Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

 
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 16-02-2010   #1
Ảnh thế thân của MộtTênGọi!?!
MộtTênGọi!?!
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-12-2009
Bài viết: 25
Điểm: 54
L$B: 2.127
MộtTênGọi!?! đang offline
 
Ngồi buồn phiếm luận mà chơi

Làm sao để giải thoát khỏi vòng khổ não?

Trời đất quỷ thần ơi, giật cái tít sao đao to búa lớn thế? Oan ông Địa cho tôi lắm đó nghe. Tay tôi nhỏ xíu gầy xương, đao to búa lớn sao cầm nổi.

Theo triết lý nhà Phật cho rằng, muốn thoát ra khỏi cõi trần ai bể khổ là phải làm sao thoát ra khỏi vòng luân hồi, tức là làm sao sau khi chết khỏi phải đầu thai trở lại cõi trần nữa. Đoạn này thì tôi phân vân quá, tôi vẫn muốn trở lại cõi trần để tìm một ai đó, có được ko nhỉ? Chẳng hạn như yêu một người nào đó mà kiếp này ko được chung đôi thì hẹn nhau kiếp sau sẽ yêu lại, yêu nữa. Để coi luân hồi có gì vui? Muốn thoát ra khỏi vòng luân hồi thì phải lo tu để diệt dục. Nghe ớn lạnh ghê nghe.

Nhưng theo tôi suy lý thì thấy triết lý Phật giáo cũng lẩn quẩn loanh quanh chẳng khác nào cái vòng luân hồi của họ nghĩ và tin. Vì chỉ xét ngay trong cái ý niệm diệt dục đã bất thông ngay nội tại của căn bản luận lý. Thử hỏi làm sao mà diệt dục cho được? Và nếu diệt được dục thì có còn là cảnh sống nữa ko? Ngay ý nghĩa của chữ DụcHam Muốn, thì cái ý muốn diệt dục đó cũng là một sự ham muốn ngay trong đó rồi. Diệt cái dục này để tạo cái dục khác cũng là cái "nòi giống dục", thì việc làm đó chẳng khác nào việc thay vị đổi ngôi, hay thay thầy đổi chủ mà thôi. Xin dẫn lý rằng con người cũng như muôn loài cầm thú nói chung là những động vật, tức có đời sống hoạt động. Nếu nói rộng ra nữa thì thực vật cũng là những sinh vật tuy ko có sự di động rõ ràng, nhưng vẫn có sự sinh sống hấp thụ và sinh trưởng. Thì sự sống của con người cần phải có những nhu cầu thiết yếu để sống. Muốn sống và có những nhu cầu để sống, thí dụ như nhu cầu ăn uống, tức là sự ham muốn, đó là ý nghĩa của dục. Vậy làm sao diệt dục? Giả sử nghe, nếu diệt được dục tức là ko còn ăn uống để khỏi phải hoạt động đi tìm vật ăn uống, thì sinh vật đâu còn sống nữa ko? Giả sử nữa nghe, sinh vật ko cần ăn uống mà vẫn sống, thì sự sống ấy chẳng khác nào như đất đá, thì sống như vậy có còn thích thú gì để sống ko? Kết luận rằng, ko sao diệt được dục, vì chính cái chủ trương diệt dục cũng là một hình thức dục rồi. Cũng như chính những kẻ chủ trương hô hào đưa ra ý thức hòa bình để chống chiến tranh thì chính những kẻ đó, chủ trương đó cũng là chiến tranh trong đó rồi. Vì họ chủ trương chống lại một cái khác, thì ngay trong ý thức chống vẫn đồng nghĩa với chiến tranh. Đó là cái vòng lẩn quẩn luận lý chẳng khác nào cái vòng luân hồi. Cho nên tôi suy lý mà nói rằng, nếu tôi đi tu lại chính ra tôi có ham muốn nhiều hơn kẻ sống tự nhiên ko tu. Vì sao? Vì kẻ sống tự nhiên họ chỉ có lòng ham muốn ngay trong kiếp sống hiện tại mà thôi. Còn tôi lo tu là có ý thức ham muốn cả cho kiếp sau hoặc cho cả sau khi chết mà tôi tưởng còn có cái thế giới bên kia để tôi đến đó nữa, nên tôi lo dọn mình trước cho kiếp này, chẳng khác gì người gởi tiền vào ngân hàng vì mục đích đầu tư. Và nếu thế thì sự tu của tôi phải cạnh tranh nhiều hơn, rồi do đó lại tạo thêm nhiều khổ não nữa. Nhưng như vậy thì ngay cả điều này cũng ko phải là đường lối và phương pháp diệt dục để giải thoát khỏi cảnh khổ. Tôi phiếm về sự giả sử đi tu của chính tôi, bạn nào muốn tu thì đừng để tâm đoạn đó nghe.

Lịch sử nhân loại đã cho thấy cụ thể hiển nhiên, từ cổ kim đã xảy ra bao trận chiến tranh khốc liệt giữa các tôn giáo tín ngưỡng, giết nhau hàng triệu triệu người. Thời trước Tây lịch, tại Ấn Độ đã có những trận chiến lâu dài giữa Ấn giáo và Bà La Môn, rồi tiếp trận chiến giữa Hồi giáo từ Pakistan, Afganistan vào cạnh tranh, lấn áp xâm chiếm. Ấn Độ là một dân tộc đa thần giáo vẫn ầm ỉ duy trì mãi qua thời gian cho đến nay. Tại Âu Châu thì cuộc chiến kinh hồn với ý đồ cố tiêu diệt lẫn nhau giữa Do Thái giáo và đạo Ki-Tô. Rồi ngay cả trận chiến giữa tôn giáo tín ngưỡng với dân chúng ngoại đạo như trận Thánh chiến (Guerre de Croix) mà dân Âu Châu phải vùng dậy để lật đổ quyền thống trị , đàn áp, bóc lột của Giáo hội. Và ngoài hình thức chiến tranh tôn giáo còn luôn có ý thức cạnh tranh kỳ thị ngấm ngầm giữa các tín ngưỡng, vì mỗi tôn giáo tín ngưỡng đều có ý thức riêng, đó là lòng ham muốn riêng. Vậy thử hỏi làm sao mà diệt dục, và làm sao cho đời khỏi khổ. Ai mà cãi được luật tự nhiên? Con người mang thân xác và phải lo cạnh tranh để nuôi cái thân xác đã khổ rồi, lại còn thêm lòng ham muốn vô cùng nữa thì tất nhiên phải khổ. "Hữu thân hữu khổ" là cái lý tất nhiên nội tại. Lão Tử nói "Ta khổ vì ta có thân. Nếu ta ko có thân thì ta đâu có khổ'. Vậy, hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai.

(ct)

Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến MộtTênGọi!?! vì bài viết hữu ích này:
lamvi (07-03-2010), Lăng Độ Vũ (22-02-2010), Nắng (14-03-2010), TC NGUYỄN (18-02-2010), thai_tu_dan (16-02-2010)
 


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 22:11
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,13966 seconds with 15 queries