Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 10-02-2010   #1
Ảnh thế thân của cocon
cocon
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-03-2005
Bài viết: 31
Điểm: 36
L$B: 3.668
cocon đang offline
 
Gia Cát Lượng kẻ tội đồ của nhà Thục...?

Xem fim hay đọc truyện Tam Quộc Diễn Nghĩa người được nhắc tới nhiều nhất chắc hẳn đó là Gia Cát Lượng. Có 10 người xem thì phải đến 11 người nhận định tại năng kiệt suất của vị quân sư tại ba có một không hai này.
Nhưng hôm này chúng ta ngồi đây bàn luận một chút, dẫu biết rằng lấy bối cảnh hiện này để bàn về một con người với bối cảnh ngày xưa thật là điều không đơn gian chút nào. Nhưng chúng ta cứ bàn thử xem.
Sau đây tôi xin đưa ra một số nhận định của mình:

- Nhà Thục mất Kinh Châu:

+Việc này người chịu trách nhiệm lớn nhất chính là Quan Vũ. Vì tính tình kiêu ngạo, nóng tính.
+Khi cùng Lưu Bị dời khỏi Kinh Châu. Gia Cát đã đoán biết được rằng Tôn Quyên đang mưu tính lấy lại Kinh Châu, và cũng biết Quan Vũ tính khí kiêu ngạo. Nhưng sao vẫn để Quan Vũ giữ Kinh Châu. Phải chăng chính ông đã gián tiếp đưa Quan Vũ tới cái chết. Khi đi ông chỉ để lại vẻn vẹn có 8 chữ "Bắc cự Tào Tháo, đông hòa Tôn Quyền" Mà không có bất kỳ một kế sách vẹn toàn nào...?

-Lưu Bị đánh Đông Ngô
+Biết dõ nhược hại khi ngây bất hòa với đông Ngô nên Gia Cát mới đưa ra kế sách “liên Ngô chống Tào”. Sẽ rất bất lợi cho nhà Thục nếu suất quân đán Ngô trong khi quân Tào có thể tiến công vào Thục bất cứ lúc nào. Vậy sao ông vẫn để cho Lưu Bị dẫn quân đanh Ngô trả thù cho Quan Vũ, và hòng chiếm lại Kinh Châu dẫn đến cái chết của Lưu Bị, ông lại một lần nữa để Lưu Bị đi vào chỗ chết mà không hết lòng can ngăn.

-Dùng Nguy Diêm
+Biết dõ Nguy Diêm có tướng phản phúc nhưng vì tiếc là tướng tài nên vẫn giữ lại dùng. Khi suất quân ra kỳ sơn Nguy Diêm đã hiến một kế rất hay "đi theo hang Tý Ngọ chỉ một trận là chiếm được toàn bộ Tây Trường An. Nhưng ông nhất quyết không nghe" Cách dẫn quân này của ông sau này được rất nhiều người nói là sai lầm. Theo tôi nghĩ lúc đó vì sợ Nguy Diêm sẽ làm phản nên ko dám nghe theo. Nếu lúc ấy Nguy Diêm ko hiến kết này, Gia Cát ko sợ Nguy Diêm làm phải phải chăng đã đi theo lối này đánh chiếm Trường An. Theo tôi nghi Ngụy Diêm làm phản chính vì Gia Cát đã không trong dụng, có ý nghi ngờ. Nhiều lần xuất quân không dùng kế của Nguy Diêm. Vậy phải chăng một lần nữa chính ông đã đẩy Nguy Diêm tới chỗ tạo phản.
+Nếu tôi nhớ không nhầm thì Khương Duy khi xuất quân ra kỳ sơn, tuy rằng nghi ngờ đường dẫn quân của Khổng Minh nhưng vẫn đi theo vì nghĩ rằng "ông có ý đồ của ông" cái ý nghĩ này thật buồn cười.

-Hao binh tổn tướng
+7 lần bắt rồi tha Mạnh Hoạch, 6 lần suất quan ra kỳ sơn. Biết dõ Lưu Biểu là người ngu dốt nhưng vẫn một mực "ngu trung" Trước khi Lưu Bị chết đã dặn nếu Lưu Biểu là một "hôn quân" thì cứ việc phế ngôi..

=>Chính vì những lý do trên mà có nhiều ý kiến cho rằng. Cơ đồ nhà Thục do ông dựng nên, nhưng cũng chính tại ông gây nên cơ sự của nhà Thục như chung ta đã biết.


Chữ ký của cocon
Đề Nghị Thay Đổi Chữ Ký

Trả lời kèm theo trích dẫn
7 thành viên đã gửi lời cám ơn đến cocon vì bài viết hữu ích này:
borntobemaster (09-10-2011), Dương Chí (22-04-2011), Dương Nghiệp (11-02-2010), hoathuongthichgiaohop (27-03-2010), LSB-Sun (13-02-2010), Truy Vân (11-02-2010), vo_tinh_kiem_khach (22-11-2011)
Cũ 11-02-2010   #2
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.609
sao_phu08 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi cocon Xem bài viết

- Nhà Thục mất Kinh Châu:

Nhưng sao vẫn để Quan Vũ giữ Kinh Châu. Phải chăng chính ông đã gián tiếp đưa Quan Vũ tới cái chết. .............vẻn vẹn có 8 chữ "Bắc cự Tào Tháo, đông hòa Tôn Quyền" Mà không có bất kỳ một kế sách vẹn toàn nào...?
-Lưu Bị đánh Đông Ngô
ông lại một lần nữa để Lưu Bị đi vào chỗ chết mà không hết lòng can ngăn.

-Dùng Nguy Diêm
vì tiếc là tướng tài nên vẫn giữ lại dùng. .........một lần nữa chính ông đã đẩy Nguy Diêm tới chỗ tạo phản.
+Nếu tôi nhớ không nhầm thì Khương Duy khi xuất quân ra kỳ sơn, tuy rằng nghi ngờ đường dẫn quân của Khổng Minh nhưng vẫn đi theo vì nghĩ rằng "ông có ý đồ của ông" cái ý nghĩ này thật buồn cười.

-Hao binh tổn tướng
+7 lần bắt rồi tha Mạnh Hoạch, 6 lần suất quan ra kỳ sơn. Biết dõ Lưu Biểu là người ngu dốt nhưng vẫn một mực "ngu trung" Trước khi Lưu Bị chết đã dặn nếu Lưu Biểu là một "hôn quân" thì cứ việc phế ngôi..

=>Chính vì những lý do trên mà có nhiều ý kiến cho rằng. Cơ đồ nhà Thục do ông dựng nên, nhưng cũng chính tại ông gây nên cơ sự của nhà Thục như chung ta đã biết.

Lời Nói Nghe Ra Điều Chí Lý
Viện Chứng Đọc Qua Cũng Hùng Hồn
Mạn Phép Xin Hỏi Người Đã Ngẫm
Tam Quốc Sách Kia Được Bao Chương ?

Đại Kế Kỳ Tài Ngay Trước Mặt
Lại Cho Vẻn Vẹn Chẵng Kế Gì ?
Thân Tôi , Chúa Quyết Xuất Binh Đánh
Liều Chết Cản Ngăn Phỏng Ích Chi ?

Phản Phúc Mà Lại Không Thể Chém
Đâu Phải Lượng Kia Tiếc Nhân Tài
Sách Này Chương Nọ Còn Viết Rõ
Kính Mong Đọc Kỹ Hãy Buông Lời

Dẹp Loạn Phương Nam Chê Là Dại
Binh Xuất Kỳ Sơn Lại Trách Hờn
Than Ôi Hậu Nhân Đâu Thấu Hết
Toan Tính Khôn Lường Của Thần Nhân

Tận Trung Phò Chúa Lại Bị Mắng
Không Lẽ Soán Ngôi Mới Là Hay ?
Trời Hỡi Hậu Nhân Nay Sao Lắm
Sử Sách Chưa Thông Lại Mỉa Người


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
14 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
( Lion ) (11-02-2010), AOH TIPNAPA (27-07-2010), borntobemaster (09-10-2011), cocon (11-02-2010), Con Hủi (11-02-2010), Dương Nghiệp (11-02-2010), LạcTửAnh (06-12-2011), LSB-Phương An (10-01-2011), LSB-Sun (13-02-2010), philongthusinh (23-05-2011), quyvuongcuasontrai (11-02-2010), Triệu Thiên Lãng (25-02-2010), WyXieoBao (12-02-2010), _phoenix_fire_ (11-02-2010)
Cũ 11-02-2010   #3
Ảnh thế thân của LSB-Arik
LSB-Arik
-=[ Hữu Quân Đầu Lĩnh ]=-
-=[ Cửu Ma Chí Tôn Phủ ]=-
Gia nhập: 12-06-2009
Bài viết: 2.089
Điểm: -3031
L$B: 1.876.289
Tâm trạng:
LSB-Arik đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi cocon Xem bài viết

- Nhà Thục mất Kinh Châu:

+Việc này người chịu trách nhiệm lớn nhất chính là Quan Vũ. Vì tính tình kiêu ngạo, nóng tính.
+Khi cùng Lưu Bị dời khỏi Kinh Châu. Gia Cát đã đoán biết được rằng Tôn Quyên đang mưu tính lấy lại Kinh Châu, và cũng biết Quan Vũ tính khí kiêu ngạo. Nhưng sao vẫn để Quan Vũ giữ Kinh Châu. Phải chăng chính ông đã gián tiếp đưa Quan Vũ tới cái chết. Khi đi ông chỉ để lại vẻn vẹn có 8 chữ "Bắc cự Tào Tháo, đông hòa Tôn Quyền" Mà không có bất kỳ một kế sách vẹn toàn nào...?
Riêng 8 chữ để lại cũng là kế sách vẹn toàn, có nói nữa cũng k hơn được. Có trách chỉ trách QV kiêu ngạo nóng tính như CC nhận định.

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi cocon Xem bài viết
-Lưu Bị đánh Đông Ngô
+Biết dõ nhược hại khi ngây bất hòa với đông Ngô nên Gia Cát mới đưa ra kế sách “liên Ngô chống Tào”. Sẽ rất bất lợi cho nhà Thục nếu suất quân đán Ngô trong khi quân Tào có thể tiến công vào Thục bất cứ lúc nào. Vậy sao ông vẫn để cho Lưu Bị dẫn quân đanh Ngô trả thù cho Quan Vũ, và hòng chiếm lại Kinh Châu dẫn đến cái chết của Lưu Bị, ông lại một lần nữa để Lưu Bị đi vào chỗ chết mà không hết lòng can ngăn.
Ai bảo Gia Cát không hết lòng can gián. Nhưng lửa hận thù của LB đang bốc lên thì lời nào cho lọt.

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi cocon Xem bài viết
-Dùng Nguy Diêm
+Biết dõ Nguy Diêm có tướng phản phúc nhưng vì tiếc là tướng tài nên vẫn giữ lại dùng. Khi suất quân ra kỳ sơn Nguy Diêm đã hiến một kế rất hay "đi theo hang Tý Ngọ chỉ một trận là chiếm được toàn bộ Tây Trường An. Nhưng ông nhất quyết không nghe" Cách dẫn quân này của ông sau này được rất nhiều người nói là sai lầm. Theo tôi nghĩ lúc đó vì sợ Nguy Diêm sẽ làm phản nên ko dám nghe theo. Nếu lúc ấy Nguy Diêm ko hiến kết này, Gia Cát ko sợ Nguy Diêm làm phải phải chăng đã đi theo lối này đánh chiếm Trường An. Theo tôi nghi Ngụy Diêm làm phản chính vì Gia Cát đã không trong dụng, có ý nghi ngờ. Nhiều lần xuất quân không dùng kế của Nguy Diêm. Vậy phải chăng một lần nữa chính ông đã đẩy Nguy Diêm tới chỗ tạo phản.
+Nếu tôi nhớ không nhầm thì Khương Duy khi xuất quân ra kỳ sơn, tuy rằng nghi ngờ đường dẫn quân của Khổng Minh nhưng vẫn đi theo vì nghĩ rằng "ông có ý đồ của ông" cái ý nghĩ này thật buồn cười.
Ngụy Diên có tướng phản chủ. Khi bắt đc Gia Cátđã toan giết ND nhưng vì tướng sĩ can gián giết ND khiến hàng tướng không phục nên ông đành giữ lại. Nhưng sau khi mất ông chẳng phải đã đưa ra kế sách vẹn toàn trừ ND sao?


Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi cocon Xem bài viết
Biết dõ Lưu Biểu là người ngu dốt nhưng vẫn một mực "ngu trung" Trước khi Lưu Bị chết đã dặn nếu Lưu Biểu là một "hôn quân" thì cứ việc phế ngôi..
Lưu Thiện bản tính bạc nhược tin lời nịnh thần nhưng cũng không phải đến mức hôn quân. Với lại dù sao Gia Cát cũng mang trên mình chữ trung quá nặng. K thể trách ông được.
[/quote]
Tuy nhiên Gia Cát cũng đáng trách khi để TMY dò biết đc tình hình sức khỏe của mình à phán đoán tuổi thọ của ông sắp hết. từ đó đưa ra kế sách đối phó. Điều cấm kị trong chính trị, QS là để đối phương biết đc tình hình SK của ng đứng đầu.
Đôi lời vết vôij, chưa suy nghĩ thấu đáo. Mong đc bỏ quá.



Chữ ký của LSB-Arik

Thu gọn nội dung

Tài sản của LSB-Arik
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Arik vì bài viết hữu ích này:
Con Hủi (11-02-2010), LSB-Sun (13-02-2010), sao_phu08 (11-02-2010)
Cũ 11-02-2010   #4
Ảnh thế thân của ChangBan
ChangBan
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 22-01-2007
Bài viết: 1.806
Điểm: 350
L$B: 91.454
Tâm trạng:
ChangBan đang offline
 
Gia Cát Lượng là cánh tay phải của Lưu Bị...Không có Gia Cát Lượng thì Lưu Bị đâu có cất cánh bay lượng được....Nhưng sự việc Gia Cát Lượng xúi Lưu Bị quỵt Kinh Châu của Đông Ngô để Đông Ngô phải qua đánh và Quân Công chết thì có coi đó là 1 lỗi nhưng chỉ là lỗi nhỏ.....

Còn về việc dùng Ngụy Diên là 1 cái hay ấy chứ. Biết là Ngụy Diên sẽ phản mà vẫn dùng để rồi sau khi chết thì giết đi,. Trong việc này có gì đâu mà sai, nếu không dùng Ngụy Diên thì không ai co thể chém được Vương Song, không có Ngụy Diên thì không ai cự nổi Trương Cáp......Như vậy việc lợi dụng Ngụy Diên là hoàn toàn đúng. Vả lại ban đầu khi Ngụy Diên về hàng thì Gia Cát Lượng cũng sai chém đó thôi, nhưng vì Lưu Bị ngăn cản nên Gia Cát Lượng mới chịu tha

Trích dẫn:
-Lưu Bị đánh Đông Ngô
+Biết dõ nhược hại khi ngây bất hòa với đông Ngô nên Gia Cát mới đưa ra kế sách “liên Ngô chống Tào”. Sẽ rất bất lợi cho nhà Thục nếu suất quân đán Ngô trong khi quân Tào có thể tiến công vào Thục bất cứ lúc nào. Vậy sao ông vẫn để cho Lưu Bị dẫn quân đanh Ngô trả thù cho Quan Vũ, và hòng chiếm lại Kinh Châu dẫn đến cái chết của Lưu Bị, ông lại một lần nữa để Lưu Bị đi vào chỗ chết mà không hết lòng can ngăn.
Ai nói ông không ngăn, ông cũng có ngăn đó chứ, đã vậy ông còn kêu gọi những người khác cùng mình ngăn cản, nhưng vì Lưu Bị thương nhớ Quan CÔng nên nóng lòng báo thù mà không ngghe lời ông đó.....Sau khi Lưu Bị đi, ông đã chu đáo đặt Thạch Trận ở thành bạch Đế để cứu Lưu Bị đó thôi

Con Lưu Bị là Lưu Thiền chứ không phải là Lưu Biểu, Lưu Biểu là anh của Lưu Bị. Nếu như ông phế Lưu Thiền mà lên ngôi, thử hỏi có ai sẽ ủng hộ ông không? Không chừng các tướng nhà Thục còn quay lại đánh ông, khi đó nước Thục kể như rối loạn và xong đời rồi còn gì. Ông phò tá Lưu Thiền như vậy cũng là làm tròn đạo thần tử rồi còn gì


Chữ ký của ChangBan
Ai chơi Nông Trại Vui Vẻ trên Zing thì ép nick tui nha: lifeng30

Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến ChangBan vì bài viết hữu ích này:
AOH TIPNAPA (27-07-2010), Con Hủi (11-02-2010), LSB-Sun (13-02-2010), sao_phu08 (14-02-2010), Truy Vân (12-02-2010)
Cũ 11-02-2010   #5
Ảnh thế thân của LSB-Truy Vân
LSB-Truy Vân
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
..Impossible Leave You..
Gia nhập: 29-07-2009
Bài viết: 587
Điểm: 208
L$B: 192.207
Tâm trạng:
LSB-Truy Vân đang offline
 
Để mấy huynh coi trọng hơn ý kiến của CoCon Xin trích.

Được đọc:
Trích dẫn:
Xin góp vài lời về Khổng Minh Gia Cát Lượng.

La Quán Trung tiên sinh đã nói về Khổng Minh là một thư sinh không màng danh lợi, chỉ mong cày cuốc sống qua ngày ở Ngọa Long Cương. Khi nhận lời ra giúp Lưu Bị, ông dặn dò người em trai giữ gìn ruộng vườn, để sau này khi thống nhất 3 nước, thì ông sẽ về lại Ngọa Long Cương tiếp tục cày ruộng, sống cuộc đời nhàn tản. Bao nhiêu đó chi tiết cũng đủ để nói rằng ông ta là một người quân tử ngay thẳng, không màng danh vọng.

Thế nhưng sự thật có đúng vậy chăng? Có thật ông ta không thèm màng danh vọng? Thế sao ở lều tranh mà ông ta theo dõi việc thiên hạ kĩ thế? Biết rõ thế chia 3 thiên hạ ngay từ khi vẫn còn vô số sứ quân cát cứ như Lưu Biểu, Lưu Chương, Viên Thiệu... Lại còn lặn lội đi gài sẵn "thạch trận" ở những đâu đâu (sau này thạch trận đã vây khổn tướng Lục Tốn của Đông Ngô). Hóa ra, những biểu hiện của sự thanh cao, ngay thẳng chỉ là trò ảo thuật để mê hoặc được lòng ngưỡng mộ của thiên hạ mà thôi!

Ông ta mẹo vặt có thừa, song bụng dạ lại hẹp hòi. Trong thiên hạ, bất cứ ai tài hơn, ông cũng tìm cách chiêu nạp về rồi nghĩ kế trừ đi. Đã mượn tay Trương Nhiệm giết một Bàng Thống ngây thơ cả tin, kẻ "học giỏi gấp mười ông" (ý này do chính Khổng Minh từng nói ra), lại còn định chém Ngụy Diên, chỉ với lý do là sau gáy gã có cái "tướng phản cốt"! 6 lần ra Kỳ Sơn của Khổng Minh có lẽ sẽ không thành công cốc, nếu chịu nghe lời của Ngụy Diên đánh Nguỵ từ đường tắt là hang Tý Ngọ để tập kích vào Trường An chứ không đi theo đường chính diện sẽ lâu và lộ liễu. Nếu kế này mà thành công thì làm gì Khổng Minh có thể kiềm chế được một tướng tài như Ngụy Diên? La Quán Trung mô tả Ngụy Diên Ngụy Diên còn là một tướng thường mang lòng phản trắc, phản chủ cầu vinh, và là người tham công, thường hay thất bại - tóm lại là người chả có tài cán bao nhiêu! Thế nhưng tác giả đã quên một chi tiết, sau khi Lưu Bị lấy được Ích Châu của Lưu Chương thì Ngụy Diên được phong làm thái thú Hán Trung - một chức vụ cao mà ngay cả Triệu Tử Long - viên tướng dũng mãnh đã từng cứu con trai của Lưu Bị - cũng không được nhận dù rằng chính họ Triệu cũng tỏ ý muốn nhận chức ấy. Nếu Ngụy Diên bất tài thì đời nào Lưu Bị lại phong quan cho gã mà quên đi ân nhân của con mình chứ?

La Quán Trung về sau cũng “lờ” đi cho văn vẻ sạch sẽ, sử sách trơn tru. Ấy là cái truyền thống chép sử xưa nay nó thế. Sử sách vốn chỉ ưa chép những chỗ thơm mà giấu nhẹm đi chỗ hôi hám thối tha. Và La Quán Trung đã tỏ ra là một người chép sử khéo, song lại là một tay kể chuyện tồi, bởi ông vẫn để lộ những chỗ "thối tha" của lịch sử. Về sau, chỉ vì ghen tài mà Khổng Minh đã quyết không thực hiện diệu kế của Ngụy Diên, lại còn dùng lời lẽ ngụy biện để chê bai, dè bỉu. Rốt cuộc cả 6 lần đem binh ra Kỳ Sơn đều công cốc, đến nỗi phải bỏ thân ở gò Ngũ Trượng. Thế mà trước khi chết vẫn còn nghĩ kế để giết Ngụy Diên cho bằng được. Vị quân sư ngay thẳng ấy thù dai hay sợ Ngụy Diên sau này được đắc dụng thì sẽ thành công hơn mình?
Cũng rất thuyết phục.

Cũng có hay:

Trích dẫn:

Theo chúng tôi biết, Gia Cát Lượng được giao phó định đoạt nhiều việc lớn không có nghĩa đầu óc của Gia Cát Lượng đã vượt hẳn chủ tướng Lưu Bị. Trước hết, chúng tôi muốn dừng lại quyết định của Lưu Bị bỏ chạy khỏi Tan Dã nhất quyết không cướp lấy Kinh Châu của Lưu Biểu (lúc này đã chết) như lời khuyên của các tướng lĩnh, trong đó có Gia Cát Lượng, mà lại bỏ chạy về Giang Lăng. Qua quyết định này, theo chúng tôi, Lưu Bị sáng suốt và có tầm nhìn chiến lược, hiểu sâu được cục diện chính trị - quân sự hơn hẳn Gia Cát Lượng.

Nếu cướp lấy Kinh Châu, vừa mang tiếng bội nghĩa với người đã cưu mang mình đồng thời cũng chả lấy gì bảo đảm là sẽ giữ vững được thành trì khi trăm vạn quân Tào đang như thế chẻ tre. Làm sao giữ được thành khi mà lòng người trong thành còn chưa chịu, chưa phục? Chắc chắn Lưu Bị thấy rõ có chiếm được thành trì Kinh Tương thì sớm muộn cũng không giữ được. Lưu Bị thành công nhờ vào đấu pháp dựa vào lòng người, nếu làm ngược lại tức là sở đoản.

Việc bỏ chạy về Giang Lăng giúp cho Lưu Bị bảo tồn được lực lượng, làm kiêu hùng thêm binh mã Tào Tháo mà chủ yếu đẩy mối xung đột Ngô - Ngụy chóng lên tới đỉnh điểm. Như vậy, việc bỏ chạy của Lưu Bị vừa là thủ đoạn tránh đòn vừa tạo cho mình ở vào cái thế “toạ sơn quan hổ đấu” - vốn là một trong những miếng võ sở trường của người Trung Quốc.

Trong truyện, tác giả mô tả khá thi vị chuyến thuyết khách Giang Đông của Gia Cát Lượng và nếu không tỉnh táo thì không ít người cho là miệng lưỡi Gia Cát Lượng đã làm bùng nổ đại chiến Xích Bích. Theo chúng tôi, việc chinh phục Giang Nam để làm bá chủ thiên hạ là chủ kiến của Tào Tháo và người Giang Đông cũng biết rõ điều đó. Do đó, họ chẳng dại gì mà không liên minh với Lưu Bị để cùng chống lại một thế lực đang hãnh tiến như Tào Tháo.

Nhìn vào cục diện lịch sử - chính trị - quân sự của giai đoạn đó, sự xô xát Ngô - Ngụy là điều tất yếu, đương nhiên. Lưu Bị là người hiểu rõ được tình thế lịch sử nên mới dám đưa ra những quyết sách tuy làm đau lòng bất mãn những hổ tướng như Quan, Trương, Triệu và cả Gia Cát Lượng, nhưng Lưu Bị vẫn kiên quyết. Điều này chứng tỏ Lưu Bị không phải là một tay vừa, trí tuệ không thể thấp hơn Gia Cát Lượng được. Việc bỏ chạy không chiếm lấy Kinh Tương làm đất căn bản chứng tỏ Lưu Bị là người dám bước qua cái lợi nhỏ trước mắt để mưu cầu cho đại cục.

Một sự việc thứ hai chúng tôi muốn đưa ra để đánh lại Gia Cát Lượng, đó là việc ông ra lệnh cho Quan Vũ tiến đánh Uyển Thành của Ngụy làm cho Tào Tháo hoảng hốt tính chuyện dời đô. Theo chúng tôi đây là một sai lầm của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết rõ Quan Vũ là người chủ quan, kiêu ngạo, ông cũng thừa biết mối hận của Đông Ngô sau trận đại thắng Xích Bích mà không thu thêm được tấc đất nào, luôn tìm cách nhòm ngó Kinh Tương. Đây là một ván cờ mà Gia Cát Lượng tính không hết nước, để hở sườn. Làm sao một mình Quan Vũ có thể làm náo động được đất Trung Nguyên dày đặc nhân tài? Trong truyện, La Quán Trung thiên lệch mô tả là chỉ cần vài đường đại đao nữa là có thể kéo quân về tận Hứa Đô ca khúc khải hoàn. Sự dũng mãnh của Quan Vũ chỉ có thể tạo nên những chiến thắng cục bộ, không thể xoay chuyển toàn cục được. Việc cử Quan Vũ xâm phạm đất Ngụy là một cách điều binh khiển tướng nhằm vào những món lợi trước mắt mà không biết cách bảo vệ những gì là lợi ích lâu dài, chiến lược.

Tại sao cử Vân Trường ra trận lại không sai tướng khác đến Kinh Tương để bảo vệ hậu cứ khi mà trong tay Khổng Minh còn có hàng chục hổ tướng sau khi bình xong Tây Thục? Sự sơ hở không phòng bị đã tạo cho sự bùng nổ mối hận Ngô - Thục, vốn âm ỉ từ sau trận đại chiến Xích Bích. Mất Kinh Tương dẫn tới cuộc giao tranh đẫm máu Ngô - Thục, tiêu tan mối giao hảo của họ hàng chục năm trời, sự giao hảo này nếu được duy trì chắc chắn cục diện lịch sử sẽ đổi khác. Một quyết sách sai đã làm đảo lộn tình thế lịch sử, sai lầm này trước hết thuộc về Gia Cát Lượng...

Một sự việc khác chúng tôi muốn đưa ra để cùng bàn xét, đó là chiến dịch Bình Man bảy lần bắt, bảy lần tha Mạnh Hoạch. Trong tiểu thuyết, chúng ta thấy La Quán Trung mô tả Gia Cát Lượng đã thu được những chiến thắng ngoạn mục. Sự mô tả này theo chúng tôi xuất phát từ tình cảm sùng kính Gia Cát Lượng, còn trong thực tế đây là một cuộc chinh phạt đầy khó nhọc, hao binh tổn tướng, là một sai lầm của Gia Cát Lượng dốc binh mã vào những quyền lợi trước mắt mà làm suy giảm những quyền lợi chiến lược.

Cuộc chinh phạt này cộng với thất bại đẫm máu sau trận Hào Đình đã đẩy nhà Thục Hán đứng bên bờ vực của sự suy sụp, lòng dân bắt đầu chán nản. Do đó mà việc Bắc phạt sau đó 9 lần ra Kỳ Sơn không nên công cán gì chẳng qua là thủ pháp phòng ngự bằng phương pháp tấn công. Chắc chắn Gia Cát Lượng thấy trước nhà Thục Hán sẽ suy sụp ngay lập tức nếu bị nước Nguỵ tấn công, nên ông phải gượng cầm quân đi, mỗi lần ra trận không quá nửa năm đánh như đánh cầu may, không đủ lực áp đảo.

Rõ ràng ở đây Gia Cát Lượng sửa chữa sai lầm bằng chính những hành vi sai lầm, điều này ông kém hơn Lưu Bị. Như chúng ta biết, trong suốt thời gian trước đó, tuy long đong lận đận nhưng Lưu Bị luôn kiềm chế, nhịn nhục đợi thời cơ, bảo trọng lực lượng để tính kế lâu dài mưu cầu nghiệp lớn. Sự nóng vội của Gia Cát Lượng trong mưu sự đã dẫn tới kết cục bi thảm, ông mất ở tuổi 54 trên gò Ngũ Trượng. Đó là về những sai lầm chiến lược.

Về chiến thuật không phải ông không có những sai sót, tỷ như ông dùng Mã Tốc là người Lưu Bị từng khuyên là không nên dùng, để cuối cùng chuốc lấy hậu quả mất Nhai Đình và Khổng Minh liều mạng dùng không thành kế để thoát chết. Chúng ta còn nhớ, lần ra quân cuối cùng việc Tư Mã ý vỗ tay cười lớn khi nghe tin ông cho đóng quân trên gò Ngũ Trượng, chứng tỏ ông cũng không hoàn toàn sáng suốt trong hầu hết các trận đánh. Trong tiểu thuyết, La Quán Trung gây cho người đọc cảm tưởng là do tại lòng trời không còn đứng về phía nhà Thục Hán, nên Gia Cát Lượng không làm nên nghiệp lớn mặc dù tài trí ông không thiếu. Theo chúng tôi, Gia Cát Lượng vẫn chỉ dừng lại là một quân sư có tài, có công lớn với nhà Thục Hán, nhưng ông không đủ sức xoay chuyển được lịch sử bởi những sai lầm có tính chiến lược trong việc điều binh khiển tướng của ông.

Phạm Viết Đào
Làm rõ ý về Quan Vũ

Trích dẫn:
Kỳ thực Gia Cát Lượng sau khi đầu thân vào tập đoàn Lưu Bị thì địa vị và quyền lực dần dần được nâng lên rõ rệt. Sau trận Xích Bích (năm 208), Lượng làm Quân sư trung lang tướng, bổng lộc tương đương hai ngàn thạch (120 tấn thóc). Lưu Bị lấy được Ích châu, Lượng thăng làm Quân sư tướng quân, bổng lộc lên tới hai ngàn thạch. Năm thứ 5 Kiến An (năm 200) Quan Vũ được phong làm Thiên tướng quân, Hán Thọ Đình Hầu. Sau Xích Bích, Vũ làm Đãng khấu tướng quân, bổng lộc hai ngàn thạch. Lưu Bị xưng Hán Trung vương, Vũ làm Tiền tướng quân, chức chỉ dưới tam công. Trương Phi ở năm Kiến An thứ 4 làm Trung lang tướng, Sau Xích Bích làm Chinh Lỗ tướng quân, Nghi Đô thái thú, bổng lộc là hai ngàn thạch. Lưu Bị xưng Hán Trung Vương thăng Phi làm Hữu tướng quân, (Thục thư – Trương Phi truyện) vị dưới Tam công.

Có thể thấy, trước khi Lưu Bị xưng đế Quan Vũ, Trương Phi địa vị đều cao hơn Gia Cát Lượng. Đối với những người khác như Triệu Vân, Bàng Thống, Pháp Chính, Hoàng Trung, Mã Siêu đều không dưới Gia Cát Lượng, đúng như đại đa số các sử gia đều nói rằng quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ, Trương Phi có hơn Gia Cát Lượng một bậc. Bọn họ “ ngủ nghỉ cùng giường, tình thân như anh em” (Thục thư – Quan Vũ truyện). Cho nên bất kỳ người nào vào tập đoàn Lưu Bị đều chỉ có thể ở dưới ba người này mà thôi.Đối với người một lòng muốn hơn vạn người, có lòng giành đoạt thiên hạ như Gia Cát Lượng mà nói đây chính là một chướng ngại lớn trên bước đường hoạn lộ của mình.

Kỳ thực Lưu Bị đối với Gia Cát lượng không phải ngay từ đầu đã coi là tâm phúc, quân thần như cá với nước. Xông pha gần nửa đời, trải gần mười năm chiến loạn rèn rũa, Lưu Bị bây giờ đã là một chính trị gia lão luyện, trước khi Gia Cát Lượng xuất sơn, Bị không thể tính hết được năng lực của Lượng là cao hay thấp, cho nên Lưu Bị lấy được Kinh Châu, bốn quận Giang Nam, không hề cho Gia Cát Lượng giữ chức trọng yếu trong quân chính mà cho làm chức thu thuế vụ ở ba quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương để bổ sung quân lực mà thôi.
Ngoài ra nên xem kĩ để đối chấp tại đây: http://giadinh.net.vn/home/17216p0c1...-bi-chu-du.htm

Nhưng TV vẫn có vài lời nói như sau:

Không có Gia Cát chắc chưa có nhà Thục hùng mạnh lúc bấy h. Vậy nên, Gia Cát không thể bảo là tội đồ của nhà Thục.

Gia Cát mượn đao giết Quan Vũ. Có cái lý, vì có thể Gia Cát nghĩ QV quá kiêu căng ngạo mạn nếu để lại sau này sẽ là mối nguy cho triều đình Thục.

Gia Cát hại Lưu Bị. Biết Lưu Bị cũng thuộc hàng tướng giỏi. Nên việc để Lưu Bị đi đánh Đông Ngô chỉ là chuyện con con, đầu óc tài giỏi đến đâu cũng không lường trước sự việc. Còn việc Gia Cát không can khi Lưu Bị tiến đánh Ngo cũng do phần nào tự đắc vào khã năng của mình có thể chống chọi Tào khi Lưu bị đi vắng. Đó là cái tật của người quá tài giỏi.

Vốn như đã nói, Gia Cát có tấm lòng bao dung. Chí lớn 4 phương, việc trọng dụng tên Nguy Diêm cũng do 2 duyên cớ:
+ Bao dung
+ Tự tin khả năng của mình có thể khống chế Nguy Diêm.

...Nói cho cùng, người tài nào cũng có chút ít kiêu ngạo, nhất là khi họ đã đạt nhiều chiến tích hiển hách. Đặt vào thế thời lịch sử tiếc thay cho Gia Cát tài giỏi quá, nên tự đắc dần dần hình thành khiến cho suy tính sai lầm...

Tiếc thay, hậu thế cũng nhiều lời về ôg. Song không ai hoàn toàn chính xác. Ẩn số!


Chữ ký của LSB-Truy Vân
Sống là phải có phong cách...

Trả lời kèm theo trích dẫn
7 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Truy Vân vì bài viết hữu ích này:
aomonggiangho (15-02-2010), ChangBan (12-02-2010), Con Hủi (11-02-2010), LSB-Sun (13-02-2010), vo_tinh_kiem_khach (22-11-2011), WyXieoBao (12-02-2010), _phoenix_fire_ (11-02-2010)
Cũ 12-02-2010   #6
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.609
sao_phu08 đang offline
 
[quote=Truy Vân;1072563][color="DarkGreen"]Để mấy huynh coi trọng hơn ý kiến của CoCon Xin trích.
Gia Cát mượn đao giết Quan Vũ. Có cái lý, vì có thể Gia Cát nghĩ QV quá kiêu căng ngạo mạn nếu để lại sau này sẽ là mối nguy cho triều đình Thục.

Gia Cát hại Lưu Bị. Biết Lưu Bị cũng thuộc hàng tướng giỏi. Nên việc để Lưu Bị đi đánh Đông Ngô chỉ là chuyện con con, đầu óc tài giỏi đến đâu cũng không lường trước sự việc. Còn việc Gia Cát không can khi Lưu Bị tiến đánh Ngo cũng do phần nào tự đắc vào khã năng của mình có thể chống chọi Tào khi Lưu bị đi vắng. Đó là cái tật của người quá tài giỏi.

Bằng Hữu ơi là bằng hữu !
Đọc xong không thể không bất bình mà đính chính

1.Sao lại cho Gia Cát mượn đao giết Quan Vũ ?
Bàng Thống vì nôn nóng lặp công mà trúng mai phục chết trận . Bị tiến thoái lưỡng nan . Khổng Minh phải vào giúp Bị . Kinh Châu là Trọng Điểm không được mất vì : " Tây Xuyên không biết có chiếm được không ? Mất Kinh Châu lỡ như Tây Xuyên không chiếm được khác gì không chốn dung thân ! " . Khổng Minh viện cớ là Bị cho con Quan Vũ mang thư về nên Quang Vũ được chọn giữ thành . Mấy ai thấu được tâm cơ của Lượng ? .
Thứ nhất _Trong ba tướng Quan , Trương , Triệu không, một nơi quan trọng như Kinh Châu không giao cho Quan thì giao cho ai đây ? Không lẻ giao cho một kẻ tính nóng như lữa , mê rượu như mạng , Trương Phi ? Triệu Vân là tướng chỉ hợp cho việc tiến công , không hợp cho phòng thủ . Dưới trướng của Bị lúc này ở Kinh Châu nói về trí dũng song toàn thì còn ai qua Quan Vũ nữa . Quan Vũ có yếu điểm chết người là ngạo mạn . Trước khi đi Khổng Minh dặn dò rất kỹ , hòa Tôn kháng Tào , đó chính là đại kế để giữ Khinh Châu , là đại kế để lực lượng của Bị " khả dĩ " cân bằng với Tào được . Chẳng phải trong căn nhà tranh của Lượng ở Ngọa Long Cương , lúc Bị tới cầu cạnh Lượng đã phân tích kỹ đó sao ?
Thứ hai, ai cũng thấy rõ chiến dịch chiếm Tây Xuyên quan trọng đến cở nào ! . Một Kinh Châu luôn là cái gai trong mắt cả Tôn lẫn Tào thử hỏi Bị ở có yên thân . Chẵng phải Lượng cùng Thống đã dùng kế lấy đức nhân từ của Bị để " lấy lòng " Trương Tòng mưu đoạt bản đồ toàn cục của Tây Xuyên đó sao ? Thống không nghe lời Lượng dẫn đến chết trận , Lượng bất dĩ phải rời Kinh Châu để cứu Chúa . Vì chiến dịch quan trọng Lượng mang cả Triệu và Trương đi nhưng không thể mang Quan theo được . Ngoài ý thứ nhất , ai cũng thấy Quan dù mang " cái ơn Hoa Dung Đạo " nhưng tâm vẫn không phục Lượng . Trong một chiến dịch đòi hỏi sự thống nhất trên dưới một lòng một xích mích riêng tư có thể phá hỏng đại cuộc .
Đó chính là lý do Lượng giao cho Quan giữ Kinh Châu . Nói mượn đao giêt người là nói ngông mà thôi .

2.Kẻ nào dùng suy nghĩ của mình áp đặt cho Lượng nói Lượng cho Quan là họa về sau của Thục là chuyện không thể không cười , vậy đọc Tam Quốc chi nữa ?

3.Gia Cát hại Lưu Bị ?
Tự nghĩ dám bàn về Tam Quốc thì hiểu biết về các nhân vật và " Quy Tắc Ứng Xử " thời xưa cũng đã đạt một tầm nào đó . Vấn đề tự biên tự diễn này tại hạ không muốn bàn . Chỉ cần đọc Tam Quốc qua năm lần là tự hiểu . Nên nhớ lúc đọc nên giữ tâm sáng một chút .

4.Trách Lượng không hết mình cản việc tiến binh phạt Ngô
Cản thế nào đây ? Thân tôi , chúa quyết tâm xuât binh cản thế nào đây ? Liều chết can vua làm một bâc " ngu trung " phỏng ích gì ? Một người trí như Lượng quyêt không làm như vậy . Bằng hữu _phoenix_fire nói rất chí lý , Bị đang động nộ lời nào nghe lọt bây giờ ?

Tại hạ chỉ là một hậu nhân của Lươngsơn diễn đàn , nhập sơn cũng sau các vị hảo hán huynh đệ . Ngu ý tự nghĩ không dám cho mình giỏi giang hay luôn nói ra lời đúng . Định đã không có ý kiến nhiều về bài viết của bằng hữu nhưng đọc lại thấy qua nhiều phiến diện , không thể không bất bình .

Tại hạ ngu dốt " van xin " chư vị cao nhân hãy bình tâm nghĩ lại .

Đôi khi không phải nghe thấy điều gì có lý hay mới lạ thì tán dương hay tán đồng . Nên " tâm tư " một chút , tại hạ ngu muội nói lời chướng tai mong các hảo hán bốn phương đại xá .

Cầu mong đừng trách sự dại dột ngông cuồng của Phủ này .


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
8 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
AOH TIPNAPA (27-07-2010), Con Hủi (12-02-2010), fire_wall1994 (24-11-2011), LSB-Sun (13-02-2010), quyvuongcuasontrai (13-02-2010), thienhadenhatngu (12-02-2010), WyXieoBao (12-02-2010), _phoenix_fire_ (12-02-2010)
Cũ 12-02-2010   #7
Ảnh thế thân của LSB-Truy Vân
LSB-Truy Vân
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
..Impossible Leave You..
Gia nhập: 29-07-2009
Bài viết: 587
Điểm: 208
L$B: 192.207
Tâm trạng:
LSB-Truy Vân đang offline
 
Huynh xem xét cho.

Ý kiến của Truy Vân không có gì là không đúng cả.... Bởi đây cũng chỉ là giã thuyết mà thôi.

Trong hàng ngàn triều đại, Không triều đại nào là không có tranh chấp trong triều gia. Khi dựng nước cần kẽ anh hùng hào kiệt, mưu trí, dũng khí, đánh trận giỏi....
Song khi bắt đầu hình thành triều đình chính thể, bắt đầu công cuộc xây dựng thỗng chế lại khác. Hầu hết các đại thần thuộc thời kì chiến tranh thì rơi vào hai cực/ phái:

+ Bình
+ Loạn

Những người thuộc trường phái loạn, tức là những người có công với triều đại song họ lại quá kiêu căng ngạo mạn. Vì những người như thế mà không hiếm triều đại phong ba bão táp. Gia Cát suy nghĩ rộng, ông thấy trước hậu họa của việc này.

Vậy ta có quền giả thuyết ông muốn mượn đao giết Quan Vũ để trừ hậu họa sau này. Tất nhiên, bởi xét thừoi thế lúc đó Thục đang hùng mạnh. Ngay cả Tào, Ngô thế riêng lẽ cũng khó lòng chịu nổi khi Thục dồn lực tấn công. Do đó, ông cho rằng Thục trở thành một triều đại thống trị chỉ sớm muộn....Bởi vậy, giả thuyết ông muốn trừ đi một công thần bấy giờ, mà sau này có thể trở thành một tội thần là điều có thể. Như thế giã thuyết của Truy Vân không sai.

Và huynh lưu ý, xét ngữ cảnh là Lịch Sử đừng coi Tam Quốc Chí là lịch sử, nó không thuộc sử kí. Do vậy, nếu tác giã mà có dùng tình cảm riêng để điều chỉnh vài chi tiết thì vẫn được; Vẫn câu nói cũ: Trong lịch sử, luôn có máu và nước mắt. Nhân vật lịch sử mà chưa có tài liệu chắc chắn để hiểu thì phải xét tứ phương chớ dùng một khía cạnh cá nhân mà đánh giá cục diện..

Còn về Lưu Bị, đệ không có ý hại nói Gia Cát hại Lưu Bị. Song mọi giã thuyết đều cần được tôn trọng.

Huynh có đọc phần đệ trích của Phạm Viết Đào không? Bài này đa đoạt giải cao trong cuộc thi viết về Gia Cát Thần Hầu và Quan Vũ vào năm 1992, của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc tổ chức và người đoạt gải này thuộc nước Việt Nam.

Huynh có thể tham khảo thêm tại đây. :

Xem Tại Đây


Xem thêm về ý kiến: Gia Cát mượn đao giết Quan Vũ Tại Đây




Chữ ký của LSB-Truy Vân
Sống là phải có phong cách...

Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Truy Vân vì bài viết hữu ích này:
aomonggiangho (15-02-2010), Con Hủi (12-02-2010), LSB-Sun (13-02-2010), sao_phu08 (15-02-2010)
Cũ 12-02-2010   #8
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.609
sao_phu08 đang offline
 
Truy Vân hiền huynh nhã giám !

Có hai điều huynh đệ đã nhầm lẫn .

1.Ở đây chúng ta đang thảo luận về một " Gia Cát trong Tam Quốc Diễn Nghĩa Truyện " , không phải " một Gia Cát trong Tam Quốc biên niên sữ " Chúng ta dựa vào bộ tiểu thuyết trên mà thảo luận đúng sai . Theo những điển cố trong Tam Quốc Chí bình luận thiệt hơn . Ở đây không nói ngoại cảnh , không phiếm đàm yếu tố lịch sữ " thật ".

2.Nếu dùng yếu tố lịch sữ thì không ai dám bàn hết . Nên nhớ những sữ sách còn lại bây giờ đều do các nhà sữ học nghiên cứu ghi chép lại . Ai dám chắc các vị đó trong quá trình biên soạn không dùng tư lòng của mình mà thiên tư bất phân ? Thử đọc lại những bài bình luận dựa trên sử sách , người viết dựa vào sách của học giả này , học giả kia , nhưng nên nhớ tới tận bây giờ các cuộc tranh luận về sự chính xác sữ sách vẫn còn miên man bất tận . Nếu dựa vào sữ sách hoàn toàn thì ngu tôi không dám tự tiện lạm bàn . Kẻ học thức nào dám vỗ ngưc xưng danh ta đây dùng lịch sữ bàn luận là đúng ?
Lấy đơn giản một ví dụ về bất cập của lịch sữ . Nói nước Việt ta có bốn ngàn năm văn hiến , tức là trước công nguyên chúng ta đã khai quốc hai ngàn năm . Chúng ta có mười tám vua Hùng ( bắt đầu từ Hùng Hiền Vương đến Hùng Duệ Vương ) . Lấy mười tám đời vua chia cho hai ngàn năm khai quốc vị chi mỗi vị sống hơn một trăm năm . Có thuốc trường thọ chăng ? . Tự đó suy ra hoặc là chúng ta có hơn mười tám đời Hùng Vương hoặc là chúng ta không có tới bốn ngàn năm văn hiến . Giải thích sao đây ?

Tại hạ nhìn thấy nhiều người có cái nhìn thiên lệch về Quan Vân Trường , nên chăng mở riêng một chủ đề cho các cao nhân bình luận . Nếu dùng lịch sữ thì có bàn tới tận cùng cũng chỉ là đường trăm hướng rẽ , kẻ nào dám dùng lịch sữ để lạm bàn chắc phải rành làu sữ học lắm . Phủ đây dốt nát không dám lạm bàn cùng .
Xin nhắc lại , chúng ta đang lấy bộ "tam Quốc Diễn Nghĩa Truyện " của La tiên sinh làm luận cứ mà bàn , không phải dùng " Tam Quốc Biên Niên Sữ " của các nhà nghiên cứu sữ học " ngày nay " mà luận .
Có nhiều lời thất thố , mong hãy bỏ qua !


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)


Chỉnh sửa lần cuối bởi sao_phu08: 12-02-2010 lúc 19:27.
Trả lời kèm theo trích dẫn
6 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
AOH TIPNAPA (27-07-2010), Con Hủi (12-02-2010), LSB-Sun (13-02-2010), quyvuongcuasontrai (13-02-2010), thienhadenhatngu (13-02-2010), Truy Vân (13-02-2010)
Cũ 13-02-2010   #9
Ảnh thế thân của LSB-Truy Vân
LSB-Truy Vân
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
..Impossible Leave You..
Gia nhập: 29-07-2009
Bài viết: 587
Điểm: 208
L$B: 192.207
Tâm trạng:
LSB-Truy Vân đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi sao_phu08 Xem bài viết
Có hai điều huynh đệ đã nhầm lẫn .

1.Ở đây chúng ta đang thảo luận về một " Gia Cát trong Tam Quốc Diễn Nghĩa Truyện " , không phải " một Gia Cát trong Tam Quốc biên niên sữ " Chúng ta dựa vào bộ tiểu thuyết trên mà thảo luận đúng sai . Theo những điển cố trong Tam Quốc Chí bình luận thiệt hơn . Ở đây không nói ngoại cảnh , không phiếm đàm yếu tố lịch sữ " thật ".
Những điều Truy Vân nghĩ có vẽ bất đồng với huynh. Song chúng ta nên trao đổi trên nền từ tốn và nhã nhặn với nhau. Huynh đồng ý với đệ câu nói này không?

***Với điều thứ nhất mà huynh ghé tai nhắc đệ nhầm lẫn, đệ vẫn giữ nguyên lập trường và có đôi lời phản biện sau.

Huynh đã viết, chỉ nói về nhân vật trong truyện. Huynh coi lại dùm đệ, ở đây là Quảng Kiến Đài - Đông Tây Nhân Vật Chí: nơi thảo luận về nhân vật lịch sử. Nên nếu nói lấy truyện ra để đánh giá nhân vật thì đó đã thuộc trường Văn Học và đó đã đi hơi xa lịch sử cần bần. Có lẽ sẽ thích hợp hơn ở Luận Văn Đàn.

Với ý bảo, xét nhân vật trong truyện thôi. Vậy đệ vẫn giữ ý kiến cũ, dù trong truyện đi nữa xong về mặt đánh giá của người đọc, huynh có quyền đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau. Đó là lỗi đánh giá tác phẩm văn học hiện nay. Như huynh thấy đó, trước đây Truyện Kiều- Nguyễn Du bị chê trách nhiều, song với quan điểm hiện đai lại đánh giá cao về tập truyện. Tức nếu đánh giá một tác phảm mà huynh có đủ dẩn chứng và lời lẽ thì giả đánh giá của huynh vẫn được coi trọng.

Trong tác phẩm, tác giả không có viết là Gia Cát có hay không ý hãm hại Quan Vũ. Bởi vậy nếu có đủ dẫn chứng và lập luận ta hoàn toàn có thể đi theo hai đường. Bởi đó là phân tích văn học, nhiều khía cạnh.

***Điều hai mà huynh đã nêu lên:

Đệ có phần thấy hơi hơi phật ý với huynh. Ta luôn có quyền bàn về lịch sử, dù đúng hay sai. Nhưng công nhận những điều ta bàn hay không thì mới nhờ đến mấy vị Lịch Sử Gia..... Lịch sử mà không được bản chẳng khác nào ta phủ nhận lịch sử cả huynh ah. Như một cây cổ thụ phủ nhận đi quá trình để nó trở thành cây cổ thụ.

Đến đây nếu huynh vẫn cho rằng ý kiến đệ sai thì đệ sẽ không phản bác nữa. Song huynh cứ từ từ mà nghiên cứu. Dù trên đường Văn Học hay Sử Học- đều có quyền phân tích nhiều khía cạnh.

Hiền huynh suy xét cho


Chữ ký của LSB-Truy Vân
Sống là phải có phong cách...

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Truy Vân vì bài viết hữu ích này:
aomonggiangho (15-02-2010), fire_wall1994 (24-11-2011), sao_phu08 (15-02-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 22:34
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,12098 seconds with 15 queries