Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 02-09-2008   #19
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.316
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Xin góp một bài nào

Khái quát về hệ thống ngữ âm của 3 vùng phương ngữ

Hiện nay, chuẩn ngữ âm chưa được chính thức quy định. Nếu ta lấy hệ thống âm vị tiếng Việt được phản ánh qua chính tả làm chuẩn để khảo sát sự khác nhau của 3 phương ngữ nói trên thì có thể nêu lên những đặc trưng ngữ âm chủ yếu như sau:
1. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Bắc
1.1. Hệ thống thanh điệu
- Số lượng: 6 thanh.

- Khu biệt: đối lập từng đôi một về âm vực và âm điệu.

1.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 20 âm vị.

- Trong số 20 âm vị trên, không có những phụ âm ghi trong chính tả là s, r, gi, tr. Tức là không phân biệt giữa: s/x, r/d/gi, tr/ch.

1.3. Hệ thống âm cuối
- Số lượng: Có đủ các âm cuối ghi trong chính tả.

- Có 3 cặp âm cuối nằm trong thế phân bố bổ sung là:

+ [-nh, -ch] đứng sau nguyên âm dòng trước: /i, e, ê/;

+ [-ng, -k] đứng sau nguyên âm dòng giữa (hàng sau không tròn môi – theo cách gọi của GS. Đoàn Thiện Thuật): /ư, ơ, â, a/.

+ [-ngm, kp] đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi: /u, ô, o/.

Trong chính tả, đôi phụ âm thứ 3 này không được thể hiện phân biệt với đôi phụ âm thứ 2, mặc dù chúng được phát âm khác nhau (cặp thứ 2 là các âm cuối mở, còn cặp thứ 3 lại là các âm cuối ngậm môi).

1.4. Phương ngữ Bắc lại có thể được chia thành 3 vùng nhỏ hơn:
- Phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta.

Phần lớn người Việt ở khu vực này đều mới đến từ các tỉnh đồng bằng có mật độ cao như Thái Bình, Hà Nam Ninh (cũ). Do quá trình cộng cư xảy ra gần đây nên phương ngữ này phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học, mang những nét khái quá chung của phương ngữ Bắc, và không chia manh mún thành nhiều thổ ngữ làng xã như phương ngữ Bắc ở các vùng đồng bằng – cái nôi của người Việt cổ.

- Phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh xung quanh (Hà Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang), Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Hà Sơn Bình (Hà Tây, Hoà Bình), Hải Hưng (Hải Dương, Hưng Yên), Hải Phòng)

Đây là vùng mang những đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc.

- Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Hà Nam Ninh, Quảng Ninh).

Vùng này còn lưu giữ lại cách phát âm khu biệt d với gi,r ; s với x; tr với ch mà các phương ngữ Bắc khác không phân biệt nữa.

2. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung
2.1. Hệ thống thanh điệu
Gồm 5 thanh điệu, khác với hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc cả về số lượng lẫn chất lượng.

2.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 23 phụ âm.

- Trong số 23 phụ âm trên, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ âm uốn lưỡi /ş, z, / (chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr). Trong nhiều thổ ngữ có 2 phụ âm bật hơi [ph, kh] (giống như chữ viết đã ghi lại) thay cho 2 phụ âm xát /f, χ/ trong phương ngữ Bắc.

2.3. Hệ thống âm cuối
Phụ âm /-ŋ, -k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả 3 hàng. Tuy vậy, trong những từ chính trị-xã hội mới xuất hiện gần đây vẫn có các cặp âm cuối [-nh, ch] và [-ngm, kp]

2.4. Phương ngữ Trung cũng có thể chia thành 3 phương ngữ nhỏ hơn
Cơ sở của sự phân chia này là sự khác nhau về thành điệu giữa 3 khu vực.

- Phương ngữ Thanh Hoá

+ Lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã (phát âm không phân biệt).

+ Các thanh còn lại giống với phương ngữ Bắc.

- Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh

+ Không phân biệt thanh ngã với thanh nặng.

+ Cả 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệu khác với phương ngữ Bắc do có độ trầm lớn hơn.

- Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên

+ Không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã.

+ Về mặt điệu tính lại giống với thanh điệu Nghệ Tĩnh. Riêng vùng Thừa Thiên-Huế có hệ thống vần và âm cuối giống phương ngữ Nam. Điều này có nguồn gốc lịch sử -xã hội. Vì vậy, do sự pha trộn phương ngữ Trung và phương ngữ Nam trong pưhơng ngữ Thừa Thiên-Huế, nên nó không tiêu biểu cho cả vùng. Tiêu biểu cho phương ngữ Trung là dải phương ngữ từ Nghệ Tĩnh đến sông Bến Hải.

3. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam
3.1. Hệ thống thanh điệu
- Số lượng: 5 thanh.

- Thanh ngã với thanh hỏi trùng làm một.

- Xét về mặt điệu tính thì đây là một hệ thống khác với phương ngữ Trung và phương ngữ Bắc.

3.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 23 phụ âm.

- Có các phụ âm uốn lưỡi /ş, z, / (chữ viết ghi là s, r, tr). Ở Nam Bộ, có thể phát âm rung lưỡi [r]. So với các phương ngữ khác, phương ngữ Nam thiếu phụ âm /v/, nhưng lại có thêm âm [w] bù lại; không có âm /z/ và được thay thế bằng âm [j].

3.3. Âm đệm /-w-/ đang biến mất dần trong phương ngữ Nam.
3.4. Phương ngữ Nam cũng mất đi nhiều vần so với phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung. Và nó cũng thiếu cặp âm cuối /-ŋ, k/. Trong khi đó, cặp âm cuối [-ngm, kp] lại trở thành những âm vị độc lập.

3.5. Phương ngữ Nam có thể chia thành 3 vùng nhỏ hơn
- Vùng phương ngữ Quảng Nam-Quảng Ngãi:

Vùng này khác các nơi khác ở sự biến động đa dạng của âm /a/ và /ă/ trong kết hợp với các âm cuối khác nhau.

- Các phương ngữ Quy Nhơn đến Thuận Hải mang đặc trưng chung nhất của phương ngữ Nam.

- Phương ngữ Nam Bộ đồng nhất các vần:

-in, -it với -inh, -ich

-un, -ut với -ung, -uc

Vùng này cũng có khuynh hướng lẫn lộn s/x và tr/ch như phương ngữ Bắc. Nhưng trong ngôn ngữ thông tin đại chúng, trong các hoạt động văn hoá giáo dục, sự phân biệt các phụ âm này lại được duy trì rất có ý thức.


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp

Chỉnh sửa lần cuối bởi TC NGUYỄN: 18-11-2008 lúc 15:53.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Dương Nghiệp vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (14-04-2009)
Cũ 28-12-2008   #20
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.353
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Thanh bằng/trắc trong ca dao & câu đối hai vế.

Khảo sát về thanh trắc, thanh bằng trong số lượng từ của những câu ca dao và các câu đối có hai vế có thể nêu trọn được vấn đề theo thế âm/dương(-/+) kết hợp.

Trên bình diện ngôn ngữ văn học, với dạng những câu hai vế, vế trước xem là vế dương, dùng để nêu vấn đề; và vế sau là vế âm bổ túc hay thu nạp vấn đề.

Để có một cái nhìn chung, ta sẽ đánh giá câu hai vế theo lối qui nạp như sau:
-Dương--.> nêu vấn đề, số lượng từ trong câu có nhiều thanh trắc(hay thanh dương+) hơn thanh bằng(hay thanh âm-) --.> biểu hiện tình cảm có nhiều biến động sôi nổi hay chán chường…
-Âm--.> thu nạp hay bổ túc vấn đề, có nhiều thanh bằng hơn thanh trắc --.> tình cảm êm ái dịu dàng
-Thanh âm và thanh dương bằng nhau hay không chênh lệch nhiều --.> thiên về đấu tranh chống đối, phê phán, trách móc hay khuyên răn mạnh mẽ…
Xin nêu mấy ví dụ để minh hoạ cho quy luật tình cảm tự nhiên của số lượng thanh âm, dương như sau:

1/- Ca dao

1.1/- Thí dụ 1-Câu có nhiều thanh âm hơn thanh dương(11-/3+)

Bông chi thơm lạ thơm lùng(5-/1+)
Thơm cây, thơm rễ, người trồng cũng thơm(6-/2+)

Vế trên đưa vấn đề “mùi hoa”; vế dưới thu nạp những liên quan của “mùi”...: vế trước mở rộng có sáu thanh chỉ có một thanh dương ở từ “lạ”, còn vế sau thu nạp, bổ túc có tám thanh có hai thanh dương nằm ở hai từ “rễ, cũng”, cho thấy tới 11 thanh âm, 3 thanh dương trong 14 từ của câu ca dao hai vế trên, thanh âm chiếm gấp bội thanh dương, bao trùm lên một thứ tình ngỏ ý qua “ Bông chi thơm lạ thơm lùng …”, để chuyển dụ “…người trồng cũng thơm”; thật bóng bẩy nhẹ nhàng tỏ tình như thế nghe ra cũng phải xiêu lòng!

1,2/- Thí dụ 2-Câu có thanh âm và thanh dương tương đương(7-/7+)

…Nhớ ai bổi-hổi bồi-hồi(3-/3+)
Như nhớ đống lửa như ngồi đống than…(4-/4+)

Trong câu ca dao này, câu mở dầu nêu vấn đề có nội dung tình cảm nôn nóng, bứt rứt …, nên trong 6 từ chia bằng nhau: 3 thanh âm, 3 thanh dương; ở câu thứ 2-thu nạp- vẫn là khát vọng, ray rứt tình cảm đã chuyển sang độ không chịu nổi …, một hình ảnh lụy tình khơi nguồn chiếm ngự không vơi…, trong 8 từ có 4 thanh dương, 4 thanh âm; cộng lại câu ca dao hai vế trên ta thấy thanh dương có 7 từ, thanh âm có 7 từ, như vậy thanh âm/dương bằng nhau, chứng tỏ là sự gay cấn vướng mắc tình cảm bồn chồn tha thiết không nguôi!…

2/- Câu đối

2.1/- Thí dụ 1:-Câu dương/âm chênh lệch từng vế

Truyền rằng vua Lê Thánh Tông, khi còn là hoàng tử, một lần men theo bờ sông đào, vùng Tống Sơn, Thanh hóa dạo chơi, tình cờ thấy một thiếu nữ quê đẹp đang ngồi vo gạo trắng ngần lẫn lộn…, làm tâm hồn hoàng tử lâng lâng trong phút giây, bằng đọc bỡn một câu:

Gạo trắng nước trong, mến cảnh lại càng thêm mến cả… (8+/3-)

Cô gái giả như không biết, vẫn tiếp tục vo gạo không ngửng lên, vừa xong, cắp rá ra về, khi ngang qua xa xa chỗ hoàng tử đứng…cô gái mỉm cười trên đôi môi chúm chím thốt lời:

Cát lầm gió bụi, lo đời đâu đấy hãy lo cho... (4+/7-)


Qui luật khi đối ý, đối nghĩa của từ(nghĩa đen nghĩa bóng…), còn phải chú ý đến từng từ đối theo thứ tự âm dương của từng câu đối, và từ đó đưa ta đến việc suy ra một qui luật tình cảm hé lộ trong ý nghĩa âm/dương này.

Hoàng tử(vua Lê Thánh Tôn sau này) khi ra vế đối, có 11 từ cả thảy, 8 thanh dương, 3 thanh âm, tính dương lấn âm rõ rệt, đúng với khẩu khí của một vị vua tương lai, lãng mạn đầy chiếm ngự “Gạo trắng nước trong, mến cảnh lại càng thêm mến cả…”, với hàm ý “ta muốn đấy, muốn tất cả và bỏ lửng câu… để nàng điền vào?”

Người con gái không biết người ra vế đối đó là ai, nhưng đã thấy lòng quan hoài vì cảm nhận được người ấy khác thường, cho nên lời đối lại dùng thanh âm(7-) nhiều hơn thanh dương(4+) --.> dịu dàng đối lại, chẳng những đối rất chỉnh về từ, nghĩa, ý tứ mà còn có ý khuyên chàng trai(hoàng tử) trong thời loạn nên lo cho thân, cho sự nghiệp là quan trọng…còn tình yêu thì “ … đâu đấy hãy lo cho”…

2.2/-Thí dụ 2:Câu dương âm bằng nhau(6-/6+)

Vua Duy Tân ra câu đối:

Đi chi đường đạo sợ cụ(3-/3+)
(chi là đi, đạo là đường, cụ là sợ)

Nguyễn Hữu Bài tài tình đối lại:

Không vô trong nội nhớ hoài(3-/3+)
(vô là không, nội là trong, hoài là nhớ)

Hai câu đối đáp nói lên buồn lo oán hận trong lòng vua tôi trong thời buổi nhiễu nhương lơ láo phận mình…/ chỉ xét trên cách phối trí từ và các thanh bằng trắc(-/+) sắp đặt đối chọi song nhau, làm nổi lên cái buồn xốn xang diễn tiến ngày tàn phai một triều đại!…

Từ phân tích đơn giản các câu hai vế-ca dao và đối- trên, ta có thể cảm nhận được nội dung từng phần hay toàn bài, dẫu ở thề văn chương nào(văn xuôi chẳng hạn)…, cái tình cảm con người tự nhiên nó không thoát ra qui luật của các thanh từ(-/+) mà tác giả đã đặt để vào trong ấy.


Note:
Từ dùng trong bài viết:
Thanh bằng = thanh âm(-)
Thanh trắc = thanh dương (+)
5- = 5 thanh âm
5+ = 5 thanh dương
-/+ = âm/dương


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN

Chỉnh sửa lần cuối bởi TC NGUYỄN: 28-12-2008 lúc 12:58.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (14-04-2009)
Cũ 13-04-2009   #21
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.353
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Thanh điệu trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương

Thanh điệu trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương

Tiếng việt thuộc loại đơn âm, các dấu chỉ độ cao thấp( ` / . ? ~ ) nằm trên dưới nguyên âm- thuộc hệ Môn-Kmer - tạo thanh từ, làm cho thơ có nhạc điệu để ám chỉ sự việc rất phức tạp thành ý nghĩa đơn giản đời thường mà nó vẫn giữ được tính thanh cao làm cho ngôn ngữ bình dân có thể quyện song song vào văn chương bác học mà khi xét đến ý nghĩa dẫu có dung tục cũng khó bắt bẻ…

Với sáu thanh cao thấp như âm nhạc, mọi tiết điệu trong ngôn ngữ thơ việt không thoát ra ngoài ý nghĩa của âm tiết đó. Thử xem hình thái từ “ma” sẽ mang ý nghĩa khác nhau theo thanh được gán vào:
-ma: (hồn, con…) ma…--.> thanh bình cao
-mà: dùng làm đại từ, Liên từ, Trợ từ…--.> thanh bình thấp
-má: Mẹ…--.> thanh thượng- cao/lên
-mạ: cây lúa non…--.> thanh hạ- thấp/nghẹt
-mả: mồ…--.> thanh hồi- lên/xuống.
-mã: bề ngoài…--.> thanh khứ- cao/nghẹt/tắc
Trong văn xuôi hay khi nói, thanh từ rơi một cách tự nhiên, nhưng trong thi ca thì khác, thanh được rơi vào chỗ nào đó ở cuối dòng hay ngắt dòng, như ta thấy trong thơ ca, bao giờ cũng rơi vào thanh bằng(ma hay nêu trên) và các thanh trắc cũng có những qui định sẵn…

Toàn bộ trong một bài thơ- lấy thơ Đường làm chuẩn- âm tiết trong thơ cao thấp là một sự kế thừa linh động âm thanh vận hành, mang đến nhiều ý nghĩa đa dạng khác nhau, tùy theo mà ta cảm nhận được, điều này có thể thấy rất rõ trong thơ Hồ Xuân Hương, ta có thể khám phá ra một thứ ngôn ngữ khác thường đầy ẩn ý chỉ có trong tiếng Việt, nếu ta cố dịch ra tiếng ngoại quốc thì âm vần bị rơi và ý bài thơ còn là nghĩa đen, và nghĩa bóng bị đẩy ra khỏi bài thơ không còn ẩn dụ nguyên ủy nữa…

Thử xem bài “Chơi Đài Khán Xuân” của Hồ Xuân Hương :


Chơi Đài Khán Xuân

Êm ái chiều xuân tới khán đài,
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai.
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng,
Một vũng tang thương nước lộn trời.
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn,
Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi.
Nào nào Cực lạc là đâu tá,
Cực lạc là đây chín rõ mười.


Và bài dịch thoát của John Balaban:

Spring-Watching Pavilion

A gentle spring evening arrives
airily, unclouded by worldly dust.

Three times the bell tolls echoes like a wave.
We see heaven upside-down in sad puddles.

Love's vast sea cannot be emptied.
And springs of grace flow easily everywhere.

Where is nirvana ?
Nirvana is here, nine times out of ten.


dịch sát theo từng câu của bài thơ:

peaceful evening spring go pavilion
light light not dirty litle world dust
three times watch bell tolls waves
one puddle mourning water turned over heaven
sea love 1,000 immense cannot splash out challow
source love 10,000 spans easy all over
Where is nirvana ?
Nirvana is here, nine times out of ten
.

Từ bài thơ Hồ Xuân Hương và bài dịch rất hay của John Balaban hay dịch sát nghĩa vẫn thấy không có một chút linh động âm thanh nào trong đó để gợi lên những ý sâu thẳm trong bài thơ chữ Việt, vì chỉ trong tiếng Việt mới có những từ tựa âm thanh, vận vào để mang nhiều ý nghĩa khác nhau, và do đó ta thường thấy một nhóm từ tiếng Việt thường mang một ẩn ý thứ hai bằng cách đảo ngược hay nói lái khi chú ý đến…

Như trong bài “Chùa Quán Sứ” có nhóm từ“đếm lại đeo”và bài “Sư hoang dâm” thì lại “phải lộn lèo.”, Hồ Xuân Hương dụng âm thanh nên toàn bộ thơ mang nghĩa đôi, vì từ “đeo”(CQS) có nghĩa là “mang”, nhưng từ “đếm” đi trước gây âm vang cho từ “đeo” và nó biến thành nghĩa “giao hợp”. Tương tự “lộn lèo”(Shd) có nghĩa là “lộn vòng, lẫn lộn…” nhưng đọc toàn bài và kết nguyên câu”Trái gió cho nên phải lộn lèo” âm điệu câu thơ vọng lại thì nó lại mang ý như từ “đeo”, nhưng thanh khác đi tạo thành một thực tế đầy hình ảnh…

Ngôn ngữ được sử dụng trong thơ Hồ Xuân Hương rất thản nhiên hay tự nhiên che đậy lẩn tránh nằm trong khuôn phép của loại thơ Đường vay muợn từ Trung Quốc, chỉ tám câu bảy chữ(Thất ngôn bát cú), mỗi câu có bẩy âm tiết, vần điệu, niêm luật…sít sao, nhưng với Hồ Xuân Hương đã vượt qua những rào cản này xuất chúng, bằng cách đảo ngữ tài tình, khi đọc bài “Chơi Đài Khán Xuân” trên, ta cảm nhận được lòng thanh thản không vướng bụi trần nhưng sao tình yêu “bể ái, nguồn ân…” lẫn lộn dễ “khơi vơi”, ngẫm ra “cực lạc” sao gần mà tay người với xa muôn trượng và chỉ có chính thơ, cái thanh âm cảm nhận nguyên ủy ấy mới có và không có thứ ngôn ngữ nào khác có thể chuyển được tính “phản diện” của thứ ngôn ngữ ấy!


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (14-04-2009)
Cũ 27-04-2010   #22
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.353
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Từ láy trong tiếng Việt

Sự kết hợp các từ láy trên cơ sở hòa phối ngữ âm, có tính song song hiện diện qua ngôn ngữ trong một khái niệm có tính phổ quát mà tiếng Việt thường gọi là từ lắp láy hay láy âm của một nhóm từ kết hợp có độ dài từ hai chữ trở lên đến bốn chữ là tối đa.

Từ những hình vị -đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ , có ý nghĩa- đơn âm tiết ghép với nhau thành đa âm tiết(từ láy) được cấu thành để để đáp ứng nhu cầu diễn đạt đa dạng khi sử dụng ngôn ngữ càng ngày càng phức tạp. Ta thấy các cách láy hợp thành như sau:
Láy đôi: tung --.> tung tăng
Láy ba : mờ --.> Lờ mờ --.> tờ lờ mờ
Láy tư : hớt --.> hớt hơ --.> hớt hơ hớt hãi
Như ta thấy láy là lặp lại đồng nhất về âm về nghĩa, những từ lắp đôi theo chữ thứ nhất là âm "L" chúng chứa ít nhất là một tiếng rõ nghĩa như: lảng vảng, lừng chừng, lã chã…, tuy nhiên đôi khi trái lại, cả hai tiếng đều lờ mờ trong nghĩa ngữ như: liểng xiểng, lấc cấc, lớ xớ….

Lại có những điệp ngữ xét về mặt lịch sử nó không phải là từ láy, sự quan hệ các yếu tố ngữ nghĩa bị mờ nhạt, nhưng nhờ vào âm ngữ làm nổi bật lên thành từ láy tròn nghĩa của nó như: chùa chiền, đường sá, giữ gìn…

Từ láy ba hay láy bốn lấy từ láy đôi làm chính tạo ra. Láy ba là láy toàn phần- như: hõm hòm hom, tẻ tè te…; láy bốn là láy từng phần-như: đủng đà đủng đỉnh, Khít khịt khìn khin

Cách thức cấu tạo từ láy là sự hòa phối ngữ âm làm thế nào chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại nhưng biến đổi như ngùn ngụt, láy ở âm đầu và đổi ở phần vần. Trong trường hợp nếu chỉ có láy mà không đổi như hây hây thì đó là dạng láy của từ
…(ct)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-04-2010   #23
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Suy nghĩ đôi chút về từ láy trong tiếng Việt.
Khác với tiếng Hán các âm láy trong tiếng Việt khá tự do. Tiếng Hán có từ láy nhưng thông thường là lặp lại nguyên cả âm và bắt buộc từng âm riêng rẽ phải có nghĩa. Còn tiếng Việt có thể từ láy hai âm mà chỉ một âm có nghĩa, âm kia không, thậm chí có trường hợp cả hai âm không có nghĩa mà khi ghép lại thành từ láy có nghĩa.
Cũng có thể nghĩa của âm này sẽ chuyển nghĩa cho âm kia. Kết quả ban đầu 1 âm có nghĩa chính, láy nhiều làm cho âm láy thứ hai trở thành có nghĩa tương tự và nhiều khi có thể dùng thay cho âm chính trước đó.
Nhiều khi trong lịch sử từng âm có một nghĩa, nhưng tới nay từ láy lại có nghĩa khác hoàn toàn.
Ví dụ:
- Núi non với nghĩa là núi. Nhiều khi âm Non được dùng riêng để chỉ núi, như trong bài Thề non nước của Tản Đà: "Nước đi đi mãi không về cùng Non".
- Ngây ngô vốn là từ ngay ngô. Ngay là thẳng, ngay ngô là người thường hành động thẳng (thật thà), thẳng quá nên thành ngây ngô. Âm ngô không rõ là được chuyển nghĩa từ ngay sang hay bản thân đã có nghĩa, nhưng trong quá khứ đã dùng với nghĩa là thẳng, tuy là nghĩa tương trưng cho phương lạnh: trong tên các nước Ngô, Ngu.
- Lê la nếu hiểu theo hiện nay thì lấy nghĩa của âm (bò lê bò la). La cũng có thể có nghĩa tương tự như trong la cà. Trong quá khứ la là biến âm của lửa, phương nóng. La Thành thực chất nghĩa là đô thành phía Nam (phương ngày nay). Người La là tộc người lửa hay là người Chăm. Lê Lợi có họ Lê nhưng cũng có gia phả Chăm cổ ghi mình có họ với vua Lê, gốc Thanh Hóa. Tức là Lê - La là một.

Tiếng Việt vốn ban đầu là song âm tiết nên hiện tượng từ láy (từ 2 âm tiết cùng nghĩa) chuyển thành 2 từ đơn âm đều có nghĩa rất thường gặp.

Cũng có lúc từ láy nhưng hai âm láy lại có nghĩa ngược nhau. Ví dụ khấp khởi hay khép khởi (khép rồi mở). Tương tự tu tỉnh (tu thì mới tỉnh), chứa chan (chứa thì tràn, hay phải san ra, tản ra). Đây là những "cặp bài trùng" trong quan hệ lưỡng lập của Dịch lý xưa.

Tiếng Việt có lịch sử rất lâu đời, ngữ nghĩa âm tiết biến đổi vô cùng, càng ngẫm càng thấy hay.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-04-2010   #24
Ảnh thế thân của LSB-manuvotinh
LSB-manuvotinh
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 03-04-2004
Bài viết: 1.429
Điểm: 263
L$B: 18.811
Tâm trạng:
LSB-manuvotinh đang offline
 
Trích dẫn:
- Ngây ngô vốn là từ ngay ngô. Ngay là thẳng, ngay ngô là người thường hành động thẳng (thật thà), thẳng quá nên thành ngây ngô. Âm ngô không rõ là được chuyển nghĩa từ ngay sang hay bản thân đã có nghĩa, nhưng trong quá khứ đã dùng với nghĩa là thẳng, tuy là nghĩa tương trưng cho phương lạnh: trong tên các nước Ngô, Ngu.
Ngây ngô là ngây thơ,ngô nghê...chứ ngay ngô là cái gì? Toàn đồ nhảm nhí.

Tài sản của LSB-manuvotinh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-manuvotinh vì bài viết hữu ích này:
hatcatbui (16-02-2012)
Cũ 30-04-2010   #25
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-manuvotinh Xem bài viết
Ngây ngô là ngây thơ,ngô nghê...chứ ngay ngô là cái gì? Toàn đồ nhảm nhí.
Có thành ngữ "Ngây như (tượng) gỗ", có thể thấy "ngây" chẳng qua là nghĩa bóng của "ngay" mà thôi. Tương tự từ "ngang" nghĩa đen là đường ngang (ngang dọc), nhưng cũng có nghĩa bóng "ngang như cua".
Còn có "ngây ngất", nếu mà "ngất" (bất tỉnh nhân sự) thì chắc là ngay tay thẳng chân...
Từ láy "nhảm nhỉ" có thể suy diễn:
- "nhảm" là từ chữ "nhàm", "nhàm" là từ chữ "nhiều". Nhiều chuyện thì sinh nhàm chán, nhàm chán thành ra chuyện nhảm.
- "nhí" là "nhỏ", như "bồ nhí" là ... "vợ bé", "lí nhí" là nói nhỏ.
Như thế "nhảm nhí" có gốc là "nhiều nhỏ".
Tiếng Việt vốn rất "nôm na", nếu cái gì cũng "chính luận" thì không thể hiểu nổi tiếng Việt. Chữ Nho tuy là chữ "nho nhỏ" nhưng đạo Nho không hề nhỏ. Những thứ nhỏ cũng có thể làm người ta phải ... "ngây như tượng gỗ", nếu như không "ngất".


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-05-2010   #26
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Tiếng Việt và Ngũ hành

Đặt một câu hỏi: cờ Việt trước khi có cờ đỏ sao vàng là cờ gì? Tôi chỉ thấy có mỗi một cờ là cờ ngũ sắc dùng trong các lễ hội, đình chùa, ...
Ngũ sắc bắt nguồn từ thuyết Ngũ hành. Người Việt dùng cờ ngũ sắc gần như quốc kỳ cho thấy thuyết Ngũ hành đã có từ rất lâu và có vai trò quan trọng ở Việt Nam. Và như vậy ảnh hưởng của Ngũ hành lên ngôn ngữ Việt là chắc chắn.
Ngũ hành là quan niệm của người cổ về không gian, thời gian khi ngôn ngữ mới bắt đầu hình thành. Để chỉ không gian, thời gian người xưa dùng các con số và màu sắc để suy nghĩ, tư duy. Ngũ hành theo tiếng Việt là 5 hình. Trong Ngũ hành ta có:
1. Hành Cam: màu vàng chiếm vị trí trung tâm. Tượng trưng bởi số 5. Trong ngũ vị ta có vị cam (vị ngọt) là vị chính. Cam chứ không phải Kim vì thời cổ đại đâu đã có kim khí mà tư duy bằng "Kim". Số 5 là gốc nên các hành khác đều tượng trưng bởi 2 số do số 5 cộng thêm vào. Có các từ Hoàng (màu vàng và hoàng đế) - Ngũ (số 5, Ngũ Lĩnh) - (vua). Vua là trung tâm trong quan niệm xưa.
2. Hành Mộc: màu xanh, tượng là cây cối, chỉ phương đông và mùa xuân, số 3 và 8. Tính chất của phương Đông là động và tượng trưng cho tình thương. Do đó trong ngôn ngữ có các từ Đông - Động (hồ Động Đình) - Rung (Rồng), Thanh - Thương, Yêu - Ái - East (tiếng Anh), Từ (từ ái) - Tề (nước Tề).
3. Hành Thủy: màu đen, tượng là nước, chỉ phương lạnh và mùa đông, ứng với số 1 và 6.
Có một loạt từ Đen - Đơn (chỉ số 1) - Tiên (bà Vũ Tiên), Mun - Mông - Mãn - Miêu, Cóng - Kinh (người Kinh) - Canh (trong thập can), Thủy - Sủy (phát âm Hán) - Sấu (cá sấu) - Sáu (số 6) - Sở (nước Sở),...
4. Hành Hỏa: màu đỏ, tượng là Lửa, chỉ phương nóng, mùa hè, số 2 và 7. Có các từ: Hạ - Hỏa - Hoa - Hổ, Đào - Thao (sông Hồng) - Thiêu (thiêu đốt), Ơn (số 2 trong tiếng Hoa) - Ân (nhà Ân Thương) - An - Yên (nước Yên), Lửa - Ly (quẻ Ly hay con Ly - kỳ lân) - La (người La, la bàn) - Lê - Lão - Lý (những họ tên trong cổ sử),...
5. Hành Thổ: màu trắng, tượng là đá, tính chất là tĩnh lặng, chỉ phương Tây, số 4 và 9. Có các từ: Đinh (Đinh Bộ Lĩnh) - Ninh (Ninh Vương) - Định (Chân Định) - Khăng - Khương (tộc Khương) - Quyết (quyết định) - West (phương Tây trong tiếng Anh), Tây - Tư (vừa là 4, vừa là riêng tư - riêng tây) - Tề (nước Tề). Hướng Tây là nơi mặt trời lặn nên có khái niệm "chín (9) suối", "tử (4)" (chết). Màu tang tóc là màu trắng.
Từ những khái niệm ban đầu, có tính ngoại trương lớn, dần dần ngôn ngữ phát triển, các từ nhiều lên. Các nhà ngôn ngữ ngày nay nhiều khi chỉ chú ý đến ngữ âm mà quên đi nghĩa của các từ nên không thể thấy sự liên hệ giữa những từ này. Dịch lý tức là lý lẽ hay là nghĩa, chính là chìa khóa để nhìn lại quan hệ ngữ nghĩa trong tiếng Việt.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-05-2010   #27
Ảnh thế thân của HànTuyếtBăng
HànTuyếtBăng
-=[ Lâu La ]=-
Thiên Sứ
Gia nhập: 24-11-2007
Bài viết: 5.171
Điểm: 27
L$B: 5.240
HànTuyếtBăng đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Bách Việt 18 Xem bài viết
"ngây như tượng gỗ"
Giống hay khác như thế nào với "ngay như tượng gỗ" vậy Huynh đài Bách Việt 18 ?

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 10:00
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10028 seconds with 15 queries