Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 27-08-2009   #10
Ảnh thế thân của senlake
senlake
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 30-03-2007
Bài viết: 275
Điểm: 54
L$B: 22.586
senlake đang offline
 
nhớ không nhầm thì đó là năm 2007 . . .

Tìm 1 hồi mới thấy nó nằm khuất nẻo sau lớp bụi dầy.

Đây là bài viết của đại dâm tặc: Sử Tiến, nói về VNG và cách chơi game của anh ta:


Trích dẫn:
Và đây là bài viết về Đại tướng Võ như đã hẹn. Tại hạ không phê bình, chỉ mạn phép nhấn mạnh 1 vài điểm, mà theo tại hạ thấy, là những điều mà các fans cuồng nhiệt của Đại tướng Võ nên xem xét lại.

Đầu tiên xin đề cập đến lực lượng của đôi bên ở trận Điện Biên Phủ 1954. Thông tin này tại hạ trích dẫn từ wiki tiếng Việt

Trước trận đánh:

PHÁP
- 16 tiểu đoàn bộ binh
- 7 đại đội bộ binh, pháo binh
- 1 đại đội xe tăng
- 1 phi đội máy bay
Quân số: 16200 người

VIỆT
- 10 trung đoàn bộ binh
- 1 đại đoàn công binh và pháo binh
Quân số ban đầu là 48000, sau tăng cường thêm 15000

Lướt qua cũng thấy Việt quân chiếm ưu thế về quân số, nhiều hơn gần gấp 4 lần quân Pháp.

Sau trận đánh:

PHÁP
- 1747 đến 2293 người chết
- 5240 bị thương
...

VIỆT
-7950 người chết
- 15000 bị thương
...

Con số Việt quân tử trận khiến người ta phải bâng khuâng: "Kế hoạch tác chiến của tướng Giáp là như thế nào đây? Lẽ ra với quân lực hơn hẳn Pháp, tử vong không nên quá cao mới phải!"

Trong chiến tranh, số lượng quân nhân tử chiến sau mỗi trận đánh nói lên rất nhiều tài cầm quân của một tướng soái. Lịch sử Việt Nam xưa đến nay đều là lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Không những thế, cần phải dựa vào mưu kế ngõ hầu giảm thiểu thiệt hại sinh mạng một cách tối đa.

Ngược dòng thời gian, chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 cũng cùng 1 cung cách như Điện Biên Phủ: Pháp 10 vạn quân, ta 40 vạn. Tuy nhiên, thương vong bên ta lại đếm không xuể. Chỉ xét mặt này thôi, tài cầm binh của Võ đại tướng có thật sự khiến thế giới quên cả Ngô vương Quyền, Lý Thường Kiệt... sánh ngang cùng Đức Thánh Trần?

Ngoài lề một chút về vấn đề chiến thuật quan trọng như thế nào. Tại hạ hơi bị yêu thích dòng game strategy, từng thử lửa qua Rome - Total War (PC), một trò chiến thuật cực kỳ sinh động của Creative Assembly. Âm thanh tuyệt hảo; tiếng trống trận nổi dồn mỗi khi bắt đầu cuộc chiến, tiếng chân bước rầm rập của cả một đoàn người, tiếng ngựa hý, tiếng hò reo, tiếng lách cách giáo gươm... Hình ảnh 3 chiều khỏi chê: từ trên cao có thể trông thấy đoàn kỵ binh của mình khí thế hừng hực xắn ngang mạn sườn quân địch, hoặc đám cung binh vừa bắn dụ vừa chạy dần về phía quân mình mai phục. Trông thấy địch mắc mưu đuổi theo, sướng khoái không biết thế nào mà tả. Có điều muốn làm nên một màn thắng vẻ vang, cần thiết phải có 2 yếu tố: đánh nhanh và số tử vong thấp. Bằng không thì chỉ là chiến thắng tầm thường, không được máy xếp loại heroic victory. Lưu ý gamers được quyền chọn 1 trong 3 chế độ chơi: dễ, bình thường, khó (hình như có cả chế độ siêu khó nữa, tại hạ không nhớ rõ). Dễ là ta 10 địch 1, bình thường thì hai bên quân số tương đương, khó thì ta 1 địch 10. Để game ở chế độ khó mà cứ liên tục xáp lá cà thì nướng quân là chắc chắn.

Thêm 1 game chiến thuật khá thú vị nữa là Ogre Battle - Person of Lordly Caliber, tuy hơi cũ vì được sản xuất cho hệ Nintendo64. Game này có 2 điểm nổi trội là story line rất hay, kèm theo hệ thống chiến trận không dở chút nào. Lúc đụng phải một đơn vị quân địch quá áp đảo (level 11-14), trong khi phe mình dở dở ương ương toàn level 9, 10, chỉ cần ngạnh tiếp một phát là thế nào cũng có em vì nghĩa diệt thân. Thật... đau hơn hoạn! Vậy là cặm cụi đánh lại trận đó, công bên trái không được thì kích bên phải, không được nữa thì tập hậu từ phía sau. Phía sau cũng đánh không nổi thì lò dò tiến tới trại địch, giữ khoảng cách thăm chừng. Địch động, ta chưa động. Địch phát binh, ta cố thủ. Bên kia đi được 3/4 đường, cờ sĩ khí bắt đầu rủ xuống, ta bên này dĩ dật đãi lao, như sấm sét xông ra đánh giết tơi bời (Kể cũng... kinh dị thiệt vì máu me quá, nhưng mà quân ta chỉ bị thương, không chết là vui rồi)

Takeda cũng là 1 game chiến thuật tương tự Ogre Battle, nhưng đòi hỏi rất nhiều về đội hình và cách dàn quân, mang tính chất chiến trận riêng lẻ. Trong khi Romance of the Three Kingdoms (Tam Quốc Chí) và Nobunaga's Ambition (Tham vọng của Nobunaga) dựa trên quy mô lớn hơn. Người chơi có thể liên minh với 1 hay nhiều thế lực, cùng công kích một thành nào đó, hoặc có thể dùng mưu kế (tất nhiên chỉ 1 số mưu kế có sẵn trong menu do programmers viết ra, như phao tin, ly gián, nội gián, phá hoại... ) chiếm thành không đổ một giọt mồ hôi.
còn đây là lời phản pháo ngay sau đó của trẻ trâu lên mạng senlake. Vì đây là lần đầu tiên tham gia tranh luận gay gắt nên senlake nhớ rất rõ khi đó đã run tay viết như thế nào. Nay moi ra để tưởng niệm lại quá khứ 1 chút

Trích dẫn:
.::Lời giải cho những ai còn hoài nghi::.



Các người có biết quân Pháp và các cố vấn Mỹ gọi Điện Biên Phủ là gì không. Ai không biết thì để đây nói cho, còn biết rồi thì đi chỗ khác chơi: PHÁO ĐÀI BẤT KHẢ XÂM PHẠM. Các người hãy nghĩ, đáng lẽ pháo đài bất khả xâm phạm thì đáng lẽ bây giờ nó vẫn nằm lù lù ở Tỉnh Điện Biên chứ. Hay chí ít thì khối ung nhọt bất khả xâm phạm của các người đã lan rộng và xâm chiếm toàn miền Bắc rồi ??!!

Các người có biết tại sao trong mục sau trận đánh của Ngự thủy đầu lĩnh Sử Tiến lại có dấu 3 chấm không. Đơn giản vì anh ấy không cốp bi hết từ Wikipedia.

Bởi vì anh sử Tiến không đưa ra câu trả lời nên để lại cho người đọc một câu hỏi lớn: tại sao quân ta lại chết nhiều như rạ vậy. Vậy thì để đây trả lời:

So sánh lực lượng tham chiến:

Việt Minh tuy quân số đông đảo nhưng trình độ còn non kém chưa từng đánh công kiên trên cấp tiểu đoàn. Ví như quân VM cấp 9-10 trong Ga-me Ogre Battle - Person of Lordly Caliber vậy. Còn quân Pháp toàn là những quân tinh nhuệ được đào tạo kỹ từ mẫu quốc hoặc từ bản xứ đã chiến đấu qua nhiều trận đánh. Cụ thể hơn đi thằng Senlake, một bạn đọc nào đó sẽ nói vầy. Oke nó đây

Pháp: -----------------------------------------------------Việt Minh
12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh------------------ 10 trung đoàn bộ binh
Tiếp viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội lính nhảy dù) ------ 1 trung đoàn cao xạ 24 khẩu 37 ly
2 tiểu đoàn pháo binh 105 ly (20 khẩu)---------------- 1 trung đoàn pháo binh 105 ly (24 khẩu)
1 đại đội pháo 155 ly (4 khẩu) ---------- 1 trung đoàn pháo binh 75 ly (24 khẩu)
2 đại đội súng cối 120 ly (20 khẩu) ------------- súng cối 120 ly (16 khẩu)
1 tiểu đoàn công binh ------------------ 1 trung đoàn công binh
1 đại đội xe tăng 18 tấn (10 chiếc M-24 của Mỹ)
1 đại đội xe vận tải 200 chiếc
7 máy bay khu trục, 6 máy bay trinh sát, 1 trực thăng


Theo định nghĩa của Wikipedia thì 1 trung đoàn có khoảng từ 1000 đến 3000 quân. Chúng ta rộng rãi 1 tý cho rằng Trung đoàn quân ta luôn luôn đầy ắp quân số là 3000 quân thì quân ta bao gồm cả Công Binh thì Max là 45000 quân.
Còn quân Pháp có 16200 quân.
Trông qua thì những người tầm thường không hiểu gì về Công Kiên sẽ nghĩ quân VM đông như kiến vầy chỉ cần ào qua một lượt là nuốt hết bon Pháp xâm lược. Còn kế hoạch của bộ tham mưu là tháng 1 năm 1954 với lực lượng đông gấp đôi là oánh Pháp. Nhưng các cố vấn của Trung Quốc đã nói cho bộ tham mưu biết, muốn thành công trận này thì lực lượng phải đông gấp 4 lần, còn thương vong thì họ không dự tính được. Vì vậy quân ta đã oánh vòng qua Lào để áp sát giặc. Vì vậy giờ G đã được lùi đi vài tháng để VM chuẩn bị lực lượng
Tôi còn nhớ thời trung cổ xáp lá cà, một trận công kiên quân tấn công nếu muốn công đc thành thì cần đông hơn 5 -10 lần quân trong thành. Nhưng đây là chiến tranh hiện đại, không bao giờ xáp lá cà. Quân ta chỉ đông hơn 3 lần mà chiến thắng thì quả là một chiến tích lớn. Đó là không kể quân địch có những vũ khí tối tân do Mỹ tài trợ như trọng pháo 155 ly (quân ta không có)luôn luôn hướng nòng về VM, hay 7 khu trục luôn luôn bay vè vè trên đầu VM sẵn sằng ném bom hủy diệt, hoặc 10 lô cốt di động 18 tấn không bao giờ ngủ sắn sàng đè bẹp mọi đợt tấn công

So sánh về địa hình chiến đấu :

Pháp bị bao vẫy vào giữa lòng chảo Điện Biên, Pháp ở đáy chiếc mũ lộn ngược còn Việt Minh ở trên vành mũ, nhưng đó là ở tầm qui mô chiến dịch. Từ đồn Pháp ra đến rìa thung lũng trung bình là 2 đến 3 km, vậy nên ở qui mô từng trận đánh thì Pháp lại ở trên cao, còn quân Việt Minh ở dưới thấp.

Trong từng trận đánh cụ thể, việc tiếp cân đồn Pháp cũng không dễ dàng. Khi người Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20 tháng 11 năm 1953, một trong những công việc đầu tiên của họ là săn phẳng mọi chướng ngại vật trong thung lũng. Lý do chính là để tạo điều kiện tối đa cho tầm nhìn và tầm tác xạ của các loại hoả lức, tiếp đó là để lấy nguyên vật liệu nhằm xây dựng tập đoàn cứ điểm. Hàng nghìn dân vốn sống ở trung tâm Điện Biên Phủ được dồn vào khu vực bản Noong Nhai. Hơn nữa, các loại hoả lực như xe tăng, lựu pháo, cối, súng phóng lựu, DKZ v.v..không bao giờ ngồi yên. Để có thể xung phong tiếp cận hàng rào, bộ đội Việt Minh phải chạy khoảng 200 m giữa địa hình trống trải. ????!!!!!!!!!

Việc bắn tỉa cũng hoàn toàn không đơn giản. Giống như phục kích, không phải chỗ nào cũng có thể là chỗ bắn tỉa được. Việt Minh tuy có lợi thế hơn, nhưng thường thì những địa điểm bắn tỉa hiệu quả chỉ tập trung vào một vài đoạn hào chủ yếu. Một khi phía bên kia đã kê súng máy, hay chiếm được lợi thế trước thì công việc gần như là bất khả thi. Với những khoảng cách lớn hơn 200 m, việc bắn tỉa không có hiệu quả.


Nỗ lực hậu cần của VM. Của Pháp thì khỏi nói vì quân Pháp đặt đít lên ĐBPhủ, thì mọi thứ đã đc chuẩn bị sẵn:

Trong 45000 quân VM trong đó đã có hàng vạn hậu cần không có khả năng chiến đấu
Để một lực lượng mạnh cho chiến dịch Điện Biên Phủ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã huy động tối đa về sức người và sức của: hàng vạn dân công và bộ đội phải làm đường dã chiến trong khoảng thời gian cực ngắn, dưới các điều kiện rất khó khăn trên miền núi, lại luôn bị máy bay Pháp oanh tạc. Chính phủ đã huy động dân công từ vùng do Việt Minh kiểm soát đi tiếp tế bằng gánh gồng, xe đạp thồ kết hợp cùng cơ giới đảm bảo hậu cần cho chiến dịch. Đây là việc ngoài tầm dự tính của các cấp chỉ huy Pháp vì họ cho rằng Việt Minh không thể bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch lớn, dài ngày trong các điều kiện phức tạp như vậy được.

Khi nhận thấy phương án "Đánh nhanh thắng nhanh" (tiêu diệt Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng tiến công ồ ạt đồng loạt, thọc sâu) ban đầu đã được Trung ương Đảng, Quân uỷ Trung ương cùng Bộ tổng tham mưu phê duyệt với sự nhất trí của đoàn cố vấn quân sự trung ương Trung Quốc, mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên, không thể đảm bảo chắc thắng, Tổng chỉ huy chiến trường của Quân đội Nhân dân Việt Nam – Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã kiên quyết tổ chức lại trận đánh theo phương án "đánh chắc thắng chắc" dài ngày theo kiểu "bóc vỏ" dần tập đoàn cứ điểm. Sau này ông Võ Nguyên Giáp cho rằng đây là quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân của mình. Việc điều chỉnh phương châm tác chiến này kéo theo việc phải chuẩn bị lại hậu cần cho chiến dịch, nhu cầu hậu cần sẽ tăng lên gấp nhiều lần và diễn ra trong mùa mưa và phải bố trí lại sơ đồ các trận địa pháo, phải kéo pháo ra khỏi các sườn núi và kéo lại vào các vị trí mới. Phía Việt Minh đã quyết tâm thực hiện và đã thực hiện được với một nỗ lực rất lớn.



Ngoài ra, Pháp cũng đã đánh giá sai khả năng pháo binh của Việt Minh khi cho rằng đối phương không thể mang pháo lớn (lựu pháo 105 mm và pháo cao xạ 37 mm) vào Điện Biên Phủ mà chỉ có thể mang loại pháo nhẹ là sơn pháo trợ chiến 75 mm mà thôi. Phía Việt Minh đã dùng sức người để đưa được lựu pháo 105 mm lên các hầm pháo khoét sâu vào các sườn núi từ trên cao có khả năng khống chế rất tốt lòng chảo Điện Biên Phủ mà lại rất an toàn chống lại pháo binh và máy bay địch.


Tôi nghĩ anh Sử Tiến không nên có sự so sánh (ngầm) với các Ga-me mà anh chơi. Vì nhiều lý do:
- đây là một trận đánh hiện đại, không phải dùng gươm giáo mà xáp lá cà
- những trận anh đánh thường là 2 quân đụng nhau trên đường, hoàn toàn không có sự phòng thủ kiên cố.
- AI (trí tuệ ga-me )quân Pháp không ngu đến nỗi VM dùng cung thủ bắn dụ cho Pháp chạy ra khỏi chỗ tử thủ để ra bắn bo với VM.
- Quân địch của anh không phòng thủ ở PHÁO ĐÀI BẤT KHẢ XÂM PHẠM.


Tóm lại ông Giáp không phải là họ hang thân thích gì với tôi. Mà ổng đã được toàn thế giới công nhận là 1 trong 100 vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại (riêng VN đã có 2 cùng với Trần Quốc Tuấn). ĐIều này là hoàn toàn không phải bàn cãi, hoặc chúng ta không đủ trình độ để mà bàn cãi.

Cuối cùng là thương vong:



Toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Thiệt hại về phía Pháp là 1.747 người chết, 5.240 người bị thương, 1.729 người mất tích và 11.721 bị bắt làm tù binh. Ngoài ra còn có 2 phi công Mỹ chết và 1 bị thương[2].

Thiệt hại về phía Việt Minh là 4.020 người chết, 9.118 người bị thương và 792 mất tích [3].

Một ngày sau khi Pháp để Điện Biên Phủ thất thủ, ngày 8 tháng 5 năm 1954, hội nghị Geneva bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. Sau hội nghị này, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.


Nếu mọi người còn cho rằng tỉ lệ thương vong của VM so với Pháp trong một trận công thành là còn quá ít. Thì cũng đừng hành xử theo lối chiến tranh trung cổ hoặc trong Ga-me là giết hết hàng binh. Nếu như vậy thì thương vong VM/ thương vong Pháp sẽ là 4020/13486



Thương vong theo số liêu của www.dienbienphu.org


Chữ ký của senlake
CHE GUEVARA

Tài sản của senlake

Chỉnh sửa lần cuối bởi Dương Nghiệp: 27-08-2009 lúc 11:07. Lý do: Gộp 3 bài viết liên tiếp không cần thiết.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-08-2009   #11
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.429
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
danh sách bình chọn này có lẽ phụ thuộc vào thành quả và chiến công đạt dc - bởi thế người ta ít đi sâu vào phận tích tường tận quá trính chiến đâu - mất mát trong cuộc chiến


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet

Chỉnh sửa lần cuối bởi chet_lahet: 27-08-2009 lúc 13:59. Lý do: sai chính tả
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tags
lừng danh, nổi tiếng, vị tướng


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 21:46
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06163 seconds with 15 queries