Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 11-01-2008   #1
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.350
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Ngôn Ngữ Việt

Ngôn ngữ là phương tiện để con người xuyên qua đó giao tiếp, bằng cách kết hợp các từ ngữ theo các quy tắc rồi nhờ hệ âm thanh phát ra hay dùng ký hiệu diễn đạt thông báo theo thời thường hay sử dụng có tính bác học như thi ca...truyện Kiều...

PHÂN LOẠI

Trong tiếng Việt ta có thể phân làm hai loại là từ cụ thểtừ trừu tượng.

1/-Từ cụ thể gọi tên vật, vật đây là đối tượng của ngũ quan, nên âm thanh cũng xem như là vật. Giác quan khi tập trung vào đâu thì vật rõ ra có thể là con trâu hay cái sừng lúc lắc, cái đuôi đong đưa…; loại từ này lại chia làm hai nhóm:
-Nhóm thứ nhất gọi là từ cụ thể vô cảm, chỉ để gọi tên vật và không mang một ý nghĩa nào khác, ví dụ như: chó,mèo,nhà, cửa, vàng, xanh…
-Nhóm thứ hai là từ cụ thể hữu cảm khi gọi lên cho ta một cảm giác hay cảm xúc ngay, ví dụ như “ giọt mưa tí tách “ , tạo sự hữu cảm về âm thanh khi gợi lên từ tí tách do ghi nhận của lỗ tai và khi “ rầu rầu ngọn cỏ…” cũng là từ hữu cảm khi gợi lên “ rầu rầu” cho ta thấy trạng thái của ngọn cỏ có chất chứa cảm xúc của người nhìn cỏ.

2/-Từ trừu tượng cũng chia làm hai nhóm:
-Nhóm thứ nhất gọi là từ trừu tượng khái niệm, để nói lên một khái niệm như: đất nước, quê hương, dân tộc, văn hóa, khoa học, tôn giáo…
-Nhóm thứ hai là từ trừu tượng tâm trạng không tả cảnh vật mà chú ý vào diễn tả tâm trạng của con người, như: băn khoăn, bứt rứt, bịn rịn, ngẩn ngơ, bẽ bàng…

Nhìn vào cách phân loại, ta có thể thấy được tiếng Việt ta rất phong phú về từ cụ thể hữu cảmtừ trừu tượng tâm trạng và chỉ nghèo về từ trừu tượng khái niệm mà thôi… Thừ đọc bốn câu Kiều:

Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh

Những ( trạng) từ đôi gạch dưới cuả bốn cãu thơ Kiều, không chỉ tả trạng thái của dòng nước, nhịp cầu, nấm đất hay ngọn cỏ, mà còn chất chứa tâm trạng, cảm xúc về kiếp phù sinh của một kiếp người trong cuộc- kiều nhi- cũng ngao ngán lòng!..., và rồi ta thử dịch ra tiếng nước ngoài sẽ thấy khó như thế nào?!...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
hatcatbui (16-02-2012)
Cũ 12-01-2008   #2
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.350
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Ngôn Ngữ Việt (tiếp)

VĂN HÓA & LƯỢNG TỪ

Từ thay đổi, ít hay nhiều của một ngôn ngữ là lệ thuộc vào nhiều yếu tố…, thử nêu ra một vài ý nghĩ:

1/- Có óc phiêu lưu mạo hiểm, đi đó đi đây hay có nhiều sáng kiến phát minh thì tự nhiên ngôn ngữ có nhiều từ cụ thể vô cảm, riêng tiếng Việt ta thì từ cụ thể hữu cảm tạo ra cảm giác (giọt mưa tí tách) thì có rất nhiều.
2/-Càng suy tư nghĩ ngợi, khám phá nhiều điều hay lẽ phải…thì tự nhiên nẩy sinh nhiều từ trừu tượng khái niệm
3/-Loại từ cụ thể hữu cảm hàm chứa cảm xúc (Rầu rầu ngọn cỏ…) và loại từ trừu tượng diễn tả tâm trạng dường như không có sự gia tăng đáng kể.

Từ những nhận xét trên, phải chăng khi con người cổ xưa sống ít vật chất, dễ hòa nhập với thiên nhiên, cho nên không để ý đến khái niệm này nọ cho nhiêu khê và vì vậy mà Lão Tử lấy cái “Ngu” làm giềng mối Đạo không cần học hành và nhờ vậy mà con người có nhiều cảm xúc dồi dào với tâm trạng phản phục về nguồn đầy phức tạp?... Ngày nay con người lệ thuộc vào vật chất càng ngày càng tồi tệ…mặc dầu sống với thời đại vật chất, mắt thấy liên tục những cái lạ, óc dung nạp nhiều khái niệm mới, mà tâm hồn thì quá trơ vơ, do vậy không ngạc nhiên gì hầu hết những từ chứa cảm xúc và diễn tả tâm trạng có từ ngàn xưa vẫn còn cô đọng quẩn quanh không thay đổi hay thêm bớt gì đáng kể…có lẽ môi trường sống càng thay đổi nhanh, tâm hồn con người càng chai lì đáng sợ!...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-01-2008   #3
Ảnh thế thân của cụ non
cụ non
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-01-2008
Bài viết: 54
Điểm: 39
L$B: 10.264
cụ non đang offline
 
Trích dẫn:
không ngạc nhiên gì hầu hết những từ chứa cảm xúc và diễn tả tâm trạng có từ ngàn xưa vẫn còn cô đọng quẩn quanh không thay đổi hay thêm bớt gì đáng kể…có lẽ môi trường sống càng thay đổi nhanh, tâm hồn con người càng chai lì đáng sợ!...
-Tại hạ mới gia nhập đúng một ngày,có nhiều điều thấy hứng thú nơi đây nên cùng bàn luận chút nha.
-Các nước nói thứ ngôn ngữ với người đối diện chỉ với :nị với ngộ , I với you ,toa<->moa theo tôi chắc là "thèm " lối diễn đạt phong phú của tiếng Việt nước ta(như phần dẫn chứng trên của bạn) nhưng theo tôi thì cũng không kém phần rắc rối , phức tạp.Tôi đoán chắc trong mỗi người chúng ta ai cũng một lần lúng túng với cách xưng hô của mình.Bản thân tôi vào diễn đàn này chưa biết lúc nào nên dùng "tại hạ " khi nào thì dùng Tôi , Mình<=> Bạn ,
-Ngày còn đi học thì chúng ta thường gọi bạn bè với nhau bằng : ông <-> tôi , cậu<-> mình ,mày<->tao .Nhưng có một người nào sau này có chút quyền lực thì sẽ thay đỗi thành anh(chị)<->tôi.Có thằng bạn chỉ là bác sĩ thôi (chứ chẳng quyền lực gì)gặp nó tôi kêu mày, tao như hồi đi học thì nhận ánh mắt của các con bệnh cứ như rằng tôi là một "thằng thiếu văn hóa"
-Còn trong tôn giáo gặp một đức cha nhà thờ muốn nói chuyện mà tôi lại không theo đạo công giáo nếu gọi là chú , bác thì các "con chiên" khác sẽ nhìn tôi không thân thiện lắm mà gọi là "cha " thì thiệt thòi cho tôi quá .
-Trong chốn giang hồ hay bang phái thì bắc buộc phải kêu "cấp trên" là đại ca<->tiểu đệ.
-Vợ là dùng cho người bình thường, đến khi ông chồng nổi tiếng sẽ được "nâng cấp" thành phu nhân.Nhưng cái ranh giới nào để được gọi là phu nhân thì cũng chẳng ai khẳng định được.
-Trong phát thanh và truyền hình ta thường nghe :" Thưa quí vị và các bạn " như vậy thì lọt lưới rất nhiều người nói chung là không công bằng.Các cháu nhỏ hay các phạm nhân trong tù(không có quyền công dân , nên không là bạn )chẳng được quyền xem sao?.
-Trong quan hệ thầy trò cũng vậy .Một sinh viên ưu tú được giữ lại trường để giảng dạy đại học hay một giáo viên tốt nghiệp đại học sư phạm ra dạy cấp 3.Sẽ có những trò bằng hoặc lớn tuổi hơn cả thầy rất khó ứng xử cho các giáo viên này.
-Còn rất nhiều tình huống trong cách xưng hô sao cho "phải đạo" các bạn có thể vào đây trao đổi cùng nhau .Nếu thấy hứng thú chúng ta sẽ cùng nói tiếp một mớ bồng bông về quan hệ trong gia đình:Cậu ,mợ ,cô , dì, chú ,bác, thím.dượng

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến cụ non vì bài viết hữu ích này:
hatcatbui (16-02-2012), Tứ Hải Long Kim Thần (02-01-2009)
Cũ 27-01-2008   #4
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.350
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Ngôn ngữ Việt (tiếp)

Giao lưu- Từ:

Như phân tích trên, ta thấy chữ Việt ta thật phong phú về từ cụ thể hữu cảmtừ trừu tuợng tâm trạng, chỉ nghèo về từ cụ thể vô cảm cũng như từ trừu tượng khái niệm mà thôi. Nhưng từ khi có sự giao lưu với văn hóa Tây Phương, ta có thể đưa ra nhận xét:

-Từ cụ thể vô cảm ta có thể nhại ra mà dùng--> bằng cách phiên âm hay đặc ra chữ mới.
-Từ trừu tương khái niệm là loại từ có thể giải thích--> cho nên việc dịch lại các lọai từ này từ các ngôn ngữ khác qua Việt không mấy khó khăn.

Vậy khi tiếp xúc với Tây Phương chỉ làm cho từ khiếm khuyết của ta càng ngày càng giàu thêm ra vì ta dung nạp từ cuả họ dễ dàng, trong khi họ khó có thể dịch lại những từ cảm tính của ta.

Tư tưởng và chữ viết

Từ khi phát minh ra chữ viết, tư tưởng của các học phái triết phương Tây sinh động nở rộ và diễn tiến thay đổi phù hợp với không gian, thời gian trong khi tư tưởng triết Đông lải nhải trùng lặp không gì thay đổi, lý do có lẽ nắm trong các yếu tố sau đây:

-Triết Tây phát triển từ gốc lên ngọn có chiều tỏa và chiều cao không giới hạn, dùng suy luận cho nên chữ viết là đòn bẩy đưa xa…
-Triết Đông trái lại, phát triển từ ngọn xuống gốc, nó mang tính tối hậu, không lối thoát, chứng cớ là nhân tố của tư tưởng Ắn giáo, Phật giáo…không cần chữ viết mà chỉ bằng vô ngôn truyền là chính và lấy chữ Ngộ vô chung vô thủy làm bằng!...Ngay cả Đạo đức kinh (Tàu) cũng chỉ có vậy thôi…không có gì mới lạ.

Tóm lại:

-Triết Tây nhờ suy luận và chữ viết là phương tiện chuyển tải tư tưởng có tính thực dụng nên tiến xa...
-Triết Đông mơ hồ ảo động…vì chỉ để nghiền ngẫm..., nên từ ngày có chữ viết chỉ dùng để lưu truyền tư tưởng mơ hồ có tính bít bùng không thoát…và kết quả chữ viết không tạo nên minh triết…, ứ đọng.


Những suy nghĩ trên không mang tính khẳng định...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN

Chỉnh sửa lần cuối bởi TC NGUYỄN: 27-01-2008 lúc 12:53.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-01-2008   #5
Ảnh thế thân của cụ non
cụ non
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-01-2008
Bài viết: 54
Điểm: 39
L$B: 10.264
cụ non đang offline
 
Trích dẫn:
Tiếng "cha" ở đây đc hiểu là tên riêng bởi thế k có gì mà thiệt thòi hết.Nếu chú qua nc ngoài thì cũng k thể "mày,tao" hay "ai,iu" với đức cha đc đâu.
.
Hình như bạn không hiểu lầm ý tôi rồi .Ở đâu cũng có "tôn ty trật tự" rõ ràng hết nhưng tôi nói ở đây là cách dùng từ với người đối diện .Vậy theo bạn nếu tôi muốn hỏi đức cha là "Cha có khỏe không? " thì có gì khác gọi là "kính cẩn" hơn so với hỏi một người bình thường bằng tiếng Anh không?..

Trích dẫn:
Tại sao lại k có ranh jới? Trong thời fong kiến thì tước fẩm Phu Nhân đc triều đình fong cho.Chứ đâu fải cứ có ông chồng nổi tiếng thì đc gọi là fu nhân hết đâu.
Tôi chỉ thấy đọc trong các bài báo thì vợ những siêu sao bóng đá hay siêu sao điện ảnh đều được gọi là "phu nhân" cả bất kể tuổi tác và lúc trước họ làm gì
Trích dẫn:
Nếu ctrình dành cho thiếu nhi,chắc chú có nghe cụm từ "Các cháu,các em...thiếu niên,nhi đồng..." đấy chứ? Còn những kẻ đã k có quyền công dân thì tư cách gì fải quan tâm đến việc chúng có đc xem hay k.Chính vì có công bằng nên chúng mới fải chịu chế tài của luật fáp,bị mất quyền công dân.
.
Vậy nói ngược lại thì những người lớn thích xem phim hoạt hình không được mời xem hay sao .Những người trong tù không được xem truyền hình(theo bạn trong tù có tivi không ?) hay là chỉ "xem ké" thôi ..
Bạn là một người Việt yêu nước đấy, nhưng đừng phủ nhận với tôi điều này bạn à.Bạn gọi tôi bằng "chú" vậy chú của bạn hay là chú của con bạn vậy ?

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-01-2008   #6
Ảnh thế thân của Tiêu Dao
Tiêu Dao
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
- Cô vân dã hạc -
Gia nhập: 17-11-2007
Bài viết: 638
Điểm: 168
L$B: 3.686.546
Tâm trạng:
Tiêu Dao đang offline
 
Danh xưng người Việt - sao quá rắc rối?

Không biết post ở đâu thích hợp nên post ở đây, có gì thì các vị quản lý chuyển đến đúng nơi giúp.
-----
Có mấy đứa nhỏ hỏi về cách xưng hô của người Việt Nam ta. Quả thật cách xưng hô quá ư là rắc rối. Chỉ tính nội, ngoại, cô, chú, bác, dì, cậu, mợ, thiếm... thì cũng đủ để người nước ngoài lạc vào mê cung.
Xét về ngữ nghĩa thì thứ bậc của ta có phần giống với của Trung quốc nhưng cách gọi thì có hơi khác, có vẻ còn phức tạp hơn.
Ngay cả người miền nam và miền bắc cũng có khác trong việc phân thứ bậc xưng hô.
Con trai lớn miền bắc gọi là con cả (anh cả), miền nam gọi thứ hai (anh hai)
Chị gái của cha: miền bắc vẫn gọi bác giống như anh trai của cha , miền nam vẫn gọi cô giống như em gaí của cha.
Các danh xưng này được ghi nhận cổ nhất là từ lúc nào và có rắc rối như bây giờ không? Cũng như sự khác nhau về sự phân thứ bậc danh xưng ( không phải là sự khác nhau của tên gọi như ba, bố, cha, tía...)

Rất mong các vị minh giải.


Người quản lý: chủ đề này thuộc về mục Ngôn Ngữ Học.


Chữ ký của Tiêu Dao
Lương Sơn Tứ Hùng - Lão Đại


Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-NgoDung: 27-01-2008 lúc 22:50.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-01-2008   #7
Ảnh thế thân của TangKiem1412
TangKiem1412
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 04-10-2006
Bài viết: 57
Điểm: 10
L$B: 9.309
TangKiem1412 đang offline
 
tôi thấy nó khá hay đó chứ! Vì sao hả? Vì khi nói ra ta cũng có thể hiểu ngay thứ bật quan hệ của người đó với mình là như thế nào.
Như tiếng anh chẳng hạn, người ta nói "uncle" biết là cậu hay là chú? Biết người đó có quan hệ với mình ra sao?


Chữ ký của TangKiem1412
Cứng bằng đầu tau không?

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-01-2008   #8
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.350
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Ngôn Ngữ Việt (tiếp)

Qui luật và cấu tạo:

I.- Ngữ Việt

Ngôn ngữ Việt khi nói ra hay viết xuống có có tính tổng thể và "tôi" là đại diện cho tổng thể đó, hay nói khác hơn "tôi" có liên hệ chung với mọi người mà tùy theo đó khi nói hay viết phải nhìn quanh chọn từ cho thích hợp, đưa đến việc từ "tôi" phải thay đổi cho phù hợp với mệnh đề muốn nói tới, đó là ai..., thí dụ:

1.1/- Không cần chia thì, ta vẫn có thể hiểu chính xác nghĩa động từ trong câu: “anh đi rồi…” là đủ, chỉ trừ phi ta muốn nhấn mạnh “anh đã đi rồi…”, hay ta nói “chừng này sang năm tôi đã ở Mỹ”,mà không cần phải nói “chừng này sang năm tôi sẽ đã ở Mỹ” nghe rườm rà làm sao ấy và hai cách nói cũng không thay đổi nghĩa câu để hiểu lầm!

1.2/-Không cần dùng từ của, hay, và vẫn tròn ý không thể hiểu lầm như trong các câu nói :
- Em tôi tên là tuyết --> thay vì Em của tôi…
- Anh em đứa nào rảnh qua nhà tao-->thay vì Anh hay em…
- Tôi nó đi chơi đây-->thay vì Tôi nó…

1.3/-Chữ dẫu là thành phần nhỏ nhất cũng là thành phần chung toàn thể không tách rời, cho nên không biến dạng nhiều hay ít, ta nói:
- Hai con chim--.> không ai nói Hai con chims

1.4/- Mỗi chữ trong tiếng Việt có tính liên kết nhau, tự nó nói lên ý nghĩa như đối đáp nhau khi có người hỏi:
- Anh tên gì?
- Tôi tên Hoàng
Không cần từ "là" vào cho dài dòng văn tự…

II.- Ngữ Anh

Ngôn ngữ Anh có tính biệt lập, “Tôi” là “I” tự nó có nghĩa không thay đổi, lời "tôi" nói ra là nó bao gồm toàn bộ phận “ngữ nghĩa” trong đó:

2.1/- Động từ phải chia (to be-- > is/are…)

2.2/- Bạn tôi thì -- > my friend hay frienh of mine không thể nói friend I hoặc cup of tea không thể nói cup tea vì bản chất liên hệ phải nêu rõ giữa friend với I, cup với tea , chúng tự có nghĩa trong cùng cụm từ…

2.3/- Từng chữ theo nhau như two oranges, liên hệ rồi tự tách ra riêng rẽ khi là one orange vậy là orange là thành phần không chỉ lệ thuộc vào two!

2.4/- Sự cấu tạo chữ Anh như bộ phận của máy móc phải đâu ra đó mới có nghĩa, thí dụ ta phải nói my name is Smith…

Từ những trình bày trên ta thấy tính tổng thể của tiếng Việt tạo ra những biến dạng thành những danh xưng tùy trực hệ tôn tộc hay hoàn cảnh môi trường…đã đưa đến những hệ lụy tốt hay xấu khó luận, trải qua nhiều thời kỳ không chung kết…


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN

Chỉnh sửa lần cuối bởi TC NGUYỄN: 19-02-2008 lúc 13:17.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-02-2008   #9
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.350
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Ngôn Ngữ Việt (tiếp)

Biến âm

Vào khoảng trăm năm trước đây, Quốc ngữ được “La Tinh hóa”, âm tr viết và đọc như sau:

1/- tr trở thành bl -- > Blời -- > Trời; Blu -- > Trâu, sự thay đổi này không nằm dừng ở đó, nó còn tạo ra những chữ song hành âm chữ r chuyển qua chữ l như: rung rinh -- > lung linh.
2/- Sự biến đổi này nếu không biết rõ sẻ gây ngộ nhận hiểu sai và có thể đưa đến nhiều vấn đề không hiểu nỗi…, thí dụ như âm vần l miền Bắc phát âm thành vần n: phương Nam -- > phương Lam; làng nước -- > nàng lướt; lái lợn -- > nái nợn
3/- Sự thay đổi này là sự chập chồng lên do sự đổi âm của hai chữ l & n qua âm r & l sẽ đưa đi quá xa tạo ra những ngữ nghĩa không có liên quan gì…, nhưng nếu xét qua từng bậc trung gian, thí dụ chữ rừng rú liên quan đến chữ núi < = > rừng rú do âm đưa ra như sau:

rú -- > lú -- > lúi -- > núi
r -- > l l -- > n
rừng -- > lừng -- > lườm -- > lùm /-- > lâm (từ Việt hán=nho ?)

4/- Âm r chuyển qua âm d như bóng râm -- > bóng dâm; âm l chuyển qua âm nh như lên -- > nhú lên, nhô lên; lớn lao -- > nhớn nhao; âm s chuyển qua âm th như các từ kép: siu siu= siêu siêu -- > thiu thiu (ngủ)…

Nhận xét:


1/-Nếu lần theo dấu vết âm-ngữ-nghĩa có lẽ có nhiều chữ chưa hẳn xuất phát từ chữ nho(lâm?)…, như cả hàng ngàn năm nay ta vẫn đinh ninh... cũng có thể người Hoa Hạ khi tiếp với giống dân Việt ( Bách Việt ) phương Nam đã bắt chước chữ Việt mà vì ta bị ngàn năm nô lệ ảnh hưởng về văn hóa không phân biệt được.
2/- Ta không thể khẳng định đúng hay sai trong ngữ nghĩa mà chỉ có thể nói khác nhau nếu không có một qui ước thống nhất trên bình diện quốc gia qui định…
3/- Sự qui định cũng chỉ có tính tương đối, vì ngôn ngữ biến đổi theo thời gian, không gian lệ thuộc vào môi trường sống…
4/- Chỉ có đi nhiều tiếp xúc nhiều nhưng với truyền thông thời hiện đại, con người khó bắt nắm được hết ý nghĩa của ngôn ngữ mẹ đẻ huống chi là bên ngoài…


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 21:02
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08096 seconds with 15 queries