Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 16-04-2009   #1
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.674.414
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Võ thuật các dân tộc thiểu số

VÕ THUẬT DÂN TỘC DAO



Trên một dải đất Hồ Nam Quế Lâm (湘桂), một địa khu đa sắc tộc, người Dao là một tộc người chiếm đa số.


Trước ngày giải phóng, đây là nơi ra vào của thổ phỉ cường đạo cướp của giết người. Để phòng thân, những người Dao đời đời truyền nhau luyện rèn võ thuật.

Đây cũng là nơi trốn tránh của những gia đình không chịu được thuế má hà khắc, trong số lưu lạc đó trà trộn vào những cao thủ võ nghệ mang theo nhiều môn công tới. Người Dao do đó đã chọn lọc ra những gì thực dụng, nghiên cứu hấp thu tinh hoa của các phái võ khác nhau, kết hợp với lối quyền thuật bản địa, hình thành những đòn thế dũng mãnh, thần tốc linh hoạt với tiếng hét phụ trợ tiêu biểu của dân tộc mình.


Quyền thuật dân tộc Dao ưa dùng bộ mã, lơi bộ, tấn chữ Đinh (丁字步), tiểu cung bộ(小弓步), rất ít dùng đại cung bộ(大弓步); Thủ pháp dùng nhiều phản quyền(反拳), âm chưởng(阴拳), đỉnh chửu(顶肘, cùi trỏ), hiếm khi dùng đòn đấm thẳng(直冲拳, Trực xung quyền), chân đá không quá eo lưng, hay di chuyển nhanh, bước nhảy ít, thích hợp với địa hình sơn cước. Võ thuật của dân tộc Dao không có những đòn thế dài. Điều này rất dễ hiểu vì khi đụng độ với đối phương trên triền núi hẹp, 3 thước đất là quá nhiều cho cuộc giao đấu của hai bên.

Đường quyền của người Dao ngắn nhỏ, tinh tế và dũng mãnh, một bài thường chỉ bao gồm mười mấy động tác nhưng vô cùng mạnh mẽ, chiêu thức đều ẩn chứa đủ mọi kĩ thuật công thủ phản biến. Chính vì đặc điểm đó mà chỉ trong một gian phòng có diện tích 10m là đã có thể thi triển công phu rồi. Khí giới chủ yếu của người Dao là côn Tề mi(齐眉棍), cũng có thể thay bằng đòn gánh. Ngoài ra còn có song đao, Hổ bà(虎钯) hay đinh ba…Trên phương diện chiến đấu, người Dao đề cao vai trò của khéo léo và tốc độ nhằm thủ thắng, thường là vừa di chuyển vừa ra đòn, luồn lách nhập nội, đánh vào chỗ hiểm, thậm chí điểm huyệt.

Võ thuật dân tộc Dao mang đầy đủ tính chất điển hình của lối đánh nhập nội, cống hiến tất cả tinh hoa cho những người yêu thích võ thuật.


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Cũ 16-04-2009   #2
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.674.414
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
VÕ THUẬT DÂN TỘC BĂNG LONG





Là một tộc người sinh sống tại địa khu Vân Nam, thời cổ được gọi là Bộc Nhân (濮人). Trong thư tịch đời Đường có ghi lại các bộ tộc Mường Mán, chính là thuỷ tổ của dân tộc Băng Long vậy.


Dân tộc Băng Long bản tính vũ dũng thượng võ, học võ thuật theo kiểu cha truyền con nối. Băng Long tộc tự gọi lối võ thuật của mình là Tả Quyền ( Cú đấm tay trái). Điều này rất giống trong Boxing rằng khi thượng đài, cú đấm tay trái sẽ luôn được coi trọng, được tung ra cuối trận đấu lúc đối thủ mệt mỏi và bất cẩn. Cho nên mà người đời thường hay nói: “ Cú đấm tay trái quyết định thắng thua” là vì vậy.

Võ thuật của dân tộc Băng Long thường thủ thế cao nhằm tiện lợi cho việc tấn công và thoái hậu . Đồ hình luyện tập cũng thường theo đường thẳng , xoay mình rồi lại theo đường thẳng tiến thoái mà thôi . Họ cũng hay dùng các nhạc khí như thanh la , trống để trợ hứng lúc đi quyền , tạo nên hứng thú luyện tập.

Vũ khí của dân tộc Băng Long chủ yếu là Đao. Đao của người Băng Long , hình dáng đẹp đẽ, chủng loại phong phú , dài ngắn khác nhau , lưỡi dao thẳng có rãnh thoát máu , trên rộng bản dưới hẹp, mũi dao lệch . Cán thường làm bằng ba loại nguyên liệu là gỗ, xương và sừng . Đây là một công cụ sản xuất , lại là một thứ vũ khí , kích thước và hình dáng tựa như trái lựu đạn , nặng khoảng 0,5kg , một đầu buộc vào sợi dây thừng nhỏ dùng khi chiến đấu có thể buộc vào tay, tiện lợi che giấu nơi cổ tay, xuất kì bất ý đả thương đối thủ .

Võ thuật đã giúp dân tộc Băng Long rất nhiều trong công cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột và xâm lược. Cụ thể như mùa đông năm 1944, khi quân Nhật vượt qua sông Nộ, vùng thung lũng núi Cao Lê, một thanh niên Băng Long đã dùng đao thuật của dân tộc mình chém chết ba tên lính Nhật lạc đơn vị .


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Cũ 16-04-2009   #3
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.674.414
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
VÕ THUẬT CỦA DÂN TỘC DI


Là một trong những dân tộc cần cù dũng cảm và lâu đời nhất tại Vân Nam, những người con của dân tộc Di rất yêu thích vận động thể dục.

Theo truyền lại thì võ thuật của dân tộc Di được truyền vào ồ ạt vào những năm Đạo Quang đời nhà Thanh và từng phát triển mạnh mẽ. Ở đây mỗi khi gặp việc hiếu hỉ lễ tết, người Di thường dùng võ thuật như là một phương tiện để vui mừng hay đuổi tà tránh quỉ. Lễ hội đốt đuốc là một ngày lễ truyền thống của dân tộc Di tổ chức vào 2 ngày 24, 25 tháng 6 theo lịch cổ chính là một dịp để người Di tiến hành nghi thức biểu diễn võ thuật thật long trọng. Trong buổi lễ này, dẫn đầu đoàn võ thuật là đám rước Sư tử, theo sau là những chàng trai biểu diễn các loại vũ khí khác nhau. Theo quan niệm của dân tộc Di, Sư tử biểu trưng sức mạnh và lòng dũng cảm khi dẫn đường có thể trấn ma trị quỉ, đem lại hạnh phúc bình an. Có hai khái niệm trong võ thuật của dân tộc Di là Quyết Đả tức như Tán Đả (Song đấu) và Sáo tử cũng như Tháo lộ (Quyền phổ) vậy.

Tất cả các động tác võ thuật của dân tộc Di thường được thao diễn trong một đường tròn bán kính 2m. Những động tác này thường có độ cong ít và là những bước nhảy ngắn có tính vũ đạo, thông thường là phương cách vừa nhảy vừa tiến công và phòng thủ, lúc diễn tập có thanh la, trống và kèn Sô na đánh lên làm hiệu lệnh. Trong võ thuật của dân tộc Di, binh khí tương đối phong phú gồm dao găm, đơn đao, song đao, đại đao, câu liêm, kiếm, chuỳ xích, dây xích, lưu đà, côn, liên giáp, cổ cán, đinh ba, thiết xỉ, tam tiêm soa và trường thương…
Người Di thường có tập quán học võ theo kiểu gia truyền. Hầu hết trong các trại đều có các quyền sư của bản tộc. Nghe nói trước ngày giải phóng (Trung Quốc), thôn Cao Bình thuộc huyện Nga Sơn có lão võ sư Phổ Triều Thanh học võ từ nhỏ, công phu phi phàm, có thể thi triển những cú đá bay cao quá đầu người. Có một lần luyện công, ông từ dưới đất nhảy lên đá chạm trần nhà, nhè nhẹ đáp xuống huých nhẹ người vợ ở bên, ngồi xuống chiếc ghế mà bà đang ngồi. Những truyền nhân cao thủ của ông có Bá Dục Tài, Bá Dục Đức, Bá Ứng Xương và Bá Ứng Minh…


Trịnh Vân Hải
(Theo tư liệu võ thuật Trung Quốc, loạt bài về võ thuật các vùng dân tộc thiểu số )


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Cũ 16-04-2009   #4
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.674.414
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Nóc nhà thế giới và nền võ thuật Khương Tạng




Có một tộc người du mục sinh sống tại nơi được mệnh danh là nóc nhà thế giới , đó chính là người Tạng, những đứa con trên cao nguyên. Cao nguyên Thanh Tạng, xứ sở của những con người thần kì cũng như mảnh đất và nền văn hoá nơi đây đã dung dưỡng ra họ. Tất cả những điều ấy đã sinh ra một thứ võ thuật mà ai cũng phải tấm tắc khen ngợi. Từ thời Tần Hán xa xưa, những người Khương sinh sống trên cao nguyên Thanh Tạng, qua quá trình săn bắt và đấu tranh, dần dần sản sinh ra nghành quyền phổ đặc thù của dân du mục- Khương thuật.

Năm 112 trước công nguyên, Các tộc Hung Nô liên minh với người Khương tấn công vào Lệnh Cư Trại, Hán Vũ đế sai Lí Tức đem 10 vạn tinh binh đàn áp người Khương, khiến họ phải chạy về vùng phía Tây hồ Thanh Hải. Nhà Hán nhân đó lập ra Tây Bình đình thay cho Tây Ninh đình ( Đơn vị hành chính theo qui chế nhà Hán, 10 dặm là 1 đình, 10 đình là 1 làng), thay Lạc Đô bằng Phá Khương huyện, Hoàng Nguyên bằng Giám Khương huyện, lập ra cái gọi là “Hộ Khương hiệu uý” cố thủ biên trại. Trong vòng những năm công nguyên 136-165, chiến tranh giữa nhà Hán và người Khương nổ ra liên miên, kéo dài đến đến 10 năm, và chính thời gian ấy, Khương thuật cũng theo đó mà phát triển.

Vào đời Tấn, vùng đất trên bị tộc Tiên Ti Đột Dục Hồn (鮮卑吐谷渾, âm cổ, không đọc là Thổ Cốc Hồn) chiếm giữ, ưa sử dụng Khương thuật, hình thành nghệ thuật chiến đấu phù hợp với dân du mục. Đương thời chính quyền này đã ban bố sắc lệnh “Kị Xạ” không những khuyến cáo việc dùng vũ lực, luyện tập kĩ năng cưỡi ngựa bắn cung mà còn khuyến khích sáng tạo những phương pháp nhằm phát triển võ công. Sách “Thao Châu Vệ” ghi: “ Người Đột Dục Hồn, tính cách hung hãn, uống sữa thay cơm, yêu thích đua ngựa, sinh nhai bằng săn bắn.” Trong xã hội cổ đại đầy tính đấu tranh giai cấp và xung đột sắc tộc, võ thuật và quân sự luôn có một quan hệ mật thiết. Quan hệ này cũng tồn tại giữa võ thuật và tôn giáo sơ khai, âm nhạc và vũ đạo khi sức sản xuất phát triển tạo ra những điều kiện vật chất tất yếu. Qua đụng độ giữa các bộ lạc, sản sinh ra các phép cưỡi ngựa, bắn cung, quăng lưới, nhảy ngựa…các thuật giao đấu binh khí đến khinh công, đối luyện.v.v…

Sau thời Đường ngũ đại, vương quốc Thổ Phồn trở nên hưng thịnh, thôn tính nước Đột Dục Hồn, khuếch trương quân sự, từng thống trị miền Tây Bắc Trung Quốc, thông gia với Đại Đường. Văn Thành công chúa sang đất Tạng, đem nhiều võ sĩ tuỳ tòng, tạo điều kiện cho việc phát triển võ thuật của dân tộc Tạng. Theo nhu cầu, những người dân ở đây cũng đã nồng nhiệt tiếp thu Khương thuật, lấy ưu điểm kết hợp với quyền phổ thô bạo dũng mãnh bản địa, phát triển thành thứ võ thuật mang đậm tính dân tộc du mục của người Tạng nơi đây. Tiếng Tây Tạng gọi võ thuật là “Quyền ba”, cũng gọi là “Tắc Lâu”. Trong cung đình Tây Tạng, tại các nghi lễ hội hè, người ta không chỉ tổ chức biểu diễn ca múa, mà còn có tiết mục võ sĩ giác đấu. Theo bộ sách kinh điển tiếng Phạn “Nhu Nãi Nạp Oa” có ghi :

“ Trong Trát Long có Mỹ công ba và Long công ba. Mỹ công ba tức là phép luyện hoả công, lúc luyện cởi bỏ quần áo, luyện khí đan điền. Môn công phu này khi luyện thành, cơ thể phát sáng, mùa đông không biết lạnh, đốt không chảy, dìm không ngạt, đao thương không đâm thủng vào được. Long công ba lại là thuật hít thở, ngồi trên bồ đoàn miệng niệm thần chú, khoả thân nhảy nhót, chân đấm tay đá đến khi nào mồ hôi như tắm mới thôi. Lúc luyện thành công, thân thể nhẹ nhàng như chim én, có thể độn thổ ẩn thân”. Lễ “Vọng Quả Tiết” của dân tộc Tạng là một lễ hội có lịch sử lâu đời, theo sách ghi khi nhạn bay về phương Nam tránh rét là lúc dân chúng mừng hội được mùa, người ta lập võ đài thi đấu võ thuật, ai thắng cuộc thì được thưởng.

Theo sách “Tây Tạng chí” chép rằng: “Vào rằm tháng riêng, sau khi người Tạng cử hành nghi lễ tôn giáo thì có tổ chức thi đua ngựa, đấu vật và biểu diễn võ thuật…, lại đeo mặt nạ nhảy múa mừng việc tốt lành. “Cốc tràng tuần hành”, “Thiên hạn cầu vũ” hay trong lễ tế “Nga Bác”, trên thảo nguyên bao la, người người nghe tiếng tù và kéo đến, sau lễ tế là những cuộc đua ngựa, bắn tên, đấu võ, đánh vật diễn ra…Với việc thay thổi “Khương địch” bằng đánh trống cổ vũ, vua Thổ Phồn còn ra lệnh các võ sĩ chế tác những quả cầu hay tạ đá để tập luyện võ công. Đương thời Tây Tạng xuất hiện rất nhiều Câu tùng ba tức bảo tiêu, họ có tài giấu đao, cung, súng bắn đá, lao dây…

Ngày nay, trong ngôn ngữ của người Tạng vùng Thanh Tạng, có rất nhiều danh từ riêng có liên quan đến khí giới như Cổ lãng (giấu ngựa), Đả thập cát hậu ( Roi ngựa), Lạt chích (Đoản kiếm), Đa thập cát hậu (Dây thừng), Tắc tùng mộc đông (Tam soa), Đa hi hầu (Chuỳ dây), Đông (Mâu), Đại y (Cung tên), Ai thập kháp (Pháo đá), Đa nhật kết (Chày đuổi ma).v.v…

Như vậy qua đây chúng ta thấy lịch sử võ thuật Khương- Tạng có một truyền thống lâu đời nhưng ngặt một nỗi là do khuyết thiếu văn tự ghi chép cho nên hiểu biết về sự thay đổi phát triển còn hạn chế, những đội ngũ nghiên cứu như thế cần nỗ lực hơn nữa để ngày càng đi sâu hơn vào lãnh vực này.

Nguyễn Hạnh
(Theo tư liệu võ thuật Trung Quốc, loạt bài về võ thuật các vùng dân tộc thiểu số)


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Cũ 16-04-2009   #5
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.674.414
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
VÕ THUẬT CỦA NGƯỜI CẢNH PHA - ĐAO THUẬT KIẾM TRƯỜNG


Cảnh Pha là một dân tộc thiểu số cổ Trung Quốc. Qua vài lần thiên di, không ngừng đấu tranh với tự nhiên, dã thú và kẻ địch, dần dần phát sinh ra lối võ thuật của riêng mình. Võ thuật của họ thường là những động tác chém thú, chặt cây mở đường. Sau khi đã an cư lạc nghiệp, họ đã học tập thêm sở trường võ thuật của các tộc người Thái, Đức Ngang, tự làm phong phú nghệ thuật chiến đấu của dòng tộc. Từ đó sống ở nơi thâm sơn cùng cốc, làm bạn với thú rừng, Dao dài đã trở thành thứ vũ khí chủ yếu và nghệ thuật sử dụng nó đã trở thành lối võ thuật của họ.

Nghệ thuật đánh dao của người Cảnh Pha chia ra làm các cách đánh đơn đao, song đao. Đơn đao chủ yếu có ba bài quyền. Bài thứ nhất là ba thế đứng hình chữ Nhất (一), còn gọi là Tam bộ khảm báo(三步砍豹, ba bước chém báo). Bước thứ nhất là động tác tiến lên phía trước nghênh địch, chém thẳng vào đối thủ, bản chất là một bước tiến công. Sau đó hai bước lui về sau thăm dò, cộng lại là ba bước. Rõ ràng thế võ này là một đúc rút thực tế trong quá trình đấu tranh cùng thú dữ của dân tộc Cảnh Pha. Bài thứ hai là hệ thống năm bước chân theo đồ hình chữ ngũ (〥). Hai chân đứng ở hai điểm khởi phát, là thế chuẩn bị cho một thế tiến công khi một chân tiến lên phía trước để rồi sau đó hai chân nhảy song song lên cho một thế tiếp theo. Lúc tiến công, những động tác chém, đâm kết hợp tức là sau khi chém thì lập tức trở đốc đao đâm vào chỗ hiểm của đối thủ. Bài thứ ba là hệ thống bảy bước chân, thích dụng cho việc phòng thủ trái phải khi tấn công. Cách đánh song đao có các hệ thống chín, mười một, mười hai, mười chín bước chân đều từ do các lối vũ đạo “Thập tự khiêu”十字跳, “Bát tự khiêu hoa” 八字挑花 của dân tộc Cảnh Pha cổ.

Võ thuật của dân tộc Cảnh Pha mang đậm sắc thái văn hoá của dân tộc mình. Điều đó có thể thấy qua việc tuy đòn thế có đủ tính chất phòng thủ, nhưng chủ yếu lại là tiến công, thể hiện rõ ràng tính cách bạo liệt, anh dũng ngoan cường của dân tộc này.

Các Mác đã nói : “ Đấu tranh là hạnh phúc”. Người Cảnh Pha đâu biết câu nói ấy mà lại rất yêu quí hoà bình, nồng nhiệt với cuộc sống, từ tâm thức đó trên cơ sở võ thuật của mình sáng tạo ra nghành Hoa đao 花刀, đây thực sự là một vũ đạo nhẹ nhàng, nhanh nhẹn uyển chuyển, có khả năng biến hoá. Người Cảnh Pha qua cuộc sống lao động, đấu tranh và lễ hội đã thổi hồn vào đường đao, biến chúng trở thành phương tiện biểu hiện tư tưởng tình cảm của mình. Vào rằm tháng giêng hàng năm, những con dân của dân tộc Cảnh Pha lại tụ tập cùng nhau trong ngày hội ca múa, xếp hàng thành rồng rắn, đàn ông hoặc song đao, trường đao nhảy múa, hoặc một tay cầm đao, tay kia đỡ sống đao, thế trường đao theo điệu múa khi lên khi xuống. Khi một bô lão qua đời, đàn ông tộc Cảnh Pha dựng trường đao đứng thẳng, loan đao nhiều vòng trong điệu múa đưa linh.

Trường đao hay dao dài không chỉ là một thứ binh khí thuần tuý mà còn là một thứ đạo cụ, trở thành nghành võ thuật đặc sắc của người Cảnh Pha.

Nguyễn Hạnh
(Theo tư liệu võ thuật Trung Quốc, loạt bài về võ thuật các vùng dân tộc thiểu số)


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 17:28
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07179 seconds with 15 queries