Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 07-04-2011   #1
Ảnh thế thân của lamvi
lamvi
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 20-02-2010
Bài viết: 76
Điểm: 71
L$B: 3.885
lamvi đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi quandoantung Xem bài viết
thế này nhá
phù là khói
vân là mây
can là từ đọc trại của từ càn có nghĩa là xô,đẩy
qua là từ đọc trại của từ quả có nghĩa là kết quả
...
Khi trả lời trong QTG/LVĐ, không nên trả lời bừa như thế, không hiểu thì hỏi, đừng dương dương tự đắc tự cho mình là thầy người ta không bằng, căn cứ vào câu mở đầu “thế này nhá” không viết hoa chữ đầu-sai lỗi-, lại có tính hách dịch, làm cho người xem nhìn lại thấy mà ngán ngao, đánh giá ngày nay sao lại có cái học bát nháo như thế này?!

Để làm sáng tỏ, xin đưa ra đây hai từ ghép phù vân( 浮雲)can qua(干戈), không lầm lẫn gì ta phải giải thích theo tiêu chuẩn tư duy chữ nghĩa như các bạn trên giải thích đúng theo chừng mực nào đó dễ thuyết phục, riêng bạn thì tự sướng, giải thích theo ý mình, khi bảo chữ phù= khói, thì hết chỗ nói, bạn thử tìm hơn mười mấy chữ phù cùng âm trong tự điển Hán Việt thử có chữ nào phù là khói không?. Còn chữ can bạn cho biến âm thành càn(can-->càn) rồi cho đó là “xô,đẩy”-(may mà bạn không bảo đó là quẻ càn= trời đứng đầu của tám quẻ đơn Phục Hy có lẽ thâm diệu hơn…)-, thì bạn đã đi qúa xa về nghĩa từ của câu hỏi, nó chẳng liên quan gì đến từ ghép can qua.

Chữ nghĩa khó chơi…, có gì khó nghe xin bạn thứ cho!


@Xem một vài định nghĩa trong tự điển]:

A/-Phù vân(浮雲 ):
-E: Floating clouds.
-F: Nuages flottants.
-V: Phù: Nổi trên mặt nước, nổi lên, hư không. Vân: mây. Phù vân là đám mây nổi.

.Phù vân là chỉ việc gì chóng tụ mau tan như đám mây.
-Phú quí như phù vân: Sự giàu sang như đám mây nổi.
-Sách Luận Ngữ: Bất nghĩa nhi phú thả quí, ư ngã như phù vân. Nghĩa là: Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, đối với ta như đám mây nổi.


B/-Can qua(干戈 ):

-E: Buckler and lance: the war.
-F: Boucher et lance: la guerre.
-V:Can: cái mộc dùng để che tên đỡ giáo của lính đánh giặc thời xưa. Qua: cây giáo, một thứ vũ khí bén nhọn.

.Can qua là chỉ việc chiến tranh.

Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến lamvi vì bài viết hữu ích này:
chim én (07-04-2011), Con Hủi (07-04-2011), Lukeng (07-04-2011), nguyentu (08-04-2011)
Cũ 10-04-2011   #2
Ảnh thế thân của lamvi
lamvi
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 20-02-2010
Bài viết: 76
Điểm: 71
L$B: 3.885
lamvi đang offline
 
Khi bạn xét về âm-ngữ nghĩa của từ Hán Việt phải lưu ý đến hình tượng của nó,để tìm ra những từ có liên quan đến âm cuả từ ấy, thí dụ như bạn gán cho hai thành ngữ:

-phù vân=> phù phiếm-=>phù du rồi đưa ra hai câu thơ của cái bạn gọi là cuộc đời trong “cảnh phù du/khói bay chốc lát lại về hư không” cho là “của thanh quan huyện lão bà”, thì thật làm buồn lòng cổ nhân, bạn không nên đem rác rưới… bảo của cổ nhân, mà thật thì có viết gì cũng vô ích vì với kẻ hậu sinh đến cái tên kính trọng của cổ nhân cũng không dám viết hoa và lại còn đặt tên họ ngược nữa là…

-Can qua trong đó từ can-=>Càn bạn cho là từ cổ Việt…

Cái lối xét nét này thuộc về Ngôn Ngữ Học, còn ở đây là box Luận Văn Đàn, những thành ngữ phù vân can qua là những cụm từ chuẩn đi đôi không có quyền tách hay thay đổi, nếu thay đổi thì trở thành vô nghĩa, khi bàn luận phải giữ âm-nghĩa-hình của từ, nhớ là trong chữ Hán, mỗi chữ hầu hết đều cấu tạo theo một tượng hình, nó có tính vô ngôn mà ta thường bảo “Ý tại ngôn ngoại”, vậy nên tùy câu mà ta xét tới…

Trong câu CH nêu hỏi ý kiến “Sự đời như thể phù vân, can qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười.”, đây chỉ là câu trong một phút thoáng qua con người thấy việc chiến tranh thật vô nghĩa, thật vô thường…, nên tự ta thán dùng hai thành ngữ Hán-Việt phù vân/can qua tỉ với dăm ba tiếng cười

Nếu bạn khăng khăng cho ý bạn là đúng, thì thử thế những từ bạn cho là cùng nghĩa để xét rồi bình thử xem sao:

Sự đời như thể phù vân, can qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười= Sự đời như thể phù du (phù phiếm) , càn qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười
(phù vân thế vào phù du hay phù phiếm | Can qua thế vào càn qua)

Còn bình gì được nữa không?!, vì như đã nói trên, thành ngữ tục ngữ nó hình thành như vậy là như vậy bạn theo nó mà bình chứ không theo nó mà sửa hay tu từ…

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến lamvi vì bài viết hữu ích này:
Con Hủi (10-04-2011)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 22:45
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,04441 seconds with 15 queries