Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 12-07-2009   #1
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.066
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Danh Nhân Việt Nam

Mục Lục Danh Nhân Việt Nam


Thu gọn nội dung


Đôi Lời


Thu gọn nội dung



(Vẫn còn đang cập nhật)

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi Lăng Độ Vũ: 04-01-2011 lúc 20:45.
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (26-11-2010), sao_phu08 (16-02-2010)
Cũ 12-07-2009   #2
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.066
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Danh Nhân Việt Nam

Alexandre de Rhodes (1591-1660)

Thu gọn nội dung


An Dương Vương (Khoảng 300-200 TCN)

Thu gọn nội dung

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 19-03-2010 lúc 11:08.
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (16-02-2010)
Cũ 12-07-2009   #3
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.066
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
An Thường Công Chúa (1817 – 1891)

- Tên thật : Tam Xuân, sau đổi là Nguyên Phúc Lương Đức
- Pháp danh : Thanh Từ
- Thụ phong : An Thường công chúa
- Thuỵ hiệu : Mỹ Thục
- Năm, nơi sinh : 26-7-1817 cung nội (Huế)
- Tác phẩm : Đa số là thơ xướng hoạ truyền khẩu và một bài văn sớ dâng vua bằng chữ Hán (tương truyền sớ ấy bà viết lối chân tự rất đẹp) và con một bài thơ Đường luật hạo với bà Nhược Thị, nhan đề Phục cử Giao tự đại lễ.
Bà la con thứ tư của vua Minh Mạng (Thánh tổ nhân hoàng đế), mẹ bà là mỹ nhân Nguyễn Thị Bân.

Bà là chị cùng cha khác mẹ với hoàng tử, công chúa: Tuy Lý Vương, Tùng Thiện Vương, Nguyệt Đình, Mai Am và Huệ Phố… Tất cả đều là những nhà thơ lừng danh đế kinh thời bấy giờ.

An Thường công chúa cũng là một trong số các nhà thơ trong chốn cung đình thuở ấy, Nhưng riêng bà chỉ làm thơ đối đáp xuất khẩu chứ không viết gom lại thành thi tập.

Tác phẩm của bà được một số người biết đến là bài văn sớ dâng vua, xin xây sinh phần để về sau được song táng bên mộ chồng bà.

Thuở nhỏ, bà rất thông minh, hiếu hạnh, thường được vua cha thương yêu, ban bổng lộc và cho đổi tên là Nguyễn Phúc Lương Đức.

Năm 9 tuổi, nhân tiết Vạn Thọ, các công chúa được vào hầu cơm vua. Khi được vua ban sâm, bà ngậm lại định gói đem về co mẹ đang ốm. Vua biết ý ngợi khen, truyền cho lấy phần khác để bà cất dâng mẹ. Sau đó vua xuống dụ cho cả những công chúa được đến học tại điện Trinh Minh, thầy giáo là quan nữ sử chuyên dạy Thi, Sử, và nữ công gia chánh. Bà học đâu nhớ đó; rất minh mẫn, chuyên cần. Cũng từ đấy, ngoài việc học chữ, cùng xướng hoạ thơ văn, bà con để tâm nghiên cứu kinh nhà Phật; bởi từ nhỏ, bà rất mộ đạo. Sau bà được mang pháp danh là Thanh Từ.

Năm 24 tuổi (1814) được lệnh hạ giá. Chồng bà là ông Phan Văn Oánh, con thứ của Chương nghĩa hầu Phan Văn Thuý. Khi về nhà chồng, bà rất mực lễ phép, chăm lo việc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con cái… không hề cậy mình là con cháu vua chúa. Tiếng đồn về chung, bà được phong là An Thường công chúa.

Khi vua Minh mạng băng hà (1840), bà lên ở tại lăng chua trọn hiếu ba năm.

Năm Nhâm Tuất (1862) chồng bà mất, bà dâng sớ xin xây mộ sẵn dành cho mình để sau này được nằm bên chồng. Văn bài sớ ấy, chính do bà tự tay viết bằng chữ Hán. Lời Văn cô đọng khúc chiết, rất cảm động. Tiếc rằng đã bị thất lạc.

Mùa xuân, năm Thành Thái thứ 3 (1891). Bà Lê Thiên Hoàng thái hậu (vợ vua Tự Đức) ra dụ truyền bà hoạ lại bài Phục cử Giao tự đại lễ (lại cử hành lễ tế Nam Giao) của bà Lễ tân Nguyễn Nhược Thị sáng tác:

Bà vâng ý chí, hoạ vần dâng lên: cặp luận có câu:

Hưởng đế ngô hoàng tuần cổ chế
Phối thiên liệt thánh hửu thành qui.


Nghĩa: tế thần trời, vua ta theo phép cổ được sánh vối trời, các vua đời trước đã có nếp sẵn.

Đến câu kết là:

Hà hạnh vi thần, bồi mật nhĩ
Mộ niên trùng đổ Hán uy nghi.


Nghĩa: may sao kẻ vi thần được hầu gần, khi tuổi già được thấy uy nghi nhà Hán.

Cả hai bài xướng và hoạ được lưỡng cung khen hay, thái hoàng thái hậu (mẹ vua) vui mừng trao lụa, gấm thưởng cho An Thường công chúa và phán:

“Quí nhân và công chúa đều cùng một ý kiến, chung sự vui buồn và cảm hứng ra thi ca. Toàn bài của công chúa rất trang nhã; hai cặp trạng luận tả rất thiết thực, câu kết càng hay. Thật đã xứng đáng với thẻ bài phụ vương ban khi trước.”

Hiện trong tập vương phải còn ghi câu thơ tán tụng sự can đảm của An Thường công chúa, vì đã có dạo cấp thời bà đôn đấp dập tắt vụ cháy ở điện Trinh Minh:

Vương cơ bất tác phi lãi trĩ

Bác đắc An Thường mãn tụ kim.


Dịch:

Công chúa vội tụ đến ngay
Này vàng đầy ắp trên tay An Thường.

Bởi ngay sau khi dẹp xong hoả hoạn, vua cha khen và ban cho bà vàng bạc cùng thẻ bài bằng ngọc thạch màu mỡ dê rất đặc sắc.

Bà mất năm Tân Mão, thọ 74 tuổi, thuỵ là Mỹ Thục. Bia tẩm của bà được an vị tại làng Nguyệt Biều, Hương Thuỷ, Thừa Thiên (Huế) theo sở nguyện của bà.

Ông hoàng Tuy Lý Vương Miên Trinh có làm bài để tiểu ảnh công chúa như sau:

Y dư ngã tỉ
Nhu gia uyên tắc
Quan bị kỳ kỳ
Ngôn xuất quắc
Vương cơ tôn quí
Cần kiệm khiêm ức
Thất giới túc nhàn
Tam tòng tuy tắc
Hữu tử khắc hiếu
Hữu tôn thị trắc
Phúc thọ vị ngải
Khang ninh hiếu đức
Ông mục hoàng phong
Tự gia nhi quốc
Tử thương quan cảm
Đồng sử thị thức.


Nghĩa là:

Tốt thay!
Chị của ta là người ăn nói nhu mì,
Tính nết tốt, nghĩa ngợi thành thực,
Mũ áo chững chạc,
Lời nói không ra khỏi cửa.
Vương cơ là bậc tôn quí,
Biết cần kiệm khiêm ức,
Bẩy điều răn đã quen,
Ba chữ tòng là phép,
Có con được hiếu,
Có cháu hầu bên cạnh,
Phục thọ chua hết,
Khang ninh đức tốt.
Ôi! Phong hoá nhà vua,
Từ nhà rồi ra đến nước,
Bốn phương xem đến cảm hoá,
Là khuôn mẫu ở nơi đồng sử.

Về thơ văn của nữ sĩ công chúa An Thường tuy không phổ biến cũng như không lưu lại trong sách, nhưng chỉ một bài tán trên của ông hoàng Tuy Lý Vương cũng đủ chứng minh tài năng đức độ đến lời văn của nữ sĩ công chúa An Thường đả đạt đến mức cảm hoá được lòng người. Như vậy thật vô tình mà là gián tiếp chính bà đã tô thêm màu sắc cho nữ giới và cho cả văn chương giới nữ thêm đằm thắm trong khuôn phép cung đình một thời đại đã qua.

Bài thơ đường luật độc nhất còn lại của nữ sĩ công chúa An Thường đó là:

HOA PHỤC CỬ GIAO TỰ ĐẠI LỄ
(hoạ thơ bà Nhược Bích)

Phiên âm từ chữ Hán:

Âm tiêu dương phục quỹ tư di
Thất tải giao yên thịnh tại ty
Hưởng đế ngôi hoàng tuần cổ chế
Phối thiên liệt thánh hữu thành qui
Phong đình phụ bật tư lương tá
Tiêu dịch canh dương hạ duệ ti
Hà hạnh vi thần bồi mật nhĩ
Mộ niên trùng kiến Hán uy nghi
An Thường cung hoạ. Theo sách Cai dư kỷ thực
của con bá là Phan Văn Huy ghi lại.


Nguyên tác bài xướng của bà Nguyễn Thị Nhược Bích như sau:

Kỷ tải liêu liêu phong tục di
Hà kỳ thịnh điển phục vu ti
Di cung thiếu đế khôi tiền liệt
Hiệp tán lương thần tục cựu quy
Sa đổ u quan phu chúng vọng
Tài văn chung cổ khởi nhân ti,
Cổ lai lễ nhạc duy bạn bổn
Dục trị hoàn ưng dụng hạ nghi.
Nguyễn Thị Nhược Bích

Tài sản của LSB-Sun
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (16-02-2010)
Cũ 12-07-2009   #4
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.066
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
An Tư Công Chúa

An Tư là con gái út vua Trần Thái Tông. Ngày nay không còn ai biết nàng sinh và mất năm nào. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi: "Sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý làm giảm bớt tai họa cho nước vậy".

Ngày ấy, khoảng đầu năm Ất Dậu (1285), quân Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng giặc. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9/3, thủy quân giặc đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh dũng cảm ở bờ sông Thiên Mạc.

Trước thế giặc mạnh, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng kể cả hòang thân Trần ích Tắc đã mang gia quyến chạy sang trại giặc. Trần Khắc Trung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu. Bởi vậy, Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân. Vua sai dâng em gái út của mình cho Thoát Hoan. Công chúa còn rất trẻ. Vì nước, An Tư từ bỏ cuộc sống êm ấm, nhung lụa trong cung đình, vĩnh biệt bè bạn để hiến dâng tuổi trẻ, đời con gái, kể cả tính mạng mình. An Tư đã vào trận chỉ có một mình, không một tấc sắt. Hiểu rõ nạn nước, cảnh mình, nàng chấp nhận gian khổ, tủi nhục, kể cả cái chết.

An Tư đi sang trại giặc không phải với tư cách đi lấy chồng mà là vật cống nạp, dâng hiến, cũng là một người nội gián. Do vậy, sự hy sinh ấy thật cao cả. ở trại giặc, làm vợ Thoát Hoan, An Tư đã sống ra sao, làm được những gì, không ai biết. Nhưng tháng tư năm ấy quân Trần bắt đầu phản công ở hầu khắp các mặt trận khiến cho quân Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn qua biên giới.

Sau chiến thắng các vua Trần làm lễ tế lăng miếu khen thưởng công thần, truy phong các tướng lĩnh. Nhưng không ai nhắc đến An Tư. Vậy, công chúa còn hay mất. Nàng được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân. Trong cuốn "An Nam chí lược" của Lý Trắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có ghi:

"Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con".

Người con gái họ Trần này phải chăng là công chúa An Tư. Chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều ấy. Dù triều Trần và sử sách có quên nàng thì các thế hệ đời sau vẫn dành cho nàng sự kính trọng, thương cảm. Khoảng trống lịch sử sẽ được lấp đầy bằng tình cảm của người đời sau.

Lời bàn:
Vì ba lần đánh bại quân xâm lăng bách chiến bách thắng của Mông Cổ, nhà Trần đã lập ra những trang sử hào hùng, không những cho con cháu về sau, mà cho cả thế giới biết đến tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc ta. Tuy vậy, cái giá phải trả cho nền tự chủ ấy rất cao; vua nhà Trần đã phải vị đại nghĩa mà hy sinh cả người thân tộc. Đọc tiểu sử của An Tư Công Chúa và những vị anh hùng anh thư thời kháng Nguyên, ta mới hiểu tại sao ông bà ta vẫn muốn tôn nhà Trần lên làm vua sau khi Lê Quí Ly phế cháu ngoại của ông ta là Trần Phế Đế và lập ra triều đại nhà Hồ (1400-1407). Cái câu “giặc đến nhà đàn bà phải đánh” thật thấm thiết. Từ thời lập nước đến nay, phụ nữ đóng một vai trò tương xứng với những bậc mày râu trong công cuộc dựng nược, xây nước và giữ nước; đôi khi dẫu chỉ là sự hy sinh thầm lặng của các ngài.
.........
Giống Hồng Lạc Hoàng Thiên đã định,
Mấy nghìn năm suy thịnh đổi thay.
Trời Nam riêng một cõi này,
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì.

..........
(Trích trong bài “Hai Chữ Nước Nhà” của Á Nam Trần Tuấn Khải).

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #5
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.066
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Âu Cơ Quốc Mẫu - Khoảng 2800 TCN

Theo truyền thuyết Việt Nam, Âu Cơ là tổ mẫu của người Việt. Tương truyền, Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Trong khi đi tuần thú phương Nam, ông đã để Âu Cơ lại trên một cái động. Khi Lạc Long Quân đi đến đây thì thấy nàng xinh đẹp nên đã đem lòng yêu mến và đem về làm vợ. Hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sống với nhau và sinh ra 100 người con trai. Sau đó vì thủy thổ tương khắc nên hai người phải chia con ra 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ về núi và chia nhau cai quản các vùng. Đây là tổ tiên Bách Việt.

Sự Tích Trăm Trứng.

Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm.

Lớn lên Sùng làm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.

Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.

Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.

Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.

Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hoá thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.

Lạc long quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó.

Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thuỷ tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.

Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.

Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống…nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.

Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dậy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dậy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: "Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! "

Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: "Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!". Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.

Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi. Hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.

Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.

Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thuỷ phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về. Nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: "Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này".

Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:

- Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.

Lạc Long Quân nói:

- Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.

Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai toả đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.

Tài sản của LSB-Sun
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (16-02-2010)
Cũ 12-07-2009   #6
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.066
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Âu Dương Lân ( ? - ?)

Âu Dương Lân quê ở Tiền Giang, là con của cụ cử nhân Âu Dương Xuân(từng đỗ cử nhân hạng 9 khoa năm 1842). Theo truyền thống của gia đình Ông miệt mài cố gắng học tập, khoa thi năm 1858 ông đỗ cử nhân hạng 5, sau đó ông được cử ra làm quan và làm đến chức tri huyện(Tri huyện Kiến Xương), .

Khi giặc Pháp xâm chiếm Nam bộ, với tinh thần yêu nước của kẻ sĩ, với lòng căm thỉ giặc sâu sắc, ông đã sớm đứng trong hàng ngũ của những người kháng chiến. Với chức trách của một quan tri huyện giàu lòng yêu nước thương dân, ông đã tổ chức và phối hợp với những lãnh tụ nổi tiếng kháng Pháp lúc bấy giờ như Nguyễn Văn Chắt, Lê Công Thành, Phạm Văn Đổng nổi dậy khởi nghĩa đánh Pháp ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên

Năm 1872, dân chúng các vùng lân cận tham gia khởi nghĩa ngày càng đông, các cuộc kháng chiến, phá đồn bốt giặc khắp vùng Cần Thơ, An Giang và Vĩnh Long... Nhưng phong trào khởi nghĩa của Âu Dương Lân thực sự lớn mạnh và gây tiếng vang lớn sau khi kết hợp được với Nguyễn Hưu Huân vừa được Pháp thả về. Ông đã cùng Thủ Khoa Huân xây dựng vững mạnh và tiếp tục kháng chiến tại vùng Định Tường suốt từ năm 1872 đến năm 1874. Đến giữa năm 1874 do thiếu thốn vũ khí, lương thực, nên lực lượng suy yếu dần. Cũng trong năm 1874, ông cùng nghĩa quân tiến công thành Mỹ Tho và đã thất bại, Rất nhiều người hy sinh và bị bắt, trong nhóm bị bắt có Nguyễn Hữu Huân. Bọn chúng đưa Nguyễn Hữu Huân lên Sài Gòn, rồi sau lại giải về Mỹ Tho giam giữ. Sau khi giở trò mua chuộc bị thất bại, thực dân Pháp xử tử Nguyễn Hữu Huân ngày 19-05-1875 (15-4) Ất Hợi tại quê nhà. Mấy tháng sau, Âu Dương Lân cũng bị thực dân Pháp bắt được và đem xử chém bên bờ sông Mỹ Tho.

Tên tuổi của Âu Dương Lân và những anh hùng đã tham gia khởi nghĩa sẽ được ghi mãi trong trang sử vàng oanh liệt của dân tộc Việt Nam.



Danh Nhân Không Tìm Thấy Tư Liệu:

- An Tôn

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 19-03-2010 lúc 09:19.
Cũ 12-07-2009   #7
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.066
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ba Giai

Ba Giai tên thật là Nguyễn Văn Giai, năm sinh và năm mất đều không ai rõ, là một nhà thơ châm biếm nổi tiếng vào cuối thế kỷ 19 ở Việt Nam.

Tiểu sử

Tuy không biết chính xác năm sinh và năm mất của Ba Giai, nhưng nhiều nhà nghiên cứu văn học đều cho rằng ông người làng Hồ Khẩu huyện Vĩnh Thuận (Hà Nội), sống vào khoảng thời gian dưới triều Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883).

Ba Giai xuất thân trong một gia đình có truyền thống học vấn, mặc dù không đỗ đạt cao. Ông nội và chú ruột đều làm quan huyện thừa. Cha làm nghề thuốc phúc hậu và đức độ nhưng cả cha và mẹ ông đểu mất sớm. Vì vậy Ba Giai lớn lên trong cảnh nghèo khó. Năm 18 tuổi, chú bác muốn ông chăn giữ trâu, nhưng ông không thuận, chỉ muốn dùng tài học để lập thân. Do vậy, ông phải đi gánh thuê để có tiền ăn học.

Bản thân Ba Giai thông minh học giỏi, có tài làm thơ nôm, nhưng gặp lúc nước nhà lâm cảnh loạn lạc, nên ông không đi thi. Về sau Ông đã nghỉ học lập một xưởng in sách tam tự kinh ngay ở trong làng gọi là nhà sách Quảng Văn để sinh sống và có điều kiện học hỏi giao lưu với bạn bè. Ông là người con thứ ba của cụ Nguyễn Đình Báu tên là Nguyễn Văn Giai nên dân làng thường gọi là Ba Giai. Chính tộc phả của dòng họ này là do một người cháu chi trưởng chắp bút, ông viết đề tựa.

Không rõ Ba Giai gặp và kết bạn với Tú Xuất như thế nào, vào lúc nào. Theo tài liệu của ông Lữ Huy Nguyên kể lại trong bản kể về truyện Ba Giai Tú Xuất của mình qua lời kể của giáo sư Nguyễn Tường Phượng thì hai ông thường gặp gỡ rủ nhau chơi bời vào thời gian giữa hai lần Pháp đánh chiếm thành Hà Nội (1872-1882). Lúc đó Ba Giai đang theo học cụ cử Tiến Song Ngô Văn Dạng ở trường Đại Tập Kim Cổ gần ngôi nhà số 7 phố Hàng Bè, nơi thân mẫu của giáo sư buôn bán ở đó. Có lẽ cùng từ quan hệ học hành thi cử mà hai ông kết thân với nhau.

Ba Giai Tú Xuất

“Ba Giai! Một người lãng mạn giang hồ, tinh ma quỉ quái, đã kết đảng với Tú Xuất mà gây nên không biết bao nhiêu truyện quái ác, tức cười. thậm chí đi đến dâu thiên hạ cũng phải gờm mặt mà đặt cho cái tên là “Quái kiệt Hà Thành”, là “Tràng An tứ quỉ”! (trang 9). Sách còn liệt kê những ‘chức’ giang hồ mã thượng và Ba Giai phải chăng thuộc phường thảo khấu nhưng tại sao người người đọc truyện vẫn ‘mê’ bởi tính chọc cười từ quan lại đến sư vãi… rất trí tuệ của ông.

Còn Tú Xuất lại là một nho sĩ ‘dòng dõi trâm anh, học vấn uyên bác, biện luận hùng hồn, trí mưu mẫn tiệp như thế mà lại không chịu lập lấy công danh để rạng rỡ môn nha, hiển vinh thê tử? … Cái đó chẳng qua ở trong còn nhiều ẩn tình khiến cho ông phải chán đời, mà liều lĩnh qua loa cho hết kiếp. Vậy nếu bà con ai không xét kỹ mà vội buộc tiếng không hay, thì thực là oan cho ông lắm”.

Sự kết hợp giữa Ba Giai và Tú Xuất đã để lại rất nhiều giai thoại về các chuyện nghịch ngợm dân chúng đồn đại là các ông chẳng từ một đối tượng nào. Từ quan tổng đốc, tri phủ tri huyện, chánh tổng lý hương, hào lý ở địa phương đến những người buôn bán ở chợ tỉnh chợ quê. Hễ cứ thấy họ nghênh ngang cậy tiền, cậy quyền thế để ức hiếp kẻ khác yếu hơn mình, ngứa mắt là hai ông chọc ghẹo gây cười để làm nhục họ cho bõ ghét. Thế là Ba Giai trở thành một cặp bài trùng với Tú Xuất. Từ việc căm ghét bọn chó săn tay sai, nịnh bợ Tây dùng lời thơ trào lộng chế diễu chúng, Ba Giai đã cùng Tú Xuất biểu lộ thái độ bất bình, không chấp nhận cái trật tự xã hội đó bằng trí tuệ theo cách riêng của mình để đánh gục uy thế của chúng bằng cách phơi trần bản chất và bộ mặt thực của chúng ra trước đông đảo quần chúng. Các trò nghịch ngợm bằng trí thông minh đầy chất hài thể hiện qua từng câu nói, lối nghĩ, lối hành động ấy (trừ một số truyện nhảm nhí thô tục các soạn giả gán ghép vào sau này) khiến ta liên tưởng đến các truyện Trạng Quỳnh.

Hà Thành Chính Khí ca

Theo lời truyền tụng trong dân gian và ý kiến của một số nhà nghiên cứu, Ba Giai không chỉ nổi tiếng với các bài thơ châm biếm (đối tượng chính là các quan lại tham nhũng, các người trọc phú) mà ông còn là tác giả của tác phẩm Hà Thành Chính Khí ca. Bài thơ gồm 140 câu lục bát, được sáng tác sau khi Hà Nội bị quân Pháp xâm chiếm ngày 25 tháng 4 năm1882.

Tác phẩm này, ngoài 6 câu đầu dùng để mở luận về chính khí của trời đất, của bậc nghĩa sĩ trung thần và 14 câu kết để người viết hướng về nhà vua, tỏ lòng kỳ vọng, số câu còn lại có thể chia làm hai phần.

Phần trên ca ngợi gương hy sinh lẫm liệt của Hoàng Diệu, phần dưới tác giả tỏ nỗi căm giận những viên quan như đề đốc Lê trinh, tuần phủ Hoàng Hữu Xứng, án sát Tôn Thất Bá…

Giọng thơ đầy cảm khái và bi tráng như đoạn nói về Hoàng Diệu:

...Một cơn gió thảm mưa sầu,
Đốt nung gan sắt, giãi dầu lòng son,
Chữ trung còn chút con con,
Quyết đem gởi cái tàn hồn gốc cây.
Trời cao biển rộng đất dày,
Non Nùng sông Nhị chốn nầy làm ghi!
Thương thay trong buổi gian nguy,
Lòng riêng ai chẳng thương vì người trung!
Rủ nhau tiền góp của chung,
Rước người ra táng ở trong học đường.
Đau đớn nhẽ, ngẩn ngơ dường,
Tả tơi thành quách, tồi tàn cỏ hoa...
Có chổ mỉa mai sâu sắc như đoạn nói về những viên quan tham nhũng, bất tài, hèn nhát:
Long thành thất thủ hai phen,
Kho tàng hết sạch, quân quyền dời tan.
Đổi thay trải mấy ông quan,
Quyên sanh tựu nghĩa, có gan mấy người?
Trước quan Võ hiển khâm sai
Sau, quan Tổng đốc một vài mà thôi.
Ngoài ra võ giáp văn khôi,
Quan, bào, trâm, hốt nhác coi, ngỡ là...
Khi bình làm hại dân ta,
Túi tham vơ nhặt chẳng tha miếng gì.
Đến khi hoạn nạn gian nguy,
Mắt trông ngơ ngác, chơn đi gập ghinh...

Viết về Hà Nội thất thủ lần thứ hai có nhiều bài như: Điếu Hoàng diệu tuẫn tiết, Hà Thành hiểu vọng, Hà Thành thất thủ, Hà Thành thất thủ ca ( dài 262 câu lục bát )[1] Nhưng chỉ có Hà Thành Chính Khí ca là được lưu truyền mãi.

GS Phạm Thế Ngũ viết:

"Hà Thành Chính Khí ca" về sau được truyền tụng hơn cả, phần vì cây bút nôm giản dị và diêu luyện của tác giả, phần vì lòng trung trực yêu chính khí, ghét gian tà đã bộc lộ trong lời lẽ. Thật chẳng kém chi bài Chính Khí ca của Văn Thiên Tường đời Tống xưa..'[2]

G.S Thanh Lãng cũng đã đưa ra nhận xét:

Với một lối văn rõ ràng, giản dị, cảm động, hùng hồn. Nguễn Văn Giai chỉ ra cái hèn nhát của bọn buôn dân bán nước, cốt đánh đổi cái “chánh khí” của các trung thần, nghĩa sĩ.
Ở đây, tác giả đề cao cái triết lý Anh hùng theo Nho giáo, nghĩa là dù ở đâu và lúc nào cũng phải giũ được khí phách của con người quân tử, như tinh hoa của trời đất tỏa biến ra muôn vật.
"Chính Khí ca" có thể xem như một bài hịch tướng sĩ, để cổ võ phong trào kháng chiến….Chính khí ca còn bộc lộ tâm lý và sức phản ứng của giới sĩ phu đối với thời cuộc: hai phe chủ hòa và chủ chiến đang xung đột nhau và ông đứng hẳn về hàng ngũ thứ hai, quyết dùng võ lực để đánh đuổi xâm lăng, thi hành chánh sách bất hợp tác để tỏ lòng căm phẫn..[3]


Chú thích

1. Tất cả đều không biết tên tác giả
2. Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, phần văn học hiện đại 1862-1945, Quốc học Tùng thư, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản, tr.36
3. Bảng lược đồ Văn học Việt Nam, quyển hạ ( Tài liệu giáo khoa, Đại học Văn khoa Sài Gòn, NK 1966-1967 ), NXB Trình Bày, tr.60-61

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #8
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.066
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bà Huyện Thanh Quan (1805 - 1848)

Bà Huyện Thanh Quan (sinh 1805(Ất Mùi) - mất 1848 (Mậu Thân)) tên thật là Nguyễn Thị Hinh bà là người giỏi về thơ văn thời Minh Mệnh và Tự Đức. thân sinh Bà Huyện Thanh Quan là danh nho Nguyễn Lý (1755-1837) vốn là một cựu thần nhà Lê, là học trò của danh sỹ Phạm Quý Thích một tiến sĩ đời nhà Lê và là bạn thân của thi hào Nguyễn Du.

Tiểu sử:

Bà người làng Nghi Tàm, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).

Bà là vợ ông Lưu Nghi (1804 -1847), tự là Lưu Nguyên Uẩn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Lưu Nghi đỗ cử nhân năm 1821 (đời Minh Mạng thứ 2), làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Ninh, tỉnh Thái Bình), vì vậy người ta thường gọi bà là "Bà huyện Thanh Quan".



Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc có nhắc tới chồng bà trong Nam thi hợp tuyển như sau: "Chồng bà là ông Lưu Nguyên Uẩn, sinh năm 1804, đậu tú tài năm 1825, cử nhân năm 1828 và được bổ nhiệm làm tri huyện Thanh Quan. Ông huyện Thanh Quan vì can án phải cách, bổ làm Bát phẩm thơ lại Bộ hình. Sau lại thăng lên chức Viên ngoại lang".

Năm 1839, bà vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và hậu phi. Ở Huế, bà giao thiệp và để lại ấn tượng sâu sắc với nhiều kẻ sĩ. Năm 1847, sau khi chồng mất, bà xin phép về quê nghỉ hưu và đưa bốn con nhỏ từ Huế về sống tại quê nội ở làng Nghi Tàm. Công chúa Mai Am đã tặng bà bài thơ "Tống Ái Lan Thất Nguyễn Thị Lưu Hà Nội"

Bà đã để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật, miêu tả phong cảnh đất nước như đèo Ngang (bài Qua đèo Ngang), thành Thăng Long (bài Thăng Long hoài cổ), chùa Trấn Bắc (bài Chùa Trấn Bắc),... biểu thị lòng yêu mến phong cảnh thiên nhiên và tâm trạng ai hoài trước sự đổi thay của thế sự. Ngoài ra còn một bài thơ Cảnh thu hiện vẫn chưa rõ là của bà hay của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Hai câu thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan nằm trong bài Qua đèo Ngang:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 12-07-2009   #9
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.066
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bà Triệu (225-248)

Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Hải kình ở biển Ðông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chớ không thèm bắt chước người ta cúi đầu cong lưng để làm tỳ thiếp cho người - Triệu Thị Trinh

Triệu thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình hào trưởng. Triệu thị Trinh là một phụ nữ có tướng mạo kỳ là, người cao lớn vú dài nǎm thước. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, lầm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên đầu giáng xuống huyệt làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận.

Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình mà đến nay không mấy người Việt Nam là không biết: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng là tì thiếp người ta". Truyền thuyết kể rằng, nǎm 248 khi Triệu Thị Trinh khởi nghĩa trời đã sai đá núi loan tin tập hợp binh sĩ trong vùng. Đêm khuya từ lòng núi đá phát ra rằng: "Có Bà nữ tướng. Vâng lệnh trời ra. Trị voi một ngà. Dựng cờ mở nước. Lệnh truyền sau trước. Theo gót Bà Vương". Theo đó dân chúng trong vùng hưởng ứng nhiệt liệt, có người mang theo cả bộ giáp vàng, khǎn vàng.... dâng cho bà. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt được tôn làm Chủ tướng. Bà Triệu là Nhuỵ Kiều tướng quân (Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa). Khi ra trận Bà mặc áo giáp vàng, chít khǎn vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi một ngà. Quân Bà đi đến đâu dân chúng hưởng ứng, quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Vương đánh giặc. Cho đến nay nhân dân vùng Thanh Hoá và lân cận còn nhiều câu ca, lời ru con nói về sự kiện này.

Sau hàng chục trận giao tranh với giặc, trận thứ 39 anh trai bà là Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lên làm chủ tướng và lập nên một cõi giang sơn riêng vùng Bồ Điền khiến quân giặc khó lòng đánh chiếm. Biết bà có tính yêu sự sạch sẽ, ghét tính dơ bẩn, quân giặc bố trí một trận đánh từ tướng đến quân đều loã thể. Bà không chịu được chiến thuật đê hèn đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn. Sau khi bà mất dân vùng Bồ Điền, Phú Điền vẫn nghe trên không trung tiếng cồng thúc quân, voi gầm, ngựa hí. Bà còn phù hộ cho nhiều thủ lĩnh sa này đánh tan quân xâm lược đất nước. Có người sau này lên làm ngôi vua, như Lý Bô, đã xây đền, lǎng mộ để ghi nhớ công ơn của Bà.

Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của Dân tộc Việt Nam.


Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:37
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,17888 seconds with 15 queries