Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 04-05-2011   #10
Ảnh thế thân của lamvi
lamvi
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 20-02-2010
Bài viết: 76
Điểm: 71
L$B: 3.884
lamvi đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi bakhanhvina Xem bài viết
Vậy ạ,chỗ em có đào tạo chuyên ngành về CNTT và cũng là công ty để mọi người nghiên cứu và thực hành luôn.Như thế có gọi là viện không ạ ?
Trên nguyên tắc thì được, nhưng không!. Vì đặt tên cho một cơ quan còn liên quan đến vấn đề pháp lý, không thể mình muốn tùy tiện. Ở VN có "VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG – ĐHBK HÀ NỘI" do nhà nước thành lập trên 30 năm rồi, giờ cơ quan bạn có xin cái tên này cũng muộn rồi!- Còn bạn muốn gọi nó là Viện thì cứ gọi đâu có sao!?...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-05-2011   #11
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
"Cả vú lấp miệng em"

Từ Cả còn có thể hiểu là "tất cả": cho tất cả vú vào miệng em. Hiểu như vậy có lẽ sát hơn vì nó mang nghĩa cưỡng ép (cưỡng từ đoạt lý). Còn hiểu Cả là Lớn thì không phải là cố ép mà do khách quan (vì vú lớn quá).


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-05-2011   #12
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.350
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi EVE Xem bài viết
Eve đọc thấy có thành ngữ "con cà con kê" sao cách cấu trúc chữ nghĩa lủng củng, Việt không ra Việt, Hán không ra Hán, vậy nó xuất phát từ đâu?- Nhờ các bạn giải giùm.
Thành ngữ “Con cà con kê” theo như ST của LSB-Sun post số 31 ở link: http://www.luongsonbac.com/forum/sho...4319803&page=4 giải thích như sau:
Trích dẫn:
(1)-Nhiều người cho rằng “con cà con kê” là một thành ngữ có sự kết hợp của hai từ cùng có ý nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Hán, đó là “cà” (trong tiếng Việt cổ “cà” nghĩa là “gà”) và “kê” (tiếng Hán có nghĩa là “gà”). Song nếu vậy thì nghĩa đen của thành ngữ này hiểu một cách nôm na sẽ là: dài dòng, luẩn quẩn và trùng lặp, “hết con gà lại quay lại con gà”? Mà như thế thì nghĩa đen này không phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ theo cách dùng phổ biến hiện nay.

(2)-Lại có người giải thích theo một cách khác, rằng: “cà” và “kê” trong thành ngữ nêu trên không phải là “gà” mà là “cây cà” và “cây kê”. Cà gieo thành đám. Trăm nghìn cây con mọc lên. Kê gieo thành đám như mạ. Cây cà, cây kê đến tuổi trồng, người ta nhổ lên, bó thành từng bó nhỏ rồi đưa đi trồng. Công việc trồng cà, trồng kê tỉ mẩn, vào những ngày mưa, với việc tỉa ra từng cây một, rề rà. Từ đó, nghĩa đen của thành ngữ này là: dài dòng hết cây cà lại sang cây kê, không dứt. Cách giải thích này xem ra có cơ sở hơn là vì quả thật nó phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ “con cà con kê” như cách dùng phổ biến hiện nay của mọi người.
...Có cái gì đó khó chấp nhận, như giải thích (1) tác giả đã nói rõ “hết con gà lại quay lại con gà?, như thế thì nghĩa đen này không phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ theo cách dùng phổ biến hiện nay”.Còn giải (2) cho rằng đó Là “cây cà” và “cây kê”, là một đám cây con gieo để trồng, mang tính biểu trưng…, cũng không ổn, vì khi “con” đứng trước danh từ “cà, kê” nó là một mạo từ, hợp lý theo cách nói hơn?. Như vậy với một thành ngữ cấu trúc Nôm không ra Nôm, Hán không ra Hán thì ta phải xét xem thành ngữ này phải có nguồn gốc ngôn ngữ nào khác…

Như ta biết, chữ Việt ngoài Hán, Nôm, nước ta bị đô hộ trăm năm của Pháp, vậy ngôn ngữ Pháp cũng có một tầm ảnh hưởng lớn.
Trước khi tìm hiểu cội nguồn của câu thành ngữ khi ta nói “kể lể con cà con kê” thì mang ý nghĩa như sau:
Nói lan man, dông dài, lôi thôi, vụn vặt không đâu vào đâu.
Câu thành ngữ còn biến dạng dài ngắn tùy lúc khi dùng như sau:
Con cà con kê--> Cà kê dê ngỗng--> Cà kê
Ba cách nói đều cùng một nghĩa.

Lưu ý nhóm từ rút gọn Cà Kê, thì trong chữ pháp có từ tượng thanh Caquet có từ thế kỷ 15, đọc cùng âm. Trong tự điển Robert và Larousse định nghĩa theo nghĩa đen và bóng của từ này như sau:

-Nghĩa đen--> caquet: Gloussement de la poule au moment où elle pond (tiếng cục tác sau khi gà mái đẻ trứng).
- Nghĩa bóng-->caquet: bavardage indiscret, intempestif (nói nhảm nhí không đúng lúc).
Từ nghĩa bóng caquet, cho ra động từ caqueter: Parler sans arrêt et de choses futiles, souvent de façon importune, gênante (nói không ngừng, nói dông dài, nói chuyện tầm phào, khiến khó chịu phải nghe).

Không thể nói đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên, từ chứng dẫn nêu trên, thành ngữ Cà Kê phát xuất từ Pháp ngữ mà không có gì lầm lẫn, nó truyền trong dân gian trong thời gian Pháp đô hộ VN và khi người Việt tiếp xúc qua âm-ngữ-nghĩa rất trùng hợp tự lưu lại..., thật rõ ràng trong sáng mang đầy tính thuyết phục, tránh được sự khó hiểu vì “cấu trúc chữ nghĩa lủng củng, Việt không ra Việt, Hán không ra Hán…” như Eve đã thắc mắc nêu ra và yêu cầu giải thích…


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
hatcatbui (16-02-2012), Nhất Chi Mai (29-05-2011)
Cũ 02-06-2011   #13
Ảnh thế thân của chinhphucgiacmo
chinhphucgiacmo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-07-2009
Bài viết: 24
Điểm: 1
L$B: 1.670
chinhphucgiacmo đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi lamvi Xem bài viết
Trên nguyên tắc thì được, nhưng không!. Vì đặt tên cho một cơ quan còn liên quan đến vấn đề pháp lý, không thể mình muốn tùy tiện. Ở VN có "VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG – ĐHBK HÀ NỘI" do nhà nước thành lập trên 30 năm rồi, giờ cơ quan bạn có xin cái tên này cũng muộn rồi!- Còn bạn muốn gọi nó là Viện thì cứ gọi đâu có sao!?...
Hay ghê nhỉ,như vậy là gọi về mặt ngôn từ là cũng được,cảm ơn bác nha.


Chữ ký của chinhphucgiacmo
Ủng hộ DỊch VỤ SEO cho các bạn Khuyết Tật tại http://giacongseo.com/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-02-2012   #14
Ảnh thế thân của hatcatbui
hatcatbui
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-02-2012
Bài viết: 1
Điểm: 1
L$B: 834
hatcatbui đang offline
 
tiện đây bác giải nghĩa giùm em luôn câu "năm thì mười họa nên chăng chớ."
"chăng" và "chớ" là 2 từ hay 1 từ? và nó là hán hay việt?
trong suy nghĩ của em thì "chăng" là từ việt cổ nghĩa là "không".còn "chớ" thì e chịu.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:27
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05188 seconds with 17 queries