Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 23-08-2008   #1
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.642
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Thơ Thế Lữ - Nhớ Rừng

Dùng một con vật hoang dã để nói về cuộc đời của con người là điều không hề dễ dàng gì. Trong cái bối cảnh xã hội đầy biến đổi, chỉ có những nghệ sĩ là có những cảm nhận tinh tế bậc nhất, mà chúng được thể hiện đầy đủ trong thơ văn, ca từ. Thế Lữ đã tạo một cảm giác bất ngờ, khi đọc lên những vần thơ "Nhớ Rừng", mà trong đó, chú cọp ngông nghênh đang bị nhốt ...

Rõ ràng là lời của một chú hổ được nhân hóa kể lại :

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.


Trong cổ chú có một "cục" - rất to lớn - cục tức trong họng. Cái cục tức đó trấn áp cả cái tâm của chú hổ. Để rồi chú nằm dài, chẳng biết làm việc gì để "nhìn thời gian trôi". Một kẻ tù đày lại còn tâm trạng để "khinh rẻ" lũ người "ngạo mạn" ? Chú hổ cảm thấy mình rất vĩ đại, không bao giờ chịu ngang hàng với "bọn gấu, bọn báo" trong khi bị tù hãm. Trong thế giới con người, chúng đều là những loài vật rừng, không hề có sự so sánh khác biệt đến thế. Nhưng ta không biết được, từ sâu thẳm lòng, chúng đã biết mình là một phần không thể không có của vũ trụ.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi,
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
-- Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?


Chú nhớ, nhớ đến tất cả những gì chú thống trị, là cả một giang sơn rộng lớn. Tất cả đều là những biểu tượng của một vị chú tể muôn loài. Tù đày, biết làm chi đây ? Lúc trước tự do, ta đây có thể làm tất cả những điều mình thích, bất kì kẻ nào cũng phải phục tùng. Một chút tinh tế pha vào lời văn : "uống trăng tan". Quả thực, ảnh trăng vàng chiếu bóng xuống nước, đến nỗi chú hổ "lỡ" uống vào. Không hiểu đó là sự chinh phục to tát, hay là sự ngây ngô của chú hổ chúa tể ? Một lời than ai oán, "thời oanh liệt nay còn đâu". Rõ ràng là chú còn rất nhiều hoài bão cần thực hiện, nhưng chỉ một gian tù đã làm chú khổ sở mọi bề ...

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Sống những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
-- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!


Trong lòng của chú, một nỗi niềm nữa lại cất lên. Đó là lời mơ mộng của một chú cọp, hay đúng hơn là một vị chúa tể. Chú cất tiếng gọi giang sơn của mình, nhưng chú biết những điều mà chú tơ tưởng sẽ không bao giờ hiện thực hóa được. Chỉ còn cách tự bản thân cảm nhận được cái hồn của giang sơn, để tự mình cai quản. Để ấp ủ bao ước vọng ...

Một con người thực thụ, phải chăng ? Dù trong cảnh tù đày, nhưng hãy biết hi sinh và làm gì đó trong khoảng thời gian này, để cuộc sống thêm ý nghĩa, không nhạt màu đi.


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Dương Nghiệp vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (23-09-2008), HeroNoName (30-09-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (13-10-2008)
Cũ 06-09-2008   #2
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.943
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
.
Thế Lữ(1907-1989), bút hiệu này là lấy từ tên thật Thứ Lễ nói trại lại, ẩn ý chỉ là “Quán trọ thế nhân”. Ông viết bài thơ theo cảm xúc về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Tường Tam, ...thật mãnh liệt to lớn đầy hoài bão, nhưng không bắt nắm được cơ hội hay thời cơ, để rồi trở thành con hổ bị nhốt vào chuồng thú “làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.”

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Thái độ của con hổ bị giam là một sự tha hóa lãng mạn cho chính nó, khi bốn bức tường vây nhục nhã, không thoát, chỉ còn một chỗ nương ẩn là nhớ về một thuở “hồng hoang”, nơi đó ẩn hiện vóc dáng “hùm thiêng” cái thời mà:

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng…/ nhưng: ...Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi”, sao mà cô đơn lạnh lùng, khi mà quyền uy đạt đến điểm cao nhất, Thì chính nó trở thành “Đỉnh gió hú”, chỉ còn lại mình ta “không tên không tuổi”, đã làm cho vạn vật bị tan biến…Thì chính lúc ta quay về với chốn trơ vơ cùng tận.

Cùng thời, Xuân Diệu cũng có những vần thơ lưu đậm dấu vết như trong bài thơ “Hi Mã Lạp Sơn", chỉ ra cái bi kịch, khi tưởng mình trên đỉnh cao, thì chính là lúc ta “rơi ngoài”, hiện tượng này ai trải qua đều thấy:


Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta

Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta
Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!
(XD)

Cái thi vị ẩn dụ nằm trong “thơ mới” là để chỉ ra cái tính bó rọ của “thơ cổ” , như đời người của một thời đoạn trong đó sự tác động tính người chỉ là sự “có đến thì phải có đi”, cố níu kéo thì nó bị vây hãm như con hổ kia, rồi sẽ bị nhận chìm..., quan trọng ở đó nếu không biết nắm bắt sẽ không tồn tại, như thơ mới/thơ cũ tranh luận…, của nền thi ca Việt trước 1945, có những cằn cựa làm nền cho sáng tạo tiến bộ qua những thời kỳ hạn định, mà con người tác động như một lữ khách trong cuộc hành trình trường kỳ “không thủy không chung!?” nhưng nối liền, trong một tiến trình phóng tới, không có thắng bại mà sự kế thừa của giai đoạn dồn nén năng lực của cái trước đẩy ùa cho cái sau:

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Sự biến động liên hồi của thế quang, con hổ của Thế Lữ nhớ lại giang sơn xưa như một hoài niệm và đâu đây vang vọng của “một thời vang bóng” đã phủ trùm màn đêm “ Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu” rồi đây theo luật tuần hoàn di dịch cũng phải đi qua!….
.


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (23-09-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (13-10-2008)
Cũ 06-09-2008   #3
Ảnh thế thân của NamVuongThanhChu
NamVuongThanhChu
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-03-2008
Bài viết: 908
Điểm: 115
L$B: 13.741
Tâm trạng:
NamVuongThanhChu đang offline
 
Trích dẫn:
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
4 câu này đây, thật là ý nghĩa đó. Phải chăng cái xã hội cũ ở Việt Nam lúc này đã quá thối nát khiến cho tác giả của bài thơ này phải nói lên như vậy?
Gấu bình thường thì sao? Gấu dở hơi thì sao?
Báo cũng là 1 loài có sức mạnh. Nhưng báo lại vô tư lự.
Và tất cả là để:" Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi"
Như vậy thì những con người có chút thế lực, được ví như Gấu, Báo cũng . . . . sao?


Chữ ký của NamVuongThanhChu
Chữ ký không có giá trị

Tài sản của NamVuongThanhChu
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến NamVuongThanhChu vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (23-09-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (13-10-2008), trieuvanvuong (28-12-2011)
Cũ 16-09-2008   #4
Ảnh thế thân của Giolanhdaumua_126
Giolanhdaumua_126
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 25-12-2004
Bài viết: 182
Điểm: 136
L$B: 13.165
Giolanhdaumua_126 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi TC NGUYỄN Xem bài viết

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Bài viết hay nhưng không biết có phải là "Gặm" hay "Ngậm". Nếu là Gặm thì có một vài nét sắc thái mang nghĩa có thể tiêu hóa được. Ví như ta nói hàng ngày: Gặm ...(một cái gì đó để ăn mang tính chất rắn mà khó nhai). Mạo muội với cách nghĩ hơi thô thiển một chút như vậy thì có thể thấy được khối căm hờn mà Thế Lữ đang phải chịu đựng có thể được tiêu hóa một cách từ từ. Dù có ít hay nhiều thì nó vẫn có một phương án xử lý để thoát khổi nỗi căm hờn đó. Thiết nghĩ như vậy thì tứ thơ bị giảm xuống khá nhiều. Sức nặng của tư tưởng không còn mang một niềm u hoài lớn lao đến bế tắc của thi sĩ. Nỗi chán cuộc sống thực tại để tìm về một cõi thiên thai bao phủ trong toàn bộ các nhà thơ lãng mạng của phong trào thơ mới chỉ còn lại một phần nào đó.
Còn nếu từ đó là "Ngậm" thì ta có thể dễ dàng nhận thấy ngay ý nghĩa sâu sắc của nó. Nỗi căm hờn, uất hận trong lòng của tác giả nhu một khối tù động, đông cứng không thể hóa giải. Điều đó làm cho tứ thơ có thêm phần sức nặng để thể hiện tư tưởng chủ đạo của bài thơ. Có thể mượn một câu thơ của Nguyễn Gia Thiều để làm nổi rõ thêm ý nghĩa của từ Ngậm:
Khạc chẳng ra cho, nuốt chẳng vào,
Miếng tình nghẹ mãi biết làm sao?

Bài thơ Nhớ rừng mang một nỗi u hoài về những ngày tháng đã qua đối ngược hẳn với hiện tại. Một quá khứ huy hoàng với một tương lai mù mịt đầy tù động và không lối thoát. Bài thơ thể hiện tư tưởng bế tắc trong sự chán trường về cuộc sống thực tại và đau xót thương tiếc cho những ngày tươi đẹp đã qua.
Qua một vài ý kiến nhỏ như vậy, mình nghĩ từ đó là Ngậm chứ không phải là Gặm. Có gì sai xót xin được dạy bảo thêm!


Chữ ký của Giolanhdaumua_126
Lương Sơn một cảnh sắc trời in,
Bờ lau muôn vẻ rộn xuân về.


Chỉnh sửa lần cuối bởi TC NGUYỄN: 16-09-2008 lúc 15:31.
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Giolanhdaumua_126 vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (23-09-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (13-10-2008)
Cũ 17-09-2008   #5
Ảnh thế thân của Lưu Linh Túy
Lưu Linh Túy
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 17-09-2008
Bài viết: 1
Điểm: 3
L$B: 1.144
Lưu Linh Túy đang offline
 
Thế Lữ dùng từ "Gặm" là chính lắm đấy huynh ạ !
"Gặm" ừ "gặm" giống như đệ đang ...hic...
"Gặm" vốn chỉ dùng cho bọn tiểu cẩu hay tiểu hổ thôi. Còn chúa sơn lâm thì có gặm bao giờ...hic... chỉ vồ...chụp....ngoạm thôi...hic
Thế Lữ dùng chữ "gặm" là đắc địa lắm đấy...híc... Chúa sơn lâm khi sa cơ thì có khác gì bọn miêu, cẩu đâu chứ...
Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu....hic....


Chữ ký của Lưu Linh Túy
Anh chỉ ước một thảo nguyên đầy chó...hic
Một nông trường...hic... bát ngát lá mơ xanh
Một dải Trường Sơn mọc toàn xã ớt
Những dòng sông....hic.... chứa rượu pha cồn
Để nơi ấy...hic.... tháng ngày anh tu luyện
Xa bụi trần... và để lãng quên em ...hic

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Lưu Linh Túy vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (23-09-2008)
Cũ 17-09-2008   #6
Ảnh thế thân của Cơ Băng Nhạn
Cơ Băng Nhạn
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Bảo Dưỡng Trim
Gia nhập: 25-08-2004
Bài viết: 456
Điểm: 416
L$B: 40.973
Cơ Băng Nhạn đang offline
 
Anh được biết, từ chính xác là từ "Gậm" không phải "Gặm" hay "Ngậm". Cái từ này nghe có vẻ "khó nuốt" nhưng đúng đắn đấy. Anh không thể bình phẩm thêm vì không nên làm mất hình tượng của giới trẻ. Nhất là với chú TC NGUYỄN. Vậy nên anh rút, đúng hay sai anh cũng không dám cãi đâu. Tùy các cô các chú.


Chữ ký của Cơ Băng Nhạn
Cách mạng cần dù việc nhỏ việc to
Đánh giặc , nuôi bò việc gì cũng quý


Tài sản của Cơ Băng Nhạn
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Cơ Băng Nhạn vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (23-09-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (13-10-2008), XanhXanh (19-09-2008)
Cũ 19-09-2008   #7
Ảnh thế thân của LSB-Dieu
LSB-Dieu
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
ôn nhu tựa thủy
Gia nhập: 29-03-2003
Bài viết: 2.819
Điểm: 1073
L$B: 73.686.129
Tâm trạng:
LSB-Dieu đang offline
 
Vừa vào Danh sách thưởng phạt điểm, thấy TC Nguyễn trừ một điểm của Cơ Băng Nhạn vì cái "nói có sách, mách có chứng nhá". Lại buồn cuời! Tớ nói thế này cho bạn TC Nguyễn cộng thêm 100 điểm cho Cơ Cơ yêu nhá.
Ngài TC Nguyễn nhờ cháu nào đó đang cắp sách đi học, cháu í giở sách Ngữ văn lớp 8 (hoặc các bác thời kỳ chưa cải cách thì là sách Văn học) ra cho ngài nhìn kỹ lại cái từ "Gậm" với chú thích ở dưới bài, chứ không phải từ "Gặm" mà ngài đã trích dẫn và trừ điểm. Ngài cũng có thể hỏi thêm vì sao không phải "gặm" mà là "gậm", các cháu cũng được học đấy ạ.
Thế nhé! Phạt tớ vì tớ cười thêm một lần nữa là tớ chửi cho đấy!


Chữ ký của LSB-Dieu
Rồi mai thức giữa đời dâu bể
Khổ luỵ ngàn cơn cũng tại trần

Tài sản của LSB-Dieu
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Dieu vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (22-09-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (13-10-2008), Sakura (19-09-2008), XanhXanh (19-09-2008)
Cũ 19-09-2008   #8
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.943
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
.
Trần Tử Ngang có hai câu thơ:

Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Là kẻ hậu sinh, nên những gì cổ nhân viết chỉ có trên sách vở mà thôi, vì vậy, vì lý do này hay lý do khác có những chữ không đúng như mình nghĩ, nhất là thơ, khi bài thơ được phổ biến, thì bài thơ đó rơi vào cảm nhận chủ quan của người thưởng ngoạn và tự nhiên nguyên ý của chữ dùng có thể bị viết sai lệch đi đó là chuyện thường, cho nên mới gọi là “tam sao thất bổn”, nên khi bình thơ cần cân nhắc thận trọng khi thấy có chữ dị biệt, như chữ Gậm sai với chữ Gặm trong bài thơ Nhớ Rừng được trích lại từ các “link” tại trang nhà(đáng tin cậy vì nguồn nguyên ủy) sau đây:


Ngoài ra, trên tự điển net. Nghĩa của hai chữ trên như sau:

Gặm: đgt Cắn dần dần từng tí một: Còn răng răng nhai, hết răng lợi gặm (tng); Chuột gặm củ khoai; Chó gặm xương; Trâu gặm cỏ.
Gậm: Nh. Gầm; Gậm giường; Gậm cầu.

Thực ra bài thơ Nhớ Rừng có nhiều nơi viết là Gậm có lẽ là “thổ âm” nghĩa không sai lệch là bao, vì xét trên ngôn ngữ Việt có ẩn nhiều tính di dịch(Dịch Lý) như: ...Gặm--.> Gậm…,(xin không đi xa thuộc NNH), vì vậy sự xác quyết nào cũng có thể đưa đến lạc đề… mà LVĐ nó có giới hạn của nó!...
.


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN

Chỉnh sửa lần cuối bởi TC NGUYỄN: 19-09-2008 lúc 19:08.
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (23-09-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (13-10-2008)
Cũ 19-09-2008   #9
Ảnh thế thân của Cơ Băng Nhạn
Cơ Băng Nhạn
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Bảo Dưỡng Trim
Gia nhập: 25-08-2004
Bài viết: 456
Điểm: 416
L$B: 40.973
Cơ Băng Nhạn đang offline
 
Tự nhiên lại thấy lâu nay mình ngu lạ lùng. "Nói có sách mách có chứng" làm mình tỉnh hẳn, Nguyễn ạ. Đâu đây hình như vẫn còn dư âm câu chuyện tiếu lâm " Đau bụng uống nhân sâm".
"Gậm" là cách tu từ gần nghĩa với "gặm" tuy nhiên ở đây vẫn là "gậm" (tớ đã nói rõ là khó nuốt rồi đấy). Cái căm hờn ấy không phải đấng trượng phu nào cũng dễ nuốt như TC NGUYỄN nuốt bồ hòn. Tớ cũng đã tưởng hội những người ngọng yêu thích ngôn ngữ của bạn TC hiểu hết ý nhà tớ, cũng như hiểu cái đau đời, giận đời của Thế Lữ. Không thể trách những em học sinh lớp 8 giống như bạn Dụê Trân có nói, càng không thể trách giáo sư Nguyễn Thiện Nhân đã cho in sai sách giáo khoa lớp 8 với bài thơ này. Đúng ra nó phải là "Gặm", để tôi khỏi mất oan một điểm. Phải không bác Nhân, phải không các em lớp 8 ???


Chữ ký của Cơ Băng Nhạn
Cách mạng cần dù việc nhỏ việc to
Đánh giặc , nuôi bò việc gì cũng quý


Tài sản của Cơ Băng Nhạn
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Cơ Băng Nhạn vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (23-09-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (13-10-2008), Trà Hoa Nữ (01-10-2008)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 11:29
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07837 seconds with 15 queries