Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 12-07-2009   #37
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.065
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bùi Thị Nhạn (1917 - 1950) - Liệt sỹ

Bùi Thị Nhạn (1917 - 1950) sinh năm 1917, tại thôn Cống Thủy, xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, trong một gia đình nông dân nghèo. Nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mạng cha mẹ và bốn anh em của chị. Ngay sau ngày Cách mạng tháng 8-1945 thành công, chị tham gia Hội phụ nữ cứu quốc cùng nhân dân xóm làng xây dựng cuộc sống mới.

Chẳng bao lâu, quân Pháp nhảy dù đánh chiếm Phát Diệm. Theo chủ trương của cấp trên, sau thời gian tạm lánh, chị lại cùng bà con trở về quê hương làm ăn sinh sống và tổ chức lực lượng kháng chiến. Nhà chị được chọn làm nơi hẹn gặp của cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Cả hai vợ chồng chị đều được chọn làm giao thông liên lạc của huyện Kim Sơn.

Ngày ngày, chị làm bạn với cái giỏ bên hông lặn lội ngoài đồng vừa để kiếm cá, bắt cua sinh sống, vừa để che mắt địch đem tài liệu của Đảng đến các cơ sở kháng chiến trong huyện. Chị làm công tác địch vận rất giỏi. Bằng nhiều cách tuyên truyền, giải thích, chị đã lôi kéo được một số anh em vệ sĩ bỏ hàng ngũ giặc về nhà làm ăn, nhưng rồi hoạt động của chị bị địch đánh hơi thấy. Tháng 3-1950, thấy phong trào du kích trong vùng phát triển, mặc dầu chưa có đầy đủ chứng cớ, nhưng tên phản động Phi khoác áo linh mục núp trong nhà xứ Dưỡng Điềm đã ra lệnh bắt chị. Sau hơn một tháng dùng mọi thủ đoạn từ dụ dỗ, dọa “rút phép thông công”, đến tra tấn dã man nhưng cũng không khai thác được gì ở chị, cuối cùng địch buộc phải trả lại tự do cho chị.

Về nhà, thấy chị bị tra tấn với nhiều thương tích trên người, anh em cán bộ quyết định để chị tạm nghỉ công tác một thời gian phục hồi sức khỏe. Nhưng chỉ sau 10 ngày thấy đi lại được, chị gặp cán bộ nằng nặc đòi được giao nhiệm vụ. Và, chị lại hăng hái chuyển tài liệu đến tận các cơ sở kháng chiến trong tiểu khu. Chị còn khéo tổ chức được một tổ thiếu nữ làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cán bộ. Cháu Lê Thị Cống, con gái đầu của chị, cũng tích cực tham gia hoạt động trong tổ chức này.

Để đẩy mạnh hoạt động du kích chiến tranh trong lòng địch, từ đầu tháng 10-1950, theo chủ trương của trên, đội tuyên truyền vũ trang của ta đã ném lựu đạn và vũ trang tuần hành ngay ban ngày ở các thôn Định Hướng, Dục Đức, đốt điếm canh của bảo an thôn Đồng Nhân, Tuân Hóa… Hoảng sợ, giặc cho bọn vệ sĩ kéo đến nhà anh Chú, rồi ập vào nhà chị Nhạn. Chồng chị chạy thoát.

Ngày 12-10-1050, bọn vệ sĩ lại đến vây nhà chị. Một tên nhét gói truyền đơn vào đống rạ. Tên khác la lối dỡ đống rạ và thét khám nhà. Gói truyền đơn chúng vừa dúi vào rồi lại lôi ra nói là có truyền đơn trong nhà. Thế là chúng bắt chị đi cùng với đứa con mới 8 tháng tuổi vào bốt Dưỡng Điềm. Ngày hôm sau, chúng còn bắt các anh Hữu, anh Tiệp, anh Giao và chị Bảy.

Ngày 18-10-1950, chúng lập trò xét xử, quyết định tử hình chị Nhạn và anh Giao. Trước sự chứng kiến của đông đảo dân làng, chị giật mảnh vải đen ném xuống đất và thét vào mặt bọn giặc:

- Tao chết cho cách mạng. Nhớ lấy! Chúng mày sẽ không bao giờ được chết như tao.

Chúng trói chị vào cây cọc đóng ở chợ Hồi Thuần. Sau nhiều loạt đạn của địch, chị từ từ ngã xuống. Chị đã hy sinh anh dũng, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân. Đảng bộ Kim Sơn đã làm lễ truy nhận chị là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những năm tháng chống Mỹ cứu nước, tỉnh hội Phụ nữ Ninh Bình và huyện hội Phụ nữ Kim Sơn đã lấy tấm gương hy sinh anh dũng của chị Bùi Thị Nhạn để giáo dục phụ nữ toàn huyện, toàn tỉnh. Nhiều chiến dịch sản xuất mang tên chị đã đem lại kết quả tốt đẹp.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #38
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.065
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bùi Thị Xuân (?-1802)

Bùi Thị Xuân (?- 1802) Quê ở làng Xuân Hòa, xã Bình Phú huyện Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Chưa rõ tên cha mẹ, chỉ biết bà là cháu thái sư Bùi Đắc Tuyên. Bà là người phụ nữ xinh đẹp, nhờ sớm học võ với đô thống Ngô Mạnh nên bà rất giỏi võ nghệ, nhất là môn song kiếm. Chuyện kể rằng, trên đường đến Tây Sơn tụ nghĩa Trần Quang Diệu (1) đã đánh nhau với một con hổ lớn, hung dữ. Nhân đi qua đấy, bà Xuân đã rút kiếm xông vào cứu trợ. Quang Diệu bị hổ vồ trọng thương nên phải theo bà về nhà chữa trị. Sau hai người thành gia thất rồi cùng nhau về tòng quân dưới ngọn cờ Tây Sơn ở chiến khu Phú Lạc.Nhờ vào tài nghệ về chiến thuật, binh bị cộng với lòng dũng cảm; vợ chồng bà nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong công cuộc đánh đuổi quân Mãn Thanh vào đầu xuân Kỷ dậu 1789 và so tranh quyết liệt với quân Nguyễn Ánh hơn 10 năm …

Người ta còn kể, khi đến với Nguyễn Huệ, người con gái trẻ đẹp làng Xuân Hòa này không chỉ tòng quân một mình mà còn dẫn theo một đội nữ binh do mình đào tạo và một đoàn voi rừng đã được bà rèn luyện thuần thục.Trước khi gia nhập quân Tây Sơn, bà đã tự phong là “Tây Sơn nữ tướng”. Sau này bà được hội kiến với Nguyễn Huệ, Huệ cũng thừa nhận bà rất xứng đáng với danh xưng đó; và vương còn ban tặng thêm bốn chữ “Cân quắc anh hùng”.

Giữa lúc Tây Sơn đang rất thành công với các hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao và phát triển kinh tế thì đột ngột vào ngày 29/7/1792, Quang Trung (Nguyễn Huệ) mất, để lại nhiều thương tiếc.

Cũng từ đây triều đại Tây Sơn bắt đầu suy yếu do vua Cảnh Thịnh ( Quang Toản) còn nhỏ, bất tài nên đã không giữ được việc triều chính, bị họ ngoại chuyên quyền, dẫn đầu số đó là cậu họ Thái sư Bùi Đắc Tuyên, làm cho các đại thần kết bè phái, quay sang giết hại lẫn nhau dẫn đến nội bộ lục đục, triều chính suy vi, khiến lòng dân vốn đã sống quá nhiều năm trong cảnh máu lửa càng thêm oán ghét cảnh phân tranh, loạn lạc...Và đây thật sự là một cơ hội vàng

Vì vậy, tức thì Nguyễn Ánh xua quân chiếm lại Quy Nhơn vào năm 1799. Bùi Thị Xuân cùng chồng một mặt tham gia củng cố triều chính, một mặt chỉ huy quân sĩ giữ lũy Trấn Ninh, chống lại quân Nguyễn.Tuy nhiên trước sức tấn công mạnh mẽ của Nguyễn vương, các thành luỹ của Tây Sơn nhanh chóng bị mất. Bà Xuân cùng chồng con bị quân Nguyễn bắt được ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An .

Khi nghe bà bị bắt, Nguyễn Ánh sai người đem đến trước mặt hỏi giọng đắc chí: Ta và Nguyễn Huệ ai hơn? Bà trả lời: Chúa công ta; tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà, cùng đều bị chúa công ta đánh cho không còn manh giáp. Đem so với Chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng. Ánh gằn giọng: Người có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh? Bà đáp: Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc hà…

Ngày 6 tháng 11 năm Nhâm tuất (20-11-1802), vua tôi nhà Tây Sơn trong đó có Bùi Thị Xuân cùng chồng con bị đưa ra pháp trường tại Phú Xuân.Chồng bà bị xử tội lột da, còn bà cùng con gái độc nhất 15 tuổi tên Trần Bích Xuân bị xử voi dày (bãi chém An Hoà, ngoại ô Huế,ở đó khoảng 200 tướng lĩnh của nhà Tây Sơn đã hiên ngang ra pháp trường )

Theo tư liệu của một giáo sĩ phương Tây De La Bissachère viết năm 1807- người có dịp chứng kiến cuộc hành hình- đã miêu tả buổi hành hình được tóm lược như sau:

“Đứa con gái trẻ của bà ( Bùi Thị Xuân) bị lột hết y phục. Một thớt voi từ từ tiến đến .Cô gái biến sắc rồi mặt trắng bệch như tờ giấy.Nàng ngoảnh nhìn mẹ, kêu thất thanh. Bà Xuân nghiêm mặt trách : Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con của ta !…Đến lượt bà, nhờ lớp vải ở bên trong quấn kín thân thể, nên tránh khỏi sự lõa lồ. Và bà rất bình thản bước lại trước đầu voi hét một tiếng thật lớn khiến voi giật mình lùi lại. Bọn lính phải vội vàng bắn hỏa pháo,đâm cây nhọn sau đít con vật để nó trở nên hung tợn, chạy bổ tới, giơ vòi quấn lấy bà tung lên trời…Nhưng trái với lệ thường, nó không chà đạp phạm nhân như mọi bận mà bỏ chạy vòng quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi khiến hàng vạn người xem hoảng hốt theo”…(2&3).

Những tư liệu liên quan :

(1)Trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng: Tóm tắt theo Sử sách, bà Bùi Thị Xuân cưỡi voi liều chết đánh lũy Trấn Ninh, nơi Nguyễn Ánh đang cố thủ, từ sáng đến trưa chưa chịu lui. Rồi bà còn giành lấy dùi tự tay thúc trống liên hồi.Lúc bấy giờ Nguyễn vương cùng tướng tá đã hốt hoảng vội chia quân vượt sông Linh Giang đánh bọc hậu hòng mở đường máu thoát thân.Nào ngờ vua Cảnh Thịnh nhát gan thấy quân Nguyễn tràn qua nhiều, tưởng nguy khốn liền cho lui binh.Ngay lúc đó bà cũng nhận được tin Nguyễn Văn Trương phá tan thủy binh của Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình) cướp được hầu hết tàu thuyền và tướng giữ cửa Nguyễn Văn Kiên cũng đã đầu hàng . Trước tình thế đang thắng thành bại này đội quân của bà bỏ cả vũ khí, đạn dược để chạy tháo thân…

Đây có thể nói là trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng của bà để hòng cứu vãn tình thế.Nhưng ngờ đâu nhà Tây sơn, sau trận này thêm trượt dài trên đà suy vong, không sao gượng lại được nữa…

*Trích thêm tư liệu cùng đề tài trong web vnthuquan :

Bùi Thị Xuân đánh lũy Trấn Ninh, từ sáng đến chiều, máu và mồ hôi ướt đẫm áo giáp.

Trong bài Bùi phu nhân ca của cụ Vân Sơn Nguyễn Trọng Trì có đoạn rằng:

Xuân hàn lãnh khí như tiễn đao
Xuân phong xuy huyết nhiễm chinh bào
Hoàng hôn thành dốc bi già động
Hữu nhân diện tỷ phù dung kiều
Phu cổ trợ chiến Lương Hồng Ngọc
Mộc Lan tòng quân Hoàng Hà Khúc
Thùy ngôn cân quắc bất như nhân ?
Dĩ cổ phương kim tam đinh túc

Nghĩa là:

Khí xuân lạnh như khí lạnh nơi lưỡi dao bén thoát ra.
Gió xuân thổi máu bay thẩm đẩm tấm chinh bào
Nơi góc thành tiếng tù và lay động bóng hoàng hôn
Có người dung nhan kiều diễm như đóa hoa phù dung
Thật chẳng khác Lương Hồng Ngọc đánh trống trợ chiến cho ba quân.
Và nàng Mộc Lan xông trận nơi sông Hoàng Hà
Ai bảo khăn yếm không bằng người ?
Từ xưa đến nay vững vàng thế ba chân vạc

Ðây là tác giả tả Bùi nữ tướng lúc đánh thành Ðâu Mâu (Trấn Ninh) Thành sắp hạ được thì có tin thủy quân Nhật Lệ bị quân nhà Nguyễn đánh tan. Nguyễn Quang Toản hoảng hốt ra lệnh lui binh. Không sao cản được, Bùi nữ tướng đành phải mở đường máu để lui binh…

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #39
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.065
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bùi Văn Dị (1833-1895)

Bùi Văn Dị (1833-1895) là nhà thơ và làm quan dưới triều Nguyễn. Bùi Văn Dị tự Ân Niên, có các tên hiệu: Tốn Am, Do Hiên, Hải Nông, Châu Giang. Ông quê làng Châu Cầu, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội (sau là phố Châu Cầu, thị xã Phủ Lý tỉnh Hà Nam). Họ Bùi ở Châu Cầu này vốn quê gốc ở xã Triều Đông, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín (nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) từ thời Lê Mạt mới chuyển xuống sinh cơ lập nghiệp ở Châu Cầu, đến đời thứ sáu thì phát khoa: Bùi Văn Dị và người em con ông chú ruột là Bùi Văn Quế đều đỗ Phó bảng khoa Ất Sửu năm Tự Đức thứ 18 (1865).

Bùi Văn Dị lần lượt được bổ nhiệm làm Tri huyện Lang Tài, Việt Yên, Yên Dung (tỉnh Bắc Ninh), rồi Án sát Ninh Bình, sau được bổ sung vào nội các. 1876 được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Cuối 1878 lại được sung vào nội các, được cử vào duyệt quyển thi Hội, thi Đình. 1981 làm đại thần quản lý Nha Thương bạc. Khi quân Pháp mở rộng đánh Bắc Kỳ, ông dâng sớ quyết đánh và được cử làm khâm sai phó kinh lược sứ Bắc Kỳ. Ông đã trực tiếp chỉ huy trận đánh ngày 13-3-1883 chặn quân Pháp lấn ra ngoại vi Hà Nội. Tiếp đó, ông được cử làm Tham tán quân thứ Bắc Ninh. Việc nhà Nguyễn ký hàng ước ngày 25-8-1883 khiến ông suy sụp tinh thần đến phát bệnh; ông từ chối chức Tổng đốc Ninh Thái (gần như cùng lúc Nguyễn Khuyến từ chức Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên) và đi ở ẩn tại Thanh Hóa. Đầu năm 1884 ông lại được triệu về triều làm giảng quan chuyên giảng sách cho vua Kiến Phúc rồi vua Hàm Nghi. 1885 ông bị ốm phải đi dưỡng bệnh tại Thanh Hóa.

Đến cuối năm 1887 lại được gọi về triều làm Phụ chính đại thần; trong dịp này được xét đặc cách nhận học vị Tiến sĩ khoa Ất Sửu 1865. Năm 1890 ông thôi các chức thượng thư bộ Lại và Phụ chính đại thần, chỉ giữ chức Phụ đạo đại thần kiêm Phó tổng tài Quốc sứ quán. Ông đảm nhận việc tổng duyệt bộ sách gồm 300 bài thơ vịnh sử của vua Tự Đức, công việc biên tập hoàn thành thì Bùi Văn Dị cũng mất ngay khi còn tại chức ở Quốc sứ quán. 29 năm làm quan (1866-1895) của Bùi Văn Dị trải 7 đời vua Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái.

Thơ văn của ông được tập hợp trong các cuốn: Vạn lý hành ngâm, Du Hiên thi thảo, Tốn Am thi sao, Du Hiên tùng bát, Trĩ chu thù xướng tập, đều là các tập thơ văn chữ Hán.

Chỉ đến những năm cuối thế kỉ thứ XX, thơ văn Bùi Văn Dị mới bước đầu được dịch thuật, đăng tải. Người ta nhận thấy ông có một phần thơ mang nội dung yêu nước chống xâm lược. Những bài thơ làm sau các trận thắng quân Pháp ở Gia Lâm và Cầu Giấy trong năm 1883 bừng nên khí thế quyết thắng. Tuy vậy phần nhiều hơn là tâm trạng lo lắng, đau xót vì thế yếu của ta trước dã tâm và sức mạnh của quân xâm lược .

Sách hay mọt gặm, lưỡi gươm han,
Những giận ngày nào ngỏ cửa quan
Sống chỉ nhuốm thêm màu tóc bạc
Mười năm hai lượt khóc giang san.


(Trả lời tham quân Ngư Đường Phạm Hy Lượng lúc ngồi nói chuyện ở Thành Sơn - bản dịch của Nguyễn văn Huyền)

Tất nhiên thơ Bùi Dị không chỉ tập trung vào đề tài vận nước như trên. Thơ ông như cây đàn có nhiều cung bậc “Có dáng mây bay, có tiếng suối chảy, có giọng bình văn dịu êm, có tiếng gươm khua hùng tráng. Có tiếng phẫn nộ với kẻ thù, có lời âm thầm tự trách có vần thơ tâm sự với non sông, có vần thơ thủ thỉ xót thương với người bạn đời đã khuất..." (Nhận xét của nhà thơ Trần Lê Văn, 2003).

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #40
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.065
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bùi Văn Dự (1913-1987)

Bùi Văn Dự, bí danh Nguyễn Thanh, tên thường dùng Ba Dự, sinh năm 1913 tại làng Tân Thuận Đông, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).Tham gia cách mạng cuối năm 1929, vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10/1930 tại Chi bộ làng Tân Thuận Đông.
Nhờ nhiệt tình cách mạng, tích cực công tác, ông lần lượt được Đảng giao những trọng trách:

- Năm 1932-1934: phụ trách Ban cán sự Đảng bộ Cao Miên.

- Năm 1942-1944: Bí thư Liên Tỉnh ủy Hậu Giang; Bí thư Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn; Ban cán sự Xứ ủy Nam kỳ.

- Năm 1946-1948: Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ (khu VIII) kiêm Bí thư Tỉnh ủy Long Châu Tiền.

- Năm 1948-1949: Ban Dân vận (Hoà Hảo vận và Tôn giáo vận); đại diện Ủy ban Kháng chiến Khu VIII; Ban kiểm tra Nam Bộ.

- Năm 1951-1953: Phó trưởng Ban Dận vận Trung ương cục; Phó Chủ nhiệm Mặt trận Liên Việt Nam Bộ.

- Từ tháng 7/1954 đến 1975 giữ các chức vụ: Bí thư Đảng ủy, kiêm Trưởng Ban tập kết miền Tây Nam Bộ; Vụ trưởng Vụ Chính sách tập kết; Ủy viên Thường trực Ban Nghiên cứu Dự thảo Dự án xây dựng nông trường quốc doanh và khai hoang (trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng); Vụ trưởng Vụ Đào tạo cán bộ miền Nam, phụ trách trường Đảng 105; Ủy viên Thường trực, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất Trung ương; Ủy viên Ban cán sự Đảng bộ Trung ương.

- Năm 1975-1978: Phó trưởng Ban Thường trực Ban xây dựng vùng kinh tế mới Trung ương.

Từ năm 1930 đến 1932, ông Bùi Văn Dự bị giặc bắt tra khảo, giam cầm 4 lần (ở Sa Đéc, Vĩnh Long và Sài Gòn). Sau mỗi lần ra tù, ông tiếp tục hoạt động cách mạng.

Đến năm 1978 được Đảng và Nhà nước cho nghỉ hưu, ông cùng gia đình sống tại Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, tham gia viết lịch sử Đảng địa phương và một số công tác xã hội khác.

Ông Bùi Văn Dự đã hoạt động cách mạng liên tục, không nghỉ ngơi, cống hiến gần trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân, có nếp sống giản dị, trong sạch, luôn giữ vững phẩm chất đạo đức của người Cộng sản.

Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhì; Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Ông Bùi Văn Dự từ trần ngày 30/11/1987, hưởng thọ 74 tuổi.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #41
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.065
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bùi Văn Ngữ (1910-1942)

Bùi Văn Ngữ (1910-1942) là Liệt sĩ giai đoạn chống Pháp, có bí danh là Bảy Xuyến, Ông sinh năm 1910 trên mảnh đất 18 thôn vườn trầu thuộc xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Nay là quận 12, TP HCM.

Thuở nhỏ đi học tại quê nhà, năm 1927 - 1928 tham gia Hội kín Nguyễn An Ninh, năm 1930 gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương, đến năm 1931 Ông là tỉnh ủy viên Gia Định, rồi làm Bí thư tỉnh ủy Gia Định, xứ ủy viên xứ ủy Nam Kì.



Năm 1940, ông bị Pháp bắt cùng với các đồng chí của mình là Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Văn Cừ, Phạm Văn Đồng...

Trong tù ông bị tra tấn rất dã man, nhưng ông vẫn khẳng khái không khai báo, nên một số cơ sở đảng ở Hóc Môn vẫn giữ được bí mật cách mạng.

Năm 1941 ông bị lưu đày Côn Đảo cùng với các ông Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, Bùi Văn Thủ, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo... Tại đảo ông bị hành hạ dã man và hy sinh vào năm 1942 cùng với anh ruột là Bùi Văn Thủ, lúc mới 32 tuổi.

Tên của Ông được đặt tên cho một trường Tiểu học thuộc ấp Tiền Lân xã Bà Điểm huyện Hóc Môn và một số đường phố.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #42
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.065
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bùi Viện (1839-1878)

Thu gọn nội dung


Bùi Tư Toàn

Thu gọn nội dung


Bùi Văn Ba

Thu gọn nội dung


Bùi Xương Trạch

Thu gọn nội dung


Danh Nhân Không Tìm Thấy Tư Liệu:

- Bùi Minh Trực (Anh hùng liệt sỹ của Thành Đoàn)
- Bùi Thức (1859-1915)Đỗ tiến sỹ năm 1898 cha của Bùi Kỷ

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 19-03-2010 lúc 09:26.
Cũ 12-07-2009   #43
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.065
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ca Lê Hiến - Lê Anh Xuân (1940 – 1968)

Lê Anh Xuân (1940 – 1968) tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5-6-1940 tại thị xã Bến Tre. Quê nội anh là Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Thân sinh là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học có uy tín. Lớn lên trong một gia đình trí thức yêu nước có truyền thống văn học, Lê Anh Xuân sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ. Năm 12 tuổi, Lê Anh Xuân đi theo kháng chiến, vừa học văn hóa, vừa tập việc ở nhà in Trịnh Đình Trọng, thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ trong chiến khu.
Năm 1954, Lê Anh Xuân theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở các trường học sinh miền Nam, Trường phổ thông trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội), rồi vào học khoa Sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Những năm tháng học tập ở miền Bắc, tâm hồn và kiến thức của anh ngày càng được bồi đắp phong phú thêm. Bài thơ đầu tiên ra mắt bạn đọc Nhớ mưa quê hương của Lê Anh Xuân, viết trong dòng cảm xúc thương nhớ da diết miền Nam, đã chiếm được cảm tình độc giả và được giải nhì trong cuộc thi thơ năm 1960 của tạp chí Văn Nghệ.

Tốt nghiệp Đại học, Lê Anh Xuân được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở khoa Sử và được cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài, nhưng anh đã từ chối, chọn lựa con đường trở về quê hương chiến đấu. Cuối năm 1964, cùng với bạn bè đồng chí, Lê Anh Xuân đã vượt Trường Sơn về Nam, khi cuộc chiến đấu đang ở giai đoạn gay go quyết liệt nhất. Anh công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn TƯCMN, sau đó công tác ở Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam.

Trong suốt thời gian này, Lê Anh Xuân đã sống và làm việc như một người chiến sĩ – nghệ sĩ chân chính. Anh tham gia viết ký về các anh hùng trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn miền Nam lần thứ I, tình nguyện đi đến những nơi ác liệt nhất. Khi về công tác ở Bến Tre, anh tham gia tất cả những công việc gian khó như một cán bộ ở địa phương: làm công tác tuyên truyền, phá đường, sáng tác thơ, cùng bộ đội, du kích chống càn ở Mỏ Cày v.v…

Từ cuộc sống gian khổ mà hào hùng ấy, anh đã gởi đến bạn đọc nhiều bài thơ mới với bút danh Lê Anh Xuân: Không đâu như ở miền Nam, Dừa ơi, Về Bến Tre, Trở về quê nội…

Bên cạnh lòng yêu văn chương, Lê Anh Xuân còn làm việc với một ý thức công dân tích cực. Ngoài việc làm thơ, viết trường ca, anh còn viết cả văn xuôi. Truyện ký về anh hùng Nguyễn Văn Tư của anh đã được đăng trên báo Văn Nghệ năm 1965 với cái tên Giữ đất. Trường ca Nguyễn Văn Trỗi gần 1.500 câu thơ lục bát là một đóng góp kịp thời của anh.

Tiếng gà gáy, tập thơ đầu tay, tập hợp những bài viết của Lê Anh Xuân trong 10 năm sống ở miền Bắc, ra đời năm 1965, khẳng định vị trí của anh Lê Anh Xuân trong đội ngũ sáng tác trẻ thời chống Mỹ. Hoa dừa là tập thơ thứ hai của anh gồm những bài thơ sáng tác trong những năm ở chiến trường miền Nam cho đến khi hy sinh. Năm 1966, anh được vinh dự đứng vào hàng ngũ ĐCSVN.

Những chiến thắng và khí thế tiến công của chiến dịch xuân Mậu Thân (1968) đã dội vào thơ anh những âm hưởng hùng tráng: Mùa xuân Sài Gòn, mùa xuân chiến thắng. Dựng lại hình ảnh của những anh hùng, Lê Anh Xuân thường có ý thức phát hiện và khái quát những phẩm chất cao đẹp của dân tộc. Bài thơ Dáng đứng Việt Nam được viết trong cảm hứng ấy và cũng là tác phẩm cuối cùng mà anh đã để lại cho chúng ta.

Lê Anh Xuân tham gia đợt 2 Tổng công kích Mậu Thân cùng một số văn nghệ sĩ khác. Trên đường tiến vào Sài Gòn, ngày 21-5-1968, đến ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, anh hy sinh trong một trận càn của giặc Mỹ.

Từ Tiếng gà gáy đến Hoa dừa, từ truyện ký Giữ đất đến Trường ca Nguyễn Văn Trỗi, cảm hứng chủ đạo của Lê Anh Xuân vẫn là tình yêu quê hương đất nước quyện chặt với tình yêu nhân dân và lý tưởng cách mạng. Đặc biệt, hình ảnh quê hương Bến Tre đã chiếm một vị trí quan trọng trong thơ anh và có sức lay động sâu xa trong lòng người đọc.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #44
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.065
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ca Văn Thỉnh (1902 – 1987)

Ca Văn Thỉnh (1902 – 1987) Sinh ngày 21-3-1902, trong một gia đình nông dân ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Ca Văn Thỉnh thuở nhỏ học trường tiểu học ở tỉnh. Nhờ học giỏi, ông được học bổng vào Trường Sư phạm Sài Gòn, sau đó học Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Thời sinh viên, Ca Văn Thỉnh cùng với bạn đồng học như Đặng Thai Mai, Phạm Thiều hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên yêu nước ở Hà Nội. Vở cải lương về Nguyễn Trãi lấy tên là Bầu nhiệt huyết của ông đã bị thực dân Pháp cấm diễn.
Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, Ca Văn Thỉnh được bổ nhiệm làm Đốc học tỉnh Bến Tre. Tháng 8-1945, ông tham gia cướp chính quyền ở tỉnh. Năm 1946, là thành viên phái đoàn khu 8 vượt biển raTrung ương báo cáo tình hình, xin chi viện cho chiến trường Nam Bộ và được mời nhận chức vụ Quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Chính phủ Kháng chiến.

Năm 1952, ông trở lại chiến trường Nam Bộ, được phân công làm ủy viên UBKCHC Nam Bộ, kiêm ủy viên Ủy ban Liên Việt Nam Bộ. Sau hiệp định Genève (1954), tập kết ra Bắc, đã kinh qua các công tác: phụ trách vụ Đông Nam Á Bộ Ngoại giao, Đại sứ ở Campuchia, Giám đốc Thư viện Khoa học Trung ương. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975), ông được cử làm Viện trưởng Viện Khoa học xã hội miền Nam, đại diện Ủy ban Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trong suốt mấy chục năm trời từ sau CMT8-1945, Ca Văn Thỉnh hoạt động liên tục cho đến khi nghỉ hưu và đã có nhiều cống hiến to lớn trên các mặt chính trị, xã hội, giáo dục. Do đó, được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất.

Cống hiến nổi bật nhất của Ca Văn Thỉnh là đã góp một phần có ý nghĩa trong việc nghiên cứu văn hóa và văn học Nam Bộ, khơi dậy những giá trị chân chính trong truyền thống văn học yêu nước chống ngoại xâm của mảnh đất phương Nam. Ông là một trong những người đầu tiên nghiên cứu, giới thiệu với cả nước những nhà văn hóa, nhà thơ yêu nước như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông trên một quan điểm dân tộc, tiến bộ.

Với bút hiệu Ngạc Xuyên (có nghĩa là Rạch Cá Sấu - một địa danh của quê hương), trong KCCP, ông bắt đầu giới thiệu văn thơ yêu nước của các sĩ phu Nam Bộ, trên các báo chí cách mạng. Tập kết ra Bắc, ông vẫn cần mẫn nghiên cứu, dịch, giới thiệu phần thơ văn này trên các báo Văn nghệ, trên Tạp chí Văn học…Ông cùng với Bảo Định Giang biên soạn cuốn Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, Thơ văn Nguyễn Văn Thông. Sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng, tuy tuổi già sức yếu, ông đã để công biên soạn cuốn Hào khí Đồng Nai, một tập sách phân tích, đánh giá những đặc trưng văn hóa của Nam Bộ.

Công bình mà nói, Ca Văn Thỉnh để lại trước tác không nhiều so với những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp khác, nhưng những cuốn sách, bài báo của ông từ tuổi thanh xuân cho đến cuối đời là một mảng đóng góp có ý nghĩa, trong việc nghiên cứu văn hóa của vùng đất mới của Tổ quốc. Cuộc đời ông là một tấm gương sáng về tinh thần phục vụ nhân dân, một nhân cách cao đẹp và nhân hậu.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #45
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.065
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Léon Charles Albert Calmette (1863 – 1933)

Léon Charles Albert Calmette (12/7/1863 – 29/10/1933) là một bác sĩ, một nhà vi khuẩn học, miễn dịch học người Pháp và là một thành viên quan trọng của viện Pasteur (tiếng Pháp: Institut Pasteur). Ông nổi tiếng nhờ công trình nghiên cứu vắc xin chống bệnh lao. Ông còn phát triển thành công kháng độc tố đầu tiên chống nọc độc của rắn. Khi trẻ, ông đã đến và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, cuối thế kỉ 19 ông làm việc tại Pháp đến cuối đời.

Các nghiên cứu

Calmette sinh ra ở Nice, Pháp. Ông mong muốn trở thành thầy thuốc phục vụ cho Hải quân, vì thế ông đã vào trường Y tế Hải quân ở Brest vào năm 1881 .

Năm 1883, ông bắt đầu phục vụ trong Vụ Y tế Hải quân tại Hồng Kông, nơi ông nghiên cứu bệnh sốt rét, đến năm 1886 ông nhận học vị tiến sĩ với đề tài này. Sau đó ông phục vụ ở Tây Phi, tại Gabon và Congo, tại đây ông tiếp tục các nghiên cứu về sốt rét, bệnh ngủ và bệnh pelagrơ.

Trong thời gian trở về Pháp năm 1890, Calmette đã gặp Louis Pasteur (1822-1895) và Emile Roux (1853-1933), là giáo sư dạy ông về khóa học trong vi khuẩn học. Ông đã trở thành hội viên và được Pasteur giao trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo một chi nhánh của viện Pasteur tại Sài Gòn, Đông Dương vào năm 1891. Tại đây, ông đã cống hiến cuộc đời mình cho những ngành mới ra đời của độc tính học, mà chúng có mối tương quan quan trọng với miễn dịch học. Ông nghiên cứu nọc độc của rắn và ong, nhựa và các chất độc của thực vật. Ông cũng tổ chức sản xuất các vắc xin chống bệnh đậu mùa, bệnh dại và thực hiện nghiên cứu về bệnh tả, cũng như sự lên men của thuốc phiện và gạo.
Năm 1894, ông trở lại Pháp một lần nữa và phát triển kháng độc tố đầu tiên, chống các vết cắn của rắn độc bằng cách sử dụng huyết thanh miễn dịch lấy từ các con ngựa đã được tiêm chủng vắc xin (huyết thanh Calmette). Ông cũng tham gia vào việc phát triển huyết thanh miễn dịch đầu tiên chống dịch hạch, dựa trên phát hiện của Alexandre Yersin (1863-1943) về tác nhân gây nhiễm của nó là Yersinia pestis, sau đó ông đến Bồ Đào Nha để nghiên cứu để chống bệnh dịch ở Oporto.

Albert Calmette đi đến kết luận rằng, một động vật có thể miễn dịch đối với vết rắn cắn bằng cách tiêm cho động vật đó một liều lượng nọc cực nhỏ và sau đó tăng dần liều lượng. Động vật bị rắn độc cắn có thể cứu sống nếu được tiếp huyết thanh của sinh vật miễn dịch. Ngày nay, phát hiện này vẫn là cơ sở của quá trình sản xuất các loại thuốc chống nọc rắn.

Năm 1895, Roux giao cho ông làm giám đốc chi nhánh của viện Pasteur ở Lille, là nơi ông đã làm việc trong 25 năm tiếp theo. Năm 1909, ông đã giúp đỡ để thành lập chi nhánh của viện tại Algérie. Năm 1901, ông đã thành lập phòng khám chữa bệnh lao đầu tiên tại Lille, và đặt tên cho nó là Emile Roux. Năm 1904, ông thành lập Ligue du Nord contre la Tuberculose (Liên đoàn phòng chống bệnh lao miền bắc), là tổ chức tồn tại đến nay. Năm 1918, ông nhận vị trí trợ lý giám đốc của viện tại Paris

Nghiên cứu về bệnh lao

Công trình nghiên cứu khoa học chính của Calmette, đã làm ông nổi tiếng trên thế giới và đã gắn liền tên tuổi của ông với lịch sử y học là công sức của ông trong việc phát triển vắc xin chống bệnh lao, đúng trong thời kì mà bệnh lao là một loại bệnh nan y, đã cướp đi nhiều mạng sống. Vào năm 1882, nhà vi sinh học người Đức Robert Koch đã phát hiện ra các khuẩn que u lao (Mycobacterium tuberculosis), là tác nhân gây bệnh lao và Louis Pasteur cũng nghiên cứu chúng. Năm 1906, nhà thú y và miễn dịch học Camille Guérin đã khẳng định rằng cơ chế miễn dịch chống lại bệnh lao gắn liền với số lượng khuẩn que u lao sống trong máu. Sử dụng cách tiếp cận của Pasteur, Calmette kiểm tra xem cơ chế miễn dịch đã phát triển như thế nào để phản ứng lại với khuẩn que lấy từ bò đã bị làm suy yếu, được tiêm vào các động vật khác. Cách điều chế này đã được đặt tên theo hai người phát hiện ra nó (Bacillum Calmette-Guérin, hay viết tắt là BCG). Sự làm suy yếu thu được nhờ việc nuôi cấy chúng trong chất môi trường chứa mật, dựa trên ý tưởng của nhà nghiên cứu người Na Uy Kristian Feyer Andvord (1855-1934). Từ năm 1908 đến năm 1921, Guérin và Calmette đã cố gắng sản xuất các mẫu dược phẩm ngày càng ít độc hơn của khuẩn que, bằng cách dịch chuyển chúng trong các môi trường nuôi dưỡng kế tiếp nhau. Cuối cùng, năm 1921, họ đã sử dụng BCG để chủng vắc xin thành công cho trẻ sơ sinh tại Charité ở Paris.

Tuy nhiên, chương trình chủng vắc xin đã gặp phải cản trở nghiêm trọng khi 72 trẻ em đã mắc bệnh lao vào năm 1930 tại Lübeck (Đức) sau khi được tiêm chủng lô vắc xin bị sản xuất sai tại Viện Pasteur. Việc chủng vắc xin đại trà cho trẻ em ở nhiều nước chỉ được khôi phục trở lại sau năm 1932, khi công nghệ sản xuất mới và an toàn hơn đã được hoàn thiện. Sự kiện này đã làm Calmette bị chấn động mạnh và ông mất một năm sau đó ở Paris

Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 17:01
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,14694 seconds with 15 queries