Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-03-2008   #10
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.353
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Tình – Tính – Tang

Khi để diễn tả một tâm trạng hay mơ ước một điều gì, người Việt hay dùng cụm từ “ tình-tính-tang” thể hiện trong ca dao, tục ngữ và dân ca…, nhiều khi ta đứng riêng rẽ như tính, tình hay cặp đôi tang tình, tình tang, tính tình, tình tính cuối rồi dùng cặp ba tang tính tình, tình tính tang …, khi nghe gảy khúc hay hát lên theo điệu nhạc và cách nhìn nam nữ cặp đôi nhảy theo điệu “ tứng từng tưng “ là đưa hồn ta ta về một nơi xa vắng của một thời xa xưa của thuở thanh bình “ba trăm năm cũ “ khi mà lòng người có thể chưa vẩn lấm bụi trần ô nhiễm như ngày nay…, hãy nghe:

Tinh tính tang- tang tính tình,
Cô mình rằng- cô mình ơi !,
rằng có nhớ - nhớ hay không…

Nhớ gì thì không biết, nhưng khi hát lên cũng làm lòng ta rộn lên rồi, âm-ngữ-nghĩa đã quấy động hồn người tạo ra cảm giác mơ hồ có ta đi về trong đó, nó nhập thể một cách lạ lùng, giờ thì thử xét xem ý nghĩa sâu sắc nào của cụm từ này đã tạo nên mà trong tiềm thức mỗi khi nghe đến đẩy ta về với nền văn hóa cổ truyền đầy sinh động của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, ở đó con người quây quần đầm ấm bên nhau chứa đầy tính triết-lý-nhân-sinh, liên hệ chung mà mỗi cá nhân là một chủ thể có tính “ toàn cầu hóa “ qua cái nhìn có khác biệt giữa Đông và Tây về tri thức học (epistemology)…

Để có cái nhìn có tính luận lý làm căn bản cho sự bàn thấu đáo của toàn bộ bối cảnh sinh động , ta tạm thời dùng triết Tây để chiêm nghiệm cho sự đồng hành tư duy của con người có tính nhất thể…, dựa vào môn Tâm Lý Học (Psychology) nền tảng triết học của Plato mà Abraham Maslow(1943) và tiếp theo là Guold và kolb (1964), Gregory (1987) căn cứ vào thực nghiệm phân loại tâm lý con người qua ba phạm trù khác nhau:

- Cognitive = suy tư -- > tính -- > lý trí chủ động
- Affective = cảm xúc -- > tình -- > tình cảm chủ động
- Conactive = nổ lực -- > tang -- > ý chí chủ động

Theo Maslow thì cogniction(tính), conaction(tang) và affect(tình) phối hợp hỗ trợ lẫn nhau sẽ tạo cho con người một tâm lý quân bình và con người sẽ có một thể xác lành mạnh và một tâm hồn (hạnh kiểm) tốt.

Hướng về triết Đông, theo sách Trung Dung của Khổng Học liên hệ đến Tính-Tình-Tang như sau:

Thiên Mệnh chi vị Tính -- > ( Tính)
Suất tính chi vị Đạo -- > ( Tình)
Tu đạo chi vị Giáo -- > (Tang)

1. Tính --.> tính ?
Bản tính của con người là sự tác động qua lại giữa tâm ( thiên, trời -- >dương) và vật (mệnh, mạng, đất -- >âm), cho nên có thành ngữ “ cha mẹ sinh con, trời sinh tính” nói lên được cái gốc của con người, có thể tóm tắt : tính = thiên + mệnh
2. Đạo - - > tình ?
Đạo với nghĩa hẹp là con đường mưu tìm sự sinh tồn và tiến hóa; sinh tồn trong ý nghĩa tự nhiên trong thời thường thông qua sự tiến hóa hài hòa giao tình của xã hội qua những hành xử, đó là đạo-lý-tình trong nghĩa rộng của đạo, nó không phải đạo của tôn giáo mà gọn lại đạo là suất tính -- > tình.
3. Giáo --.> tang ?
Giáo là giáo dục theo đạo lý vừa trụ vừa di thay đổi thế vị không ngừng, ngắn theo đường thẳng, dài theo đường tròn (đường thẳng là đường tròn hai đầu gặp nhau ở vô cực); như vậy giáo dục đặt trên nền tảng kiến thức(knowledge), còn tôn giáo căn cứ vào niềm tin (faith), nhưng xét cho cùng giáo dục và tôn giáo có sự ảnh hưởng qua lại vì kiến thức cũng là sự tin tưởng (belief) vào những vấn đề đã minh chứng (justified true belief). Theo nhà hiền triết Plato thì niềm tin cũng là sự tin tưởng không nhất thiết là phải có bằng chứng (evidence) .

Từ những suy diễn trên, cụm từ tính-tình-tang không được đứng riêng rẽ, chúng đi liền với nhau như bóng với hình mà người xưa đã dùng đặt để trong câu hát lời ca bao hàm một triết lý nhân sinh để dạy cho con cháu hình ảnh một người phải quân bình thể chất với tinh thần tạo cho mình vui khoẻ trong sự hòa hợp tình cảm, lý trí, và ý chí như kiềng ba chân vững chãi trong mọi sinh hoạt hợp quần…


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-03-2008   #11
Ảnh thế thân của vuonglaobaba
vuonglaobaba
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-03-2008
Bài viết: 556
Điểm: 180
L$B: 95.429
vuonglaobaba đang offline
 
Vương lão bà bà mới lên núi lang thang kiếm chỗ giải sầu.Thấy TC Nguyen nói về ngôn ngữ.Ngay đầu TC Nguyen dùng câu:Ngôn ngữ là phương tiện,chúng ta xuyên qua nó để giao tiếp....nghe thấy có gì đó chưa chuẩn.Làm sao mà xuyên qua phương tiện được,phải nói là sử dụng nó hoặc thông qua nó.Vài ý đóng góp TC Nguyen bỏ quá cho.
Cụm từ tính tình tang đã được nêu,lão bà bà thấy ngôn ngữ Việt nam thật là thâm thúy.Có câu chuyện anh Tình mò vào nhà chị kia đang thọ tang chồng,hai người làm gì rồi có tiếng cất lên
Tình ơi ta hãy còn tang
Tình ...ta hãy còn tang
...ơi ta hãy còn....
Tình ơi.....tang
Tình tang ...tình tang....tình tang tình tang.
Chỉ có hai từ thôi mà thể hiện từ sự van xin đến sự hòa đồng.
Cảm phục sự sưu tầm biên soạn những bài về ngôn ngữ của TC Nguyen cho mọi người cùng xem và hiểu biết thêm về ngôn ngữ Việt nam.

Tài sản của vuonglaobaba
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-03-2008   #12
Ảnh thế thân của Tiêu Dao
Tiêu Dao
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
- Cô vân dã hạc -
Gia nhập: 17-11-2007
Bài viết: 638
Điểm: 168
L$B: 3.686.547
Tâm trạng:
Tiêu Dao đang offline
 
Ngôn ngữ Việt giàu cảm xúc khó mà có ngôn ngữ nào diễn tả được. Khi một từ được luyến láy các thanh âm thì bỗng dưng nó lại gia tăng tính biểu cảm, tính hình tượng. Xin lấy một bài thơ về vĩ tam thanh khuyết danh.
(Vĩ tam thanh là 3 tiếng cuối của câu giống nhau)

Tai nghe gà gáy tẻ tè te
Nắng sớm vừa lên hé hẻ hè
Non một chồng cao von vót vót
Hoa năm sắc nở lỏe loè loe

....
Cái âm thanh tẻ tè te vang lên sao mà nó mộc mạc, dân dã và biểu cảm biết bao. Cái âm thanh nghe như xa xa vọng lại hay là của một con gà trống vừa mới lớn.
Nắng sớm cũng chỉ vừa hé hẻ hè, tia nắng như còn ngái ngủ, ngại ngùng chưa muốn xuyên qua màn sương buổi sáng.
Núi cao von vót vót: Ai đọc cũng có thể cảm nhận cái cao vút, cái cheo leo nhưng lại rất gần gũi, nên thơ. Nếu dùng từ cao vút thì không còn giá trị biểu cảm nữa.
Hoa nở loẻ loè loe: thật khó có từ nào để biểu thị sự nở một tài tình. Nó vừa biểu thị quá trình bông hoa nở, vừa biểu thị sự tột cùng dâng cho đời của những sắc hoa. Nở loẻ loè loe thì không còn gì để nở nữa, bung ra tất cả, phơi bày tất cả.
Nếu các từ này mà đứng riêng rẽ: tẻ, te, hè, von, vót, loe.... thì không mang tính biểu cảm cao, thậm chí không có ý nghĩa cụ thể. Nhưng khi nó đi chung với nhau thì có cả âm thanh, hình ảnh sống động vô cùng.

Tiếng Việt sao mà đẹp đến thế !


Chữ ký của Tiêu Dao
Lương Sơn Tứ Hùng - Lão Đại

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-03-2008   #13
Ảnh thế thân của codonlukhach
codonlukhach
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-02-2008
Bài viết: 271
Điểm: 13
L$B: 1.731
codonlukhach đang offline
 
Nếu tại hạ nhớ không lầm thì đây là bài thất ngôn bát cú như sau- khuyết danh nên có nhiều dị bản.

Tai nghe gà gáy tẻ tè te
Bóng ác vừa lên hé hẻ hè
Non một chồng cao von vót vót
Hoa năm sắc nở loẻ loè loe
Chim, tình bầu bạn kia kìa kỉa
Ong, nghĩa vua tôi nhé nhẻ nhè
Danh lợi mặc người ti tí tỉ
Ngủ trưa chưa dậy khỏe khoè khoe.


Chữ ký của codonlukhach
Lại vẽ chuyện !!!!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-03-2008   #14
Ảnh thế thân của HDtournesol
HDtournesol
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 28-01-2008
Bài viết: 8
Điểm: 1
L$B: 2.496
HDtournesol đang offline
 
Thanks các huynh tham khão vui vui hay hay .

"Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì ?
Thương chồng nên khóc tỉ tì ti. "

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-04-2008   #15
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.353
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Thi sĩ & Ngôn ngữ...

Ngôn ngữ và nhà thơ

A.-Ngôn ngữ & Ngôn từ :
I.- Nhận diện:
1.1- Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ(language) theo đinh nghĩa thống nhất của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới : “ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, khẩu ngữ , võ đoán dùng trong các hoạt động giao tiếp của con người “, theo định nghĩa này thì ngôn ngữ là lời nói, và cũng vì tính bắt buộc chấp nhận tạo thành thói quen cho nên mỗi dân tộc đều cho tiếng nước mình là hay nhất thế giới…
2.2- Ngôn từ:
Lời nói đi trước chữ viết đi sau, cứ nhìn ở trẻ con bao giờ học nói rồi mới học đọc, học viết, chính là ngôn từ = chữ viết (language verbal).

Trong những bài viết sau đây, xin được phân rõ ngôn ngữ = lời nóingôn từ = chữ viết để khỏi ngộ nhận qua lại…

B.-Thi sĩ/ Ngôn-ngữ-từ:

...Khi là thơ thì khốn nỗi nó không đơn thuần thốt ra như tiếng nói là hiểu được, mà là bằng vào sự cảm nhận của cõi
lòng(hồn )… vì vậy nhiều bài thơ có chữ mà không có thơ hay ngược lại, chữ đó thơ đó và nhiều khi không cần chữ nghĩa gì vẫn có thơ, cho nên thơ phải là sự sáng tạo cộng hưởng vượt trên ngôn-ngữ-từ…

Với tiếng lòng thổn thức, Lưu Trọng Lư viết:
Tiếng Thu

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?

Thì sự cảm nhận của người thưởng ngoạn bị chi ra nhiều hướng… chắc chắn là khác với cảm nhận nguyên ủy của nhà thơ, mỗi người đọc qua đều vẽ cho mình một tâm cảnh khác nhau về sự thổn thức, rạo rực, xào xạc. ngơ ngác… mà đối cảnh là người chinh phu, cô phụ, con nai vàng…, hầu như len lỏi vào hồn người một cách tự nguyện bỏ qua tính võ đoán thời thường của ngôn-ngữ-từ…

Việc vật chấc hoá tiếng lòng phô bày ra trang giấy là một việc làm có sắp xếp được dấu kín trong tiềm thức, nó bật ra trong ngẫu nhiên tạo ra cái thú du dương, vần điệu để được nghe cái thú mình nói cho mình nghe, rồi rung đùi nghêu ngao nốc chén quỳnh say !…

...Đã làm thơ, ai mà chẳng có lúc chập chờn, mộng mị…giữa cái không và có đi về giữa những con chữ nhảy múa với gió trăng một thời đã làm cho Giả Đảo, Lý Bạch…, trong thơ tạo đầy mới lạ cho những ngôn-ngữ-từ không bao giờ sáo rỗng mòn xoi…, mà con người khi đọc đến đều có cảm xúc, bâng khuâng tự nguyện…

Từ những suy nghiệm, ta thấy được tính tự do phóng khoáng của thơ, và tính tự nguyện đầy sáng tạo mà người thơ khi bị bắt buộc thì tự nó hết thơ, mà vũ trụ thì mênh mông mà thơ là Thượng Đế trong cái khôn cùng ấy làm sao ai chắn được nẻo thu sang!


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-04-2008   #16
Ảnh thế thân của nhock bom
nhock bom
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 05-03-2008
Bài viết: 36
Điểm: 1
L$B: 3.776
nhock bom đang offline
 
híc sao các hunh đệ am hiểu nhìu điều thế đệ học văn khá mà chẳng biết j

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-04-2008   #17
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.353
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Thi sĩ & Ngôn ngữ...

.
Ngôn ngữ và nhà thơ
...
C.- Thi sĩ/ Tu từ

Vì thơ là sự mường tượng giống như đứa bé vòi vĩnh đòi mẹ thiên nhiên(Nature Mother) khi lớn lên bị thả lơi trong cuộc đời quá ngỡ ngàng hụt hẫng những gì mình bị mất mà tuổi thơ không đợi chờ thả lỏng vòng tay phụ mẫu, cố đòi lại thì bị đẩy xa hơn…, để bù đắp khoảng trống chơ vơ ấy thi nhân vay mượn cái ngây ngô của trẻ thơ dẫn tìm một sự nhận diện cái tôi thừa mứa hiện hữu bằng vào một thứ ngôn-ngữ-từ lạ lùng vượt lên “ ý tại ngôn ngoại”…

Không dễ dàng gì vì ngôn ngữ thì giới hạn, mà hồn thơ thì lai láng, muốn giữ được một chút hương thừa cũng phải cật lực lắm, nhà thơ phải vận dụng trong cái ngây ngô nhất của chữ nghĩa bấu víu vào đấy để trang trải bằng cách gợi lên những âm thanh tiết điệu mà phần vật chất của ngôn-ngữ-từ chỉ có thể hiện qua sự khéo biện giải bằng cách tu từ làm bộc lộ sự đa dạng của thơ…, tạo riêng một thứ ngôn ngữ bí hiểm nội tại đưa đẩy tha hóa quay về nguồn cội, vô thủy vô chung…

Mây hờ không phủ đồi cao nữa
Vì cả trời xuân tắm nắng tươi...
Hơi nắng dịu dàng đầy nũng nịu
Sau rào khẽ liếm cặp môi tươi...

Môi tươi thiếu nữ vừa trang điểm
Nắng mới âm thầm ước kết hôn
Đưa má hồng đào cho nắng nhuộm
Tình thay! Một vẻ ngọt và ngon...

(Nắng tươi- HMT)


Ta thấy trong tám câu thơ, Hàn Mạc Tử “ đã vẽ ra từ tâm ảnh một " nắng tươi" thật lạ lùng:
Nắng tươi...
---.> tắm trời xuân
---.> nũng nịu
---.> khẽ liếm môi
---.> ước kết hôn
---> nhuộm má/ngọt/ngon…
Tội nghiệp cho nắng- nắng si dại, nắng ngây ngô, nắng con nít…-, rõ bí mật… nếu ta cố tìm cách giải mã thì nó trở thành vô nghĩa, thơ nâng cấp bằng tu từ, nhà thơ không thể chịu im lì mà phải cố bới tìm những ngữ nghĩa áp đặt của người xưa để lại, vốn liếng giới hạn ấy làm nhà thơ lúng túng vây đặc phải bung ra bằng võ đoán của mình tạo một thứ phương ngữ mang dấu ấn di dịch để biểu đạt một vấn đề thuộc thể hồn mà ngôn ngữ thời thường không phơi bày được.

Như vậy khi nhà thơ nhặt tiếng nói thói tục đặt cạnh nhau tạo thành cái nhìn lạ lẫm- như cách nhìn nắng của HMT-, thì đó là ngôn từ thơ hiện ra khi anh ta viết bằng một thứ ngôn ngữ khác đè lên tiếng nói cộng đồng có sẵn, làm cho bản ngữ trở thành cái bóng mờ ở hậu cảnh và chẳng khác nào chính nhà thơ đã phá vỡ tính võ đoán của thứ ngôn ngữ thời thường, trở nên tùy tiện để có được một thứ ngôn từ mới cho thơ trong cách kết hợp đầy siêu hình qua lại giữa các từ với nhau tạo thành tiết điệu, âm hưởng…đó là tiếng thơ- làm cho hạnh phúc, giàu có, phong phù vô giá cho thành tựu của kẻ tu từ(thi sĩ) là đây!


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-04-2008   #18
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.353
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
.
Ngôn ngữ và nhà thơ
...
D-. Thi sĩ/ vàThơ

Như ta đã thấy, thơ là sự cưỡng chế ngôn-ngữ-từ một cách tùy tiện của người tạo thơ- thi sĩ - cho nên không có một định nghĩa chung cho thơ, vì một định nghĩa thuyết phục không thể mang tính áp đặt, nên mỗi bài thơ chính là một định nghĩa cho thơ, cho ta một cái nhìn soi rọi xuyên thấu Thượng-đế khi làm thơ, mà khi viết văn xuôi ta không bắt gặp “Văn xuôi thuộc phía Con người, Thơ ca thuộc phe Thượng đế”(J-P.Sartre)…nói lên việc sáng tạo ngôn-ngữ-từ của nhà thơ được tôn vinh ngang hàng với sự sáng tạo của chúa…

Như vậy ngữ pháp của thơ có một kiểu cách(stype) riêng kinh qua sự trải nghiệm về khía cạnh nhìn phân vân, âm và nghĩa trở nên hỗn mị tạo nên một chức năng thẩm mỹ càng nhìn…càng chiêm nghiệm… càng đẩy xa, “Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó” (Jacobson).

Thi pháp và thẩm mỹ thơ thay đổi theo từng thời đại, nhưng thơ bao giờ cũng là tiếng lòng trân trọng của con người vì khi tạo thơ mục đích chính là tiếng lòng thủ thỉ ve vuốt cho chính “mình nói mình nghe” và khi được dẫn truyền ra bên ngoài người thưởng ngoạn- cũng nòi đồng điệu- thì cái thẩm mỹ đã vuột khỏi tầm tay người tạo thơ…và cứ thế loan truyền tạo nên ngôn-từ thơ…

Đúng như J-P. Sartre nói: “…Thơ ca thuộc phe Thượng đế”, vì trong thơ mang hồn dân tộc bằng vào ngôn từ thơ làm hiện ra trong sự đa diện toàn thể của nhân loại trong cái đại đồng chung cho dù có nhiều ngôn ngữ cách chia( miễn là thông hiểu) khi đọc đến ta đều cảm nhận được “ tiếng lòng” qua cấu trúc ngôn từ đều để lại một ấn dấu triết lý nhân sinh sâu xa đẹp đầy dẫy tu từ ảo diệu mới lạ chảy vào mỗi một dòng thơ đi vào ký ức âm vang trong lòng người ...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 10:36
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07601 seconds with 15 queries