Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 14-07-2004   #1
Ảnh thế thân của tieu_cong_chua
tieu_cong_chua
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-05-2003
Bài viết: 176
Điểm: 36
L$B: 15.790
tieu_cong_chua đang offline
 
Kinh Dịch gồm 64 quẻ hay 64 mô thức tiêu biểu diễn tả tất cả hiện tượng, trạng thái tinh thần lẫn vật chất của mọi sự vật trên thế gian trong tiến trình sinh hóa của chúng. Từ những vật thật nhỏ như cấu trúc các hạt nguyên tử, 64 (ADN), cho đến các vũ trụ, thái dương hệ, hố đen (black hole), cũng như những giai đoạn thăng trầm hưng thịnh của một đời người, một tổ chức, một quốc gia, 64 quẻ Dịch còn là 64 Ðạo hướng dẫn cách thức tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, trên đủ mọi lãnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, chính trị, quân sự, y học,...

Nói một cách vắn tắt, 64 quẻ Dịch bao hàm tất cả các định luật của vũ trụ chi phối vạn vật. Như vậy thì 64 quẻ Dịch từ đâu mà ra? Ta truy về gốc của nó qua những câu vấn đáp sau:
- 64 quẻ Dịch gốc ở đâu?... 64 quẻ Dịch gốc ở Bát Quái.
- Bát Quái gốc ở đâu?... Bát Quái gốc ở Tứ Tượng/Ngũ Hành.
- Tứ Tượng/Ngũ Hành gốc ở đâu?... Tứ Tượng/Ngũ Hành gốc ở Lưỡng Nghi (Âm,Dương).
- Lưỡng Nghi gốc ở đâu?... Lưỡng Nghi gốc ở Thái Cực.
- Thái Cực gốc ở đâu?... Thái Cực gốc ở Vô Cực.

"Cực" nghĩa là tận cùng, "Vô" nghĩa là không, "Vô Cực" nghĩa đen là không có sự giới hạn, tận cùng. Ðã nói Vô Cực là không có sự giới hạn thì không thể định nghĩa nó được. Tuy vậy, theo Tiên gia, ta có thể miễn cưỡng miêu tả Vô Cực như sau: Vô Cực chính là Ðạo, nó hằng có, vô thuỷ vô chung, trống rỗng, tịch lặng, không hình không tướng, một khối mờ mịt, hỗn độn, đặc biệt là nó đơn giản vô cùng, vượt ra ngoài cả sự nghĩ bàn của lý trí. Và mọi vật, tuy thiên hình vạn trạng, cũng đều cũng đều từ gốc Vô Cực mà ra.
Bể võ học mênh mông, môn phái như rừng, bài bản vô số; hành giả có khổ luyện hay góp nhặt đến mãn đời cũng không thể học hết, trong khi tâm trạng vẫn thấy thiếu thốn không đủ. Mang tiếng là võ sĩ, khi lâm trận vẫn không tránh được tình trạng phân tâm loạn trí, bao nhiêu bài bản chiêu thức không sữ dụng được, rốt cuộc lại xông vào đánh đấm túi bụi như những kẻ mới tập võ, không giải quyết được trận đấu. Bậc trí giả không thể không suy tư về vấn đề này.

Khi ở ngọn cành lá với muôn hình dạng phức tạp dễ làm ta hoang mang rối trí. Nhưng ở gốc thì chỉ có một, mọi thứ trở nên đơn giản, đồng thời nắm được gốc tức là nắm được ngọn, nắm được vạn vật. Bởi vậy môn Vô Cực Công đề xướng một giải pháp là đi lùi về gốc, về Vô Cực. Trở về gốc hay quy nguyên, tức tìm về căn nguyên cội nguồn của ta cũng như của vũ trụ, hầu nắm lấy nguyên lý của bản thể, để dù có ở đâu chăng nữa cũng sẽ không bị bối rối lung lạc. Chẳng những vậy, khi cầm chìa khóa Vô Cực trong tay, ta sẽ khai mở được nét đặc thù của bất cứ môn phái nào.

Các môn võ học ở cấp 'trung học' giảng dạy cho ta một kiến thức tổng quát về Bát Quái, Tứ Tượng, Ngũ Hành, để chuẩn bị cho ta vào 'đại học'. Bát Quái (Càn, Ðoài, Ly, Chấn, Tốn, Khãm, Cấn, Khôn) là tám lực căn bản trong vũ trụ, còn gọi là tám hướng, hay tám cửa. Ta sẽ có khái niệm về sự động biến của đối phương từ quẻ nào sang quẻ nào, cũng như ta nên động qua quẻ nào,...về các cửa để biết mình đang ở đâu, cửa nào đang mở cho mình đi, dồn đối phương vào các cửa nào,...vv...Tứ Tượng (Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm,Thiếu Dương) giúp ta hiểu thế nào là cương nhu lưỡng hợp - trong Dương có Âm, trong Âm có Dương. Thí dụ ta trụ tấn thao diển chiêu thức, từ eo trở xuống thì tịnh (Thái Âm) nhưng lại xiết cứng (Thiếu Dương), trong khi phần trên lại động (Thái Dương) nhưng lõng mềm (Thiếu Âm). Ngũ Hành (Long/Kim, Xà/Thủy, Hổ/Thổ, Báo/Mộc, Hạc/Hỏa) phân tích sở trường của mỗi hành, sự sinh khắc biến hóa của chúng ta ra sao, hành nào đang vượng, trị nó ra sao, v.v...

Lớp Thái Cực ở trình độ 'đại học' nhấn mạnh đến nguyên lý Âm Dương, cùng với nguyên tắc "xả kỹ tùng nhân" (bỏ mình theo người) mà hòa nhập với đối phương. Thí dụ địch tiến thì ta lùi, địch lùi thì ta tiến; nghe nặng bên phải thì ta nhả bên phải, nghe nặng bên trái thì ta nhả bên trái... Ta học thêm các yếu quyết về cách thức xử dụng châu thân, sự động tịnh, tâm thân khí kình thần, v.v...
Thái Cực và Âm Dương (Lưỡng Nghi) dễ bị lẫn lộn với nhau. Thái Cực không phải là Âm Dương, mà nó là mẹ của Âm Dương. Nhưng môn Thái Cực chú trọng ở Âm Dương với mục đích trang bị cho ta sự hiểu biết rốt ráo về cõi nhị nguyên. Và Âm Dương ở mức cùng tột của nó chính là Thái Cực, điểm giao tiếp với Vô Cực. Trên lý thuyết, Thái Cực và Vô Cực cách nhau chỉ khoãng đường tơ kẽ tóc.
Hành giả cần hội đủ Cương Nhu Dũng Trí Tịnh trên đường hành võ đạo. Song ít ai có thể tận dụng toàn bộ cả năm đức trên. Thông thường ta bị vướng mắc trong Cương và nhất là Trí. Mặc dù lý trí là người bạn đắc lực dẫn ta đi một quảng đường dài đến Thái Cực, nhưng rồi chính nó lại là chướng ngại vật cản trở bước tiến của ta ở giai đoạn cuối cùng.

Hai lực Âm Dương luôn luôn trồi xụt hoán chuyển gây sự đối đãi ảnh hưởng đến lý trí nên tâm ta sinh phân biệt. Vì tâm sinh phân biệt nên ta chấp vào ngã (cái tôi), trụ vào pháp. Có cái tôi xen vào nên tâm sinh vọng động. Do tâm vọng động nên sự vật ta cảm nhận đều bị bóp méo, cũng như mặt hồ gợn sóng làm ta không thể thấy rõ đáy hồ, cho nên mọi quyết định dựa trên lý trí sẽ dễ bị sai lạc. Hiểu rõ nhược điểm này, một cách mà đối phương có thể khai thác là lừa cho lý trí ta tính toán, khóa vào một mục tiêu nào đó, gây ra các điểm mù để hắn đánh vào. Một khuyết điểm nữa là sự tính toán chậm chạp của trí não. Trong lúc giao thủ, chỉ trong khoảnh khắc là bao biến chuyển đã có thể xảy ra mà nó không thể tính toán kịp, lúc đó bài bản chiêu thức có hay, có nhiều cũng vô ích.

Tâm động nên ta cảm thấy bất an, vì vậy lý trí góp nhặt cả vật chất lẫn kiến thức để cảm thấy được an ổn. Nhưng không khác gì trường hợp các học giả, số kiến thức họ tích lũy để dựa vào sẽ là cái khuôn giam cứng họ lại. Vả lại tâm đã bất an mà lại đi ôm đồm nhiều thêm, ta sẽ càng bị hoang mang rối loạn. Lão Tử đã vạch rõ lổi lầm này qua câu "càng học càng đi xa Ðạo"[một]. Vậy muốn cho tâm phẳng lặng không vọng động ta phải vượt lên trên Âm Dương, gạt bỏ lý trí ra ngoài, và dẹp luôn cả mớ kiến thức đã thâu lượm bấy lâu nay.

Lớp Thái Cực chỉ nhấn mạnh đến Âm Dương mà không đả động gì đến Bát Quái, Ngũ Hành. Như vậy môn Thái Cực đã lược giãn nhiều thứ rườm rà và bắt đầu hướng chúng ta về gốc, về Vô Cực. Lên đến lớp Vô Cực này là trình độ 'Tiến Sĩ', những gì ta đã học qua đều phải quên bỏ. Quên bỏ hết để trở về gốc tức là đơn giản dần cho tới khi trống rỗng, tịch lặng, không còn gì vướng bận, không còn trụ vào đâu nữa, "giãm thiểu rồi lại giãm thiểu cho đến chổ vô vi". Trở về với Vô Cực Ðạo là đi ngược với lẽ thông thường, thay vì tích trử, ta xã bỏ.

Kinh Dịch đã phân tích tường tạn và hướng dẫn một cách cặn kẽ hành trình quay về cõi Ðạo qua các quẻ:
Bắc, số 23,
Phục, số 24,
Vô vọng, số 25.
Trở về với Vô Cực tức là thi hành đạo Phục. Tuy nhiên, trước khi có thể "phản phục kỳ Ðạo", kinh Dịch nhắc nhở ta bằng cách trãi qua đạo Bác. Bác nghĩa là bóc, lột. Sự tương quan giữa hai quẻ Bác và Phục có thể ví như trái cây khi chín rụng, cần phải khô đi, rồi vỏ nó rời ra (Bác) để các hạt bên trong có cơ hội nẩy mầm đâm rễ, bắt đầu một chu kỳ mới (Phục). Ta cắt xén cho hết những gì dư thừa để bước qua đạo Phục. Cái dư thừa phải lột bỏ là những cái hay giỏi, thói quen chống trả, cùng với những khuôn khổ học thức mà chúng ta tự giam hãm ở trong bấy lâu nay. Nhờ đó hạt nhân Vô Cực mới có chổ để nẩy nở phát triển.

Sau khi "cải tà qui chánh", hoàn tất đạo Phục, tâm ta trống rỗng ở trạng thái Vô Cực, tức là trở về trạng thái hồn nhiên của trẻ thơ. Kinh Dịch nói đến sự trong trắng ngây thơ ở quẻ "vô vọng". Vô Vọng nghĩa là không vọng động, không làm việc càn bậy, Ðộng theo ý trời, đúng với qui tắc "vô ý sinh" không có cái TÔI tính toán lý luận.

Ðặc tính của trẻ con cần được suy xét sâu xa vì thánh nhân đã không tiếc lời ca tụng. Một đặc điểm của đứa bé sơ sinh là tâm vô tư, không phân biệt xấu đẹp, thiện ác, một kẻ trộm hay người thân bước vào nhà nó đều coi như nhau, vì không phân biệt nên nó không vọng động. Ðặc điểm nữa là nó có khả năng xã bỏ rất nhanh. Ðang để hết tâm trí chơi nghịch đồ chơi đắc ý nhất của nó, chỉ một giây sau nó có thể ném bỏ không thương tiếc. Nó sống trong giây phút hiện tại, không hề vướng bận chuyện quá khứ hay lo lắng việc tương lai. Nó có một đức tin phi thường, hoàn toàn tin tưởng ở sự chăm sóc của cha mẹ nên nó không cần dùng trí thông minh để xử thế. Thật ra, nó lại dựa vào sự non nớt yếu đuối để diễn đạt những ý muốn của nó. Ðiều này được nhắc đến ở câu "giống như đứa bé sơ sinh chưa biết cười... không như người đời, ta ngu xuẩn dốt nát...nhưng ta dựa vào người Mẹ chăm sóc nuôi dưỡng ta"[một]. Dĩ nhiên đây là người Mẹ Vô Cực. Ðặc điểm mềm dẽo của đứa bé về phương diện thể chất cũng được đề cao, "người có đức sâu dày có thể ví như đứa bé sơ sinh, xương yếu gân mềm, nhưng cái mềm của nó chắc", hay "cứng mạnh là kẻ đồng hành với sự chết, mềm mại yếu đuối là bằng hữu của sự sống."

Ta học hỏi ở đứa trẻ thơ để có khái niệm về Vô Cực. Ta đã thấy vì chưa phân biệt vọng động nên chưa có cái TÔI hình thành ở đứa bé thành thử trẻ thơ rất gần với Vô Cực, hay đúng ra nó phản ảnh trạng thái Vô Cực. Cứ việc "ngu si hưởng thái bình" là ở chổ này, đặt niềm tin ở Mẹ Vô Cực, tức pháp Vô Cực dẫn dắt và ta không cần phải lao tâm nhọc trí.

Môn Vô Cực Công sẽ dẫn ta trở về trạng thái mềm dẽo của đứa trẻ, dáng cách buông lõng của bộ xương, lúc chưa có lý trí xen vào, mọi động tác đều do "vô ý sinh". Nghĩa là không có ý tạo tác, sự việc xảy ra một cách tự nhiên trong khi đầu óc thoải mái không có gì vuớng bận. Ðó là thái độ khoan thai thư thái mà Quyền phổ Vô Cực Công có nhắc đến qua các câu như "Nhất kình thư bộ", chẳng hạn như ta đang nhồi bột, bất chợt có người nhờ lấy cái khăn, ta tự động với tay rút khăn một cách nhẹ nhàng khéo léo mà tâm trí hoàn toàn không để ý gì cả.

Ý niệm "vô ý sinh" có điểm tương đồng với thuyết Vô Vi, Vô Vi có hai định nghĩa, làm nhưng không phải là làm, và không làm nhưng mọi việc đều xong. Người đạt đến mức Vô Cực tuy vẫn thấy những động tác đánh đở, nhưng phải hiểu là họ không có chủ ý đánh đở, họ không còn cái tôi hay lý trí bảo tay chân phãi đở gạt thế này thế nọ. Họ có thể ví như giãi Ngân Hà, tự động xoay chuyển khi đối phương dấy động. Bỡi vậy, làm nhưng không phải là làm, không làm nhưng khi giãi Ngân Hà đi hết một chu kỳ, trở về trạng thái tự nhiên của nó thì mọi việc sẽ hoàn tất. Bởi vậy, không làm nhưng mọi việc đều xong.

Thập Nhị Huyền Công là bài quyền trọng yếu của Vô Cực Công. Các chiêu thức trong bài giải thích tiến trình sinh hóa của vạn hữu, giúp ta có khái niệm vế sự ứng hiện của Vô Cực.

1. Vô Cực Sinh Tắc Biến - từ lúc vô thủy, vũ trụ là một khối hỗn mang tán ra bốn phương, dần dần rơi xuống.
2. Thiên La Ðịa Võng - khi đã đũ sức nặng thì Thổ thành hình, tức là lúc bắt đầu có hình tướng. Ðó là lúc lưới trời võng đất bo lại sinh Âm Dương.
3. Song yến Ðồng Phi.
4. Mỹ Nhân Chiếu Kính.
5. Tiên Nữ Tán Hoa .
6. Âm Kình Chưởng . Chánh Diện Chưởng - Tứ Tượng, Ngũ Hành, Bát Quái.
7. Thần Long Bái Vĩ .
8. Dương Kình Chưởng.
9. Lôi Hoành Chưởng.
10. Hồ Ðiệp Chưởng.
11. Bạch Sư Hòa Thượng Trút Áo Cà Sa.
12. Thiên La Ðịa Võng - lùi về Âm Dương.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-07-2004   #2
Ảnh thế thân của Mắt Đêm
Mắt Đêm
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 22-03-2004
Bài viết: 1.777
Điểm: 437
L$B: 56.827
Mắt Đêm đang offline
 
Tóm được 3 bài trong này, nu_thuy_than nhé
Không sao, nhưng nếu bạn lôi sang thì lôi cả phần mọi người thảo luận rồi sang, để thông tin đầy đủ hơn, nhé!
Chúc vui!


Chữ ký của Mắt Đêm
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền.

Tài sản của Mắt Đêm
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-07-2004   #3
Ảnh thế thân của LSB-MaiPhiLong
LSB-MaiPhiLong
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 19-07-2004
Bài viết: 1.038
Điểm: 384
L$B: 2.120
Tâm trạng:
LSB-MaiPhiLong đang offline
 
bạn đọc bài này ở trang wed nào vậy có thể chỉ cho Triệu tui được không,cảm ơn nhiều he he


Chữ ký của LSB-MaiPhiLong

Tài sản của LSB-MaiPhiLong
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-07-2004   #4
Ảnh thế thân của Mắt Đêm
Mắt Đêm
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 22-03-2004
Bài viết: 1.777
Điểm: 437
L$B: 56.827
Mắt Đêm đang offline
 
Chủ yếu cũng là những bài sưu tầm thôi, nhưng có chọn lọc:
http://vothuat.thesportcity.com

Còn ở đây thì có nhiều thứ hơn, có cả các môn võ trong tiểu thuyết võ hiệp

Thân!

Tài sản của Mắt Đêm
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 17:15
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06143 seconds with 15 queries