Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 12-07-2009   #64
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.063
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chu Văn An (1292-1370)

Chu Văn An (1292-1370) tên thật là Chu An, hiệu là tên chữ là Linh Triệt, hiệu Tiều Ân, quê thôn Văn, xã Quang Liệt (nay là xã Thanh Liệt - huyện Thanh Trì, Hà Nội ). Thời trẻ ông đã từng đỗ Thái học sinh, là một nhà Nho tài đức, nổi tiếng nghĩa khí, một nhà sư phạm lỗi lạc, đã tham gia dạy học và quản lý Văn Miếu-Quốc Tử Giám ( Trường đại học đầu tiên của nước ta) có công đào tạo nhiều học trò thành đạt, đỗ đạt cao như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát... Tại Văn Miếu-Hà Nội, trải qua bao đời, nhân dân đã tôn thờ ông. Năm 2001, Nhà nước ta đã cho đúc tượng đồng Chu Văn An để thờ phụng, mãi mãi ghi nhớ công lao, tài đức của đấng danh nhân hào kiệt.

Niên hiệu Khai Thái (1324-1329) triều Trần Minh Tông, ông được vời vào cung để dạy con vua (Trần Vượng) rồi dạy vua (Hiến Tông) và làm tư nghiệp Quốc Tử giám (như chức Phó Hiệu trưởng trường đại học bây giờ). Đến triều Trần Dụ Tông (1341-1369) tình cảnh xă hội vô cùng nhiễu nhương. Dụ Tông là tay ăn chơi thích tửu sắc hát xướng. Cận thần là lũ bất tài, o bế vua để lộng hành. Dân tình đói khổ. Nhiêù trung thần nghĩa sĩ bị hăm hại. Các quan ngự sử chuyên lo việc can ngăn vua giờ chỉ biết ngồi im ăn lộc, ai có ý định can vua, gia đình phải phát tang làm ma sống rồi mới vào triều...

Chu Văn An vốn điềm đạm, ít ham muốn, nhưng lại thẳng thắn ngạch trực. Căm ghét bọn gian thần hiểm độc, bất tài, Chu Văn An đă dũng cảm dâng sớ xin chém bảy gian thần - người đời quen gọi là “ Thất trảm sớ”. Sớ thất trảm ấy không còn, ngay đương thời cũng ít người được biết ông xin chém những ai. Có thể Dụ Tông muốn tránh rắc rối cho triều đình và giữ yên cho Chu Văn An nên đă hủy đi. Dù thế, thất trảm sớ đă gây chấn động dư luận, nói như người xưa: làm kinh động quỷ thần, và trở thành biểu tượng chói sáng của thái độ trí thức trước thời cuộc, của bản lĩnh Chu Văn An. Do Thất trảm sớ không được thực hiện, Chu Văn An đã lui về ở ẩn tại tại núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương.

Theo Phan Huy Chú, Chu Văn An có hai tập thơ, một Hán: Tiểu ẩn thi tập một nôm: Tiểu ẩn quốc ngữ thi tập và một bộ giáo trình Tứ thư thuyết ước. Nhưng hiện nay chỉ còn 12 bài chữ Hán, Phan Huy Chú nhận xét: lời thơ trong sáng Đây là thơ Chu Văn An viết khi lui về ở ẩn. Thơ ông chịu ảnh hưởng của đạo Phật như nhiều nhà thơ thời ấy, nhưng chủ yếu hơn, ông rất trọng hiện thực, tin vào sự chiêm nghiệm của mình, không theo những nếp nghĩ có sẵn. Thấy cá thì nói cá, thấy mây thì nói mây, chứ không theo thói thường các ẩn sỹ nói mây thì lại tả hạc, nói ao lại tả rồng:

Cá bơi trên ao cũ, rồng ở chốn nào
Mây đầy núi vắng, hạc chẳng thấy về


Chính vě phương pháp suy nghĩ ấy nên khi thơ ông ca ngợi sự lánh đời, chúng ta lắng nghe vẫn thấy ở phía sau một nỗi niềm không thoát tục. Ông viết:" Thân cùng mây tẻ quyến luyến hốc núi/ Lòng cùng giếng cổ chẳng hề gợn sóng". Nhưng chính ông cũng lại viết: "Tấc lòng chưa lạnh như tro đất". Ông ở ẩn là do tình thế bắt buộc, sau thất trảm sớ làm sao ông còn ở kinh đô được. Ông ở ẩn mang theo một chí nguyện không thành, muốn giúp đời mà không giúp được, chứ đâu phải vì ham thú tiêu dao. Ca ngợi hạc nội, mây ngàn cũng chỉ là cách tự an ủi. Hướng lòng về thiên nhiên chỉ để dịu nỗi buồn nhân thế. Nhiều lúc ông không giấu được xót xa:

Công danh trót lạc vào hư ảo
Hồ hải rong chơi bớt nỗi sầu
Đôi lúc ta đọc được ở ông sự day dứt rất đáng cảm thông:
Nhà ngọc, lều tranh đều có số
Đục Kinh, trong Vị chẳng cùng xuôi


(Nước sông Kinh đục, nước sông Vị trong không thể cùng dòng).

Ở ẩn Chu Văn An vẫn rạch ròi thế sự. Chu Văn An không nguôi nỗi khắc khoải; mấy lần ngập ngừng đi rồi lại trở về kinh. Chúng ta hiểu vì sao khi Trần Nghệ Tông lấy lại ngôi vua từ Dương Nhật Lễ, ông đă chống gậy về triều mừng chúc. Ông lánh thân nhưng lòng vẫn ở giữa đời.

Học trò của ông có người đã đi vào truyền thuyết như Thủy thần, dám hy sinh thân mình cứu dân. Sau khi mất, người này được dân các làng Bằng Liệt, Linh Đàm, Tứ Kỳ (phường Hoàng Liệt); làng Đại Từ (phường Đại Kim); làng Tựu Liệt (huyện Thanh Trì) dựng đền thờ. Đền chính thuộc địa phận làng Bằng Liệt, tên chữ Xá Can từ, tục gọi miếu Gàn.

Các sách sử như Tối linh từ thực lục, Việt sử tiêu án, Tang thương ngẫu lục, Chu Văn An tiểu sử... đều thống nhất cách gọi như trên. Sắc phong thần của các triều Lê, Nguyễn còn lưu ở các ngôi đền này cho thấy học trò thủy thần được phong là Bảo Ninh Vương. Cụ Vũ Tuân Sán trong một công trình nghiên cứu về Chu Văn An cho biết, các tên gọi vừa nêu còn được ghi trên tấm bia đá dựng năm Thành Thái thứ 19 (tức năm 1907) tại đền này.

Chu Văn An là một danh nhân lịch sử - văn hóa của đất Việt, nhưng trước hết ông là một thầy giáo sống mãi trong lòng nhân dân muôn thế hệ.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #65
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.063
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chu Đạt (? – 160)

Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cửu Chân chống Hán. Ông quê ở Cư Phong (Thiệu Hoá – Thanh Hoá) .Năm 157, nhân dân ta cực khổ vì ách bóc lột, áp bức của nhà Hán, ông kêu gọi họ nổi dậy cũng quân sĩ người Việt đánh giết bọn huyện lệnh, giải phóng quê hương. Lực lượng nghĩa quân tăng lên đến 4500 người, thanh thế rất cao. Ông bèn tiến quân về đánh quận Cửu Chân, giết thái thú Nghi Thức. Cửu Chân trở lại độc lập. Ba năm sau,Đô uý nhà Hán là Nguỵ Lãng đem quân từ Giao Chỉ vào đàn áp. Nghĩa quân chiến đấu rất hăng nhưng không thắng được , phải rút vào Nhật Nam ( Bình Trị Thiên). Được sự giúp đỡ và nhiệt tình hưởng ứng của cư dân địa phương, nghĩa quân trở nên mạnh hơn trước. Nguỵ Lãng không làm gì nổi, phải cầu cứu nhà Hán. Vua Hán cử Thứ sử Hạ Phương sang đánh. Y dùng tiền của đút lót, dụ dỗ. Một số tướng lĩnh ra hàng. Quân của ông bị cô lập. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #66
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.063
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chử Đồng Tử

Ngày xưa, vua Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước. Được vua cha nuông chiều, mỗi năm vào độ mùa xuân Tiên Dung ngồi thuyền du ngoạn, có khi ra tận ngoài biển, lắm lúc mê cảnh đẹp quên về.

Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ còn mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoàị Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, còn cứ chôn mình xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có gì che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày thì dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoắc xin ăn.

Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở bãi cát bờ sông, nấp mình xuống đó rồi phủ cát lên che ngườị

Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên bãi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho mình tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân hình trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rõ tình cảnh của Chử Đồng Tử, nghĩ ngợi bảo chàng:


Tôi đã định không lấy chồng, nay tình cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. Anh dậy mà tắm rửa đi!"

ồi Tiên Dung lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đòi kết làm vợ chồng. Chử Đồng Tử cho là phận mình thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói:
"Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối"?

Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng trần như nhộng cử hành ngay trên sông.

Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần: "Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữạ Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, không được về cung". Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.

Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lãi tọ Tiên Dung mới bảo chồng rằng: "Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời chọ Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm".

Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đị Đến một hòn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạọ

Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo:
"Đây là vật thần thông".

Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thày học đạọ

Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.

Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôị Họ vào thành thấy các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.

Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng:
"Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự tạ Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận".

Trời đã tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở bãi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi bão, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở bãi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trờị Sáng hôm sau, người ta kinh dị thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu (Hưng Yên).

Về sau, Triệu Quang Phục chống nhau với quân nhà Lương, lấy đầm này làm chỗ ẩn nấp để đánh nhau trong mấy năm trờị Đêm đêm quân của Quang Phục cỡi thuyền độc mộc tiến ra đánh úp làm cho quân giặc mỗi ngày một hao tổn. Một hôm Quang Phục lập đàn cầu thần phù hộ, bỗng thấy Chử Đồng Tử cỡi rồng giáng xuống hứa giúp diệt giặc, rồi trao cho Quang Phục một chiếc móng rồng bảo gắn vào mũ để làm bùa thiêng.

Trận đó quả nhiên đại thắng, Quang Phục giết được tướng nhà Lương, quân giặc tan vỡ. Họ Triệu tự lập làm vua, tức là Triệu Việt Vương.

Có thuyết kể rằng vị tổ sư nội đạo, Chử Đồng Tử, còn có một người vợ thứ haị Ở làng Đa Hòa, phủ Khoái Châu (Hưng Yên), nơi có đền lớn thờ phượng Chử Đồng Tử, dân chúng truyền rằng sau khi công chúa Tiên Dung đắc đạo, hai vợ chồng đi viếng các danh lam thắng cảnh trong nước.

Khi đến địa phận làng Ông Đình (phủ Khoái Châu), họ gặp trước chùa Cổ Kính một cô gái mười tám, mười chín tuổi, đẹp như chim én baỵ Tiên Dung trỏ cô gái mà bảo chồng rằng:
"Mình muốn lấy con người đẹp ấy làm thiếp không"?
Chử Đồng Tử mỉm cười không nói, Tiên Dung hiểu ý chồng, một mình tiến lại gần cô gái quê, ngỏ lời:
"Cô ơi, cô là tiên hay người trần? Cô là thần gió hay thần hoả Chồng tôi là kẻ lỗi lạc xuất chúng, cô có nhận lời làm vợ thứ hai cũng không phải là không xứng đáng. Mặc dù là công chúa tôi không kiêu hãnh, ghen tuông như kẻ thường tình. Nếu chúng ta được kết làm chị em thì thật là sung sướng cho tôi!"

Cô gái đáp:
"Thật ra tôi là tiên nữ ở Tây điện, đội lốt người phàm. Hai người đã thành đạo, cuộc gặp gỡ hôm nay giữa chúng ta phải chăng là do ý trời định hay là sự tình cờ của kẻ thế gian"?

Tiên Dung nói:
"Đúng là do trời định! Song le người ta thường dự định rồi nhờ trời tác thành: trong sự quyết định của trời cũng có phần của người can dự vào!"

Đoạn hai người thề nguyền kết làm chị em, rồi ra mắt Chử Đồng Tử. Chử Đồng Tử liền bày tiệc lớn, rước cô vợ đẹp thứ hai về ở chung với Tiên Dung.

Cũng theo thuyết kể trên, Chử Đồng Tử và hai vợ đã nổi danh chữa bệnh rất tài tình. Vào thuở ấy, ở làng Ông Đình, có năm sáu xác chết sắp chôn. Đồng Tử nói cùng với hai vợ rằng:
"Tôi đã học được phép Đạo có thể làm cho người chết sống lạị Giờ tôi muốn cứu những người sắp đem chôn kiạ Hai nàng có muốn theo tôi không"?

Người vợ thứ đáp:
"Cứu người là một việc lành, sao chị em chúng tôi lại không đi theo mình"?
Khi đến nơi, Đồng Tử niệm thần chú rồi lấy gậy trỏ vào xác chết. Tức thì các người chết sống lại, đòi ăn uống. Mọi người mừng rỡ, mời Đồng tử, công chúa Tiên Dung và Tiên Nữ Tây điện về nhà để tạ ơn. Dân làng mang đến nhiều tặng phẩm trọng thể, thưa rằng:
"Trong xã chúng tôi hiện đang có nhiều người bệnh sắp chết lối trên một trăm người".

Đồng Tử bảo:
"Đợi cho họ chết rồi tôi sẽ cứu họ".

Người vợ thứ mỉm cười nói với chồng:
"Mình cứu được người chết sống lại, nhưng không biết cách chữa cho người bệnh. Em có phương trị khỏi bệnh cho hàng ngàn người một lúc".
Đồng Tử và Tiên Dung yêu cầu Tiên Nữ thi hành bí quyết màu nhiệm. Người vợ thứ lấy giấy trắng, viết chữ son lên, rồi đốt thành tro đem hòa vào nước lã. Người bệnh uống thứ nước này vào thì khỏi ngaỵ Trước việc màu nhiệm này, dân làng sụp lạy Đồng Tử và hai bà vợ, nhận họ làm cứu tinh, và tôn lên làm minh chủ. Ba vợ chồng khước từ ra đị

Để ghi ơn, dân làng Ông Đình bèn lập đền thờ ba người, ngày nay hãy còn hương khói

Dân làng Đồng Tảo, ở cùng phủ Khoái Châu, cũng thờ Chử Đồng Tử, song lại không nhìn nhận người vợ thứ. Trong đền thờ, bên trái Chử Đồng Tử, người ta đặt tượng công chúa Tiên Dung, còn bên phải, thay vì tiên nữ Tây điện, là cô gái Ngải Hòa, theo sự tích sau đây:
"Nàng là con gái của một người làm ruộng ở làng Đồng Tảọ Vào năm mười lăm tuổi, khi công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử lên trời, nàng đang cắt lúa ngoài đồng. Thấy hai người bay lên không, nàng bỏ cả liềm hái để theọ Trong vùng người ta kể chuyện lại như vậỵ Nhưng cha mẹ nàng và dân làng không tin. Một hôm, chiếc yếm của nàng thường mặc từ trên mây rơi xuống. Dân làng thấy sự màu nhiệm ấy bèn lập đền thờ, còn đến ngày nay".

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #67
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.063
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chu Mạnh Trinh (1862-1905)

Chu Mạnh Trinh (1862-1905), tự Cán Thần, hiệu là Trúc Vân, người làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, sinh năm 1862. Ông thi đỗ tú tài, sau đó đỗ giải nguyên kỳ thi hội, cuối cùng đỗ đệ tam tiến sĩ thời Thành Thái, làm tới Án sát sứ tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Thái Nguyên. Tiếc thay một đời danh sĩ tài hoa thực là ngắn ngủi, ông mất khi tròn 43 tuổi.

Chu Mạnh Trinh sinh trong một gia đình có truyền thống nho học, thân phụ ông là Chu Duy Tĩnh làm quan đến chức Ngự sử. Chu Mạnh Trinh học rất thông minh. Khi 19 tuổi lều chõng đi thi, đỗ tú tài. Đến 25 tuổi khoa thi Bính Tuất (1885) ông đỗ khoa thi Hương (giải nguyên). Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892) ông đậu tam giáp tiến sĩ (niên hiệu Thành Thái thứ tư), nên người đương thời gọi là ông nghè Phú Thị.

Sau khi đỗ tam giáp tiến sĩ, Chu Mạnh Trinh được bổ làm tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tương truyền, ông làm quan khá công minh chính trực. Có lần ông đã phạt đánh roi một tu sĩ người Pháp có hành động cậy thế lộng hành.

Làm tri phủ ít lâu, thân phụ ông mất, Chu Mạnh Trinh xin cáo quan về cư tang. Mãn tang, ông được giao chức án sát tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên.

Chu Mạnh Trinh là một nhà nho nổi tiếng ở sự phóng khoáng tài hoa, thành thạo cả cầm, kỳ, thi hoạ và còn giỏi cả về kiến trúc.

Năm 1905, tổng đốc Hưng Yên là Lê Hoan tổ chức cuộc thi vịnh Kiều, chánh chủ khảo là nhà thơ Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh được giải nhất về thơ Nôm. Ông say mê truyện Kiều, cảm thông đồng điệu với nhân vật Thuý Kiều đến mức sáng tác cả một tập thơ Nôm về Kiều (Thanh Tâm tài nhân thi tập). Bài tựa truyện Kiều viết bằng Hán văn (do Đoàn Quỳ dịch ra tiếng Việt) là một áng văn phẩm bình sâu sắc về truyện Kiều, thể hiện phong cách sống cũng như văn chương của Chu Mạnh Trinh.

Mang phong cách nhà nho tài tử, trong hoàn cảnh xã hội phong kiến suy tàn, thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông có khuynh hướng thoát ly, hưởng lạc. Nhưng những sáng tác của ông lại thể hiện tình cảm yêu nước, đề cao văn hoá dân tộc. Ông thích ngao du thưởng ngoại phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, ngâm vịnh thi phú. Những bài ca trù, nhất là bài “Hương Sơn phong cảnh ca” được viết rất điêu luyện, giàu tình cảm thiên nhiên, tình yêu đất nước. Tác phẩm của Chu Mạnh Trinh giàu tính nhân văn, biểu lộ khuynh hướng lãng mạn, tình cảm chủ nghĩa. Thơ chữ Hán, có tập “Trúc Văn thi tập”. Thơ Nôm có tập “Thanh Tâm tài nhân thi tập”.

Ông là người có tài văn phú.

Bài Hàm Tử quan hoài cổ ca ngợi chiến công của Thượng tướng Trần Quang Khải, đời nhà Trần:

Bãi dài, sông bỗng cắt ngang
Cửa quan Hàm Tử luênh loang bóng chiều
Khói mờ, cây rậm, bờ xiêu
Lầu hoang, thu lạnh, mây theo gió về…
Khoá then, nhờ đất hiểm kia
Non sông muôn thuở khôn nhoà chiến công.
Ngang ngọn giáo, khúc ca hùng
Hiên ngang nhớ thuở vẫy vùng tướng xưa…


Bài Đề thơ trên vách miếu Mỵ Châu (Quá Cổ Loa yết Mỵ Châu miếu đề bích), ông viết:

Tình chồng vốn nặng, nghĩa cha sâu
Oan tỏ cùng ai, hận mãi đau
Móng chẳng còn thiêng, rùa đã tếch,
Ngọc lưu vết lệ, bạng chìm sâu.
Bia tàn cổ thụ, này sông núi,
Bể biếc trời xanh, nọ mối sầu…
Ngoài điện An Dương, ngôi miếu lạnh
Trăng mờ, tiếng cuốc não canh thâu.


Chu Mạnh Trinh là một người đa tài. Ngoài tài thơ, Ông còn là một nhà kiến trúc có tài. Ông là người vẽ kiểu, trùng tu chùa Thiên Trù (chùa ngoài động Hương Tích) và xây dựng đền Đa Hoà, đền Hóa Dạ Trạch, hai ngôi đền thời Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở huyện Khoái Châu.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #68
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.063
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Cô Bắc - Nguyễn Thị Bắc (1908 – 1943)

Nguyễn Thị Bắc (1908 – 1943) , tục thường gọi là Cô Bắc, nữ chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa Yên Bái 1930. Cô sinh tại phố Thọ Xương, phủ Lạng Thương (nay là tỉnh Bắc Giang). Cô con ông Nguyễn Văn Cao và bà Nguyễn Thị Lưu. Ông Cao tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục, bị Pháp đày ra Côn Đảo. Năm 18 tuổi Cô cùng em ruột là Nguyễn Thị Giang, hay còn gọi là Cô Giang, tham gia tổ chức yêu nước Việt Nam dân quốc của Nguyễn Khắc Nhu. Sau gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng.

Trong khởi nghiã Yên Bái Cô Bắc được giao phụ trách công tác tuyên truyền, binh vận và giao liên. Chính cô Bắc đã cùng một số phụ nữ khác đưa bom từ làng Xuân Lũng (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) lên tàu lửa đi Yên Bái để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa tháng 2-1930 cuả Việt nam Quốc dân Ðảng. Sau khi cuôc khởi nghĩa Yên Bái do Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học lãnh đạo bị thất bại, Cô bị bắt cùng các đồng chí, vẫn hiên ngang, bất khuất trước Hội đồng đề hình, ngày 28.3.1930 tại Yên Bái. Nguyễn thị Bắc đã tỏ rõ là một người Anh thư có khí phách kiên cường, cô đã mắng giặc Pháp trước hội đồng đề hình với câu nói nổi tiếng: "Các người hãy về ngay nước Pháp mà kéo đổ tượng Jeanne d’Arc đi thôi!’’ (Jeanne d'Arc là một nữ anh hùng Pháp), khiến người Pháp phải kiêng nể tinh thần bất khuất của người Phụ nữ Việt Nam. Bị kết án 5 năm cấm cố, năm 1936, cô được trả tự do. Cô đã cùng chồng là Phạm Quang Sáu, cũng là một yếu nhân của Việt Nam Quốc dân đảng, mở cửa hàng lấy tên là Bôvô ở thị xã Bắc Ninh để làm nơi liên lạc với các nhà yêu nước. Nguyễn Thị Bắc qua đời năm 1943.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #69
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.063
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Cô Giang - Nguyễn Thị Giang (1909–1930)

Nguyễn Thị Giang (1909–1930), tức Cô Giang, là một nhà cách mạng người Việt chống Pháp, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, và là hiền thê của Nguyễn Thái Học. Nguyễn Thị Giang sinh năm 1909 tại thị xã Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang, em ruột Nguyễn Thị Bắc, tức Cô Bắc.

Sau khi học xong lớp nhất, Cô Giang cùng chị là Cô Bắc được nhà yêu nước Nguyễn Khắc Nhu dìu dắt và đưa vào tổ chức Việt Nam Dân Quốc - một tổ chức với tinh thần chống Pháp quyết liệt. Trong thời điểm này, tại Hà Nội, Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập do Nguyễn Thái Học được bầu làm Chủ tịch Đảng. Như vậy, cả hai Đảng đều có chung mục tiêu “Đánh người Pháp ra khỏi nước Nam, giành nước Nam lại cho người Nam” nên đã sáp nhập lại làm một. Từ sự sáp nhập này, Nguyễn Thái Học và Cô Giang gặp nhau, rồi yêu nhau...

Vào một buổi chiều từ Phú Thọ về xuôi, Nguyễn Thái Học và Cô Giang ghé vào Đền Hùng để hội đàm với các đồng chí của mình, đến đền thờ Tổ để chiêm bái và hứa với nhau sẽ tổ chức đám cưới sau khi cách mạng thành công. Cô Giang hứa: “Chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng. Nếu như anh có vì Tổ quốc mà hy sinh thì em cũng quyết dùng khẩu súng lục của anh trao mà chết theo...”.

Hoạt động trong Việt Nam Quốc Dân Đảng, Cô Giang và Cô Bắc được giao nhiệm vụ tuyên truyền quần chúng, làm công tác binh vận, làm liên lạc viên giữa các cơ sở Đảng ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái... Hai chị em Cô Giang đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

Tờ mờ sáng ngày 10-2-1930, Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết định dồn hết lực lượng để khởi nghĩa, dù “không thành công cũng thành nhân”. Chị em Cô Giang phụ trách chi bộ khu nữ vận chuyển vũ khí từ Phú Thọ lên Yên Bái bằng xe lửa. Các nữ đảng viên giả làm người buôn bán gạo, cám, hoa quả... gồng gánh cồng kềnh nhưng phía dưới là mã tấu, lựu đạn, súng ống... Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi, tuy không thành công, nhưng đã gây được tiếng vang chấn động dư luận trong và ngoài nước.

Ngày 16-10-1930, Cô Giang nghe tin giặc đưa Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí lên Yên Bái để hành hình, Cô Giang đã cải trang, giấu súng trong người rồi lên tàu hỏa đến đó. Tờ mờ sáng 17-10-1930, giặc Pháp đưa 13 anh hùng lên máy chém. Cô Giang đứng lặng quan sát, nghiến răng, môi mím chặt... nén nỗi đau xé tâm can. Sau đó cô quay về phòng trọ viết hai lá thư tuyệt mệnh trong tiếng khóc nức nở.

Ngày 18-10-1930, Cô Giang tự sát bằng súng dưới gốc cây đề - quê Nguyễn Thái Học.

Hai bức thư của Cô Giang trước khi tuẫn tiết

Bức Thứ Nhất:

Thưa Thày, Mẹ,
Con chết là vì hoàn cảnh bó buộc con. Không báo được thù nhà, rửa được nhục cho nước! Sau khi đã đem tấm lòng trinh bạch dâng cho chồng con ở Đền Hùng. Giờ con tìm về chỗ quê cha đất tổ, mượn phát súng này mà kết liễu đời con. Đứa con dâu bất hiếu kính lạy,
Nguyễn Thị Giang.

Bức Thứ Hai:

Anh đã là người yêu nước!
Không làm tròn được nghĩa vụ cứu quốc!
Anh giữ lấy tấm linh hồn cao cả để về chiêu binh rèn lính ở dưới suối vàng!
Phải chịu đựng nhục nhã mới có ngày mong được vẻ vang!
Các bạn đồng chí phải sống lại sau anh để đánh đổ cường quyền mà cứu lấy đồng bào đau khổ.
Thân không giúp ích cho đời!
Thù không trả được cho người tình chung!
Dẫu rằng đương độ trẻ trung,
Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh;
Con đường tiến bộ mông mênh,
Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao!
Bây giờ hết kiếp thơ đào,
Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây!
Dẫu rằng chút phận thơ ngây,
Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên;
Chết đi dạ những buồn phiền,
Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình!
Đảng kỳ phất phới trên thành,
Tủi thân không được chết vinh dưới cờ!
Cực lòng nhỡ bước sa cơ,
Chết sầu chết thảm có thừa sót sa,
Thế ru! Đời thế ru mà.
Đời mà ai biết! Người mà ai hay!
Nguyễn Thị Giang

Khi nghe tin Cô Giang tuẫn tiết Phan Bội Châu cảm khái làm bài văn tế:

Than rằng:
Sóng nhân đạo ở hai mươi thế kỷ, bạn má hồng toan cướp gái làm trai – Gương nữ hùng trên một góc trời Nam, bọn da trắng phải ghê giòng giống Việt.
Trên quốc sử mực chàm giấy phấn, ong cả đoàn nhan nhản bầy nô, – Dưới Long Thành máu thắm cỏ xanh, gái đến thế rành rành chữ liệt.
Trăng thu mờ mịt, trông những buồn tênh! Người ngọc xa vời, nghĩ càng đau tuyệt.

Nhớ nữ liệt sĩ xưa:
Đất nhả tinh hoa – trời treo băng tuyết.
Vóc quần thoa nhưng chí khí tu mi – Thân khuê các mà can trường khí tiết.
Thuở bé nhờ ơn gia giáo, Hán học vừa thông – Tuổi xanh vào chốn học trường, Pháp văn cũng biết
Tang hải gặp khi xoay cuộc, ngó giang sơn luống những lòng đau – Trần ai tức lôí không người, thâý nô lệ giương đôi tròng ngút.
Xem sách Pháp từng đem óc nghĩ: Dan Đà, La Lan thuở nọ, chị em mình đã dễ ai hơn, – Giở sử nhà bỗng vỗ tay reo: Bà Trưng, Cô Triệu sau này, non nước ấy có đâu hồn chết.
Triều cách mạng đang dâng sùng sục, cát Vệ Tinh ngậm đầy trước miệng, mong thấy bể vùi, – Vai quốc dân nặng gánh trìu trìu, đá Oa Hùng dắp sẵn trong tay, nỡ xem trời khuyết.
Tức tội cường quyền – Thi gan sấm sét.
Khi nhập đảng tuổi vừa mười tám, cơ nữ binh đăng đội tiền phong; – Lúc tuyên truyền sách động ba quân, lưỡi biện sĩ trổ tài du thuyết.
Thổi gió phun mây từng mấy trận, nào Lâm Thao, nào Yên Bái, nữ tham mưu đưa đẩy đội hùng binh; – Vaò sinh ra tử biết bao phen, kia thành huyện, kìa đồn binh, cờ nương tử xông pha hùm rắn rết.
Nguyễn Thái Học trổ tài kiện tướng, nhờ có cô mà lông cánh thêm dài – Phạm thị Hào nổi tiếng trung trinh, em có chị mà xứng danh nữ kiệt.

Khốn nỗi thay!
Vận nước còn truân – Tai trời chửa hết!
Trắc trở buồm xuôi gió ngược, tài anh thư gặp bước gian truân. – Ngại ngùng nước biếc non xanh, tay chức nữ uổng công thêu dệt.

Nhưng hãy còn:
Thiết thạch tâm can, – Châu toàn bách chiết.
Thời như thế, việc đành phải thế, đoạn đầu đài mừng được thấy anh lên. – Sống là còn thác vẫn là còn, súng kề cổ không nhường cho giặc giết.
Tiếng súng lúc vang lên một phát, núi đổ sông nhào! – Hồn anh thư hẹn phút trùng lai, thần gào quỷ thét

Ôi thương ôi!
Khóc nữa mà chi! – Nói không kể xiết!
Một nén hương lòng, – Mấy lời thống thiết!
Bạn nữ lưu ai nối gót theo chân? – Nghĩa đoàn thể, xin từ đây cố kết!

Hỡi ơi! thương tha


Sau khi Cô Giang chết, nhiều người đã khóc bằng những vần thơ cảm động, trong dân gian xuất hiện bài vè ca ngợi tấm gương hy sinh của liệt sĩ Nguyễn Thị Giang. Sống trên dương thế chỉ ngoài 20 xuân, nhưng chị em Cô Giang đã lưu danh trong sử sách. Và có thể khẳng định khí tiết và tấm lòng chung thủy của Nguyễn Thị Giang khá tiêu biểu cho phụ nữ nước ta xưa và nay. Cô Giang xứng đáng được xếp vào hàng “các vị nữ danh nhân đất Việt

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #70
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.063
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Cống Quỳnh - Nguyễn Quỳnh (1677 - 1748)

Nguyễn Quỳnh (1677 - 1748) là một danh sĩ thời Lê - Trịnh (vua Lê Hiền Tông), từng đỗ Hương cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng Nguyên.

Ông còn có tên Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê tại làng Bột Thượng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thân sinh ông là ông Nguyễn Bổng và bà Nguyễn Thị Hương.

Thuở nhỏ, ông học với ông nội và cha (vốn là giám sinh ở Quốc Tử Giám). Năm 1696, Quỳnh thi đỗ Giải nguyên, nhưng đi thi Hội nhiều lần bị hỏng.

Về sau, triều đình bổ nhậm ông làm giáo thụ các huyện Thạch Thất, Phúc Lộc (Sơn Tây), tiếp đến làm huấn đạo phủ Phụng Thiên ở kinh thành Thăng Long. Năm 1718, đỗ khoa Sỹ vọng được bổ làm tri phủ Thái Bình, rồi về làm Viên ngoại lang ở Bộ Lễ; sau bị giáng xuống chức Tu soạn ở Viện Hàn lâm.

Tuy không đỗ cao, Quỳnh vẫn nổi tiếng là người học hành xuất sắc. Đương thời đã có câu: "Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam" (nghĩa là thiên hạ không có người thứ ba giỏi như hai ông).

Sách "Nam Thiên lịch đại tư lược sử" đã nhận xét về ông: "... Nguyễn Quỳnh văn chương nổi tiếng ở đời, nói năng kinh người, thạo quốc âm, giỏi hài hước...".

Tác phẩm còn lại của Nguyễn Quỳnh, gồm một số bài ký, văn tế mẹ, văn khóc em (vốn tài hoa, nhưng chết yều ở tuổi 14) và hai bài phú chép trong tập: "Lịch triều danh phú". Lịch triều danh phú là tuyển tập của các danh sĩ thời bấy giờ, tất cả đều đỗ đại khoa, chỉ có hai người đỗ Hương cống là Nguyễn Quỳnh và Đặng Trần Côn.

Tương truyền ông là bạn thơ của nữ sĩ Đòan Thị Điểm.

Do tính cách trào phúng nên dân gian thường đồng hóa ông vào nhân vật Trạng Quỳnh - một ông Trạng dân gian nổi tiếng với tính trào lộng.

Để tôn vinh ông, nhà nước Việt Nam đã cho xây dựng nhà lưu niệm Trạng Quỳnh tại quê hương ông.

Sách "Nam thiên lịch đại tư lược sử", một quyển sử có lẽ được viết đầu thời Nguyễn, khi nói đến Nguyễn Quỳnh, có một câu đáng chú ý : "Quỳnh, Hoằng Hóa Bột thái nhân, từ chương minh thế, đàm thuyết: kinh nhân, trường ư quốc âm, thiện ư hí hước" nghĩa là: Quỳnh người Bột Thái, Hoằng Hóa, từ chương, nổi tiếng ở đời, nói năng bàn luận kinh người, sở trường về văn thơ Nôm và giỏi hài hước.

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 19-03-2010 lúc 09:28.
Cũ 12-07-2009   #71
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.063
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Cù Chính Lan (1930 - 1952)

Cù Chính Lan (1930 - 1951) sinh năm 1930 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tuyên dương Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 13 tháng 12 năm 1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mở, cách thị xã Hòa Bình 8 km về phía Nam, Cù Chính Lan đã một mình đuổi xe tǎng Pháp, nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái để tiêu diệt địch.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, mẹ chết sớm, nhà đông em, Cù Chính Lan phải lao động vất vả ngay từ bé dưới chế độ bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến để cùng cha nuôi sống đàn em dại. Hoàn cảnh đó đã tạo cho Cù Chính Lan những đức tính tốt như : cần cù, nhẫn nại, thương người cùng cảnh khổ, căm thù sâu sắc giai cấp địa chủ bóc lột và bọn thực dân cướp nước.

Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, Cù Chính Lan xung phong tình nguyện nhập ngũ năm 1946. Chẳng bao lâu đồng chí đã nổi bật trong học tập và công tác, ngay cả lúc ốm nằm việnn, với tinh thần luôn luôn gương mẫu xung phong làm mọi việc mình có thể làm được để giúp đỡ đóng đội, góp phần tích cực xây dựng đơn vị. Thời kỳ là chiến sĩ liên lạc, đồng chí đã được biểu dương là “quân nhân gương mẫu”; thời kỳ đi nằm bệnh xá, đã được anh em thương, bệnh binh tặng danh hiệu “Người chị cả hiền từ”. Khi được đề bạt làm tiểu đội trưởng. đồng chí luôn luôn chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, cùng anh em đưa tiêu đội từ kém lên khá. Bản thân đồng chí luôn luôn gương mẫu, khiêm tốn: giản dị, thương yêu đồng đội, được anh em mến phục, tin yêu. Đặc biệt trong chiến đấu, Cù Chính Lan luôn luôn nêu cao tinh thần dung cảm, táo bạo, mưu trí, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Trận Giang Mỗ lần thứ nhất ngày 7 tháng 12 năm 1951 : khi bố trí trận địa bị lộ, địch bắn dữ dội, trên ra lệnh tạm thời rút lui. Đồng chí dũng cảm đi sau cùng, dùng súng máy bắn kiềm chế địch cho đơn vị rút, rồi quay lại tìm anh em bị thương, đưa được ba đồng chí trở về đơn vị an toàn.

Trận Giang Mỗ lần thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 1951, khi địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch. Lúc chuẩn bị rút thì một xe tăng địch tiếp viện tới, bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan căm giận xông lên. Anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò. Nhưng không may tiểu liên bị hóc. Chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn. Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình, rồi lại nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp, quẳng lựu đạn vào. Giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng, chuyển hướng vội vàng chạy về vị trí. Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để nó chạy thoát, Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được vài giây rồi mới ném vào buồng lái. Lựu đạn nổ. Những tên giặc trong xe chết đè lên nhau. Chiếc xe dừng tại chỗ. Trận đánh kết thúc thắng lợi. Tấm gương của đồng chí đã có tác dụng cổ vũ toàn quân thi đua diệt xe tăng và xe cơ giới địch.

Ngày 29 tháng 12 năm 1951, tham gia đánh đồn Cô Tô, bị thương hai lần, Cù Chính Lan vẫn dũng cảm xông lên phá tiếp hai lớp rào mở đường cho đơn vị tiến vào. Lần thứ ba, bị thương nặng, đồng chí vẫn không chịu rời trận địa, nằm tại chỗ chỉ hướng tiến và động viên anh em vào sau diệt địch. Cù Chính Lan đã anh dũng hy sinh khi trận đánh đồn Cô Tô vừa kết thúc thắng lợi. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng bộ binh, thuộc đại đoàn 304, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cù Chính Lan đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng hai. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan được Chính phủ và Hồ Chủ tịch truy tặng Huân chương Quân công hạng hai, Huân chương Kháng chiến hạng nhất.
Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #72
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.063
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Cường Để (1882-1951)

Thu gọn nội dung


Chu Đạt (? - 160)

Thu gọn nội dung


Danh Nhân Không Tìm Thấy Tư Liệu:

- Cao Ðạt () Em ruột Cao Thắng, Anh hùng cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 19-03-2010 lúc 09:33.
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 08:14
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,13135 seconds with 15 queries