Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 08-11-2011   #19
Ảnh thế thân của ZzElizabethzZ
ZzElizabethzZ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 24-10-2011
Bài viết: 281
Điểm: 59
L$B: 7.005
Tâm trạng:
ZzElizabethzZ đang offline
 
Chuyện này có nhiều rùi. Việt Nam ta thắng Mĩ, Pháp mà không phải thắng nước lớn ak? Có lẽ nên tìm lại tư liệu đi bạn.


Chữ ký của ZzElizabethzZ
Sinh có gì vui
Tử có gì khổ
Đời chỉ có một chữ tình

Tài sản của ZzElizabethzZ
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-11-2011   #20
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Trong tác phẩm Anh hùng Lĩnh Nam, bác sĩ Trần Đại Sỹ có kể lại câu chuyện khá cảm động của hai vợ chồng Đào Kỳ và Phương Dung, là tướng của Hai Bà Trưng, đóng ở vùng Bắc sông Đuống. Trong trận Cấm Khê Đào Kỳ đã bị thương, về đến Cổ Loa thì mất. Phương Dung tuẫn tiết theo chồng. Câu đối còn truyền lại nói về hai vị tướng này:
Vị lý Phục Ba thi, loan giá lâm lưu không ẩm hận
Bất ly Tiên trấn giáp, Loa thành qui mã thượng trì thanh.

Dịch nghĩa:
Chưa bọc xác Phục Ba, cạnh sông xe loan còn vang uất hận.
Không rời giáp Tiên Trấn, ngựa về Cổ Loa, vẫn vọng âm thanh.


Lăng Đào Kỳ ở Mai Lâm – Đông Anh


Câu đối khác tương truyền có ở đền thờ Đào Kỳ - Phương Dung ở làng Hội Phụ:
Giao Chỉ tượng thành công dư lục thập thành giai kiện tướng.
Đô Dương mã bất tiến hậu thiên vạn tải hữu linh thần.


Bác sĩ Trần Đại Sỹ dịch là:
Voi Giao Chỉ đã thành công, hơn sáu mươi thành đều công tướng giỏi
Ngựa Đô Dương chậm bước, nên muôn ngàn năm sau thần vẫn linh.


Tuy nhiên, câu đối này nếu dịch như vậy thì có chỗ không ổn. “Mã bất tiến” đúng nghĩa phải là “không tiến lên được”, không phải là “chậm”. Nếu hiểu là “ngựa Đô Dương” không chịu tiến thì thành ra vì Đô Dương không chịu đi ứng cứu nên Đào Kỳ - Phương Dung mới tử trận và hóa thần? Thật vô lý. Đô Dương là tướng của Hai Bà sau đó còn kiên cường chiến đấu ở Cửu Chân chống giặc. Chẳng nhẽ câu đối ở đền thờ này nói tới chuyện “bất hòa” nào đó giữa Đô Dương và Đào Kỳ - Phương Dung?

Hiểu chính xác hơn: “Mã bất tiến” đây là quân của Mã Viện đã không thể tiến lên được bởi sự kháng cự của Đô Dương. Đây là một bằng chứng cho thấy cuộc đàn áp của Mã Viện đã không hoàn toàn thành công như sử vẫn chép. Sau khi Hai Bà mất, Đô Dương lui về giữ Cửu Chân và đã cản được bước tiến của Mã Viện xuống phía Nam. Đô Dương không phải chỉ cầm cự được với Mã Viện trong 2 năm như chính sử viết, mà Mã Viện đã “không thế tiến” được qua đất của Đô Dương.

Vậy Đô Dương, người thực tế đã tiếp nối thành công sự nghiệp của Trưng Vương là ai? Sử cũ hầu như không cho biết gì về Đô Dương cả. Người đã ngăn được bước tiến của giặc Mã phương Bắc không thể không có những vết tích để lại.

Theo Thiên Nam ngữ lục thì Mã Viện và quân Hai Bà đã giảng hòa và dựng cột đồng làm mốc giới ở Man Thành (Bắc Quảng Tây). Cột đồng Mã Viện dựng nên chính nơi Mã Viện đã không thể tiến thêm được nữa, tức là nơi đánh mốc giữa nhà Đông Hán và nước của Đô Dương. Biên giới này nằm ở nơi Đô Dương trấn giữ là Cửu Chân.

Cửu Chân cương lý dư, địa thượng Bắc Nam công bán tại
(Câu đối đền Hát Môn)

Rõ ràng Cửu Chân, nơi phân chia Nam Bắc không thể là vùng Thanh Hóa mà phải ở Quí Châu, nơi có Man Thành và cột đồng được dựng.

Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là lời đe dọa của Mã Viện sẽ bẻ gãy mốc giới để tấn công tiêu diệt Giao Chỉ. Cột đồng như vậy là hình ảnh tương trưng cho sự bất khuất của quân dân Giao Chỉ chứ không phải là biểu trưng thành tích của Mã Viện.

Trong câu đối trên từ “Mã” được dùng để chỉ quân Đông Hán nói chung chứ không riêng gì Mã Viện. Và như vậy đối lại, từ “Tượng” ở vế trên cũng là danh từ riêng, chỉ quân vua Trưng, chứ không phải là chỉ "voi Giao Chỉ" như vẫn dịch. Tượng là phương Tây, Mã là phương Bắc.

Một lần nữa lại thấy triều đại của vua Trưng có thể đã được gọi là Tây, cũng như trong câu:
Tiếp Lạc khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử
(Câu đối đền Đồng Nhân)

Đinh= Tây, Tượng = Tây. Tới đây ta hiểu vì sao lại có hình ảnh Trưng Vương cưỡi voi. Đó là hình ảnh của vua Trưng trên ngôi Hoàng đế của nước Tượng - Tây - Đinh.

Có sách ghi cha của Hai Bà Trưng cũng có tên là Hùng Định, có phải cũng muốn nói Hai Bà là dòng giống vua Hùng ở hướng Tây?

Liệu Tượng ở đây có phải muốn nói tới Tượng quận đời Tần?

Mặt khác Đô Dương có thể chính là Khu Liên / Khu Đạt, người lập nên nước Lâm Ấp, và là Đạt Vương của người Choang ở Quảng Tây.

Theo gia phả họ Phạm:
Sau khi Triệu Đà chống lại nhà Nam Hán, lập nên nước Nam Việt (207 trc CN) sáp nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt và thu gom cả đất Nam Hà (xứ Lâm ấp). Chỉ đến khi nhà Hán xâm chiếm lại Nam Viêt, nhà Triệu bị diệt vong (111 trc CN) thì họ Lý xưng vương xứ Lâm Ấp. Mãi đến đời Lý Khu Kiên mất, họ Phạm kế vị với 19 đời vua trải qua gần 500 năm (140-605), đóng đô tại thành Châu Sa...”

Dễ dàng thấy rằng Lý Kiên là tên phiên thiết của Liên, hay Lý Khu Kiên = Khu Liên. Thông tin Khu Liên họ Lý, là Đô Dương lại đóng ở Cửu Chân sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng dẫn đến một suy nghĩ khác. Khu Liên hay Đô Dương có thể chính là Lý Thiên Bảo trong cuộc khởi nghĩa tiếp theo vì:
- Lý Thiên phiên thiết là Liên. Lý Thiên Bảo = Bảo Liên = Khu Liên.

Nơi Khu Liên khởi nghĩa được biết là Tượng Lâm, có thể là gồm Tượng quận và Lâm Ấp, tức là Vân Nam và Quảng Tây. Địa bàn này hoàn toàn trùng với ghi chép về Lý Thiên Bảo ở Ai Lao (đất người Di ở Vân Nam - Quí Châu) và Đạt Vương ở Quảng Tây. Nước “Lâm Ấp” ở vị trí miền Trung Việt Nam ngày nay như vậy không phải bắt đầu từ Khu Liên mà là từ sau khởi nghĩa Bà Triệu vào thời Ngô của Tôn Quyền, với vị vua đầu tiên họ Phạm (Phạm Hùng).

Lý Thiên Bảo theo sử Việt chạy về Cửu Chân rồi lập nước Dã Năng ở Ai Lao, lên ngôi Đào (Đoài) Lang Vương. Đoài = Định Đoạt = Đạt, là quẻ Đoài chỉ phương Tây. Như vậy Đoài Lang Vương của người Ai Lao Di có thể cũng là Đạt Vương của người Choang ở Quảng Tây. Nước của Đô Dương như trong các câu đối về Hai Bà Trưng có tên là Đinh hay Tượng, tức là Tây. Nước của Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử lập nên sau này cũng sẽ là Tây, là nước Thục.

Thật bất ngờ khi biết khởi nghĩa Trưng Vương đã dẫn đến sự hình thành nước Thục của Lý Phật Tử - Lưu Bị. Như vậy khởi nghĩa Hai Bà Trưng không gì khác chính là khởi nghĩa Hoàng Cân cuối đời Đông Hán. Quân Hai Bà Trưng dùng màu vàng làm cờ hiệu có lẽ muốn nhấn mạnh tính “Lạc Hùng chính thống” của mình theo quốc tổ Hữu Hùng Hoàng Đế. Giặc Mã không tiến được trước quân của Đô Dương – Lý Thiên Bảo /Lưu Biểu ở Quí Châu rõ ràng như vậy chính là quân của Tào Tháo.

Dịch lại câu đối ở đền Đào Kỳ - Phương Dung theo nghĩa mới phát hiện:
Giao Chỉ, Tượng thành công, dư lục thập thành giai kiện tướng.
Đô Dương, Mã bất tiến, hậu thiên vạn tải hữu linh thần.

Dịch là:
Chốn Giao Chỉ quận Tượng thành công, sáu mươi thành lẻ đâu cũng là tướng giỏi
Gặp Đô Dương giặc Mã hết lối, muôn ngàn năm sau mãi mãi có thần thiêng.


Khởi nghĩa Hai Bà Trưng quả là một thời bi tráng. Dưới sự đàn áp tàn bạo của quân Đông Hán, khởi nghĩa vẫn không thất bại mà cả một vùng Lĩnh Nam đã được giữ vững, buộc giặc Hán phải cắm mốc phân biên, khai mở một triều đại mới của người Việt là nước Thục của họ Lý.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-02-2012   #21
Ảnh thế thân của ngochancongchua
ngochancongchua
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-09-2011
Bài viết: 150
Điểm: 34
L$B: 12.603
ngochancongchua đang offline
 
Ngày hôm nay 27-2-2012 ( 6-2 Âm lịch ) là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng. Lễ hội tưng bừng diễn ra tại Hà Nội. Trong bối cảnh các thế lực phương Bắc cứ hay rình rập dọa dẫm dân Việt Nam thì những lễ hội kháng Tầu nên tổ chức linh đình để nâng cao tinh thần dân tộc. Nước Việt Nam tuy nhỏ nhưng lại nhiều người có chí lớn chỉ tiếc là người có chí lớn lại chỉ làm chức nhỏ trong khi người có chí nhỏ lại được làm chức lớn !
Giặc Tầu táng đởm kinh hồn
Hai Bà ngạo nghễ lưng voi oai hùng.


Chữ ký của ngochancongchua
Chẳng mong ai, chẳng đợi chờ ai
Mà sao thao thức suốt canh dài.

Tài sản của ngochancongchua
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-02-2012   #22
Ảnh thế thân của LạcTửAnh
LạcTửAnh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-09-2011
Bài viết: 143
Điểm: 9
L$B: 7.569
Tâm trạng:
LạcTửAnh đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi ngochancongchua Xem bài viết
Ngày hôm nay 27-2-2012 ( 6-2 Âm lịch ) là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng. Lễ hội tưng bừng diễn ra tại Hà Nội. Trong bối cảnh các thế lực phương Bắc cứ hay rình rập dọa dẫm dân Việt Nam thì những lễ hội kháng Tầu nên tổ chức linh đình để nâng cao tinh thần dân tộc. Nước Việt Nam tuy nhỏ nhưng lại nhiều người có chí lớn chỉ tiếc là người có chí lớn lại chỉ làm chức nhỏ trong khi người có chí nhỏ lại được làm chức lớn !
Giặc Tầu táng đởm kinh hồn
Hai Bà ngạo nghễ lưng voi oai hùng.
Nghe nè công chúa :
"Trung Quốc phải dừng xâm phạm chủ quyền Việt Nam"

Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị. Ảnh: Internet


Hôm nay, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc báo chí Trung Quốc đưa tin liên quan đến hoạt động của một số bộ ngành của Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm đến nay, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định:

Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp và căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông, trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nêu trên, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC.

Thời gian qua, báo chí Trung Quốc đưa tin liên quan đến một số hoạt động của một số bộ ngành của Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm đến nay như: Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục thể thao Trung Quốc đến thăm đảo Phú Lâm, Quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao, Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương “Nam Hải” thực hiện dự án đo đạc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa; Cục trưởng Cục ngư chính khu “Nam Hải” Trung Quốc cho biết, Trung Quốc có kế hoạch về việc xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa.


Tác giả : Nguyễn Huy
http://vtv.vn/Article/Get/Trung-Quoc...d6dba1223.html


Chữ ký của LạcTửAnh
Mộng Nhi, nàng đang ở đâu ??

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-09-2012   #23
Ảnh thế thân của ngochancongchua
ngochancongchua
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-09-2011
Bài viết: 150
Điểm: 34
L$B: 12.603
ngochancongchua đang offline
 
Hai Bà Trưng đánh giặc nào, từ xưa đến nay ai ai cũng biết đó là giặc Tầu ( nhà Đông hán ). Thế mà thời nay trong sách giáo khoa lớp 3 có bài học về Hai Bà Trưng mà không nói hay không dám nói là đánh giặc nào thì làm sao các em học sinh hiểu được cái nghĩa khí lớn lao vì dân tộc của Hai Bà Trưng.
Người soạn sách giáo khoa hay người duyệt sách giáo khoa hèn không dám nói thẳng là đánh giặc tầu. Trong quan hệ hiện nay giữa VN và TQ cũng không ít chuyện cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, tuy nhiên cái chuyện đánh nhau trong lịch sử thì nếu muốn dạy cho đời sau thì phải nói cho rõ như chuyện VN đánh Pháp-Nhật-Mỹ thì báo chí sách vở đâu có ngại ngần chi. Cớ sao đánh Tầu thì lại không dám nói khiến vong linh của Hai bà Trưng nơi suối vàng phải ngậm ngùi cay đắng cho cái lũ hậu sinh không biết hổ thẹn với tiền nhân.


Chữ ký của ngochancongchua
Chẳng mong ai, chẳng đợi chờ ai
Mà sao thao thức suốt canh dài.

Tài sản của ngochancongchua
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:53
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06314 seconds with 17 queries