Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 24-05-2010   #1
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.259
Bách Việt 18 đang offline
 
Nói lái

Người Việt ai mà chẳng biết chuyện Trạng ghi hai chữ "Đại phong" để đề "lọ tương" với diễn giải: Đại phong là gió to, gió to thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo lọ tương. Trong chuyện này có chỗ nói lái ("tượng lo" thành "lọ tương") là cách chuyển vị trí hai từ và chuyển dấu.
Tiếng Việt còn có cách nói lái khác là chỉ chuyển âm mà không chuyển vị và dấu. Như "tượng lo" còn có thể nói lái là "tọ lương". Cách nói lái này chính là cách "phản", được dùng trong Hán văn để ký âm những từ khó đọc. Ví dụ để ký âm chữ Hạ sách xưa dùng ghi là "Hồ nhã", Hồ nhã nói lái chuyển âm là nhỗ và chữ đầu là phát âm của từ Hạ.
Cùng với "phản" để ký âm Hán văn còn dùng cách "thiết", lấy phụ âm của từ đầu ghép với âm của từ sau để phát âm từ mới. Như trên, "Hồ nhã thiết" sẽ "đánh vần" là Hồ, ã, Hã (Hạ). Phản thiết hay phiên thiết là cách ký âm và cũng là cách tạo từ trong Hán văn, đặc biệt đối với các từ có nguồn gốc nước ngoài. Sách phiên thiết có từ đời Đông Hán, được biên tập, bổ sung nhiều lần qua các triều đại sau này và còn lưu truyền tới nay.
Quay lại câu chuyện lọ tương, suy nghĩ một chút có thể thấy giữa các khái niệm ở đây có sự tương thông ý nghĩa:
- Đại Phong: Phong trong Dịch lý là tượng chỉ hướng Tây. Phong Châu là đất Tây thổ.
- Chùa: liên quan đến đạo Phật và nước Ấn Độ. Nước Ấn Độ xưa trong tiếng Hán có nhiều tên như Đại Thực, Thiên Trúc và Thận Độc. Ta thấy Đại Thực là Đại Thục, Thục hay Thụt là phương mặt trời lặn, phương Tây. Thiên Trúc đọc theo phiên thiết Th, úc, Thúc, cũng là Thục. Thận Độc phiên thiết cũng cho Thộc hay Thục. Cả Thiên Trúc và Thận Độc chỉ là cách ký âm phiên thiết của từ Thục, chỉ nước ở phía Tây.
- Tượng lo: Tượng hay Tịnh, Tĩnh cũng là mã tin của phương Tây (phương tĩnh).
Như thế những từ Đại Phong - Chùa - Tượng có sự tương thông ý nghĩa chứ không chỉ là giải nghĩa theo nhân quả.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/


Chỉnh sửa lần cuối bởi Bách Việt 18: 24-05-2010 lúc 16:14.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-06-2010   #2
Ảnh thế thân của cụ non
cụ non
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-01-2008
Bài viết: 54
Điểm: 39
L$B: 10.264
cụ non đang offline
 
Thật bái phục cách lý giải này, thật sự trước giờ mới biết hết ý nghĩa của câu nói láy này của trạng Quỳnh .Nếu thật sự Bách Việt 18 phân tích ra được như vậy quả thật là một "cao nhân".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-06-2010   #3
Ảnh thế thân của qttvpvtd
qttvpvtd
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-12-2009
Bài viết: 10
Điểm: 1
L$B: 1.567
qttvpvtd đang offline
 
Phân tích như vậy thiệt là quá hay.
Chắc BV18 phải nắm rõ cả 2 ngôn ngữ Việt - Hán lắm

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-06-2010   #4
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.259
Bách Việt 18 đang offline
 
Tôi chẳng biết gì về Hán văn cả, mà suy nghĩ theo cảm nhận của mình. Ở đây muốn nói tới phép phiên thiết, là một trong những cách tạo từ của ngôn ngữ Hán và Việt ít được biết. Nếu dùng phép phiên thiết này thì có thể thấy thêm một số vấn đề văn hóa lịch sử:
- Phù Đổng phiên thiết thành Phổng, có lẽ chỉ việc Thánh Gióng lớn nhanh như thổi?
- Chăm pa (Chiêm bà) phiên thiết thành Chà. Liệu có phải là Chà trong Trà Kiệu (thủ đô của Chiêm), Trà Bồng, Trà My? Và có phải là Sa trong Sa Huỳnh, Hoàng Sa, Trường Sa không (Chiêm còn phát âm là Xiêm, nên Xiêm bà phiên thiết thành Xa hay Sa)? Cũng có thể đây cũng là biến âm của Đà trong Đà Nẵng, Đà Bàn.
- Phù Nam phiên thiết thành Pham. Phạm hay Phan là họ của các vua Chiêm và Phù Nam. Còn có Phan Rang, Phan Thiết có liên quan gì tới Phù Nam không?

Vấn đề trúc trắc là tại sao cần có phiên thiết trong tiếng Hán Việt? Lý do là dân ta đã có thời dùng song ngữ (Hán Việt và tiếng Nôm). Để ký âm Nôm (tên địa phương) sang tiếng Hán Việt (tiếng "quốc ngữ" thời phong kiến) một số từ phải đọc bằng phiên thiết chứ không đọc nguyên âm hay phiên dịch.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 17:05
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05201 seconds with 15 queries