Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 31-12-2010   #1
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.318
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Vài phong tục ngày Tết

Hơi thở lạnh giá của thời khắc cuối đông dường như cuốn ta vào dòng thời gian đang chảy, chậm dần, chậm dần. Rồi mở ra cho ta khoảnh khắc giao mùa đáng nhớ: Năm mới đang đến rất gần. Tự lúc nào, văn hoá đón năm mới đã du nhập vào nước ta, và bỗng nhiên, người Việt Nam thật hạnh phúc khi họ được đón năm mới tận hai lần.

Tôi có nghe kể câu chuyện phong thanh rằng. Ở phương tây, vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất, người ta được tiên tri về ngày tận thế của thế giới sẽ đúng vào khoảnh khắc giao niên 999 và 1000. Sau những phút giây ngóng lòng chờ mong, đếm ngược từng phút, từng giây, cả cộng đồng bỗng vỡ oà khi không có bất kì biến cố nào xảy ra. Họ ra đường, ôm lấy nhau, xô bồ vào nhau, trao nhau những lời chúc mừng. Từ đó, hằng năm đến khoảnh khắc này, người ta còn lưu mãi lệ đếm ngược thời gian “mười, chín, tám…” và đó là lần đầu tiên người ta biết đón năm mới.

Tôi không biết có thật hay không. Thiết nghĩ, nếu không có câu chuyện kia, thì giao thừa – năm mới sẽ vẫn là khoảnh khắc thiêng liêng lạ lùng trong mỗi con người. Cũng như, khi ta hoàn thành xong một công việc, ta thường tụ tập ăn uống chúc mừng vậy.

Đối với người Việt Nam, ta cực kì coi trọng ngày Tết cổ truyền. Bởi thời gian du nhập chưa lâu và bị chi phối bởi nét văn hoá Đông phương đặc trưng, Tết Tây khá lu mờ. Lu mờ ở đây không có nghĩa là nhạt thếch, mờ xịt. Nếu Tết Ta được chuẩn bị hằng tuần, thậm chí hằng tháng trời, thời Tết Tây chẳng được sắm sửa kĩ càng như vậy, nó đơn thuần là ngày… cả thế giới chúc mừng và… cán bộ công nhân viên chức được nhà nước cho nghỉ lễ. Giới trẻ ngày nay thịnh hành với cái mốt tây hoá. Họ cũng đứng lặng để đếm ngược thời gian, họ cũng tặng thiệp, chúc mừng, chơi bời suốt ngày tết. Theo nhận định bản thân, thì Tết Tây (ở Việt Nam) hoá ra cũng chẳng khác ngày Quốc khánh, hay ngày Giải phóng miền Nam,… là bao. Có lẽ, Tết một chút cho có không khí, đúng hơn là Tết Tây là một ngày để vui vẻ, để chúc mừng, chứ thực ra bao nhiêu tinh hoa, bao nhiêu bản sắc, bao nhiêu thụ cảm được Tết Ta trọn vẹn giữ lấy hết rồi.

Nhắc đến Tết Tây thì người ta nghĩ tới hình ảnh nào? Đó là những chùm pháo hoa bắn rực rỡ vào đêm giao thừa. Một chút chủ quan, pháo hoa là hình tượng đa sắc. Khi pháo nổ, không trung rực sáng phá vỡ bầu trời đen thẳm. Đó là xoá bỏ đi những điều xấu trong năm cũ. Đồng thời, nó lại thắp sáng thêm nhiều niềm hy vọng mới, những lời chúc phúc tốt đẹp.

Âm nhạc là thứ không thể thiếu trong mỗi dịp Tết. Dù ở đâu, trong cái không khí se se lạnh, nghe chút hương âm bài hát huyền thoại “Happy New Year” (ABBA), chợt thấy cảm xúc tràn về, không khí tết đến rất gần. Kỳ lạ ở chỗ, chỉ cần nghe thấy giai điệu, dù có cách biệt ngôn ngữ thì cảm xúc dường như vẫn không thay đổi mấy. Tết đến mới thật diệu kỳ!

Nhân một ngày Tết Tây đang đến gần, xin tản mạn vài câu như vậy. Dưới đây là bài tổng hợp được về những nét phong tục đón Năm mới của các nước. Mời huynh đệ tỷ muội cùng thưởng lãm, chúc mọi điều an lành.

Thu gọn nội dung



Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-03-2011   #2
Ảnh thế thân của July
July
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 05-02-2011
Bài viết: 25
Điểm: 25
L$B: 1.769
July đang offline
 
Tết cổ truyền

Hứa với Dương huynh là sẽ vào chơi mấy topic trong Quảng Kiến Đài, giờ July mới trả bài được nè .

*

Quê nội July, không khí Tết cổ truyền thường bắt đầu cả tháng trước ngày đầu năm mới. Là làng nghề làm sắt lâu đời, cuối năm âm lịch là thời điểm các gia đình kinh doanh tất bận giao nốt những chuyến hàng cuối, thanh toán nợ nần, chốt sổ sách hàng năm, tính toán tiền thưởng cho người làm thuê ăn Tết,... Mấy đứa em họ mình, từ nhỏ cứ tới dịp này là phải phụ ba mẹ việc nhà, lớn hơn thì bắt đầu lo sắm Tết. Khái niệm "sắm Tết" ở quê cũng phức tạp: nào là nguyên liệu gói bánh chưng/bánh Tét/giò lụa (ăn thì ít mà đem biếu thì nhiều), nào là bánh kẹo đem biếu ông bà họ hàng trước Tết & tiếp khách ngày Tết, nào là hoa quả thắp hương ở nhà/sắp mâm từ đường của họ nội/lễ chùa, nào là quần áo mới cho mọi người, nào là đào quất hoa tươi, rồi lá chè tươi và trứng gà (thu lượm) để tặng những người sắp đi xa... Thời điểm gia đình July về ăn Tết (30 Tết) thì bánh chưng, bánh tét, giò lụa đã gói xong hết nên chưa bao giờ mình được biết cái không khí tất bật hào hứng quanh nồi luộc bánh thế nào (chỉ nghe ba mẹ kể lại thôi ).

Không biết các vùng khác thế nào, nhưng ở quê nội July luôn có những thủ tục nhất định vào mùng 1 và mùng 2 Tết. Sáng mùng 1 Tết, mấy gia đình con cháu thường dậy sớm, tụ tập hết ở nhà ông bà nội để chúc Tết các cụ và mừng tuổi lẫn nhau trong không khí phảng phất trầm hương & nước lá mùi. Sau màn chúc Tết, tầm 9h sáng, cả họ rồng rắn lên từ đường thắp hương và đi chúc Tết các cụ trong họ (chi khác). Thủ tục này kéo dài tới gần trưa thì mỗi gia đình mới tách nhau ra để đi chúc Tết riêng. Cuối chiều, bọn trẻ con được thả rông để đi chơi với nhau chứ không phải theo bố mẹ nữa.

Sáng mùng 2 mấy gia đình lại tụ tập nhà ông bà nội từ sớm. Cánh đàn ông ngồi uống nước chè ngẫm chuyện thế sự. Đàn bà con gái và con nít thì loanh quanh dưới bếp chuẩn bị cỗ buổi trưa (và cỗ thì luôn có bánh chưng rán, gà luộc, nội tạng gà xào giá, thịt bò xào cần tỏi hoặc rau cải, canh miến, khoai tây xào chua ngọt). Lũ con nít chạy chơi loanh quanh nơi người lớn nấu nướng, lúc thì chạy vào xin miếng thịt, lúc thì nướng ké củ khoai hay bắp ngô còm để ăn cho đỡ buồn miêng. Thực tình, đến giờ nghĩ lại, July cũng không hiểu đây là tập tục từ xưa, hay vì mùng 2 thường là thời điểm những người đi xa đã trở về trước Tết giờ lại sắp sửa lên đường. Chỉ ấn tượng cái cảm giác xum họp điền viên náo nhiệt của Tết cổ truyền rất đậm nét ở quê nội, khác hẳn vẻ yên ả thư thái và riêng tư của ngày Tết ở thành phố July.


Chữ ký của July
Remember why you are here.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến July vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (02-04-2011)
Cũ 21-10-2011   #3
Ảnh thế thân của haibara1
haibara1
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 28-08-2011
Bài viết: 15
Điểm: 1
L$B: 1.059
haibara1 đang offline
 
Các huynh sưu tầm các phong tục ngày xưa đọc mê quá đi mất, ước gì ngày tết giờ có những phong tục đó!


Chữ ký của haibara1

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 21:14
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09833 seconds with 15 queries