Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 01-10-2002   #1
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.284
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
Truyền Thuyết Tam Quốc Chí

[center:2817e980c5]Quan Vũ gặp Trương Phi[/center:2817e980c5]


Trương Phi là một anh chàng bán hàng thịt. Bên quày của anh có để một tảng đá nặng ngàn cân, trên tảng đá có đề mấy chữ: "Ai cử nổi tảng đá ngàn cân này, cứ cắt lấy thịt mà khỏi trả tiền".

Một hôm, Trương Phi đang ngồi uống trà trong quán kế bên thì QUan Vũ đến. Quan Vũ đọc thấy hàng chữ ấy liền đưa tay cử tảng đá lên đầu và đi luôn mấy vòng. Đặt tảng đá xuống, Quan Vũ cầm đao cắt lấy một miếng thịt rồi bỏ đi.

Bà vợ Trương Phi vội chạy vô quán bảo cho chồng biết. Trương Phi chạy theo nắm áo QUan VŨ lại, hỏi:

- Sao anh dám lấy thịt mà không trả tiền?

QUan Vũ nói:

- Anh chẳng đã viết: "Ai cử nổi tảng đá ngàn cân này, cứ cắt lấy thịt mà khỏi trả tiền" đó sao? Tôi đã cử nó khỏi đầu và đi ba vòng, như vậy không đáng đưọc tặng thịt hay sao?

Trong lúc hai người đang giằng co qua lại thì Lưu Bị bán giày đi ngang qua, ông liền một tay kéo Quan Vũ, một tay lôi Trương Phi để hai người dang ra và khuyên nhủ họ. Thế rồi ba người kết làm anh em.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-10-2002   #2
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.284
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:b0230c55c5]Quan Vũ vẽ trúc[/center:b0230c55c5]


Truyền thuyết nói rằng, sau khi Lưu, Quan, Trương bị bại binh ở Tiểu Bái, QUan VŨ vì bảo vệ hoàng tẩu nên phải ở lại doanh trại TÀo Tháo.

Tào Tháo thấy QUan VŨ là người trung nghĩa, biết lễ nên sinh lòng kính trọng. Một hôm, TÀo Tháo lại mời QUan Vũ tới phó yến. Giữa bữa tiệc, Tào Tháo gọi người mang đến một cẩm bào mới để cho QUan VŨ thay. QUan Vũ không tiện từ chối bèn mặc cẩm bào vào, song ông vẫn khoác lục bào của mình bên ngoài cẩm bào.

Có một tối hàn đông vào cuối năm, tuyết bay mù trời, Quan VŨ đi dự tiệc bên doanh Tào THáo trở về. Ông nhớ tới Lưu Bị, TRương Phi không biết hiện giờ ở đâu, muốn đi tìm nhưng cứ bị Tào Tháo cầm cố ở lại. QUá buồn bực, ông bèn xách Thanh Long Yển Nguyệt đao đến bên khóm trúc trong sân đội gió, đạp tuyết mà mùa. Quan Vũ múa được một hồi cảm thấy hào khí hừng hực, liền thu đao đứng lặng thinh, ngưng thần nhìn khóm trúc. Chỉ thấy trong hoa tuyết bay, thân trúc ngang nhiên sừng sững, cành xỏa thẳng như trường thường, lá như tên bén đón gió thách tuyết, xanh tươi rờn rợn. Quan Vũ vô cùng thán phục trúc xanh cao phong lượng tiết, và rồi ông liên tưởng đến hoàn cảnh của mình mà cảm khái vạn phần. Ông bèn xách đao trở vô phòng, trải giấy mài mực, vẫy bút múa cuồng.

Lúc này Quan Vũ lặng khí im hơi, bút theo tay múa, những đường nét đi theo tâm ý, và một bức mặc trúc đồ bỗng dưng đã thành. Chỉ thấy trên bức họa mấy gốc trúc xanh từ phía dưới xé đất đâm thẳng lên, nhánh cành như sắt, lá mực tợ gươm.

Hôm sau, Quan Vũ sai thủ hạ mang bức họa tặng cho TÀo Tháo. Tào Tháo mở ra xem, luôn miệng khen đẹp, song ngắm kỹ lại, bất giác ông thở dài không thôi. Thì ra trên bức họa, lá mực sắc bén như tên ấy lại hợp thành một bài thơ ngũ ngôn:

[center:b0230c55c5]Bất tạ đông quân ý,
Đan thanh độc lập danh
Mạc hiềm cô diệp đạm,
Chung cửu bất điêu linh.

Tạm dịch:
Không đáp đuợc ý ông,
Đan thanh đứng riêng cõi
Đừng hiềm lá đơn nhạt,
Mãi mãi chẳng tiêu điều.[/center:b0230c55c5]


Trong lòng Tào Tháo đã rõ, đây là Quan Vũ mượn trúc nói rõ cái chí khí của mình. Dù là Tào Tháo có làm gì đi nữa cũng không thể lưu giữ ông ta lại được!

Không lâu sau, Viên Thiệu tiến công Tào Tháo, Quan VŨ chém Nhanh Lương, giết Văn Sửu và khi đã nghe đwưọc tin tức của Lưu Bị, ông lập tức bảo vẹ hoàng tẩu, ngày đêm rời khỏi Hứa Xương, qua năm cửa, chém sáu tướng, và anh em ba người đã được gặp lại.

Tào Tháo nghe nói QUan Vũ đoạt cửa chém tướng mà chạy, ông chẳng những càng thêm kính phục ông trung can nghĩa khí của Quan Vũ, mà còn lệnh cho nguwòi đem bứ chọa của Quan VŨ tặng khắc trên bia đá, hiện nay bia đá này vẫn còn trong rừng bia trong chùa Thiếu Lâm ở Trung Nhạc Tung Sơn, trên bia còn có khắc thêm ấn chương "Quan Thọ Đình Hầu chi ấn"!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-10-2002   #3
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.284
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:547fed3392]Trương Phi Trồng Bách[/center:547fed3392]


Từ Thiểm Tây đi Tứ Xuyên, qua Quảng Nguyên lại đi về phía trước, ấy là con đường đặc biệt của tỉnh Tứ Xuyên. Trên con đường rộng thênh thang này, hai bên có không biết bao nhiêu cây bách ngàn năm, cũng có cây mọc chênh vênh trên sườn núi. Tại sao lại có những cây bách này? Nơi này có một truyền thuyết về việc Trương Phi trồng bách.

Thời Tam Quốc, khi Lưu Bị làm vua Hán Trung, tam đệ Trương Phi của ông thường lãnh binh đi đánh gặic.

Có một tối nọ, khi Trương Binh trở về thì bị lạc đường, nên binh mã của ông cứ lòng vòng chuyển mé này sang mé nọ suốt đêm. Đến khi trời sáng, ông thấy đàon quân của mình vẫn chưa ra khỏi thung lũng mà lại trở về chỗ cũ. Nộ khí xung thiên, ông bèn nạt to một tiếng:
- Chọc giận ta hử?

Theo đó ông rút xà mâu nhắm vách núi mà đánh tới.

chỉ nghe "păng" một tiếng, lửa nháng lên, rồi bỗng đâu có một cụ già râu bạc hiện ra trước mặt Trương Phi, bảo:

- Muốn khỏi lạc đwuờng, hãy trồng nhiều cây dọc đường, mùa đông án gió cát, mùa hạ có thể tránh nắng.

Trương Phi nghe nói liền ngẫm nghĩ, và cảm thấy đây là biện pháp hay để sau này đi hành quân, vận lương sẽ không bị lạc nữa. Nhưng trồng cây gì đây? Ông vừa định hỏi cụ già, thì ông cụ đã đi xa rồi. Ông hỏi với theo:

- Ông cụ, trồng loại cây nào bây giờ?

Ông cụ là một vị tiên, thấy Trương Phi hung dữ nên ngoái đầu, khoát khoát tay không nói và như trận gió đã mất hút.

Trương Phi tuy là người thô lỗ nhưng cũng khá tinh tế, ông thấy cụ già không nói mà khoát tay, trong lòng liền chợt hiểu. Ông "A" một tiếng chỉ về phía đườn gnúi, nói:

- Hay lắm! Ta hiểu ra rồi, ông kêu lão tam trồng cây bách!

Sau đó, Trương Phi bèn hạ lệnh cho quan sĩ trồng bách dọc theo đwuờng núi.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-10-2002   #4
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.284
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:298ecdff9f]Trương PHi Thét Gãy Cầu Bát Long[/center:298ecdff9f]


Cầu BÁt Long bắc trên sông Bát Long. Tương truyền trước kia ở giữa cầu có một đoạn đã bị Trương Phi thét gẫy. CÂu chuyện như thế này:

Vào thời Tam Quốc, lúc LƯu Bị kiến lập nước Thục ở Tứ Xuyên, và lên làm hoàng đế nước Thục. Làm hoàng đế thì phải tìm một nơi để xây hoàng thành. Vì chưa có chỗ nào vừa ý nên ông phái người đi khắp nơi để lựa đất. Lựa tới lựa lui, ông thấy vùng Cửu Long bảo là vừa ý nhất.

Một hôm, Lưu Bị dẫn Quan Vân Trường và Trương Phii đến xem dãi đất Cửu Long bảo, nếu hai nguwòi em này đều đồng ý, thì có thể lấy vùng đất này làm hoàng thành. Bọn họ bò lên một đỉnh sơn bảo cao nhứt. Lưu Bị chỉ từng đỉnh sơn bảo cho hai em xem. Từng sơn bảo hfinh như là có ai dụng ý sắp đặt. Nếu đánh nhau, bảo bảo liên tiếp, bón mặt đều có thể tiếp ứng, đều có thể công có thể thủ, quả là một địa hình tốt. Quan Vân Trường thấy vậy rất hài lòng, luôn tiếng khen:

- Vùng đất tốt thật! Vùng đất tốt thật!

Trương Phi vốn cũng thích vùng đất này, có điều càng xem, càng cảm thấy lạ lùng. Ông đếm các sơn bảo, nhưng đếm tới đếm lui, vẫn chỉ thấy có tám sơn bảo mà thôi. Tại sao vậy? Bởi ông quên đếm cái sơn bảo mà mình đang đứng. Ông đêm một hồi thì phát nổi đóa, nói:

- Ai dám bảo là Cửu Long bảo? Chỉ có bát bảo thôi.

Vừa nói ông vừa nắm chặt bàn tay phải, đánh vào lfong bàn tay trái một cái, và "gầm" lên một tiếng. Tiếng đánh vào lòng bàn tay cộng với tiếng gầm" của ông, so ra còn hơn tiếng sấm nổ. Theo tiếng "gầm" long trời lỡ đất này, nước ở đầu sông Bát Long bắt vọt lên làm ngập chiếc cầu Bát Long và tràn ra bốn phương tám hướng.

Lưu Bị thoạt thấy trận thế không hay, liền rút bảo kiếm chỉ vào hòn núi phía trước quát:

- Mau, mau! Ngăn nó lại, ngăn nó lại!

Dường như hòn núi nghe theo tiếng quát của ông, nó gie ra một lằn đê chặn nướ clại, nước sông buộc phải chuyển đầu quày nguwọc trở xuôsng. Và rồi nước mới từ từ phẳng lặng trở lại.

Sau khi nước rút, cầu Bát Long lại hiện ra, nhưng đoạn giữa cầu đã bị gãy, Người ta cho rằng chính tiếng thét của Trương Phi đã làm gãy cầu, lai còn gọi hòn núi mà Lưu Bị dùng kiếm chỉ bảo ngăn nước lại là hòn Tiệt Yêu Sơn.

Từ ấy trở đi, nước sông Bát Long chảy đến vùng Tiệt Yêu Sơn thì lộn ngược trở lại, và đổ ra bốn phía có hơn bốn mươi dặm.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-10-2002   #5
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.284
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:c1cb5ff5ba]Cái Chết Của Đặng Ngải[/center:c1cb5ff5ba]


Miếu Võ Hầu ở Thành Đô trải qua nhiều phen chiến loạn, đến nay vẫn được bảo toàn. Theo nguwòi ta nói ấy là vì có liên quan đến cái chết của ĐẶng Ngải.

Năm ấy, Đặng Ngải lãnh binh đi diệt Thục, ông ta hết sức vênh vang. Hôm ấy, ông ta đến miếu Võ Hầu ở Thành Đô, thấy miếu đình huy hoàng, sơn môn trang nghiêm, ông ta chẳng khỏi buông tiếng cười nhạt:

- Thần vong quốc, đâu được hưởng hương hỏa cửa nhân gian! Ta sẽ thiêu rụi miếu này.

Đoạn, ông ta sát khí đằng đằng sấn vào trong miếu. Chợt ông ta thấy trên bình phong ở ngưỡng cửa có viết hai hàng chữ lớn: Gia Cát chết, ĐẶng Ngải còn; kẻ chết Gia Cát sẽ chém kẻ sống Đặng Ngải!

Đặng Ngải thoạt thấy liền thất kinh, sợ bên trong có mai phục gì, liền vội lui ra khỏi sơn môn. Dừng bước lại và thấy không có động tĩnh gì, ông ta bèn vòng qua cửa sau. Chỉ thấy gần trong cửa, ở hai bên ỗi bên có treo một đại đao, còn ở giữa thì treo một cái chày đá lớn, ông ta lại giựt mình và lo sợ nữa. Khi trấn tĩnh lại, ông ta nghĩ đây là một trò đùa để hù doạ, và rồi tảng đá đè nặng trong lòng chợt rơi mất. Đặng Ngải lại thầm nghĩ: "Gia CÁt Lượng khi chết đã từng hơn một lần hù dọa Trọng Đạt chạy thất điên bát đảo, xem ra trong đời Gia Cát chỉ biết hù dọa thôi, Đáng tiếc là cái gan của Tư Mã Ý quá nhỏ, để cho Gia CÁt chiếm lấy thượng phong. Đặng Ngải ta đâu phải là kẻ có lá gan con tép, sợ gì cái trò đùa của hắn mà ngay cửa miếu cũng không dám vô?" Nghĩ đến đây, ông ta ngẩn đầu, ưỡn ngực, sải bước tiến vào.

Khi ấy, chỉ nghe "xoẹt" một tiếng, lập tức hai đại đao loang loáng đồng thời chém xuống: một lưỡi thì chém vào ngực, một lưỡi thì bổ xuốngg đầu ông ta. chiếc chày lại từ trên giáng xuống như nện gạo. Thên xác của Đặng Ngải lập tức nát bấy như tương.

Từ đó về sau, không còn ai dám phá páchh miếu Võ Hầu nữa. Còn như đao và chày treo kia thì ở đâu mà có? Có người bảo là lúc Gia Cát Lượng còn sống đã bố trí, có người thì nói bá tánh vì muốn bảo vệ miếu Võ Hầu đã thiết lập cơ quan nầy. Mỗi nguwòi một phách nhưng không ai dám quyết đoán là thuyết nào đúng.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-10-2002   #6
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.284
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:91c7bd1f01]Gia Cát Lượng Thiết Kế Mộ Phần[/center:91c7bd1f01]


Theo truyền thuyết, Gia CÁt Lượng sợ sau khi ông chết rồi sẽ có người quật mọ ông. Suy đi nghĩ lại, ông đã nghĩ ra được một kế sách.

Hôm ấy, ông cho gọi sáu người tới nói:

- Sau khi ta chết, nhờ sáu người chôn ta. Bốn người thì lo việc chôn cất, còn hai nguwòi thì lo việc nấu cơm. Ta có bốn thỏi vàng, tặng cho các người làm việc này. Sau khi chôn cất xong thì trở vê nhà ta mà lấy, và mong các người đừng nói cho ai biết là chôn ta ở đâu.

Không lâu, Gia Cát Lượng chết, trong doanh Thục lớn nhỏ đều phát tang, còn sáu người này thì y theo lời dặn bảo của Gia CÁt mà làm.

Hai nguwfoi nấu cơm bàn: "Thừa tướng thật làm khổ nguwòi quá. Sáu người mà chia bốn thỏi vàng thì làm sao chia cho đều đây? Chi bằng chúng ta giết bốn gnuwòi kia thì chúng ta một ngwưòi được hai thỏi". Bàn xong, hai người bèn bỏ thuốc độc vào món ăn. Bốn người lo việc chôn xất cũng có lòng dạ đen tối, họ nghĩ sáu người mà chia bốn thỏi vàng thì khó mà chia được. Và sau khi bàn tính, họ cũng quyết lòng giết chết hai người nấu cơm này để mỗi nguwòi được một thỏi. Chủ ý đã định , họ túa vô nhà và bất kể bảy ba hai mốt gì , liền kẻ côn người gậy đánh chết hai người nấu cơm. Nhác thấy cơm nước đã nấu xong, họ bèn rót rượu ăn uống. Còn chưa ăn hết chén cơm thì người nào người nấy hai chân đều duỗi thẳng, cùng nhau đi gặp Diêm Vương.

Thế cho nên đến nay, không ai biết mộ phần của Khổng MInh chôn ở đâu, chỉ biết rằng: "Dưới núi Bạch Hổ chôn Khổng MInh, trên núi Thanh Long táng Hàn Tín".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-10-2002   #7
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.284
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:72a2e1f887]Dùng Trí Lui Mạnh Hoạch[/center:72a2e1f887]


Lúc Gia CÁt Lượng đánh nhau với Mạnh Hoạch ở Lư Thủy, Gia Cát Lượng nói với Mạnh Họach:

- Hai nước chúng ta đánh nhau chẳng qua là vì tranh chiếm một địa bàn, và càng đánh thì càng gây khốn khổ cho bá tánh. Chúng ta khổ gì phải làm như vậy chớ? Nhân mã của tôi đông hơn của ông, ông không thể nào đánh thắng tôi được, đó là điều hiển nhiên rồi, vậy chi bằng ông đem ít nhiều địa bàn giao cho tôi để tôi về tâu lại với hàong thượng tôi thì tốt hơn.

Mạnh Hoạch nói:

- Nếu ông muốn vậy thì cũng được, nhưng không thể nhiều quá.

Gia Cát Lượng nói:

- Tôi cũng không cần phải nhiêu lắm, chỉ cần đất bằng một tầm tên bắn là đủ rồi.

Mạnh Hoạch nghĩ: "Ông ta bắn một mũi tên đâu có bao xa, bất quá mấy trăm thước là cùng"! Thế là Mạnh Hoạch bằng lòng.

Gia Cát Lượng:

- Bữa nay thì tôi chưa bắn, tốt nhất ông hãy trở về kêu thợ chuyên môn làm một mũi tên và ghi một dấu hiệu riêng trên mũi tên đó, như vậy sẽ tránh được việc đôi co cãi lẫy sau này.

Mạnh Hoạch gật đầu ưng thuận.

Gia Cát Lượng trở về, vội thỉnh thổ địa tới nhờ ông ngày mai giúp đem mũi tên bắn ra đó cắm ở núi Đại Lương. Thổ địa nói:

- Hà, giúp suông tôi không làm đâu! Tôi chạy mệt thì ông phải đền ơn tôi cái gì mới được chớ!

Gia Cát Lượng nói:

- Được thôi, thế này nhé, sau khi ông làm việc này xong rồi, tôi sẽ hạ lệnh cho các châu, phủ, huyện cất miếu cho ông.

Thổ địa hỏi cất miếu cao bao nhiêu, Gia Cát Lượng bảo là cất cao bằng một mũi tên. Thổ địa nghĩ thầm: "Bắn một mũi tên thì cao lắm! Thế thì được!" Thổ địa bèn bằng lòng.

Hôm sau, nguwfoi của hai bên đốt nhanh đèn làm lễ đất trwòi xong, Gia Cát Lượng cầm lấy mũi tên mà Mạnh Hoạch đã kêu nguwòi chuyên môn làm, và giương cung bắn, Thổ địa thấy tên đã bắn ra liền đỡ lấy tên chạy đi, chạy miết tới núi Đại Lương và cắm ở đấy.

Mạnh Hoạch sai nguwòi đi tìm tên, cuối cùng phải tới tận núi Đại Lương mới tìm thấy được. Ông biết là đã bị mắc lừa nhưng không còn cách nào hơn, chỉ còn biết lui binh đến núi Đại LƯơng. Cho nên núi Đại Lương còn kêu là núi Nhất Tiễn.

Thổ địa bèn tìm đến Gia CÁt Lượng đòi trả công! Gia CÁt Lượng y lời hứa bèn cất miếu cho ông nhưng chỉ là ngôi miếu thấp lùn mà thôi.

Thổ địa cũng biết là bị mắc lừa Gia CÁt Lượng, nhưng vì lúc giao hẹn không nói rõ, nên bây giờ không nói gì khác hơn được nữa.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-10-2002   #8
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.284
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:38f5a1119d]Gia CÁt LƯợng Nuôi Gà Tìm Cá[/center:38f5a1119d]


Thuở nhỏ Gia Cát Lượng tới nhà thầy học tập và ông thầy chỉ dạy buổi sáng. Nhà thầy có nuôi một con gà trống, giờ học bắt đầu cho đến khi con gà trốn này gáy thì tan học. Liên tiếp mấy ngày đều như thế.

Gia Cát Lượng muốn được thầy dạy nhiều hơn, bèn mang theo một túi thóc. Khi gà sắp gáy ông liền rải thóc cho gà ăn, nhờ dùng cách này, mà ông học thêm đwưọc rất nhiều.

Một hôm, thầy bận việc phải đi ra ngoài. Trước khi đi, thầy bảo Gia Cát Lượng nướng cho thầy một con cá, để lúc trở về thầy sẽ ăn. Gia Cát Lượng nướng cá xong, bèn ngồi đọc sách. Khi thầy trở về, ông vội đi lấy cá dâng cho thày nhưng không thấy cá đấu. Ông chỉ còn cách bẩm lại với thầy. Thầy bảo ông:

- Mi phải tìm cho ra kẻ nào ăn trộm con cá thì ta mới không phạt mi!

Gia Cát Lượng suy nghĩ một hồi, đoạn kêu các bạn đồng học tới, sau đó giả vờ thất kinh nói:

- Ai ăn trộm con cá của thầy? Con cá đó dùng tre độc lụi nướng, nếu như ai ăn phải thì hai giờ sau sẽ ói máu mà chết!

Bấy giờ, trong bọn có người khóc rống lên. Gia Cát Lượng cười và thưa lại với thầy:

- Chính hắn là kẻ ăn con cá nướng ạ!

Thầy thấy Gia Cát Lượng thông minh hơn nguwòi, trong lòng lấy làm vui, sau này ông đem hết những điều hiểu biết mà dạy cho Gia Cát Lượng.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-10-2002   #9
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.284
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:94686db6e1]Gia Cát Lượng Được Báu Vật[/center:94686db6e1]


Truyền thuyết nói rằng tổ tông ba đời Gia Cát Lượng đều sống bằng nghề nấu rượu. Nghề này truyền đến Gia Cát Lượng thì tay nghề đã rất cao siêu, việc làm ăn cũng theo đó mà phát đạt.

Một hôm, có một cụ già chống gậy tới, thấy rượu Gia Cát Lượng nấu thì thèm đến chảy nước dãi. Gia Cát Lượng thấy vậy bèn rót một chén mời ông uống. Cụ già tiếp lấy chén rượu và uống một hơi cạn ráo. Từ đó về sau, ngày ngày cứ đến khoảng giờ đó thì cụ già lại ghé chơi. Mỗi ngày Gia Cát Lượng đều đãi cho ông ta một chén. Ngày qua ngày, cụ già thấy Gia Cát Lượng là người thật thà trung hậu, nên nói:

- Cậu tốt bụng lắm, ta sẽ chỉ cho cậu biết một nơi có vật quí và cách lấy nó.

- Vật quí gì thế?

- Ở miếu thổ địa gần đây có một con rùa tu đạo đã năm trăm năm, mỗi buowsc chân đi của nó đều có một đồng tiền nhỏ. Nếu như cậu trộm được ngọc của nó mà giấu vô chiếc xe bốn bánh thì ngồi trước xe, cậu có thể biết được chuyện năm trăm năm về trước, ngay cả chuyện quân cơ trên sa trường cũng có thể đoán định được.

Gia Cát Lượng nghe vậy, thầm ghi nhớ trong lòng. Ông tìm cơ hội tốt để trộm lấ yngọc rùa.

Khi rùa biết được ngọc mình bị trộm và Gia CÁt Lượng đã giấu mất rồi. Rùa không còn cách chi, chỉ còn cách xin Gia CÁt Lượng một chén rượu. Gia CÁt Lượng cũng không tiéc gì bèn tặng cho nó một chén rượu. SAu khi rùa uống rượu xong, bèn hỏi Gia Cát Lượng tại sao biết được chuyện này. Gia Cát Lượng bảo là có một cụ già mách cho biết. Rùa nghe vậy mặt liền biến sắc, nghĩ: "Được rồi, con ưng tinh mi, ta với mi đời này không oán, kiếp trước không cừu, vì sao mi kêu ngwuời ta lây trộm ngọc của ta? Mi không muốn ta thành tiên thì ta ũcng không để mi thành phật". Do đó nó nói với Gia Cát Lượng:

- Hừ! Lão già đó chính là con chim ưng tinh tu đã năm trăm năm. Trong miệng nó có một hạt châu. Nếu như anh lấy trộm được, anh có thể biết được chuyện năm trăm năm về sau. VÀ nếu lấy được lông cánh của nó làm quạt, chiếtc quạt đó sẽ làm lòng người sảng khoái, minh mẫn thêm ra.

Gia CÁt LƯợng nghe nói thầm mừng, lại tặng cho rùa một chén rượu nữa.

Hôm sau, cụ già ấy lại đến. Như hằng khi, Gia Cát Lượng rót rượu mời ông. Lần này không như lần trước, uống chén rượu xong, ông không đi liền. Gia Cát Lượng lại mời ông chén thứ hai. Ông uống hết vẫn chưa chịu đi. Gia Cát Lượng phải mời ông tiếp. UÓng xong chén thứ ba thì ông đã say chếnh choáng, lúc ấy mới chịu bỏ đi. Gia Cát Lượng tháy ông đã say nhwu thế, bèn đi theo phía sau. Ông cụ đi tới một gian nhà đá liền bước vô và nằm vật xuống ngủ. Phút chút miệng đã ngáy vang như sấm. Lát sau, trong miệng ông nhả ra một hạt minh châu sáng ngời. Gia CÁt lượng trông thấy liền chộp lấy.

Chim ưng tỉnh dậy, tháay hạt châu bị người lấy liền vội đi cướp lại. Gia Cát Lương quýnh quá nên bỏ vô miệng. Không ngờ hạt châu quá trơn, thuận theo cổ họng mà chạy tuốt vô bụng. Chim ưn gthấy vậy liền khóc rống lên, nói:

- ĐÁng tiếc hco ta tu luyện đã năm trăm năm, chỉ vì mấy chén rượu mà công tu dành cho mi cả.

Nói xong, nó tức quá, ngã chết trên mặt đất, Gia Cát Lượng lấy lông cánh của nó kết thành chiếc quạt lông ưng.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:22
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,54167 seconds with 15 queries