Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

 
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 05-10-2007   #1
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.398
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Dịch Lý vận vào Thi ca

Kiều:

Sư liên quan và hệ lụy giữa tam giáo: Phật, lão, Khổng được đề cập khi bình Kiều hầu như từ xưa đến nay dẫy đầy trên sách vở; rất ít người để ý đến một khía cạnh khác đầy ma lực đã ảnh hưởng đến cuộc đời của từng nhân vật trong truyện mà Nguyễn Du đã dày công tạo dựng căn cứ vào Dịch lý để lý giải về sự chi phối của cõi vô hình có sự liên kết định mệnh với nhau.

Điều nầy có thể thấy người bình dân thường dùng truyện Kiều để bói toán thay vì Kinh Dịch, vì Kinh Dịch là sách bói toán khó hiểu trong khi Kiều đơn giản chỉ cần xấp sách lại vuốt lên gáy sách, lim dim mắt lại thành kính vái: “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên,lạy Tiên Thúy kiều…” và dở trang sách đọc tìm ý nghĩa trong câu thơ liên quan đến điều muốn hỏi, là có thể đoán ngay khá linh nghiệm.

Như vậy sức thuyết phục của truyện phải nằm ở nơi tinh thông Dịch Lý nhập hồn của bậc thi thánh- Nguyễn Du- vào từng mỗi câu thơ khi viết ra đều ẩn dụ hay hoán chuyển đồng cảm cho từng thân phận, cảnh ngộ con người trong cõi nhân sinh…

Trước tiên xin giới hạn ở đây chỉ bàn cốt lõi vào nhân vật đầu tiên là Kiều, không đi sâu vào Dịch Lý mà chỉ nêu lên những hình tượng ấn dấu vào cuộc đời gian truân của Kiều soi rọi qua Kinh Dịch.

Như ta biết, Kiều là chị cả trong gia đình, mà chị cả thì trong Kinh Dịch thuộc quẻ Tốn là gió, suốt trong truyện mệnh số của Kiều liên quan đến gió, không phải gió thường mà là “ Gió táp mưa sa…”, con người đa cảm, đa tình của nàng đã vận mệnh nàng vào đó, ngay ngày du Xuân trong tiết tháng ba, khi nàng vừa tuổi cập kê, cùng với hai em nàng đã lộ ra cảm tính khác thường, khi thấy một nấm mộ hoang lạnh không một nén nhang thắp viếng là xúc động bồi hồi hỏi Vương Quan :

Rằng sao trong tiết thanh minh
Mà sao hương khói vắng tanh thế này?

Là con người tài hoa, đa tình đa cảm lại sắc nước hương trời mà lại sinh nhằm vào thời Nho Giáo, người con gái bị ràng buộc bởi “tam tòng tứ đức” đè nặng không lối thoát đã đưa Kiều vào một cuộc phản loạn nội tâm(Freudisme) chờ cơ bộc phát, và ngày du Xuân của cô gái khuê các đầu tiên chính là lúc nàng mở tâm can về một cõi mênh mang, ở đó nàng có thể ký thác tâm tư tình cảm mà chính nàng cũng chưa dự liệu. Vậy thì vì đâu cũng như bao nhiêu người con gái đài trang khác lại chỉ mình nàng vấy víu vào tục lụy, chính là cái tâm bị khuấy động không kìm toả vì sự đè nén định mệnh quẻ Tốn cuả nàng. Quẻ Tốn(gió) bao gồm ba hào, một hào âm(sơ lục) nằm dưới bị đè bởi hai hào dương(cửu nhị & cửu tam) trên, nếu hào âm chịu phép nằm im thì hai hào dương trên cứ phớt qua và sóng êm gió lặng, nhưng khốn nỗi vì hào âm phản ứng bởi sức ép của hai hào dương thì sự việc sẽ nguy hiểm khôn lường vì hào cửu nhị thì chao đảo nguy hiểm, hào cửu tam thì a dua đưa đẩy đinh mệnh nổi trôi, cho nên tâm kiều phát khởi khi thấy ngôi mộ Đạm Tiên tẻ lạnh dưới cầu bên khe suối lòng nàng nao nao như dòng nước uốn quanh…, đắm mình vào nỗi sầu khổ bi ai khóc than cho một kiếp “má hồng” và rồi khắc thơ vào cây- “vạch da cây vịnh bốn câu ba vần” và hệ lụy khởi đầu là một trận cuồng phong nổi lên do hồn ma Đạm Tiên nương theo lời cầu hiển linh cho nàng biết số kiếp của nàng không phẳng lặng mà đầy phong ba bão tố

Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay
Ào ào đổ lộc rung cây
Ở trong dường có hương bay ít nhiều…

Đa cảm, đa sầu đã biến cô gái xuân xanh vừa tuổi cập kê trong ngày du xuân thay vì tung tăng bên bờ cỏ xanh mướt tận chân trời… thì lại âu sầu ảm đạm thương vay khóc mướn bên mộ người ca kỷ hồng nhan bạc mệnh rồi suy nghĩ mông lung tự gá vào đời mình để khắc khoải lo âu, vậy không phải là mệnh Gió=Tốn đầy khí dương bốc lên đè âm khí nặng nề của một buổi chiều vàng vọt, báo cho cuộc đời “gió táp mưa sa…” về sau sao ?!.
Suốt đời Kiều rồi đây khó mà có “gió mát trăng thanh” mà chỉ toàn là Gió:

…giật mây vần
…táp mưa sa
…thảm mưa sầu

Và khi bán mình chuộc cha, trước khi cất bước ra đi vào con đường sương gió, Kiều đã tiên cảm được khi chết đi mình sẽ trở về với Gió, và dặn dò Thúy Vân những lời thống thiết bi ai:

Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Và ngay cả khi Kim Trọng tương tư cũng lảng vảng thấy nàng như gió lơ phơ lất phất khẽ động bên mình:

Mành tương phơn phớt gió đàn
hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình

Hay:

Bẻ bai rầu rĩ tiếng tơ
trầm bay nhạt khói gió đưa lay rèm

Hay:

Dường như bên nóc bên thềm
Tiếng Kiều đồng vọng bóng xiêm mơ màng

Trong suốt quãng đời sương gió, khi ở thanh lâu, Gió và Kiều là một, khi nàng bị Sở Khanh luờng gạt bằng trò “quyến gió rủ mây” đưa nàng đến chỗ không có lý do gì để thoái thoát nữa mà phải chấp nhận tiếp khách ăn chơi ”dập dìu lá gió cành chim” đến độ chê chán ê chề “mặt sao dày gió dạn sương” và rồi buông thả theo số mạng, chấp nhận khổ lụy chơ vơ không cần thiết gì nữa “thờ ơ gió trúc mưa mai”, và rồi quẳng đi một thời gian dài mười lăm năm dập liễu vùi hoa đến khi gặp lại được Kim Trọng, tình xưa nghĩa cũ chan hòa, những khát khao một mối tơ tình vương vấn, nhưng khi sực tỉnh quá khứ lại đè nặng lên tâm hồn nàng, lần nữa nàng thảng thốt thưa “chữ trinh còn một chút này…” và rồi nàng đành chấp nhận với mệnh số không còn dám tơ tưởng gì nữa:

Một lời tuy có ước xưa
Xét mình dãi gió dầu mưa đã nhiều
Nói càng hổ thẹn trăm chiều
Thà cho ngọn nước thuỷ triều chảy xuôi

Số mệnh của Kiều là Gió nên trở về vớì gió, cũng như cát bụi về với chốn hư không, suốt đời nàng bị chi phối cùng cực của quẻ Tốn mà Nguyễn Du đã cài cho nàng hay cho chính mình cũng thế thôi!... (còn tiếp)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Lukeng (18-11-2010), nguyentu (10-09-2010), OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
 


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 23:27
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,12132 seconds with 15 queries