Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 18-04-2012   #1
Ảnh thế thân của truongkiem_tuongtu
truongkiem_tuongtu
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 27-12-2009
Bài viết: 242
Điểm: 1
L$B: 14.279
Tâm trạng:
truongkiem_tuongtu đang offline
 
Khang Hữu Vi

Khang Hữu Vi (1858 - 1927), còn có tên là Tổ Di, tự là Quảng Hạ, hiệu là Trường Tố, Tây Tiều Sơn Nhân. Ông là nhà văn, nhà tư tưởng tư sản, lãnh tụ phái Duy tân ở Trung Quốc cuối thế kỷ 19.Khang Hữu Vi là người ở huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, cho nên sau này người đời còn gọi ông là Khang Nam Hải.
Ông là con trưởng trong một gia đình quan lại mấy đời nổi tiếng về cựu học. Cha ông là Khang Đạt Sơ, làm quan Tri huyện trong tỉnh Giang Tây. Năm Khang Hữu Vi lên 11 tuổi thì cha mất, ông phải theo sống và học với ông nội đang làm Giáo học ở châu Liên.
Năm 19 tuổi, ông kết hôn với nữ sĩ họ Trương. Cũng năm này, nội ông qua đời. Sau đó, ông tới Lễ Sơn thảo đường của học giả Chu Thế Kỳ (có sách ghi là Chu Thứ Kỳ) xin học.
Năm 1789, Khang Hữu Vi về quê nghiên cứu Phật học, gặp gỡ với những người trí thức mới biết ở Bắc Kinh đã xuất hiện mầm mống tư tưởng cải lương tư sản. Cuối năm này, ông có dịp đi Hương Cảng (Hồng Kông), tận mắt nhìn thấy tình hình kiến thiết ở đây, ông bắt đầu thay đổi cách nhìn đối với chủ nghĩa tư bản và bắt đầu nảy sinh ý định muốn cải cách chế độ phong kiến chuyên chế Trung Quốc.
Tháng 6 năm 1882, ông đến Bắc Kinh dự thi Hương. Thi hỏng, ông về Quảng Đông rồi qua Thượng Hải tham quan các tô giới nước ngoài. Sau đó, ông về quê mở trường dạy học (Vạn Mộc thảo đường) và tìm đọc thêm một số sách dịch viết về nền chính trị phương Tây. Thời gian này ông biên soạn cuốn Khang Tử thiên (Thiên sách của Khang Tử).Vận động cải cách
Năm 1888, Khang Hữu Vi lên Bắc Kinh dự thi Hương lần nữa, nhưng vẫn không đỗ. Nhân đó, ông dân thư lên Hoàng đế Quang Tự xin phát triển chủ nghĩa tư bản trên cơ sở bảo tồn chế độ quân chủ[1]. Bức thư dài 5000 chữ (Vạn ngôn thư) tuy không đến được tay Hoàng đế, nhưng cũng đã gây được tiếng vang.
Tháng 3 năm 1895, sau khi đỗ thi Hương, ông lên Bắc Kinh dự thi Hội. Bấy giờ dân tình đang xôn xao trước sự thất bại của Trung Quốc trong cuộc Chiến tranh Thanh-Nhật.
Bị một nước nhỏ là Nhật Bản đánh thua, nhiều kẻ sĩ Trung Quốc bỗng thức tỉnh. Họ nhận ra rằng cần mà phải thay đổi chế độ và duy tân mọi mặt mới chấn hưng được nước nhà. Bởi vậy khi Khang Hữu Vi đứng lên vận động liền được 1.300 sĩ tử của 18 tỉnh đồng ký tên vào bức thư đề nghị Hoàng đế không phê chuẩn điều ước Mã Quan với Nhật Bản và cần làm gấp cuộc biến pháp duy tân (nói vắn là biến pháp). Cùng lúc đó, Lương Khải Siêu (học trò ông) cũng đã thảo thư với nội dung tương tự, có chữ ký của 190 cử nhân tỉnh Quảng Đông.
Tuy nhiên, cả hai thư không đến được tay Hoàng đế, vì bị Viện đô sát ở Thanh đình từ chối. Tuy nhiên, việc làm này của hai ông đã gây chấn động lớn ở kinh thành. Bởi từ thế kỷ 7, đời Nam Tống đến bấy giờ (cuối thế kỷ 19), mới lại thấy một phong trào học sinh dâng thỉnh nguyện lên Hoàng đế [2].
Ngày 29 tháng 5 năm 1895, sau khi thi đỗ Tiến sĩ nhưng chưa nhận chức quan, Khang Hữu Vi lại dâng thêm một bức thư dài lên Hoàng đế Quang Tự, trình bày thêm sự bức thiết phải thực hành biến pháp. Tiếp đó, ông lại đệ trình một bức thư nữa trình bày về việc thiết lập nghị viện [3].
Tháng 6 năm 1896, Khang Hữu Vi (lúc này đang làm ở bộ Công) và Lương Khải Siêu lại dâng thư đề nghị biến pháp. Lần này nhờ có thầy dạy Hoàng đế là Trạng nguyên Ông Đồng Hòa [4], giúp đỡ nên thư mới đến tay Hoàng đế [5].
Sau đó, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu được Hoàng đế Quang Tự cho mời vào cung. Khi nghe hai ông trình bày chủ trương biến pháp xong, Hoàng đế tỏ ý rất đồng tình.
Để vận động cải cách, ngoài việc biên soạn sách, Khang Hữu Vi còn cho ra tờ Vạn quốc công báo, sau đổi thành Trung ngoại ký văn (Văn chương chép việc trong ngoài) vào tháng 7 năm 1896 tại Bắc Kinh và lập Cường học hội vào tháng sau, rồi giao cho Lương Khải Siêu làm Chủ bút và làm lãnh đạo hội.
Phái thủ cựu lo sợ trước ảnh hưởng của của tư tưởng duy tân do hội này đề ra, nên ra lệnh cấm vào tháng 1 năm 1897. Thế nhưng, các hội vẫn hoạt động được bằng những tên gọi khác [6].
Ngày 11 tháng 6 năm 1898 (Mậu Tuất), công cuộc biến pháp bắt đầu bằng hàng loạt các sắc lệnh của Hoàng đế, như mở trường học, làm đường sắt, cải cách chế độ thi cử, giảm biên chế các tổ chức hành chính, luyện tập quân đội theo lối mới, v.v...Trong khoảng chưa đầy ba tháng, hơn một trăm đạo chiếu được ban ra, làm cho cả trong triều lẫn ngoài tỉnh xôn xao. Đúng là "toàn biến" và "tốc biến” như khẩu hiệu đã đề ra. Lúc này Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đều được Hoàng đế phong chức Kinh khanh[7] để có điều kiện lo cho công việc.
Cuộc biến pháp đang tiến hành, thì vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu (sử gọi là Hậu đảng), mà người đứng đầu là Thái hậu Từ Hi.
Đàm Tự Đồng, một thành viên của phái duy tân, thấy Thái hậu Từ Hi cản trở công cuộc đổi mới, bèn khuyên Hoàng đế Quang Tự đoạt lấy chính quyền. Hoàng đế nghe lời bèn triệu Viên Thế Khải lúc đó đang thống lĩnh 7.000 quân về Bắc Kinh bàn việc, có ý dùng quân của Viên để bao vây Di Hòa Viên.
Chẳng may việc đó bị tiết lộ (chính Viên phản Hoàng đế Quang Tự, vì thấy Từ Hi và phe cánh của bà hãy còn mạnh)[8]. Thái hậu Từ Hi vội vàng trở về Bắc Kinh, họp Hoàng đế Quang Tự và các đại thần lại. Quát mắng tất cả một hồi, bà tuyên bố rằng Hoàng đế đau, bà phải thính chính trở lại, và sai quân đem giam Hoàng đế Quang Tự ở Doanh Đài, trong hồ Tây Uyển[9].
Sau đó, bà ban lệnh cấm sĩ dân dâng thư, phế bỏ cục Quan báo, đình chỉ việc lập học hiệu, dùng lại lối văn tám vế để chọn kẻ sĩ, bỏ khoa thi đặc biệt về kinh tế, bỏ các tổng cục nông công thương, cấm hội họp, cấm báo quán và cho truy nã các Chủ bút...Tóm lại là chỉ trong một hai tuần, bà đã làm cuộc “toàn hủy” và “tốc hủy” các cải cách của Hoàng đế Quang Tự. Sử gọi vụ đấy là Chính biến Mậu Tuất (1898), là Bách nhật Duy tân (Duy tân trăm ngày)[10].Chạy thoát sang Nhật Bản
Cuộc biến pháp bị hủy bỏ, những người đề xướng đều bị quan quân đi lùng bắt. Nhờ hay trước, Khang Hữu Vi trốn vào sứ quán Anh Quốc ở Thượng Hải, rồi sang Đế quốc Nhật Bản. Lương Khải Siêu, sau khi việc xảy ra mới trốn qua đấy. Đàm Tự Đồng không chịu trốn nên bị giết cùng với năm người nữa, được người đời gọi tôn là "Lục quân tử" (trong đó có em của Khang Hữu Vi là Khang Quảng Nhân).
Ở Nhật Bản, ngày 20 tháng 7 năm 1899, Khang Hữu Vi lập Bảo hoàng hội [11], chủ trương lật đổ Thái hậu Từ Hi, phò trợ Hoàng đế Quang Tự lên nắm lại quyền cai trị. Lương Khai Siêu xuất bản báo Thanh Nghị để ủng hộ Hoàng đế Quang Tự và công kích Từ Hi. Tức giận, Từ Hi yêu cầu Đế quốc Anh, Nhật Bản giao cả hai cho bà, nhưng không thành công vì họ coi hai ông là phạm nhân chính trị.
Nhưng không lâu sau, vì thấy cuộc cách mạng Pháp (1789 - 1799) và sự tranh giành chính quyền ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Mỹ gây nhiều chết chóc và hỗn loạn quá; Khang Hữu Vi bèn đòi Thanh đình phải cải cách quốc gia theo quân chủ lập hiến. Lương Khải Siêu theo thầy, cho ra tờ Tân Dân tùng báo để cổ súy cho chính thể này [12].
Việc làm này của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu có ít nhiều tác dụng, bởi sau liên quân tám nước kéo vào Bắc Kinh, dẫn đến hòa ước Tân Sửu (1901), thì Thái hậu Từ Hi buộc phải cho khôi phục lại những sắc lịnh mà cuộc biến pháp đã đề ra để mua chuộc lại lòng dân lúc bấy giờ đang oán hận.
Tuy nhiên, việc ban bố Hiến pháp thì mãi đến năm 1908, Thanh đình mới thực hiện, nhưng liền bị chê là lập hiến hình thức, bởi quyền vua vẫn còn rất lớn, mà quyền dân thì rất ítTrở về Trung Quốc rồi mất
Năm 1911, cách mạng Tân Hợi thành công tại Trung Quốc. Khang Hữu Vi trở về nước, lại đề xướng chủ trương bảo hoàng, tức định khôi phục ngôi vua cho phế đế Phổ Nghi. Sử gọi đây là cuộc vận động "phục tịch"[14].
Năm 1913, ông cho ra tạp chí Bất Nhẫn ở Thượng Hải, và làm Hội trưởng hội Khổng giáo.
Năm 1917, Khang Hữu Vi làm quân sư cho Trương Huân. Khi Lê Nguyên Hồng thoái vị, Trương Huân bèn đưa Phổ Nghi trở lại ngôi. Bị Đoàn Kỳ Thụy mang quân về đánh, Trương Huân thua phải trốn vào sứ quán Hà Lan. Cuộc phục tịch chưa được mười ngày đã chấm dứt.
Kể từ đó, Khang Hữu Vi đi chu du khắp nước truyền bá Khổng giáo, ngồi viết thơ văn và đóng vai trò "di lão triều Thanh", lãnh một số trợ cấp nhỏ của chính phủ, rồi chết cô đơn tại nhà riêng ở Thanh Đảo (Sơn Đông) ngày 31 tháng 3 năm 1927, thọ 69 tuổi Trở về Trung Quốc rồi mất
Năm 1911, cách mạng Tân Hợi thành công tại Trung Quốc. Khang Hữu Vi trở về nước, lại đề xướng chủ trương bảo hoàng, tức định khôi phục ngôi vua cho phế đế Phổ Nghi. Sử gọi đây là cuộc vận động "phục tịch"[14].
Năm 1913, ông cho ra tạp chí Bất Nhẫn ở Thượng Hải, và làm Hội trưởng hội Khổng giáo.
Năm 1917, Khang Hữu Vi làm quân sư cho Trương Huân. Khi Lê Nguyên Hồng thoái vị, Trương Huân bèn đưa Phổ Nghi trở lại ngôi. Bị Đoàn Kỳ Thụy mang quân về đánh, Trương Huân thua phải trốn vào sứ quán Hà Lan. Cuộc phục tịch chưa được mười ngày đã chấm dứt.
Kể từ đó, Khang Hữu Vi đi chu du khắp nước truyền bá Khổng giáo, ngồi viết thơ văn và đóng vai trò "di lão triều Thanh", lãnh một số trợ cấp nhỏ của chính phủ, rồi chết cô đơn tại nhà riêng ở Thanh Đảo (Sơn Đông) ngày 31 tháng 3 năm 1927, thọ 69 tuổi


Chữ ký của truongkiem_tuongtu
tình yêu của ta là thanh kiếm muốn vì nàng chắn đỡ hiên ngang

Tài sản của truongkiem_tuongtu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 01:53
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,04890 seconds with 17 queries