Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-06-2009   #1
Ảnh thế thân của blackdeathyu
blackdeathyu
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 04-05-2009
Bài viết: 82
Điểm: 17
L$B: 4.288
Tâm trạng:
blackdeathyu đang offline
 
Bánh Tép Lá cẩm

Hiện diện như một nét văn hóa của miền Nam, từ thời khai hoang lập ấp những cư dân đầu tiên của vùng đất này đã biết gói bánh tét bằng gạo lúa nổi để cúng tạ ơn trời đất, tạ ơn ông bà tổ tiên. Ngày nay, mặc dù thị trường bánh mứt Tết phong phú nhưng đối với người dân vùng đất phương Nam đòn bánh tét là thứ không thể thiếu được trong những ngày Tết cổ truyền.
Bánh tét vốn khá quen thuộc với người dân miền Nam, thế nhưng cách làm bánh tét thì không phải nơi nào cũng giống nhau. Nếu ở Sài Gòn bánh tét chỉ thuần túy dùng gạo nếp và đậu xanh thì xuống đến miền Tây bánh tét trở nên “đa sắc” hơn với bánh tét ngũ sắc, bánh tét lá dứa, bánh tét gấc, ra đảo Phú Quốc thì có bánh tét mật cật... Và góp phần vào sự phong phú đa dạng của bánh tét miền Nam, người Cần Thơ có một loại bánh tét rất nổi tiếng là bánh tét lá cẩm.

Tại Cần Thơ, có rất nhiều lò và cơ sở làm bánh tét khá nổi tiếng như lò bánh tét của chị Tư Ðẹp, chị Tư Cẩm, Minh Tân... nhưng nhắc đến bánh tét lá cẩm thì mọi người thường nhắc đến bà Sáu Trọng hay hàng xóm quen gọi bà là “Bà Sáu bánh tét bánh ít.” Tuy không có lò hay cơ sở sản xuất lớn như các chủ khác ở trung tâm thành phố Cần Thơ, nhưng cái tên bà Sáu Trọng đã gắn liền với loại bánh tét lá cẩm ở đất Bình Thủy này.

Tôi tìm đến nhà của bà Sáu vào những ngày cuối Tết, căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm 127 đường Trần Quang Diệu (quận Bình Thủy) khá yên tĩnh nhưng luôn chộn rộn với nồi bánh tét to luôn đỏ lửa nghi ngút khói. Các thành viên trong gia đình bà Sáu đang ngồi quây quần trước hiên nhà, mỗi người một việc, người gói bánh, người xào đậu làm “nhưn,” người xé lá cắt dây... Gói bánh đi bán từ thời con gái 15-16 tuổi đến nay đã 77 tuổi bà Sáu vẫn gắn bó với nghề gói bánh. Dù bà Sáu đã chính thức “bàn giao” xề bánh tét bánh ít ở chợ cho người con gái út của bà là chị Út, vậy mà: “Con Út đi bán, bà già rồi tụi nhỏ không cho bà đi bán nữa! Tuy đã “truyền” nghề lại cho nó nhưng cũng phải tiếp nó một tay, còn sức thì còn làm, giúp đỡ con cháu được gì thì cứ giúp, đôi khi cũng phải chỉ dạy nó nhiều thứ! Bà đã gắn bó với cái nghề gói bánh tét bánh ít này từ cái thời mười lăm mười sáu, đến nay đã bảy bảy rồi! Bưng xề bánh đi bán nuôi cả đàn con, bây giờ tụi nó lớn hết trơn! Bà có cháu nội cháu ngoại hết rồi!” Bà Sáu vừa kể vừa mời tôi “Ăn một khoanh đi cháu!”

Bánh tét lá cẩm là một loại bánh vừa thơm ngon vừa thẩm mỹ, đặc biệt dành riêng cho các ngày lễ hội quan trọng, bà Sáu cho biết khách hàng quen của bà Sáu ở khắp nơi, không chỉ ở địa phương mà tận các vùng Kiên Giang, Long Xuyên, Hậu Giang... mọi người vẫn thường xuyên gọi điện thoại đặt bánh vào các dịp giỗ chạp, lễ lạc từ mấy chục năm nay. Và đặc biệt là những khách hàng Việt kiều, họ thích ăn bánh tét của bà Sáu vì nó “tự nhiên, vừa ăn”. Tôi đã nghe một vài nhận xét rất chân tình của một vài người quen thích ăn bánh tét của bà Sáu rằng: “Ở Cần Thơ vẫn có nhiều lò gói bánh tét lá cẩm, bánh tét ba màu có nhưn thập cẩm được một số người đánh giá là “ngon hơn” bánh tét của bà Sáu nhưng theo tôi ăn kỹ và ăn lâu thì mới thấy bánh tét của bà Sáu “ngon dai” hơn bánh
tét ở những lò khác. Bánh tét của họ ngon ở miếng đầu thôi còn bánh tét của bà sáu “vừa ăn” từ da bánh đến nhưn bánh nên có thể ăn lai rai “từ hăm đến ra mùng” hết rồi vẫn thấy thèm hoài!”


Theo chị Út - con gái của bà Sáu, muốn có một đòn bánh tét lá cẩm ngon, người gói bánh phải mất nhiều công phu: “Trước hết, phải chọn được loại nếp mù u dẻo tròn, lá cẩm hái về rửa sạch rồi nấu lấy nước. Trước khi gói, nếp phải vo sạch, để ráo, sau đó đem xào với nước cốt dừa, dằn thêm tí muối, sau đó tiếp tục xào nếp với nước lá cẩm. Nhưn dành cho loại bánh tét lá cẩm này cũng hết sức phong phú, có thể là nhưn chuối, nhưn đậu ngọt, nhưn thịt, nhưn mỡ, nhưn tôm khô, lạp xưởng, giò heo bắc thảo, trứng, đậu phộng, nắm đông cô... Phần nhưn luôn tùy theo yêu cầu của khách mà mình làm. Cũng có cả bánh tét nhưn chay!”

Mất từ 4-5 tiếng để nấu một nồi bánh tét, bà Sáu còn cho biết thêm muốn bánh tét “ăn lâu” khi gói phải buộc thật chặt. Khi bánh chín, cắt ra một khoanh sẽ thấy sự phối màu thật đẹp mắt: bên trong khoanh bánh màu tím thẫm là một chút màu vàng của đậu, màu trắng của mỡ, màu hồng của thịt nạc, màu đỏ cam của tròng đỏ trứng vịt muối. Cũng theo lời chị Út căn dặn, trung bình một đòn bánh tét lá cẩm có thể để trong năm ngày đến một tuần, nếu muốn để lâu hơn thì phải cất vào ngăn đá tủ lạnh, khi ăn đem ra “hấp lại” bánh tét vẫn ngon như mới nấu.

Bánh tét lá cẩm không chỉ dùng để đãi khác những ngày đầu năm đậm đà hương vị quê hương mà có thể mang tặng những người thân quen một cặp bánh tét lá cẩm có màu tím thủy chung với ý chúc một năm mới tràn đầy hạnh phúc và thịnh vượng.

Cách làm bánh tét lá cẩm:
Nấu trong 5 giờ gồm 30 bánh
Nguyên liệu:
* Phần vỏ bánh:
· 2 kg nếp (không lộn gạo
· 800 gr dừa khô
· 2 muỗng cafê muối
· 3 xấp lá chuối hột
· 1 bó dây lạt
· 1bó lá cẩm
*Phần nhân bánh:
· 600gr đậu xanh cà
· 200gr mở thịt
· 5 tép hành lá
· 5 muỗng café mỡ nước
· ½ muỗng café muối

Cánh làm:
1/ Nhân bánh:

  • Dừa khô vắt lấy 2 chén nướccots và 4 chén nước giảo.
  • Đậu xanh ngâm nở, đãi vỏ,nấu chín với nước giảo dừa, rồi đánh cho nhuyễn.
  • Hành lá xắt nhuyễn.
  • Mỡ thịt trần qua nước sôi, xắt sợi dài 10cm, vuông 1cm
  • Bắc chảo lên bếp, chế vào 5 muỗng mỡ nước, mỡ vừa nóng cho hành lá vảooi đến đậu xanh, muối, tất cả trộn đều khoảng 5 phút, nhắc xuống chia làm 30 phần



Nắn 1 phần đậu xanh mỏng ra cho sợi mỡ vào giữa bao kín mỡ


2/ Xào nếp:
· Lá cẩm nhặt lấy lá,, rửa sạch, cho 2 chén nước lã vào, bắc lên bếp nấu đến khi còn khoảng 1 chén, lọc lấy nước lá cẩm, bỏ xác lá.
· Bắc chảo lên bếp, chế vào 1 chén nước lá cẩm và 2 chén nước cốt dừa nấu cạn bớt 1/3, còn lại khoảng 2 chén, cho nếp, 1 muỗng rưỡi muối vào xào đến khi nếp ráo hơi
có nhựa, nhắc xuống, chia làm 30 phần bằng số lượng nhân



3/ Gói bánh:
· Lá chuối xé hình vuông 25cm, lá bọc ngoài.
· Lá nhỏ khoảng 15cm đặt phía trong.
· Lá bịt đầu căt ngang 5cm, chiều dài 15cm.
· Tất cả đem phơi héo hoặc trụng qua nước sôi, lau sạch cắt bớt sống lá.
· Trải lá ngoài, lá phía trong đặt mặt phải đặt ngược chiều với lá ngoài.
· Cho nếp vào, dàn mỏng ra đều 4 cạnh, sau đó đặt nhân vào giữa



Gấp 2 mí lá ngoài lại vứi nhau, cuốn tròn , dùng dây lạt cột ở giữa



Tiếp đến bẻ 1đầu lá dằn xuống cho dẽ nếp, dùng kéo cắt bớt lá dư.Gấp đầu lá thành hình vuông, đặt hai miếng lá bịt đầu chéo nhau



Dùng dây lạt buộc lại cho chặt, đầu còn lại làm tương tự




Tiếp tục dùng dây lạt buộc giống đầu đòn bánh - tức buộc 2 đầu chéo nhautheo chiều dọc đòn bánh đẻ giữ cho lá 2 đầu không bung ra




Dùng dây lạt buộc từ 6à 8 vòng ngang hay còn gọi là nứt bánh





Phần dây nứt bánh còn thừa xoắn cho dây cuộn lại,cuốn thành bím





4/ Nấu bánh:
· Bắc nước thật sôi, xếp bánhvào hấp, đun lửa sôi liên tục, không đứt quãng. Đun khoảng 2 giờ cho bánh chín.
5/ Yêu cầu thành phẩm:
· Bánh gói đều tay, nếp dẽ chặt, nhân phải ngay giữa,
· Bánh có vị béo, mặn, ngọt vừa ăn .


ST: muivi.com



Chữ ký của blackdeathyu
Cầu Mong Những Bản Lề Của Tình Bạn Không Bị Rỉ Sét.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến blackdeathyu vì bài viết hữu ích này:
Kinh-10-Cai (13-06-2009)
Cũ 22-06-2009   #2
Ảnh thế thân của anhson9
anhson9
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 11-04-2005
Bài viết: 1.192
Điểm: 439
L$B: 12.972
Tâm trạng:
anhson9 đang offline
 
Đặc sản chổ tớ đang ở là 5 nước,4 đá,một nước cốt chè.trà đá là đặc sản mà tớ thấy bày bán nhiều nhất ở nơi tớ đang sống


Chữ ký của anhson9
Tuyển người yêu chỉ tiêu mắt lác

Tài sản của anhson9
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-06-2009   #3
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.341
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Bánh bèo

Giới thiệu

Bánh bèo là một món bánh rất thịnh hành ở miền Trung, ngoài ra cũng có nhiều ở miền Nam Việt Nam.

Bánh bèo gồm có ba phần chính là bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm, một hỗn hợp mà nước mắm là thành phần chính và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc...

Tại miền Trung, bánh bèo thường được phân ra làm hai loại là bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế. Bánh bèo Quởng Nôm thường thì bánh to, dày, ăn với nhân là bột nấu nhão gồm có thịt, tôm băm, hẹ, khi ăn bỏ thêm ít hành phi, ớt băm. Bánh bèo Huế có khác chút ít, bánh mỏng hơn, có bột tôm sấy, khi ăn kèm theo da heo chiên giòn. Bánh bèo miền Trung đa phần đúc bằng chén (bánh bèo chén). Sang tới miền Nam thì bánh bèo có nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng thường là ăn chung với nhiều loại bánh cũng như gia vị khác, làm cho hương vị đặc trưng của bánh bèo mất đi phần nào.

Tên bánh bèo có thể xuất phát từ hình dạng của nó: giống như cái lá của cây bèo.

Cách làm

Nguyên liệu:
- 150g bột gạo - 100g bột năng - 200g tôm đất sống - 100g nạc dăm - nước mắm ngon và ớt xanh - 1 muỗng cà phê đầu hành băm nhỏ - muối, tiêu, dầu - 2 muỗng canh hành lá cắt nhỏ


Cách làm:
- Cho bột gạo và bột năng vào tô lớn. Pha 3 chén nước lạnh, nêm chút muối và một muỗng canh dầu ăn, khuấy bột tan trong nước. - Cho nước lạnh và xếp chén vào xửng nấu sôi nước trong xửng 10 phút, chén nóng múc bột vào 1/2 chén, hấp 15 phút bánh bèo chín, lấy ra để nguộị - Tôm lột vỏ lấy chỉ đen trên lưng, thịt băm nhỏ cùng tôm, ướp muối tiêu và đầu hành - Nấu dầu sôi cho hành lá vào trộn đều 5 phút, múc ra chén, cho tôm thịt vào xào chín, nhấc xuống - Bày bánh bèo ra đĩa, múc tôm thịt cho lên bánh bèo, và rưới mỡ hành, dọn ăn cùng nước mắm và ớt xanh.

(Sưu tầm từ nhiều nguồn, Wikipedia, phithuongbatphu,...)


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Dương Nghiệp vì bài viết hữu ích này:
Cũ 03-07-2009   #4
Ảnh thế thân của phieu_dieu_khach
phieu_dieu_khach
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-05-2009
Bài viết: 2.040
Điểm: 47
L$B: 126.437
Tâm trạng:
phieu_dieu_khach đang offline
 
Ở Quảng Trị của tại hạ thì có ít thôi, chỉ có mỗi Rượu XiKA,nói là rượu nên mọi người cho là tầm thường và ở đâu cũng có, nhưng rượu ở đây vô cùng đặc biệt, nó mang tính đặc thù do nguồn nước thiên nhiên ban tặng tạo nên hương vị : Đậm đà -dịu ngọt, mà chỉ duy nhất có làng Kim Long sản xuất được.
- Các Sản phẩm chủ yếu của làng nghề gồm có:

I “Rượu trắng nguyên chất (từ 450 - 290) Gồm:

1. 470 - Đóng chai 750 ml

2. 450 - Đóng chai 150ml, 500ml, 650ml, 750ml, 1lít, 4lít.

3. 390 - Đóng chai 500ml, 1lít, 4lít.

4. 290 - Đóng chai 500ml, 1lít, 4lít.

II-Rượu bổ chức năng qua chế biến:

1. Sâm 450 - 290 gồm:

Sâm 450 Đóng chai 800ml.

Sâm 390 Đóng chai 750ml.

Sâm 290 Đóng chai 750ml.

2. Rượu rắn“ Cá Ngựa- Bò cạp “Bữa củi cỏ cú. Đóng chai từ 500ml “50 lít
Ai có nhu cầu thì liên lạc hen


Chữ ký của phieu_dieu_khach
Vì đời hay số phận

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến phieu_dieu_khach vì bài viết hữu ích này:
star_in_evening (03-07-2009)
Cũ 03-07-2009   #5
Ảnh thế thân của thủy tâm
thủy tâm
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Gia nhập: 15-06-2009
Bài viết: 2.126
Điểm: 1000
L$B: 42.906
Tâm trạng:
thủy tâm đang offline
 
Quê tôi tên gọi Long An
Đầu nguồn dòng chảy đồng bằng cửu long
Mây trời sông nước mênh mông
Nhấp vài xị đế cho lòng thảnh thơi

Hihi, thấy quê ai cũng có đặc sản quá trời, quê mình có gì nhỉ. Thui kể ra vài thứ bình dị cho nghe chơi, không phải là đặc sản gì, nhưng chỉ ở quê mình mới thấy là nó ngon nhất:
Một là rượu đế gò đen
Hai là lúa nếp nàng thơm chợ đào
Còn ba với bốn là chi
Dưa hấu ruột đỏ, thanh long đuôi dài
Đơn sơ vài thứ thui, chứ kể nữa hok bit sao cho hết àh nha


Chữ ký của thủy tâm
"Chợt một ngày ta không còn biết khóc
Lệ chẳng rơi trên những phím dương cầm
Một ngày ta chẳng còn là ta nữa
Gom lá một thời thả rớt cả trời xuân"

Tài sản của thủy tâm
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến thủy tâm vì bài viết hữu ích này:
Fuu_np (03-07-2009)
Cũ 03-07-2009   #6
Ảnh thế thân của muaban1001
muaban1001
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 19-06-2009
Bài viết: 11
Điểm: 1
L$B: 1.197
muaban1001 đang offline
 
Phở cuốn Hà Nội cũng tuyệt vời lắm ta.

Cũng với những nguyên liệu như thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng bánh phở không phải chan với nước dùng mà được cắt thành từng miếng vuông và cuốn lại như nem.
Tui đinh cho Image vào, nhưng không được.. Mọi người thông cảm nhé!


Chữ ký của muaban1001

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-07-2009   #7
Ảnh thế thân của Hoài cổ
Hoài cổ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 21-06-2009
Bài viết: 59
Điểm: 48
L$B: 6.437
Hoài cổ đang offline
 
Từ xa xưa, Bạc Liêu nổi tiếng với hương vị ngọt lừ của những trái nhãn. Đến đây, bạn còn được đắm mình trong bóng mát và hương nhãn thoảng thơm tỏa ra từ những thân cây cổ thụ đã sống hàng trăm năm qua.

Là xứ biển, nên đến Bạc Liêu, bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản của đại dương: lẩu cá khoai, cháo cá khoai; nghêu, sò, ốc, hến, sam, nhưng ngon nhất là sò huyết, cua gạch son luộc chấm muối tiêu chanh; ốc lác luộc chấm cơm mẻ sả ớt hay nước mắm gừng; ốc len hầm sả, hầm dừa; cua đá, hàu tái chanh mù tạt... Cách đây chừng chục năm, Bạc Liêu (và Cà Mau) còn đã làm “nóng” thị trường ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long với loại cây hoang dã là bồn bồn khi được chế biến thành một vài món ăn lạ mà ngon miệng, đáp ứng khẩu vị của những người “sành ăn”... Chính vì vậy mà ẩm thực Bạc Liêu có tính đặc thù riêng biệt: dân dã, mộc mạc, đã thưởng thức một lần, khó lòng quên. Nhưng có một món mà đến Bạc Liêu bạn không thể không thưởng thức đó là bún bò cay.

Nằm trên tuyến đường hướng ra biển Bạc Liêu, quán bún bò cay của chị Minh Nguyệt sáng nào cũng đông khách. Ngồi vào bàn, chẳng mấy chốc, bạn đã có một tô bún bốc hơi nghi ngút. Lẫn trong cái nền màu vàng sẫm bắt mắt của tô bún là những sợi bún trắng tinh cùng bốn cục thịt bò nằm phủ mặt. Cạnh bên đó là một dĩa quế tươi xanh, cùng một dĩa muối hột đâm ớt đỏ thích mắt có kèm một lát chanh. Vắt chanh vào tô bún, lặt rau quế (vừa phải, nhiều hoặc ít quá sẽ làm mất hương vị tô bún) cho vào, dùng đũa trộn đều, gắp một đũa cho vào miệng. Ái chà, cay. Cay quá là cay! Mỗi tô bún có bốn cục thịt bò, mỗi cục vuông vức chừng ba ngón tay. Gắp một cục thịt chấm muối ớt cho vào miệng, hoặc nạc hoặc nạm hoặc gàu, gân, thứ nào cũng cho bạn hương vị đặc trưng ngon của thứ ấy. Ăn xong, bạn sẽ thỏa mãn trong vị cay đến chảy nước mắt, đến cái giòn, dai, bùi béo của thịt bò và vị chua kích thích dịch vị của chanh. Nhưng “đã đời” nhất là sau một đêm say, ăn xong tô bún, vị cay và sức nóng của nó làm các lỗ chân lông toát đầy mồ hôi, sảng khoái cả người. Chính vì cái hương vị và “công dụng” đặc biệt ấy mà bún bò cay ngày càng thu hút thêm khách.

Phải nói bún bò cay là đặc sản có một không hai, chẳng những của Bạc Liêu, mà có thể là của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dù vậy, có lẽ bún bò cay được chế biến chẳng lấy gì làm công phu, cầu kỳ. Chỉ là thịt bò nấu với sa tế mà thôi, nhưng bún bò cay ngon nhờ không dùng nhiều mỡ và đặc biệt được pha chế theo một công thức bí truyền (không bán cho bất kỳ người nào, dù có nhiều lời đề nghị). Công thức này có từ đời cha chị chủ quán vốn là đầu bếp của tỉnh trưởng Bạc Liêu (chế độ cũ) và người chú vốn là đầu bếp của thủ tướng chế độ Sài Gòn Trần Thiện Khiêm. Thời đó, bún bò cay chỉ được thực hiện phục vụ các ông này nhằm giúp “giải nghể” sau một đêm say rượu. Năm 1975 người cha mới truyền nghề lại cho chị Minh Nguyệt để mở quán mưu sinh. “Hữu xạ tự nhiên hương”, nên dù thay đổi địa điểm đến 10 lần trong 30 năm qua, mà quán (không bảng hiệu) vẫn cứ đông khách. Vì thế, đến Bạc Liêu mà không ăn bún bò cay là xem như chưa “biết” Bạc Liêu vậy!
(ST)


Chữ ký của Hoài cổ
Thiên - Địa - Nhân bất dung

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Hoài cổ vì bài viết hữu ích này:
Fuu_np (03-07-2009)
Cũ 08-07-2009   #8
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.341
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Phở chua Cao Bằng



Phở chua Cao Bằng ngon vì độ dẻo của bánh, vị bùi của gan hoà với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay. Món phở ăn kèm rau thơm, rưới nước sốt chua ngọt rất hấp dẫn.


Phở chua Cao Bằng góp thêm phần hấp dẫn cho nét văn hóa ẩm thực của xứ sở miền sơn cước. Là món ăn nguội, phở chua được ưa chuộng vào mùa thu và mùa hè. Trước đây, món này được dùng trong những đám cỗ. Giờ đây, món này được nhiều người chọn điểm tâm.

Bánh phở thơm, dai, khó lẫn với những địa phương khác vì được làm bằng gạo Cao Bằng ngọt dẻo. Bánh phở được, dàn đều trong bát, phủ lên những lát gan, lạp xườn rán cháy cạnh, vài lát thịt ba chỉ, dạ dày lợn đã được rán vàng cùng những thịt vịt quay vàng rộm, điểm vài ngọn rau thơm, chút lạc rang đập dập, miến và khoai cũng được thái chỉ chao giòn. Sau đó, rưới lên trên một chút nước sốt chế từ nước lấy từ trong bụng con vịt quay pha với một chút dấm, tỏi, đường và bột báng.

Gan lợn dùng cho phở chua thái mỏng, rán sém mặt thì vừa. Dạ dày lợn, trước khi rán nên luộc qua để vẫn chín mà không quắt. Thịt ba chỉ, rán giòn bì, mầu vàng sậm mới đẹp mắt. Vịt quay Thất Khê, Cao Bằng cũng đã là một đặc sản hấp dẫn rồi.

Khi ăn, trộn đều bát phở, thêm chút mác mật ngâm măng ớt. Phở ăn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, bùi bùi của lạc và khoai, thơm của mác mật.

Một số thực khách khi dùng món phở chua thường nhấm nháp cùng chén rượu Tắp Ná huyện Thông Nông hoặc rượu Lẩu Pảng huyện Hà Quảng. Rượu Lẩu Pảng được trưng cất từ bột cây báng lâu năm trên núi đá, men làm từ quả trầm hương, ủ bột xuống đất gần một tháng, đợi tiết trời vào thu có nhiều sương thì đem phơi rồi mới đem chưng cất. Ðây là thứ rượu thuốc quý, bồi dưỡng sức khỏe và phòng chữa được nhiều bệnh.

(Theo Nhân Dân)


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-07-2009   #9
Ảnh thế thân của maudonvuong_ph
maudonvuong_ph
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
*** Thái Tử Phi ***
Gia nhập: 25-12-2007
Bài viết: 621
Điểm: 86
L$B: 5.320
Tâm trạng:
maudonvuong_ph đang offline
 
Nhìn mãi mà không thấy ai cùng quê với mình. Buồn!

Quê mình cũng không cód đặc sản gì cả nhưng người ta thường nói "dân thanh hóa ăn rau má, phá đường tàu" vậy chắc đặc sản quê mình là rau má rùi. hì.
Rau má có thể ăn sống. Xay lấy nước để uống. giải nhiệt
http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/vh033.htm
hihi. Nhắc đến xứ Thanh thì người ta sẽ nghĩ ngay đến bánh gai tứ trụ và nem chua Thanh Hóa
Về nem chua Thanh Hóa
http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/.../10723273/239/
Còn bánh gai tứ trụ
http://www.samson.vn/modules.php?fil...e=News&sid=161


Chữ ký của maudonvuong_ph
Trích dẫn:
đi qua những ngọn đèn đường để gặp những khoảng tối đầy trong mắt
cười không còn nhiều và khóc cũng ít đi…

Tài sản của maudonvuong_ph
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 17:15
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10697 seconds with 15 queries