Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 09-05-2010   #28
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.350
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Từ láy trong tiếng Việt

Từ láy trong tiếng Việt(tt)
...
Trong Từ điển từ láy tiếng Việt định nghĩa: “ Mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự kiện rất tinh tế và sinh động về cảm thụ chủ quan, về cách đánh giá và thái độ của người nói trước sự vật và hiện tượng của đời sống xã hội”.Như vậy từ láy mang tính đặc trưng loại hình đơn lập tiếng Việt (và các ngôn ngữ Đông phương cùng loại.)

Trong tiếng Việt láy là một hình thức tạo từ rất sinh động tùy theo âm tiết phối trí của mỗi từ có một biểu tượng hóa có tính chủ quan, dùng như một phương tiện hữu hiệu tạo hình đắc lực của văn học nghệ thuật. Cho đến nay từ láy vẫn còn nhiều vấn đề còn nghiên cứu về hình thức cấu tạo của nó. Tuy nhiên đến nay có hai ý kiến khác nhau coi như được chấp nhận như sau:

1/-Từ láy do sự lặp lại của từ gốc có nghĩa-
Nếu chấp nhận ý kiến này thì ta có thể giải thích được các tư láy biết được tử gốc như từ bươm bướm, bướm là từ gốc định danh cho con bươm bướm, và cũng vậy những từ như muộn màng, xinh xắn…, thì cũng nhận ra từ gốc là muộnxinh ngay, nhưng bên cạnh đó thì những từ như bâng khuâng, lẩm cẩm… thì không xác định đâu là từ gốc. Ngoài ra còn những từ dạng láy nhưng thực sự là từ ghép như chùa chiền, dông dài…thì khó lí giải!

2/- Từ láy ghép các thành tố của từ dựa trên quan hệ ngữ âm-
Nếu chấp nhận sẽ bị thu hẹp, không giúp hết được sự biểu hiện ngữ nghĩa của cấu tạo từ, mà từ Việt đầy sáng tạo của dân tộc ta nhằm định danh sự vật theo một phong cách riêng, thấy nhiều trong tu từ của thi ca…, sự định danh như tạo ngắn gọn ngữ nghĩa từ, mà không cần phải lí giải dài dòng- phải hiểu rằng từ láy tự nó có giá trị về phong cách biểu hiện qua sự gợi tả đầy biểu cảm của nó.

Dầu ở phương diện nào ngôn ngữ luôn luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội, trong bối cảnh đó những từ ghép có dạng láy và những từ láy đúng nghĩa- giữa dạng từ láy chết không tạo thêm được &và từ láy sống đầy sinh động biến đổi- tự nó hoà lẫn vào nhau mà dẫu là ai cũng khó phân biệt và phát hiện ra được, ngay cả những từ láy trước đây bị quên lãng giờ mới khôi phục lại nhờ những công trình khảo cứu về ngôn ngữ. Nói chung trong khi chờ đợi có những đồng thuận quan điểm thế nào là từ láy đúng nghĩa, hãy chấp nhận như là những cụm từ do nhiều từ hợp lại có liên hệ ngữ âm tác dụng qua lại tạo nên nghĩa là được... (ct)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2010   #29
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Nói về ngôn ngữ phải chú ý đến lịch sử phát triển của ngôn ngữ, nhất là với những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời như ngôn ngữ Hán, Việt. Ngôn ngữ trước hết là những khái niệm mang tính tượng trưng cho sự vật hiện tượng. Bản thân từ "chữ" hay "trữ" trong tiếng Việt đã có nghĩa là chứa đựng, tượng trưng. Chú ý là trong tiếng Hán Nôm "chữ" là một đơn vị ngôn ngữ có nghĩa, chứ không phải đơn vị ghi âm a, b, c trong tiếng la tinh. Khi chuyển sang tiếng Hán "chữ" thành "tự", được phần âm mà mất phần nghĩa.
Trong lịch sử có những câu chuyện liên quan đến chữ nghĩa như nước Việt Thường cống chim trĩ. Trĩ tức là trữ hay chữ, ý nói tới nền văn minh.
Khi ngôn ngữ mới hình thành số lượng từ (chữ) có rất ít. Một từ có nghĩa ngoại trương rất lớn, dùng hàm ý (tượng trưng) cho nhiều sự vật hiện tượng. Ví dụ như từ Tượng, vừa là Tượng trưng, Tưởng tượng, vừa là Voi, Tịnh, chỉ phương tĩnh (Tây) trong Ngũ hành. Về sau người Tàu thay Voi bằng Ngựa, biến Tượng thành Mã, kết quả ta có "Mã số", "Mã tin" thay cho "Tượng số", "Tượng tin". Ta thấy Tượng số, Tượng tin có ý nghĩa rõ ràng (trừu tượng, biểu tượng) hơn so với Mã số, Mã tin. Ngựa là con vật đặc trưng của Hán tộc ở phương Bắc, còn Voi chỉ có ở Đông Nam Á.
Các nhà ngôn ngữ học thường theo dõi sự biến âm của từ ngữ theo thời gian. Nhưng họ lại thường quên vấn đề ngữ nghĩa. Ví dụ từ "nhiều" theo qui luật ngôn ngữ thông thường thì không thể nào biến thành "nhàm" hay "nhảm' được. Nhưng nếu xem từ láy "nhiều nhặn" thì nghĩa của nhiều được chuyển cho nhặnnhặn hoàn toàn có thể biến âm thành nhàm, hay nhảm. Ta còn có từ "nhan nhản", với ý là nhiều.
Vài dòng suy nghĩ về ngôn ngữ Việt.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/


Chỉnh sửa lần cuối bởi Bách Việt 18: 12-05-2010 lúc 14:54.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-05-2010   #30
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.350
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Từ láy trong tiếng Việt

Từ láy trong tiếng Việt(tt)
...
Khi viết về từ láy nhiều người cho rằng nhờ vào ngữ âm phối thành có nhiều từ láy lắp từ hai thành tố chỉ có thành tố gốc mang tính ngữ nghĩa còn thành tố láy còn lại vô nghĩa, mà chỉ nhờ âm tiết ta có thể cảm nhận được mà thôi. Thực ra vì một lý do nào đó làm mờ đi thành tố từ láy tách khỏi ngữ nghĩa, nhưng chính nó vẫn mang ý nghĩa của từ gốc, có thể coi là dị bản(của từ gốc) mà ta khó nhận ra. Có lẽ những thành tố láy như vậy nó đã bị biến thể và mai một đi do những lý do sau:
- Từ Việt bị láy biến thể khó nhận
- Từ các từ đơn lập ở các ngôn ngữ khác cùng loại
Ta có thể lấy thí dụ như kiêng khem thành tố láy khem coi như vô nghĩa, nhưng thực ra khem là biến âm cùa hèm từ cổ Việt có nghĩa là kiêng(khem< -->hèm=khiêng). Cũng vậy biến âm từ các ngôn ngữ khác trong từ láy thật thà thì thành tố láy thà lấy ra từ chữ phạn shâ có nghĩa là đứng vững(stand). Ta cũng thấy sự trùng hợp thích thú khi Việt phát âm ơ--.> Pháp ngữ bleu=xanh da trời,- ời --.> cổ Việt blời=trời; ở âm Việt ư--.> Anh ngữ blue= xanh da trời. ta cũng biết là u, ơ, ơi, ới là biến âm qua lại của ư, ờ, ù, ơi,--.> blời--.> bleu, blue có cùng gốc là trời.. Vậy từ láy blue-bleu ta có thề hiểu như từ láy xanh xanh hay mù mờ của của ta vậy…(ct)


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (18-05-2010)
Cũ 24-05-2010   #31
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Nói lái

Người Việt ai mà chẳng biết chuyện Trạng ghi hai chữ "Đại phong" để đề "lọ tương" với diễn giải: Đại phong là gió to, gió to thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo lọ tương. Trong chuyện này có chỗ nói lái ("tượng lo" thành "lọ tương") là cách chuyển vị trí hai từ và chuyển dấu.
Tiếng Việt còn có cách nói lái khác là chỉ chuyển âm mà không chuyển vị và dấu. Như "tượng lo" còn có thể nói lái là "tọ lương". Cách nói lái này chính là cách "phản", được dùng trong Hán văn để ký âm những từ khó đọc. Ví dụ để ký âm chữ Hạ sách xưa dùng ghi là "Hồ nhã", Hồ nhã nói lái chuyển âm là nhỗ và chữ đầu là phát âm của từ Hạ.
Cùng với "phản" để ký âm Hán văn còn dùng cách "thiết", lấy phụ âm của từ đầu ghép với âm của từ sau để phát âm từ mới. Như trên, "Hồ nhã thiết" sẽ "đánh vần" là Hồ, ã, Hã (Hạ). Phản thiết hay phiên thiết là cách ký âm và cũng là cách tạo từ trong Hán văn, đặc biệt đối với các từ có nguồn gốc nước ngoài. Sách phiên thiết có từ đời Đông Hán, được biên tập, bổ sung nhiều lần qua các triều đại sau này và còn lưu truyền tới nay.
Quay lại câu chuyện lọ tương, suy nghĩ một chút có thể thấy giữa các khái niệm ở đây có sự tương thông ý nghĩa:
- Đại Phong: Phong trong Dịch lý là tượng chỉ hướng Tây. Phong Châu là đất Tây thổ.
- Chùa: liên quan đến đạo Phật và nước Ấn Độ. Nước Ấn Độ xưa trong tiếng Hán có nhiều tên như Đại Thực, Thiên Trúc và Thận Độc. Ta thấy Đại Thực là Đại Thục, Thục hay Thụt là phương mặt trời lặn, phương Tây. Thiên Trúc đọc theo phiên thiết Th, úc, Thúc, cũng là Thục. Thận Độc phiên thiết cũng cho Thộc hay Thục. Cả Thiên Trúc và Thận Độc chỉ là cách ký âm phiên thiết của từ Thục, chỉ nước ở phía Tây.
- Tượng lo: Tượng hay Tịnh, Tĩnh cũng là mã tin của phương Tây (phương tĩnh).
Như thế những từ Đại Phong - Chùa - Tượng có sự tương thông ý nghĩa chứ không chỉ là giải nghĩa theo nhân quả.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/


Chỉnh sửa lần cuối bởi Bách Việt 18: 24-05-2010 lúc 16:14.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-06-2010   #32
Ảnh thế thân của cụ non
cụ non
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-01-2008
Bài viết: 54
Điểm: 39
L$B: 10.264
cụ non đang offline
 
Thật bái phục cách lý giải này, thật sự trước giờ mới biết hết ý nghĩa của câu nói láy này của trạng Quỳnh .Nếu thật sự Bách Việt 18 phân tích ra được như vậy quả thật là một "cao nhân".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-06-2010   #33
Ảnh thế thân của qttvpvtd
qttvpvtd
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-12-2009
Bài viết: 10
Điểm: 1
L$B: 1.567
qttvpvtd đang offline
 
Phân tích như vậy thiệt là quá hay.
Chắc BV18 phải nắm rõ cả 2 ngôn ngữ Việt - Hán lắm

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-06-2010   #34
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.157
Bách Việt 18 đang offline
 
Tôi chẳng biết gì về Hán văn cả, mà suy nghĩ theo cảm nhận của mình. Ở đây muốn nói tới phép phiên thiết, là một trong những cách tạo từ của ngôn ngữ Hán và Việt ít được biết. Nếu dùng phép phiên thiết này thì có thể thấy thêm một số vấn đề văn hóa lịch sử:
- Phù Đổng phiên thiết thành Phổng, có lẽ chỉ việc Thánh Gióng lớn nhanh như thổi?
- Chăm pa (Chiêm bà) phiên thiết thành Chà. Liệu có phải là Chà trong Trà Kiệu (thủ đô của Chiêm), Trà Bồng, Trà My? Và có phải là Sa trong Sa Huỳnh, Hoàng Sa, Trường Sa không (Chiêm còn phát âm là Xiêm, nên Xiêm bà phiên thiết thành Xa hay Sa)? Cũng có thể đây cũng là biến âm của Đà trong Đà Nẵng, Đà Bàn.
- Phù Nam phiên thiết thành Pham. Phạm hay Phan là họ của các vua Chiêm và Phù Nam. Còn có Phan Rang, Phan Thiết có liên quan gì tới Phù Nam không?

Vấn đề trúc trắc là tại sao cần có phiên thiết trong tiếng Hán Việt? Lý do là dân ta đã có thời dùng song ngữ (Hán Việt và tiếng Nôm). Để ký âm Nôm (tên địa phương) sang tiếng Hán Việt (tiếng "quốc ngữ" thời phong kiến) một số từ phải đọc bằng phiên thiết chứ không đọc nguyên âm hay phiên dịch.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:08
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06330 seconds with 17 queries