Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 08-09-2010   #10
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Trận đánh đầu tiên của Hai Bà Trưng diễn ra vào ngày ... 6/2 âm lịch. Đây là ngày mà ở đền Đồng Nhân Hà Nội làm lễ thờ Hai Bà, được cho là ngày Hai Bà tuẫn tiết trên sông Hát Giang. Nhưng đây cũng chính là ngày khởi nghĩa của nghĩa quân Khăn Vàng cuối đời Đông Hán do anh em Trương Giác, Trương Lương, Trương Bào lãnh đạo. Trương cùng âm với Trưng. Trưng còn là Trăng, tức là vua nữ (không hề có họ Trưng nên Trưng Trắc, Trưng Nhị là danh xưng chứ không phải tên thật). Giác hay Giáp là nghĩa là thứ nhất, cũng như Trắc - Nhị vậy.
Như trên đã thấy khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trên một vùng rộng lớn ở Hoa Nam. Dưới thời Đông Hán chỉ có duy nhất khởi nghĩa Khăn Vàng là có qui mô như vậy được sử sách ghi lại.

Theo Tùy thư -Liệt truyện -Lâm Ấp:
Tổ tiên của Lâm Ấp, nhân có loạn người đàn bà Trưng Trắc ở Giao Chỉ cuối thời Hán, con của Công tào trong huyện là Khu Liên giết Huyện lệnh, tự hiệu làm Vương.

Như vậy khởi nghĩa Hai Bà Trưng phải nổ ra ngay trước khi Khu Liên lập nước Chăm Pa (Lâm Ấp). Mà Khu Liên lập quốc vào cuối đời Đông Hán (năm 184) chứ không phải những năm 40 đầu Công nguyên. Tức là thời điểm Hai Bà Trưng khởi nghĩa trùng với thời điểm của cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng.

Sự trùng khớp về qui mô, tên người cầm đầu, thời gian khởi nghĩa cho thấy cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Khăn Vàng chỉ là một sự kiện được chép bởi 2 dòng sử khác nhau. Nhìn nhận như vậy sẽ hiểu rõ mọi vấn đề về thế và lực, các trận đánh giữa Hai Bà và nhà Đông Hán. Và cũng thấy rõ lịch sử Trung Hoa cổ đại chính là sử Việt.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-09-2010   #11
Ảnh thế thân của HoaVanTa
HoaVanTa
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-03-2005
Bài viết: 6
Điểm: 1
L$B: 6.064
HoaVanTa đang offline
 
tớ ko thích lịch sử cho lắm :B bạn có nghe cái câu mà : tam sao thất bản ko ?

nghe rồi thì đọc lịch sử chẳng tin cái gì hết đặc biệt là Trung hoa toàn tụi ba xạo nghi lên đọc làm chi

với lại tụi văn học trung hoa toàn nghi theo ý vua thì lấy gì làm trung thực được :H

còn vn mình thì thôi đừng bàn tới buồn lắm, sách sử thì bị tụi tàu mang về nước nó rồi chôn dấu sự thật

còn vụ quang trung tiến cống àh ha ha vua quang trung đòi cưới con gái vua trung quốc rồi xin của hồi môn là 2 mảnh đất việt cũ

nói chung tớ ghét lich sử nhưng để bạn hiểu lich sử viết bao giờ cũng sai sự thât hết 80%

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-10-2010   #12
Ảnh thế thân của chiviet1979
chiviet1979
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 18-10-2010
Bài viết: 20
Điểm: 1
L$B: 987
chiviet1979 đang offline
 
d0o5c thấy hay lúm, tiếc rằng sử liệu về Hai Bà không còn nhiều nữa....hix


Chữ ký của chiviet1979
Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-07-2011   #13
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Trong số các câu đối ở đền thờ Hai Bà Trưng tại Hát Môn (nguồn Phạm Hy Sơn)
http://www.giaomua.freehomepage.com/GM89Unicode.html#V1) có một số câu đáng chú ý:

Cung kiếm thất tu mi, nữ chủ uy thanh lưu thất quận
Bình Mông phổ bào dư, thần vương phúc tỉ vĩnh thiên thu.

Phạm Hy Sơn dịch:
Cung kiếm vượt nam nhi, Nữ Vương uy danh lưu bảy quận
Vì đồng bào diệt Mông, Thần linh công đức mãi muôn năm.


Trong vế đối đầu cho thấy khởi nghĩa Trưng Vương đã nổ ra trên một diện rộng gồm 7 quận. Như vậy khởi nghĩa này không chỉ bó hẹp trên đất Việt ngày nay vì vùng Bắc và Trung Việt cùng lắm chỉ chứa được 3 quận (Giao Châu, Cửu Chân và Nhật Nam).
Trong vế đối thứ hai cho một thông tin: Hai Bà đánh diệt giặc... Mông. Giặc Mông là giặc nào? Ở đây đã gọi rõ quân Đông Hán là giặc Mông. Mông ở đây với nghĩa Mông muội, tăm tối, chỉ phương Bắc. Chữ Mông này cũng cho thấy quân Đông Hán thực chất cũng là một loại người ... "Mông cổ" (Mongoloid phương Bắc).

Một câu đối khác ở Hát Môn:
Cửu Chân cương lý dư, địa thượng Bắc Nam công bán tại
Tam chiến can qua hậu, nữ trung hào kiệt cổ lai vô.

Phạm Hy Sơn dịch:
Cửu Chân biên cương vạch rõ Bắc Nam hai nước riêng hai
Sau mấy cuộc chiến chinh nữ anh hùng trước sau có một.


Vế đầu nói đến Cửu Chân là biên cương nước của Hai Bà Trưng. Điều này thật khó hiểu vì theo cách nghĩ ngày nay, Cửu Chân là vùng Thanh Hóa, không thể nào là biên cương nước của Trưng Vương với nhà Đông Hán. Phía Nam Cửu Chân (Thanh Hóa) còn có Nhật Nam, nằm trong "bảy quận" của Hai Bà, nên Cửu Chân cũng không là biên giới phía Nam.
Cách hiểu khác chính xác hơn: Cửu Chân = Quí Châu. Vùng Quí Châu mới là ranh giới phía Bắc nước của Trưng Vương. Đất của Trưng Vương trải khắp Bắc Nam (địa thượng Bắc Nam) từ Giao Châu đến Quí Châu. Nếu chỉ bó hẹp ở Việt Nam ngày nay thì làm sao đất của Trưng Vương có thể gồm 7 quận và 65 thành?
Vế đối thứ hai có nhắc đến "Tam chiến", cho biết trong khởi nghĩa Trưng Vương đã có 3 cuộc chiến lớn. Ba trận chiến này cũng được nhắc đến trong một câu đối khác tại đây:

Mã chừng nhất nhung chinh, tử liễu tham tàn do hổ phách
Tượng bành tam tiệp chiến, sinh hoàn quắc thước thượng kinh hồn.

Phạm Hy Sơn dịch:
Ngựa chứng một lần lâm chiến, tham tàn chết gặp hồn run vía cọp
Voi bành ba trận thắng oai hùng tái sinh tướng Mã sợ kinh hồn.


Như vậy những "mảnh thông tin" còn lại đã kể về một thời kỳ lịch sử oai hùng, về một cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng nổ ra trên 7 quận của Hoa Nam từ Giao Châu đến Quí Châu, với nhiều trận đánh lớn, chống lại lũ người "Mông muội" phương Bắc.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-08-2011   #14
Ảnh thế thân của vuonglaobaba
vuonglaobaba
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-03-2008
Bài viết: 556
Điểm: 180
L$B: 95.428
vuonglaobaba đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-phucket Xem bài viết
Cám ơn 2 bạn giải tỏ 1 ít về lịch sử của 2 Bà.
Mình xin hỏi thêm, các trận đánh lớn nhỏ của 2 Bà có ghi lại và không ghi lại, các bạn cho biết thêm.
Chủ ý của LSB-phucket là muốn tìm hiểu cách đánh giặc của Hai Bà Trưng. Câu hỏi khó bởi sử sách đâu có ghi lại được bao nhiêu.

Theo cách suy luận của laobaba thì lực lượng quân sự của nhà Hán lúc đó do Tô Định thống lĩnh là một đội quân đầy đủ vũ khí bằng Sắt bằng Đồng bời thời kỳ đó loài người đã bước qua thời kỳ đồ đồng đồ sắt. Số lượng quân sỹ của Tô Định chắc cũng khoảng cỡ hàng vạn người thì mới đủ sức cai quản cả vùng đất Giao Chỉ ( Nam Việt cũ của Triệu Đà). Tô Định là một tham quan độc ác khiến dân tình ai oán uất hận. Trên từng địa phương ( khoảng trên 65 thành hoặc làng... theo địa lý hành chính thời đó ) thuộc đất Giao Chỉ đã nhen nhóm nhiều sự chuẩn bị để nổi lên chống lại Tô Định. Lực lượng quân đội của từng nhân vật thống lãnh tại các địa phương chắc cũng chủ yếu là dân làng ( theo kiểu dân binh ) bỏ cuốc cày cầm vũ khí. Khi Hai Bà Trưng phát hịch khởi nghĩa thì các nơi hưởng ứng tạo thành một khí thế đồng khởi. Tô Định phải chia quân đối phó nên lực lượng tập trung không đủ mạnh để đánh trận quyết chiến với quân ( cứ cho là chủ lực ) do Hai Bà Trưng thống lĩnh nên đã phải thua chạy. Sau đó Hai Bà Trưng xưng vuơng và phong cho các tướng lĩnh tại các địa phương tham gia khởi nghĩa chức tước ( khoảng 70 tướng lĩnh ). Vì sao Hai Bà Trưng nổi lời hiệu triệu khởi nghĩa mà toàn dân hưởng ứng? Vì Hai bà Trưng là con của Lạc tướng dòng dõi Vua Hùng nên có đủ danh chính ngôn thuận phất cờ khởi nghĩa nên thống nhất được lòng dân ( hai chị em Bà Trưng còn có tên gọi là Hùng Thị Mỵ Chắc và Hùng Thị Mỵ Nhì. Chắc là nhất là trưởng, Nhị là thứ hai nên Trưng Chắc là chị Trưng Nhị là em ).
Hai Bà Trưng chiến thắng và tồn tại trong khoảng 3 năm chủ yếu là do kết hợp được lòng dân với bối cảnh quân Tô Định không phát huy được thế mạnh quân sự nên Tô định phải thua chạy. Về vũ khí thì quân Hai Bà Trưng sở hữu các loại vũ khí chắc không thua kém gì quân Tô Định. Sau này khi Mã Viện là một danh tướng của nhà Hán biết người biết ta và tận dụng đúng ý đồ chiến lược quân sự tập trung đánh thẳng vào quân chủ lực của Hai Bà Trưng. Hai Bà thất thủ tuẫn tiết ( hoặc bị chém ???) khiến toàn bộ cuộc khởi nghĩa tan rã do mất chủ tướng.
Ngày đó vuonglaobaba cũng là nữ tướng cũa Hai Bà, thấy tình thế như vậy nên cũng phải tạm lánh nạn trên chốn lương sơn này cho đến ngày nay gặp LSB-phucket.

Tài sản của vuonglaobaba

Chỉnh sửa lần cuối bởi vuonglaobaba: 07-08-2011 lúc 11:10. Lý do: sửa chữ chiết thành chiến
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến vuonglaobaba vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (07-08-2011)
Cũ 07-08-2011   #15
Ảnh thế thân của security88
security88
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-05-2011
Bài viết: 4
Điểm: 1
L$B: 916
security88 đang offline
 
7 quận của Hai Bà Trưng được tính như sau:

Giao Chỉ, cửu Nhân, Nhật Nam, Thương Ngô, Hợp Phố, Châu Nhai, Đạm Nhĩ.

Trong đó bao gồm 65 thành trì.

Trong đó, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là lãnh thổ của nước ta ngày nay.

Thương Ngô là Quảng Đông, Hợp Phố là Quảng Tây, Châu Nhai và Đạm Nhĩ là đảo Hải Nam.

Như vậy lãnh thổ của nước ta trước kia, bắc kéo dài tới sát Động Đình Hồ của Trung quốc, Tây bắc giáp Tứ xuyên, Đông tới tận Hải Nam.

Bọn Trung quốc chiếm quá nhiều đất của chúng ta qua mấy ngàn năm rồi.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-10-2011   #16
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Một câu đối ở đền Đồng Nhân thờ Hai Bà Trưng cũng đã đánh đố nhiều bậc danh nho:
Tiếp Lạc khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử
Khu Tô kháng Mã, sơn hà hoàn ngã vạn niên phương


Chỗ khó hiểu ở đây là tại sao Hai Bà lại "tiếp Lạc khai Đinh"? Trưng Vương là dòng "Lạc Hùng chính thống", "tiếp Lạc" là dễ hiểu, nhưng sao lại "khai Đinh". Triều Đinh của Đinh Bộ Lĩnh cách thời Trưng Vương tới gần ngàn năm. Trước đó là còn có Ngô Vương Quyền, Phùng Hưng, Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương, Lý Bí.. Làm sao Hai Bà Trưng "khai Đinh" được?

Tôi nghĩ rằng "khai Đinh" đây không phải là mở triều Đinh của Đinh Tiên Hoàng. Đọc kỹ vào câu đối ta thấy:

- Phần "tiếp Lạc khai Đinh" đối với "khu Tô kháng Mã". Bao vây Tô Định và chống Mã Viện, cả hai chiến công này là nối tiếp nhau, cùng một thời. Như vậy vế đầu đối lại không thể dùng 2 ý "tiếp nối Lạc Hùng" với "khai mở triều Đinh" của Đinh Tiên Hoàng, là 2 sự kiện cách nhau cả ngàn năm được. "Khai Đinh" đây là khai triều đại ngay sau khi đã "tiếp Lạc".

- Vế đầu của câu đối đã chỉ rõ, sau khi "tiếp Lạc khai Đinh" thì Hai Bà đã xưng vương trong 3 năm. Nói cách khác, Trưng Vương đã mở triều đại có tên là... Đinh trong 3 năm! Đinh là tên triều đại chưa hề được nhắc đến trong sử sách về Trưng Vương.

Cái tên Đinh của Trưng Vương có nghĩa là gì? Theo tôi từ "Lạc" trong câu trên không chỉ một triều đại cụ thể nào mà là chỉ một thời đại của dân Lạc Việt. Nếu không thì đã phải là tiếp Triệu (Triệu Đà) hay tiếp Thục (An Dương Vương) rồi. Lạc tức Lạc Việt, Lạc Hồng xưa.

Như vậy chữ Đinh cũng không phải chỉ tên một triều đại, mà là một từ chỉ ... phương hướng. Đinh, hay Tĩnh là tính chất của phương Tây. Vì Hai Bà Trưng khởi nghĩa từ "Châu Phong", là vùng đất Tây Thổ, nên có thể người xưa cho rằng triều đại của Trưng Vương có tên là Đinh (Tây):
Ngàn tây nổi áng phong trần.
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Trong lịch sử đã có vài lần nước ta được gọi là Đinh/Tĩnh. Dưới thời nhà Lương, Khúc Thừa Dụ được làm Tĩnh Hải tiết độ sứ, tức là Tiết độ sứ vùng phía Tây của biển Đông. Phần phía Đông được gọi là Thanh Hải, chính là Quảng Đông - Quảng Tây, đất của Lưu Ẩn, Lưu Cung, người đã đánh Khúc Thừa Mỹ, thống nhất Tĩnh Hải và Thanh Hải lập nên nước ... Đại Việt.

Tiếp theo là Đinh Tiên Hoàng, hiểu theo từ ngữ tức là vị hoàng đế đầu tiên của phần đất Đinh (Tĩnh Hải - Giao Chỉ), vì khi đó phần Thanh Hải (Lưỡng Quảng) đã bị rơi vào tay nhà Tống. Ngay khi lập quốc Đinh Tiên Hoàng đã sai con đi sứ sang Tống. Nhà Tống phong cho Đinh Liễn làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ An Nam đô hộ. Điều này cho thấy Tĩnh Hải hay Đinh vào thời gian này là chỉ phần Giao Chỉ.

Cuối cùng xin dịch lại câu đối:
Tiếp Lạc, khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử
Khu Tô, kháng Mã, sơn hà hoàn ngã vạn niên phương

Dịch là:
Tiếp Lạc Hồng mở Đinh Tây, vương miện xưng vua ba mùa lưu sử sách
Vây Tô Định chống Mã Viện, núi sông thu lại vạn thế truyền thanh danh.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-10-2011   #17
Ảnh thế thân của nguyenhaidangduy
nguyenhaidangduy
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 02-11-2010
Bài viết: 51
Điểm: 14
L$B: 2.604
nguyenhaidangduy đang offline
 
mấy người có lầm hay không vậy? chỉ với vài ba câu thơ không biết thế nào suy tưởng ra cho lắm rồi tự cho là đúng. Từ xưa đến nay khi nói về về chiến tranh giành thổ nhưỡng không khi nào nghe cái vụ đất nhỏ thắng nước lớn trừ khi có bom nguyên tử.
Sự thật là sự thật đừng vì cái hư danh vinh quang hảo huyền mà tự sướng chỉ khổ cho con cháu đời sau mê muội mà thôi

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-11-2011   #18
Ảnh thế thân của trailangvudai
trailangvudai
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-03-2008
Bài viết: 243
Điểm: 27
L$B: 21.171
trailangvudai đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi nguyenhaidangduy Xem bài viết
mấy người có lầm hay không vậy? chỉ với vài ba câu thơ không biết thế nào suy tưởng ra cho lắm rồi tự cho là đúng. Từ xưa đến nay khi nói về về chiến tranh giành thổ nhưỡng không khi nào nghe cái vụ đất nhỏ thắng nước lớn trừ khi có bom nguyên tử.
Sự thật là sự thật đừng vì cái hư danh vinh quang hảo huyền mà tự sướng chỉ khổ cho con cháu đời sau mê muội mà thôi
Dân tộc Nữ Chân tại Mãn Châu lập ra nhà Thanh, thâu gọn một vùng đất rộng lớn khắp Trung Hoa, Nội Mông, một phần nước Nga. Trước đó người Mông cổ dân số có bao nhiêu mà tấn chiếm gần khắp Châu âu. Chắc ngày đó hai dân tộc này có bom khinh khí chăng, điều này nguyenhaidangduy có biết không?

Ngày xưa người Việt nam có câu nói Không biết thì dựa cột mà nghe, giờ ngẫm không sai.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:14
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07351 seconds with 15 queries