sư huynh nhé đó là ngày 10 chú ko phải 3 ngày đâu còn lễ hội thì được mở từ ngày mùng1 đến 10
tối 10 đã chẳng còn gì cả ko tin sư huynh cứ kiểm tra vào lễ hội năm sau
Thân chào


Chữ ký của *tay_mon_khanh*
Sống có gì vui chết có gì buồn
Non xanh còn đó nước biếc trơ trơ
Hẹn ngày tái ngộ

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 14-09-2004   #7
Ảnh thế thân của Donjuan
Donjuan
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 15-03-2004
Bài viết: 110
Điểm: 64
L$B: 1.634
Donjuan đang offline
 
nghe cái tiêu đề của cái diễn đàn này thì đã nhớ đến 1 chuyện buồn rồi...mà thấy các vị bàn tán làm gì nhiều về các truyền thuyết"Con Rồng,cháu Tiên,...Bánh chưng,bánh giầy...." đó chỉ là 1 chuyện hư cấu thời quá khứ làm gì có thật mà con Rồng với cả cháu Tiên...đó chỉ là những chuyện dân gian truyền miệng...mà sau này cha ông ta tổ chức để nhớ, để vui...

Hội Dền Hùng a`,đi vào ngày hội thì chỉ thấy người và người thôi,cách đây 2 năm DJ đã đến đó rồi...ngày hội a' 1 mét vuông 14 người....nhưng cái bực mình là ở đây có rất nhiều kẻ xấu lợi dụng ngày hội để "kiếm chác",chính Dj đã là nạn nhân và bây giờ vẫn còn nhớ....đợt đó đi cùng chúng bạn...cũng chỉ vì mất cảnh giác mà DJ đã bị 1 thằng "đạo chích" nào đó " mếch" ngay cái ba lô--toàn bộ gia sản của DJ lúc đó=> thật là cú, để nhớ xem nào,mua được bao nhiêu đồ lưu niệm cũng mất,có bộ quần áo trong đó cũng tiêu...nhưng quan trọng là giấy tờ xe,bằng lái,chứng minh,vé xe...và 1 cái máy ảnh cũng theo anh ba lô đi luôn...thật là rắc rối,giải quyết mãi mới vác được cái thân "dại dột" về nhà, tưởng là toi với số giấy tờ,thì lại 1 tháng sau nhận được nhắn tin lên chuộc...cũng mừng vì ko mất số giấy tờ đó vì đang chuẩn bị đi làm lại...thế là lại phải lên Đền Hùng lần nữa,chỉ trong 1 thời gian đã phải lên đó 2 lần... để lấy lại được giấy tờ thì lại phải cam kết và mất thêm 1 khoản tiền...=>đúng là bài học nhớ đời.


Chữ ký của Donjuan
thôi từ đây...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-11-2004   #8
Ảnh thế thân của *doc_co*cau_bai*
*doc_co*cau_bai*
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 10-09-2004
Bài viết: 528
Điểm: 231
L$B: 15.468
*doc_co*cau_bai* đang offline
 
Đền Hùng, Di tích lịch sử Việt Nam

ĐỀN HÙNG



"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."




Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.




"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.
Giỗ tổ Hùng Vương

Đền Hùng nằm ở địa bàn xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, được che chắn bởi hai dãy núi là Tam Đảo và xa xa là Ba Vì. Đền ở trên một ngọn núi cao có tên là núi Nghĩa Lĩnh. Đền gồm Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng. Dưới chân núi có đền thờ công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung, con của Vua Hùng (Đền Giếng). Lễ hội Đền Hùng là dịp giỗ tổ thiêng liêng.

Hàng năm, vào cuối mùa xuân, nhân dân cả nước lại hướng về đất Tổ, nô nức hành hương tưởng niệm các Vua Hùng, dòng vua mở nước và dựng nghiệp, lập ra nhà nước Văn Lang cổ đại. Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương hàng năm được tổ chức vào ngày 10 -3 âm lịch. Chính hội bắt đầu từ ngày 8-3 và kết thúc vào ngày 11-3 âm lịch. Sáng ngày 10-3, là buổi quốc lễ tổ chức tại Đền Thượng có rước kiệu vào đền; rước cỗ chay, bánh chưng, bánh dầy theo sự tích Lang Liêu..., sau đó là các cuộc hát thi như: hát xoan, hát ca trù... cùng các trò chơi truyền thống của người Việt, người Mường. Hội đền Hùng là một ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng, là dịp nhắc nhở người dân Việt Nam chung sức xây dựng đất nước ngày một phồn vinh. Lễ hội năm nào cũng nhộn nhịp, chào đón hàng chục vạn khách hành hương từ mọi miền Tổ quốc cũng như kiều bào và du khách nước ngoài. Trên thế giới chỉ duy nhất ở Việt Nam có chung một ngày giỗ. Nhân dân Việt Nam rất tự hào về điều này.


Chữ ký của *doc_co*cau_bai*
we are the gunners
we are the champions

Tài sản của *doc_co*cau_bai*
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-11-2004   #9
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.067
Tiểu Siêu đang offline
 
Nguồn
Cưng làm gì mà copy và paste lung tung zạ?
Tiểu Siêu


Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 12:22
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08345 seconds with 15 queries