Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 04-06-2008   #1
Ảnh thế thân của Donquijote.nd
Donquijote.nd
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 23-04-2008
Bài viết: 7
Điểm: 1
L$B: 2.811
Donquijote.nd đang offline
 
Biển của nhà văn John Banville !

Thời gian trần thuật trong BIỂN của John Banville !

Để dễ dàng cho việc tìm hiểu, chúng tôi xin phép tóm tắt sơ qua tác phẩm BIỂN :

Biển là câu chuyện kể về hồi ức của Max Morden – nhà nghiên cứu nghệ thuật. M.Morden trở về vùng đất ven biển, nơi mà ông đã trải qua quãng ngày thơ ấu. Ông trở về đây nhằm chạy trốn khỏi nỗi đau mất đi người vợ yêu quý và phải đối mặt với một chấn thương nặng nề về tinh thần từ ngày xưa. M.Morden nhớ lại câu chuyện đã xảy ra rất lâu trong quá khứ: vào một mùa hè đã xa, gia đình Grace xuất hiện như những người xa lạ ở một khu nghỉ mát. Ông bà Carlo Grace Connie Grace là những con người phúc hậu, sự nhẹ nhõm và vô tư của họ không giống bất kì người lớn nào mà cậu Max. Morden đã từng thấy. M.Morden là cậu bé con nhà nghèo, bố mẹ cậu không hòa thuận và không quan tâm đến con cái. Trong khi đó gia đình nhà Grace là một gia đình khá giả. Nhà Grace đã gây sự chú ý, tò mò đặc biệt của cậu bé Max khi thường xuất hiện bất ngờ tại khu nhà Tuyết Tùng. Cậu lân la làm quen và được nhà Grace đối xử như một thành viên trong gia đình. Bằng tuổi với Max trong nhà Grace có Chloe và Myles, Max được bà Grace chăm sóc như cậu con thứ ba. Có lúc cậu đã lầm tưởng, ngộ nhận rằng đó là một thứ tình yêu nam nữ,nhưng ngay lập tức, cậu hiểu ra rằng đó chỉ là viển vông và hão huyền. Chính Myles và Chloe mới là những người thu hút sự chú ý của Max. Hai đứa trẻ sinh đôi có những nét kì quặc khác người. Chúng rất thân với Max và không chơi với ai ngoài cậu. Chloe là một cô bé có tính khí thất thường, thái độ của nó thay đổi đột ngột khiến không ai lường trước được nó đang nghĩ gì và sắp làm gì. Còn kì quặc hơn nữa là cậu em Myles không bao giờ mở miệng nói câu nào. Ngay cả ông bà Grace cũng không hiểu là cậu con Myles bị câmhay không muốn nói. Cậu có điệu cười khùng khục như bị tắc một thứ gì trong họng và suốt ngày chỉ phát ra tiếng clíc, clắc … khó hiểu. Myles và Chloe gắn bó với nhau như hình với bong, chúng đi đâu cũng có nhau, nghĩ gì cũng giống nhau. Qua những lần đi bơi cùng đôi bạn, Max đã có tình cảm với Chloe. Tình cảm mộng tưởng mà cậu giành cho bà mẹ đã chuyển sang cô bé Chloe lập dị nhưng hấp dẫn.
Một lần tình cờ Max nghe được câu chuyện giữa Rose – cô gia sư trẻ với bà Grace, cô Rose thú nhận với bà Grace là cô đã trot yêu ông Carlo Grace. Max đem chuyện này kể Chloe khiến mối bất đồng âm ỉ cháy trong quan hệ giữa cô trò Rose và lũ trẻ. Rose đã phải nhiều lần bỏ qua hành động xúc phạm của lũ trẻ nhưng chúng vẫn chứng nào tất ấy. Một buổi chiều, Rose bắt gặp Max và Chloe đang “ tình cảm” với nhau. Cô sửng sốt và quát mắng Chloe. Cô bé giận dỗi bỏ đi, Myles chạy theo chị nó. Hai đứa trẻ dìu nhau chạy ra biển, đúng lúc thuỷ triều đột ngột lên. Bi kịch đã xảy ra trên một vùng biển hoang sơ mang sắc thái tối tăm nhưng vĩ đại như chính bản thân của cuộc sống. Nó cho Max cảm nhận đầu tiên về cái chết, ám ảnh cậu trong suốt quãng đời còn lại, làm thay đổi tất cả ngững gì về sau…
Sau cái chết đột ngột của hai đứa con, ông bà Grace cũng ra đi. Họ xuất hiện đột ngột và ra đi cũng bất ngờ. Về phần Max, sau sự biến mất của gia đình Grace, cuộc sống của cậu lại trở về như xưa. Cha của cậu lại bỏ hai mẹ con sang Anh sinh sống. Lớn lên, Max theo học nghệ thuật, cưới vợ là Anna và sinh hạ cô con gái là Claire
Ba mươi năm sau khi ra đi, Max quay trở lại khu nhà Tuyết Tùng với mong muốn quên đi nỗi buồn sau cái chết của cô vợ Anna. Nhưng không ngờ kỉ niệm năm xưa lại nhấn chìm ông trong nỗi ám ảnh triền miên của cái chết và sự cô đơn. Claire – cô con gái của ông đã để ông đơn độc giữa vùng biển hoang sơ và ra nước ngoài cùng với người yêu. Ông gặp lại Rose với cái tên bây giờ là Vavasour. Ông Đại tá Bluden đang muốn se duyên cùng với cô… Trong một lần uống rượu say, Max đã lẩn thẩn ra biển nằm dài trên cát mặc cơn thuỷ triều đang dâng lên hung tợn. Nhờ sự linh cảm và cứu giúp kịp thời của ông Đại tá Bluden mà Max đã không bị rơi vào bi kịch năm xưa đã từng xảy ra với Chloe và Myles. Cô con gái Claire cũng kịp thời đón ông về nhà rời xa khu nhà Tuyết Tùng. Ông tự ý thức được số phận, trách nhiệm của mình, từ bỏ tư tưởng buông xuôi, sẵn sang bước vào cuộc đời như “bước vào biển cả”.






















Thời gian trong truyện:

Thời gian trần thuật là một vấn đề quan trọng và chủ yếu của phạm trù trần thuật học. Tìm hiểu kĩ về thời gian tự sự sẽ giúp ta thấy rõ hơn lối dẫn dắt truyện, triển kghai cốt chuyện cũng như dụng ý của tác giả. Thời gian tự sự theo Genette là “để phân biệt với thời gian của bản thân câu chuyện hoặc sự kiện được trần thuật. Nghĩa là có sự khác nhau giữa thời gian cái biểu đạt và cái được biểu đạt”.

Chúng ta xem xét thời gian tự sự trên hai mặt:

1. Trình tự
Là xem xét mối quan hệ giữa trình tự thời gian tiếp nối các sự kiện trong câu chuyện với trình tự thời gian được tác giả sắp xếp trong trần thuật.
Biển là dòng hồi tưởng của Max Morden về tuổi thơ và về cái chết của người vợ Anna. Sự hồi tưởng đó luôn có sự hoà trộn giữa quá khứ và hiện tại và ngược lại. Do vậy, người kể chuyện cũng lien tục bị phân tách thành nhân vật người kể chuyện hiện taịo và nhân vật người kể chuyện quá khứ. Kéo theo đó là sự xen kẽ, lộn xộn giữa các câu chuyện trong quá khứ, trong hiện tại. Thế nhưng, nếu ta xét về bản chất thì nó hoàn toàn phù hợp, logic với tâm trạng của Max - một tâm trạng khủng hoảng thực sự. Cái chết của Anna, cái chết của mẹ Max và xa hơn nữa, những ám ảnh hơn nữa là cái chết của lũ trẻ thời ấu thơ nhà Grace. Max có cảm giác như bị các ẩn ức về cái chết săn đuổi.
Chúng tôi tiến hành khảo sát đoạn văn bản ngắn từ: “ Cũng một chiều tối hệt như thế …. đứng ngay trước mặt mà lại không có đó” ( từ trang 179 – trang 188) để làm rõ sự “nhảy cóc”, sự sai trật tự thời gian biểu trong Biển.

Các kí hiệu:
. A, B, C, … là trật tự văn bản
. 1, 2, 3, … là trật tự thời gian
. Chữ cái đậm là quá khứ
. Chữ cái nhạt nghiêng là hiện tại.


hiệu Văn bản Trang Nội dung
tóm tắt Thời
gian Trật tự
thời gian
A Cũng một buổi chiều tối giống hệt như thế … đó là cái việc phải làm một kẻ sống sót. 179
-
180 Tâm trạng Max
sau cái chết
của Anna Qúa
khứ 3
B Cô Vavasour hồ hởi bẽn
lẽn … nghiện rượu rum
rồi, rất có thể thế cuối 180
-
181 Max gặp lại cô
Vavasuor( Rose) Hiện
tại 5
C Trong khoảng cửa sổ làm
nhô ra ngoài … những
ngón chân co quắp dị
thường 182 Tưởng nhớ về
bà Grace Quá
khứ 2
D Cuộc chuyện trò không
được xuôi xẻ … không
còn ra sao nữa cuối 182
-
giữa 183 Max tiếp chuyện với ông Đại tá Blunden và cô Vavasour Hiện tại 6
E “ Bố điên rồi”, …
“ Ngành ấy thì ác rồi,
đúng không?” giữa183
-
giữa 184 Nhắc về cô con
gái Claire Quá khứ 4
G Ông ta muốn nói là …
chẳng thấy cái gì hết giữa 184
-
giữa 185 Max nói chuyện với cô Vavasour và
ông Đại tá Hiện tại 7
H Một ngày trong năm 1983
… đôi tay bất lực ngửa
lên như đang xin cái gì
của ai ngay trước mặt mà
lại không có ở đó giữa 185
-
cuối 188 Max kể về
những người
bạn của mình Quá khứ 1

`Qua bảng khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy sự không đồng nhất giữa trật tự văn bản và trật tự thời gian tuyến tính. Cụ thể là:
A3 – B5 – C2 – D6 – E4 – G7 – H1
Khảo sát một đoạn văn ngắn nhưng ta thấy lượng thời gian quá khứ chiếm tỉ lệ nhiều. Điều đó càng khẳng định rằng Max bị quá khứ ám ảnh và bị hồi ức nhấn chìm. Sự sai trật tự thời gian biểu chính là dụng ý thiên tài của tác giả nhằm xoáy sâu vào tâm trạng Max giúp độc giả thấy rõ được tình trạng của Max: tâm hồn đang bị nỗi cô đơn và nỗi buồn lấp kín




2. Sự phi đẳng thời
Là khoảng cách giữa thời gian tự sự với thời gian câu chuyện (không đồng đều giữa các đoạn tình tiết của câu chuyện). Thời gian câu chuyện là thời gian hư cấu áp dụng cho một tình tiết hành động. Trong một truyện kể, nhịp kể truyện có khi “ tăng tốc” có khi “ giảm tốc”.

Trong Biển phần lớn là lời độc thoại và độc thoại nội tâm của người kể chuyện, rất hiếm những đoạn với những cuộc đối thoại. Do vậy, sự phi đẳng thời liên tục xảy ra. Có những đoạn “ tăng tốc” thì thường là sự so sánh độ đổi thay giữa hiện tại và quá khứ. Chúng ta có thể thấy ngay một đoạn văn bản ngắn sau thể hiện rất rõ sự “ tăng tốc” :

Cái nhà nghỉ ấy vẫn mang tên Tuyết Tùng, như ngày xưa. Một khóm tuyết tùng lởm chởm nâu sì như lông khỉ và sặc mùi hắc ín, thân cành vặn vẹo như trong ác mộng, vẫn mọc ở phía bên trái đối diện một sân cỏ bừa bộn ngay dưới cái cửa sổ rộng cuốn vòm của gian phòng trước đây vẫn là nơi sinh hoạt chung của khách trọ, nhưng cô Vavasour thì hay thích gọi đó là “sảnh đợi” với một giọng rất ra dáng bà chủ. Cửa trước của ngôi nhà quay sang phía bên phải, mở ra một vuông sân trải sỏi lấm lem dầu mỡ nằm sau cánh cổng sắt vẫn sơn xanh lá cây, mặc dù gỉ sét đã gặm mòn và làm nhăn nhúm hết những hoa sắt điệu đà của nó. Tôi rất kinh ngạc thấy mọi thứ vẫn y nguyên đến như vậy trong suốt 50 năm có lẻ kể từ lần cuối cùng tôi ở đây.
“ Tăng tốc” là thế đấy ! “ 50 năm có lẻ” trôi vù qua chưa đầy nửa trang giấy !
Bên cạnh đó, Biển nhiều khi cũng “ giảm tốc” bởi những đoạn miêu tả, bình luận. Truyện không có nhiều các biến cố, sự kiện nên phần lớn “ thời gian văn bản” dành cho miêu tả hay độc thoại nội tâm của nhân vật. Cuộc nói chuyện giữa Max Morden và cô Vavasour cùng ông Đại tá Blunden là một đoạn như thế. Mười ba trang văn bản cho một cuộc nói chuyện chừng khoảng một tiếng đồng hồ.
Sau đây xin đưa ra một số trưòng hợp Phi đẳng thời trong Biển :
Sự kiện, biến cố Thời gian sự kiện, biến cố Thời gian
văn bản Nhịp
-Khung cảnh nhà nghỉ Tuyết Tùng
50 năm có lẻ
- Cuộc đời, tình yêu và sự nghiệp
của Bonnard
- Nụ hôn đầu tiên của M.Morden
và Chloe
- Cuộc nói chuyện giữa Max, cô
Vavasour và ông Đại tá Blunden để
thuê phòng
Hơn 50 năm

53 năm

Vài phút

Khoảng 1
tiếng ½ trang

2 trang

6 trang

13 trang Tăng tốc

Tăng tốc

Giảm tốc

Giảm tốc


Lối tổ chức thời gian trong Biển của John Banville mang một sự cách tân cao, đột phá không hề mảy may hơi hướng truyền thống. Tác phẩm tạo cảm giác rất khó theo dõi bởi sự xáo trộn của thời gian tự sự, lan man. Thế nhưng cũng chính nhờ sự sáng tạo và cách tân về thời gian của Banville mà Biển được đánh giá là “ một cuốn sách mà toàn bộ giá trị và vẻ đẹp hầu như hoàn toàn nằm trong những con chữ của chính mình”. Chắc chắn qua thời gian thì sự đánh giá chuẩn xác vấn đề cách tân và truyền thống trong Biển sẽ được xem xét kĩ nhất là việc cách tân lối thời gian tự sự.

Tài liệu tham khảo

1. Đào Duy Hiệp, “Thời gian trong Đi tìm thời gian đã mất”, Luận án Tiến sĩ TrườngĐH KHXH & NV năm 2003.
2. Đào Duy Hiệp, Các cấp độ thời gian trong truyện ngắn Chí Phèo
3. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb ĐHQGHN năm 2001.
4. Hà Minh Đức, Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nxb Văn học năm 2000

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 15:08
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05285 seconds with 15 queries