Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 26-03-2010   #451
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.064
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ngô Thì Nhậm (1746–1803)

Ngô Thì Nhậm, danh sĩ cuối đời Hậu Lê đầu đời Tây Sơn, còn gọi là Ngô Thì Nhiệm hay Ngô Thời Nhiệm, tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, về sau nghiên cứu thiền học lại có hiệu là Hải Lượng.

Ông là con Ngô Thì Sĩ, cháu Ngô Thì Đạo, sinh ngày 11-9 năm Bính Dần nhằm ngày 25-10-1746 dương lịch tại làng Tả Thanh Oai tục gọi là Tó, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội).

Năm Ất Dậu (1765), ông đỗ đầu thi Hương, năm Kỷ Sửu (1769), đỗ khoa Sĩ vọng, được bổ làm Hiến sát phó sứ Hải Dương. Đến năm Ất Mùi (1775), ông đỗ tiến sĩ, được bổ làm Hộ khoa cấp sự trung, rồi thăng Giám sát Ngự sử đạo Sơn Nam, sau đổi làm Đốc đồng trấn Kinh Bắc.

Năm Canh Tý (1780), xảy ra vụ án Trịnh Tông (con Trịnh Sâm âm mưu dấy binh để giành lại ngôi chúa về tay em là Trịnh Cán). Việc bị phát giác, Ngô Thì Nhậm bị nghi ngờ là đã tố cáo; càng bị nghi ngờ hơn là sau đó ông được thăng Hữu thị lang bộ Công. Bấy giờ thân phụ ông mất (có tài liệu nói ông - NTS - bất bình việc tố cáo này uống thuốc độc chết) ông lấy cớ xin về chịu tang, tránh sự gièm pha của dư luận.

Tháng 9, năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, tháng 10 kiêu binh nổi loạn. Ông trốn về quê vợ ở Sơn Nam, Thái Bình ngày nay ẩn náu ngót 6 năm.

Năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần II, xuống lệnh tìm quan cũ Lê - Trịnh để bổ dụng. Danh sĩ Bắc Hà đã đầu quân cho nhà Tây Sơn từ trước đó mới chỉ có Trần Văn Kỉ, Ngô Văn Sở, Đặng Tiến Đông. Được Trần Văn Kỉ tiến cử, Ngô Thì Nhậm và một số thân sĩ Bắc Hà khác như Phan Huy Ích, Bùi Dương Lịch và các tiến sĩ Ninh Tốn, Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Bá Lan, Ðoàn Nguyễn Tuấn (anh rể Nguyễn Du), Vũ Huy Tấn, Phạm Huy Lượng (tác giả "Tụng tây Hồ phú")... lần lượt ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ trọng dụng ông và từng nói rằng: "Thật là trời để dành ông cho ta vậy", phong cho ông làm Tả thị lang bộ Lại, tước Trình Phái Hầu, chức cao nhất trong Lục bộ.
Năm Canh Tuất (1790), vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư. Tuy làm ở bộ Binh, nhưng ông là người chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với Trung Hoa.

Trong thời gian phò tá Quang Trung, tài năng ông phát huy cao độ trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao. Nào ngờ chẳng đầy 4 năm, vua Quang Trung mất sau một cơn bệnh đột ngột (29-4 nhuần 1792), ông và em rể là Phan Huy Ích bàng hoàng tiếc người anh hùng tri ngộ (ông và Phan Huy Ích đều có thơ kính điếu Quang Trung) chẳng khỏi lo âu cho vận nước và vận mạng mình.

Ông được triều đình Cảnh Thịnh cử làm Chánh sứ đi báo tang và cầu phong cho vua mới. Sứ bộ lên đường ngày 10-2 âm lịch năm Quý Sửu (1793), đến Yên Kinh ngày 8-5 âm lịch và hoàn thành sứ mạng trở về tháng 9 âm lịch.

Tình hình chính trị rối ren của những năm cuối triều đại Tây Sơn, khiến ông đau xót, rút lui về quê từ năm Bính Thìn (1796), tìm lối thoát trong triết học, lập Thiền viện tại phường Bích Câu. Trong niềm đau khổ âm thầm vẫn bền giữ khí tiết.

Năm Nhâm Tuất (1802), triều đại Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn Phúc ra Bắc chiêu dụ nhân tài, ông và các bầy tôi cũ nhà Tây Sơn bị gọi đến nơi hành tại của Gia Long, để dò xét ý kiến. Sau đó không lâu ông và Phan Huy Ích bị đem ra kể tội và đánh đòn tại Văn miếu. Ông “bị đánh chết” (theo Đại Nam thực lục), có thuyết nói: sau trận đánh, về nhà không lâu thì mất, ngày 16-2 âm lịch năm Quý Hợi (9-3-1803) hưởng dương 57 tuổi.

Câu chuyện về câu đối nổi tiếng của Ngô Thì Nhậm

Tương truyền Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường có quen biết với nhau.
Lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Nhậm thét bảo Thường: Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác.

Đặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi vào Nam theo Nguyễn Phúc Ánh.

Sau khi nhà Tây Sơn mất, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó là Đặng Trần Thường. Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:

Ai công hầu, ai khanh tướng, cuộc trần ai, ai dễ biết ai

Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp:

Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế

Sau sự việc trên, ông bị đánh bằng roi tẩm thuốc độc nên chết. Trước khi chết ông có viết bài thơ gửi tặng Đặng Trần Thường. Bài thơ này như là một lời tiên đoán trước số mệnh của Đặng Trần Thường.

Tác phẩm

Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị trong kho tàng văn học cổ Việt Nam.

• Nhị thập nhất sử toát yếu
• Bút hải tùng đàm
• Ủng vân nhân vịnh
• Cúc hoa thi trận
• Thu cận dương ngôn
• Cẩm đường nhàn hoài
• Hoàng hoa đồ phả hay
• Hoa Trình gia ấn thi tập
• Hàn các anh hoa
• Hải Dương chí lược
• Kim mã hành dư
• Xuân thu quản kiến
• Bang giao hảo thoại
• Bang giao lục
• Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
• Tam thiên tự giải âm
• Hải Dương chí lược

Các bộ Bang giao hảo thoại, Bang giao lục... đã có những đóng góp lớn cho việc bang giao giữa triều Tây Sơn với triều Càn Long (Trung Quốc) (giúp hai nước tránh khỏi nạn chiến tranh sau khi quân Thanh đại bại ở Thăng Long năm 1789.

Bộ Hải Dương chí lược (4 quyển), chép về núi sông, phong tục, nhân vật... cả xứ Hải Dương. Theo sách Ngô gia thi phổ thì ông soạn sách này xong khoảng trước năm 1772 khi ông làm việc ở trấn Hải Dương trước khi đỗ Tiến sĩ 3 năm.

Bộ Xuân Thu quản kiến (12 quyển) do ông biên soạn về nội dung 5 truyện của kinh Xuân Thu gồm:

• Công Duyên truyện, sách truyện kinh Xuân Thu của Công Dương Cao, người nước Tề, sinh vào cuối đời Chu là học trò Tử Hạ.
• Tức là sách Tả thị xuân thu, tác giả là Tả Khâu Minh, người đồng thời với Khổng Tử.
• Cốc lương truyện, sách truyện kinh Xuân thu của Cốc Lương Xích cũng là học trò Tử Hạ.
• Hồ truyện tức là sách Xuân thu Hồ thị truyện, gồm 30 quyển, tác giả là Hồ An Quốc người đời Nam Tống cho nên trong sách phần nhiều liên hệ với thời sự.
• Trình truyện tức là sách truyện Kinh Xuân thu của Trình Tử đời Tống.

Đầu sách có bài Tựa của tác giả viết năm 1786 ghi là: Việt Nam hậu học Hy Doãn Ngô Thì Nhậm tự. Cảnh Hưng Bính Ngọ mộ xuân kí vọng, thư vu Vũ Tiên chi Lệ Trạch am, nghĩa là: Hậu học người Việt Nam là Ngô Thì Nhậm, tên tự là Hy Doãn tự đề bài tựa, ngày 16 tháng cuối xuân tháng 3 tại am Lệ Trạch ở đất Vũ Tiên.

Bắt đầu từ thân sách, dưới mỗi sự việc chép trong Kinh Xuân Thu của Khổng Tử, tác giả ghi rõ lời chú thích trích trong các sách: Tả truyện, Công dương, Cốc lương, v.v... rồi chua thêm ý kiến và lời bàn của mình, bắt đầu bằng hai chữ “quản kiến”.

Sau đây là mục lục 7 cuốn:

Cuốn 1. Từ Lỗ Ẩn Công (722-712, tr. Cng đến Hoàn Công (711-694, tr. C.ng).
Cuốn 2. Từ Trang Công (693-662, đến Mẫn Công (661-60, tr. C.ng).
Cuốn 3. Từ Hi Công (659-627) đến Văn Công (626-609, tr. C.ng).
Cuốn 4. Từ Tuyên Công (608-591 tr. C.ng.) đến Thành Công (590-573, tr. C.ng)
Cuốn 5. Từ Tương Công (572-542 tr. C.ng).
Cuốn 6. Từ Chiêu Công (641-510 tr. C.ng).
Cuốn 7. Từ Định Công (509-495 tr. C.ng) đến Ai Công (494-468 tr. C.ng).

Bộ Tam thiên tự giải âm là một quyển sách dạy vỡ lòng cho người mới học chữ Hán, ước chừng 3.000 chữ thông thường. Sách ấy đã từng có tác dụng quan trọng trong việc truyền dạy chữ Hán và ngày nay cũng còn giúp ích cho chúng ta trong việc nghiên cứu ngôn ngữ, văn tự của nước ta.

Về tác giả thì bản in nói trên và cả hai bản khác có chung nguồn gốc với nó là sách Tam thiên tự giải dịch quốc ngữ của nhà Liễu Văn Đường và sách cùng tên của Tổng Đường Phát Diệm. Tuy vậy, trong bản khắc năm 1831 nói trên ta thấy có in một tên gọi khác của sách ấy là Tự học toản yếu. Xem sách Kim mã hành dư của Ngô Thì Nhậm (trong bộ Ngô gia văn phái, kí hiệu A. 117), ta thấy có bài tựa sách Tự học toản yếu, trong đó Ngô Thì Nhậm nói rõ về việc ông đã soạn sách này. Đọc bài tựa ấy, chúng ta có thể xác định sách Tam thiên tự giải âm, hay còn gọi là Tự học toản yếu, chính là công trình biên soạn của Ngô Thì Nhậm đã hoàn thành và đem in lần thứ nhất vào cuối thế kỉ XVIII.
Khi đặt tên cho sách này, có lẽ Ngô Thì Nhậm chịu ảnh hưởng sách Tam thiên tự của Từ Côn Ngọc (Trung Quốc) mà Nguyễn Huy Oánh đã in trong sách Sơ học chỉ nam.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 26-03-2010   #452
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.064
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ngô Thì Sỹ (1726-1780)

Ngô Thì Sĩ sinh ngày 20 tháng 9 năm Bính Ngọ (15 tháng 10 năm 1726) tại làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (sau thuộc tỉnh Hà Đông, và nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội).

Ông sinh ra trong một dòng họ lớn ở làng, có nhiều người nổi tiếng hay chữ...
Ông nội ông là Ngô Trân, hiệu Đan Nhạc, là một người nổi tiếng về sức học uyên bác và tài văn chương, được người đương thời liệt là một trong "bảy con hổ của kinh thành Thăng Long" (Trường An thất hổ).

Ông là con trưởng Ngô Thì Ức, cũng nổi tiếng hay chữ. Năm 14 tuổi, ông Ức đỗ thứ hai kỳ thi Hương nhưng sau đó hỏng liền hai khoa thi Hội, nên không để chí vào khoa cử nữa. Khi Ngô Thì Sĩ lên 10 tuổi, thì ông Ức mất.

Từ 7 đến 11 tuổi, Ngô Thì Sĩ được ông nội rèn dạy. Sau đó, ông được cho ra Thăng Long theo học các bậc danh nho như Nghiêm Bá Đĩnh, Nhữ Đình Toản. Năm Quý Hợi (1743), Ngô Thì Sĩ thi đỗ Hương tiến (Cử nhân), nhưng bị hỏng khoa thi Hội ngay sau đó.
Năm 1752, Ngô Thì Sĩ lại đi thi Hội, nhưng bị khảo quan Trần Tố đánh hỏng (vì “nhầm”). Chúa Trịnh Doanh rất tiếc, truất chức của Trần Tố và trao cho Ngô Thì Sĩ chức Thiêm tri Công phiên thẩm ứng vụ (trước đó ông giữ một chức nhỏ trong Binh tào).

Năm 1756 nhân đỗ đầu một kỳ thi tuyển người, Ngô Thì Sĩ trở thành một thành viên trong Văn ban của phủ chúa Trịnh, được giao trách nhiệm soạn thảo giấy tờ, và làm Tùy giảng cho con chúa là Thế tử Trịnh Sâm.

Năm 1761, ông được sai làm “bạn tiếp” tiếp sứ nhà Thanh sang sắc phong và điếu tang Lê Ý Tông.

Năm 1763, ông được cử làm Cấp sự trung công khoa.

Năm 1764, ông làm Giám sát ngự sử đạo Sơn Tây, rồi Đốc đồng Thái Nguyên (1765).
Năm Bính Tuất (1766), đời Cảnh Hưng, ông thi đỗ Hoàng giáp, năm sau (1767), được thăng Đông các hiệu thư rồi đổi làm Hiến sát sứ Thanh Hoa (tức Thanh Hóa). Khi ở đây, ông khai thác núi Bàn A dựng chòi xem sóng biển và lập hội Quan lan sào, tự mình làm hội trưởng.

Năm 1769, ông được về triều; năm sau (1770), làm Tham chính Nghệ An.

Năm 1771, ông coi việc chấm thi ở trường thi Nghệ An, bị Nguyễn Văn Chu, người ở Hà Tĩnh kiện vì ăn của đút của học trò, bị án “hoàn dân thụ dịch” (nghĩa là trả về làm dân chịu sai dịch) vào năm 1772.

Năm 1774, chúa Trịnh Sâm đi tuần phương Nam, biết ông bị oan, mới có ý cất dùng. Năm 1775, cho triệu ông vào kinh giữ chức Hiệu lý Viện Hàn lâm kiêm Hiệu chính quốc sử, sau đó thăng Thiêm đô ngự sử.

Năm 1777, ông được bổ làm Đốc trấn Lạng Sơn. Trong thời gian ở đây, sau khi ổn định được tình hình địa phương, giúp dân an cư, ông đặt doanh Lộc Mã, dựng đình Kinh lược, sửa sang động Song Tiên, khai thác động Nhị Thanh làm cho nó trở thành một thắng tích.

Cuối năm Canh Tý (1780), ông mất ở nơi đó, lúc 54 tuổi.

Ngô Thì Sĩ là cha của các danh sĩ: Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Trí, Ngô Thì Hương và là cha vợ của Phan Huy Ích.

Tác phẩm

Sử học


• Việt sử tiêu án (Những nghi án nêu lên trong sử Việt)
• Đại Việt sử ký tiền biên
• Đại Việt sử ký tục biên (soạn chung)

Văn học

• Anh ngôn thi tập (Tập thơ chim vẹt học nói), quyển thượng và quyển hạ
• Anh ngôn phú tập (Tập phú chim vẹt học nói)
• Quan lan thi tập (Tập thơ xem sóng)
• Nhị thanh động tập (Tập thơ làm ở động Nhị Thanh)
• Khuê ai lục (Ghi nỗi buồn đau về chuyện phòng khuê)
• Ngọ phong văn tập (Tập văn Ngọ phong), quyển nhất và quyển nhị
• Hậu hiệu tần thi tập
• Bảo chương hoằng mô
• Sách chế khải tập
• Khoa sớ tập biên

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, ông còn có Hải Dương chí lược (hay Hải Đông chí lược).

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 26-03-2010   #453
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.064
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ngô Tùng Châu (? - 1801)

Ngô Tùng Châu là danh thần thời Nguyễn sơ - Gia Long, quê ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Ông là học trò Sùng Đức xử sĩ Võ Trường Toản, tính đoan chính, có tiết tháo.
Buổi đầu ông làm Chế các ở Viện Hàn lâm, rồi làm Điền tuấn quan cùng với Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Hoàng Minh Khánh và 9 người nữa được cử làm Điền tuấn quan trông coi việc khai khẩn ruộng đất ở Gia Định. Sau đó, ông được thăng chức Tham tri bộ Lễ kiêm việc dạy dỗ con lớn của Nguyễn Ánh.

Năm Kỷ Mùi (1799), ông phụ tá Võ Tánh trấn thủ thành Bình Định. Năm sau, ông bị đại tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu vây thành rất ngặt, trong thành hết lương, không thể chống nổi, ông uống thuốc độc mà chết. Võ Tánh cũng tự thiêu sau ông hai ngày. Sự cố thủ của ông và việc Võ Tánh tự thiêu đã cầm chân binh sĩ Tây Sơn nên Nguyễn Ánh đánh lấy được Phú Xuân.

Ông mất vào ngày 27-5 năm Tân Dậu (7-7-1801). Năm đầu Gia Long (1802) truy tặng ông là Tán trị công thần đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Trụ quốc Thái sư, tước Châu Quận Công, thụy là Trung Ý. Đến đời Minh Mạng, năm 1831, gia phong ông là Tá vận công thần, Hiệp tá đại học sĩ, Thiếu sư, Ninh Hòa Quận Công, đổi thụy là Trung Mẫn.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 26-03-2010   #454
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.064
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ngô Tử Hạ (1882 - 1973)

Nhân sĩ Ngô Tử Hạ sinh năm Nhâm Ngọ (1882) tại vùng quê nghèo ở làng Quy Hậu, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cư ngụ tại số 14 đường Lamblot, Hà Nội (nay là phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Thân sinh của ông làm nghề nông, cuộc sống cũng tương đối ổn định. Ông theo học ở nhà dòng, thông minh, giỏi tiếng Pháp.

Ngô Tử Hạ lấy vợ sớm, nhưng đến năm 17 tuổi thì vợ qua đời để lại cho ông hai đứa con nhỏ. Một mình ông lặn lội lên Hà Nội làm thuê cho một cơ sở in vỏ bao thẻ hương. Qua nhiều năm dành dụm, ông đã mua máy in và mở cửa hàng in. Sau đó ông lại kết hôn với một người phụ nữ khác, nhờ sự giúp đỡ của vợ mà ông đã phát triển được nghề in của mình, trở thành một người nổi tiếng nhất ở Đông Dương trong lĩnh vực in ấn.

Gia sản của Ngô Tử Hạ rất nhiều, ông đã tự nguyện hiến cho nhà nước vào năm 1960. Theo số liệu thống kê vào ngày 29-7-1960, thì khối lượng tài sản khổng lồ như sao: nhà số 24- 48 Lý Quốc Sư và 2/12 Ngõ Huyện (diện tích 2.251 m2) nhà số 60 Nguyễn Du (diện tích 1.095 m2), nhà số 8 Lý Quốc Sư (diện tích 84 m2), nhà số 4 đường 339 Thịnh Yên (diện tích 2.210 m2), nhà số 31 Hàng Bông (diện tích 182 m2). Đó là chưa kể trước 1945 cụ còn có một nhà in tại Huế và đang có dự định mở thêm một nhà in tại Sài Gòn. Ông là một nhà tư sản lớn của Hà Nội lúc bấy giờ, được báo Nam Phong bình chọn là 1 trong 300 nhân vật nổi tiếng của xứ Đông Dương ở những năm 40, thế kỷ 20.

Những năm 30, ông làm Giám đốc tạp chí Đông Thanh, hội viên Hội đồng thành phố Hà Nội, và tham gia trị sự báo Nam Phong, sau đó là chủ nhân nhà in Ngô Tử Hạ và là sáng lập viên Trường Ngô Tử Hạ ở Quy Hậu, tỉnh Ninh Bình.

Theo các bậc cao niên đã từng làm việc trong nhà in Ngô Tử Hạ kể lại thì Ngô Tử Hạ là một ông chủ nhà in giản dị trong sinh hoạt, nhưng rất nghiêm khắc trong công việc. Đó cũng là ông chủ nhà in ngoài thời gian giao tiếp tìm mối hàng với khách hàng ra, thì ngày ngày luôn luôn xuống xưởng in hay làm việc với bộ phận thư ký quản lý, tiếp thị của nhà in. Ông thường giao hảo với những chí sĩ có lòng yêu nước như cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Nguyễn Văn Tố, cụ Bùi Bằng Đoàn...

Trước Cách mạng tháng Tám, nhà in của ông là mạnh thường quân của các trí thức yêu nước muốn in ấn sách báo và in truyền đơn cho Cách mạng. Ông cùng học giả Nguyễn Văn Tố tham gia trong Hội truyền bá Quốc ngữ. Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, ông lại tham gia phong trào Bình dân học vụ do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Nhà in của ông lại nhận in một số lượng lớn sách học chữ cho bình dân học vụ. Và những giọt mực cuối cùng ở nhà in của ông cũng dùng để in những đồng bạc đầu tiên của chính phủ cụ Hồ, trước khi nhà in bị quân Pháp đốt cháy ngay trong đêm Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946.

Ngô Tử Hạ là người đứng đầu Hội cứu tế, cứu đói của Chính phủ đã hoạt động tích cực, tận tụy vào cuộc đấu tranh chống giặc đói của Nhà nước cách mạng, góp phần vào việc giữ nước trong những ngày đầu gian nan. Hình ảnh một ông già ăn mặc chỉnh khăn xếp, áo the kéo xe bò dẫn đầu đoàn người qua các đường phố của Hà Nội kêu gọi quyên góp tiền bạc cứu đói, hình ảnh cụ cùng Hồ Chủ tịch làm lễ cầu siêu cho hơn hai triệu người chết đói tại Nhà thờ lớn Hà Nội... Theo hồi ức của bà Ngô Thị Hoàn, nguyên là cán bộ Viện Kinh tế học, nhớ lại: “Lúc đó tôi mới mười tuổi, trong đội nhi đồng được đi theo chiếc xe của cụ Ngô đánh trống, phất cờ, hô khẩu hiệu để vận động đồng bào cứu đói. Cụ Ngô kéo chiếc xe bò qua phố Tràng Tiền. Nhà nào cũng có người chờ sẵn bên hè phố, người thì bơ gạo, người thì đấu ngô, người thì góp tiền. Đi chưa hết một vòng bờ hồ thì xe gạo đã đầy. Về đến Nhà hát lớn gặp Bác Hồ, cụ Ngô báo với Bác xem chiếc xe chở gạo lẫn lộn đủ các thứ: gạo đỏ, gạo trắng, gạo nếp, ngô... Bác Hồ chỉ vào xe gạo nói rằng: “Đây mới là gạo đại đoàn kết. Nước ta có nhiều thứ gạo ngon nhưng bây giờ thì đây là thứ gạo ngon nhất”.

Ngoài ra, Ngô Tử Hạ cũng là người làm cầu nối cho Hồ Chủ tịch với cựu hoàng Bảo Đại. Nguyên do là trong thời gian mở nhà in tại Huế, cụ đã quen thân, giao hảo với một số quan lại triều đình và kết giao với hoàng đế Bảo Đại. Chính vì thế mà trong việc chuẩn bị cho vua Bảo Đại thoái vị, Hồ Chủ tịch đã chọn cụ làm nhà thương thuyết, để rồi sau đó vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam chấp nhận thoái vị và nhận làm cố vấn cho chính phủ cụ Hồ.

Trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 ông đắc cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thuộc đơn vị tỉnh Ninh Bình. Trong cuộc họp đầu tiên của Quốc hội khóa I, ông được tấn phong làm niên trưởng Quốc hội.

Pháp nhảy dù vào Ninh Bình và tìm mọi cách để mua chuộc ông nhằm tìm cách phá hoại cách mạng. Để bảo toàn khí tiết và sự nghiệp cách mạng của nước nhà, ông và gia đình được sự giúp đỡ của Hồ Chủ tịch đã sang định cư ở Thuỵ Sĩ từ năm 1947-1954. Sau hiệp định Genève ông trở về nước tiếp tục làm việc trong ban Thường vụ Quốc hội khóa I, Ủy viên chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban đoàn kết tôn giáo, Chủ tịch ủy ban liên lạc những người công giáo Việt Nam yêu tổ quốc, yêu hòa bình thành phố Hà Nội.
Ông mất năm Quý Sửu (1973) tại Hà Nội, hưởng thọ 91 tuổi.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 26-03-2010   #455
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 33.636.064
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ngô Văn Chiêu (1878-1932)

Ngô Văn Chiêu là Giáo tông đạo Cao Đài, tín đồ đạo Cao Đài đầu tiên, tục danh là Phủ Chiêu hay Đốc phủ Chiêu, tên tôn giáo là Ngô Minh Chiêu, con ông Ngô Văn Xuân và bà Lâm Thị Quý, sinh ngày 8-2-1878 tại làng Bình Tây, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh).

Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo, cha mẹ ông phải đi làm công tại nhà máy xay lúa Bình Tây. Thuở nhỏ ông rất thông minh nhưng nhà nghèo nên được cấp học bổng vào học tại Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho.

Năm 1899, tốt nghiệp bằng Thành chung được bổ làm việc tại sở Tân Đáo (sở Di trú) Sài Gòn, sau đó đổi về dinh Thượng Thơ thành phố Sài Gòn. Thuyên chuyển về làm việc tại Tòa bố tỉnh Tân An ngày 01/05/1909, Ngài tiếp tục học sự và thi đỗ Tri huyện năm 1917. Trong thời gian này ông bắt đầu theo đạo, cho đến năm 1931 thì xin thôi việc “nhà nước” dốc lòng vào việc tu thiền theo pháp môn Cao Đài. Ông là người khai sáng ra phái tu Chiếu minh chuyên sâu về nội tu của đạo Cao Đài.

Từ năm 1930, đạo Cao Đài có khuynh hướng về chính trị và nội bộ đạo phân hóa thành nhiều hệ phái. Ông là tác giả một số bài thơ về giáo lí đạo Cao Đài.

Ông mất năm 1932 khi mới 54 tuổi. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được ghi sơ lược trong Lịch sử của đạo Cao Đài.

Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 10:38
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08375 seconds with 17 queries