Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 25-04-2009   #28
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
24. DÂN TỘC TÀ ÔI



Tên dân tộc: Tà Ôi (Tôi Ôi, Pa Cô, Ba Hi, Pa Hi).
Dân số: 34.960 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế), huyện Hương Hoá (tỉnh Quảng Trị).


Già làng Tà ôi

Phong tục tập quán:

Ở nhà sàn dài, có nhà công cộng (kiểu nhà rông) dựng ở giữa làng dùng để hội họp, lễ hội. Tin vào đa thần và có nhiều lễ hội cúng Giàng (thần).

Hôn nhân tự do. Con theo họ cha, con trai được hưởng gia tài. Trưởng họ đóng vai trò quan trọng.

Khi chết được vài năm thì cải táng mộ, mộ lúc này được được xây đẹp, công phu, dựng tượng quanh bờ rào mồ.

Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.

Văn hoá: Nhạc cụ có chiêng, cồng, đàn, sáo, kèn, trống, khèn. Có các làn điệu dân ca: Ka lơi, Ba boih, rơin, cha chấp,... và nhiều tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện cổ.


Nhà sàn có mái uốn tròn ở đầu hồi

Trang phục: Nữ có áo váy, có nơi dùng loại váy dài kéo lên che ngực thay áo, nam giới đóng khố, ở trần. Ðồ trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm.


Thiếu nữ Tà ôi

Kinh tế: Làm rẫy, một số nơi làm ruộng nước, có vườn cây ăn quả, đào ao thả cá.


Người Tà ôi dệt vải


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Hoài Ngốc (27-04-2009), Lăng Độ Vũ (27-04-2009), Tú_Yên (25-04-2009)
Cũ 27-04-2009   #29
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
25. DÂN TỘC XTIÊNG



Thiếu nữ Xtiêng

Tên gọi khác
Xa Điêng

Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer

Dân số
50.000 người.

Cư trú
Cư trú tập trung tại 4 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé và một phần sinh sống ở Đồng Nai và Tây Ninh.

Phong tục tập quán:
Ðứng đầu là già làng am hiểu tập tục, có uy tín, tháo vát. Họ sống định canh định cư theo từng gia đình. Tin vào sức mạnh huyền bí của sấm sét, trời đất, trăng, mặt trời. Tính tuổi theo mùa rẫy. Trong hôn nhân, họ lấy vợ lấy chồng khác dòng họ. Cô dâu về ở nhà chồng ở sau ngày cưới.

Đặc điểm kinh tế
Nhóm Bù Đéc ở vùng thấp, biết làm ruộng nước và dùng trâu, bò kéo cày từ khá lâu. Nhóm Bù Lơ ở vùng cao, làm rẫy là chủ yếu, sống gần gũi với người M'Nông và người Mạ.


Tổ chức cộng đồng
Ngày nay người Xtiêng ở nhiều nơi đã định canh định cư, từng gia đình làm nhà ở riêng. Họ Điểu là họ phổ biến khắp vùng Xtiêng. Làng Xtiêng có truyền thống tự quản, đứng đầu là một ông già am hiểu tập tục, có uy tín lớn, tháo vát và thường là người giàu có ở làng. Mức giàu được tính bằng tài sản như: trâu, bò, chiêng, cồng, ché, vòng, trang sức...


Hôn nhân gia đình
Người Xtiêng lấy vợ, lấy chồng khác dòng họ. Thông thường con trai từ tuổi 19-20, con gái từ tuổi 15-17 bắt đầu tìm bạn đời. Sau lễ cưới cô dâu về nhà chồng.


Bếp lửa của người Xtiêng

Người Xtiêng ưa thích âm nhạc, nhạc cụ thường thấy nhất là bộ chiêng 6 cái. Chiêng không được gõ ở ngoài nhà, trừ ngày lễ đâm trâu. Chiêng dùng trong hội lễ, cả trong bộc lộ tình cảm, hòa giải xích mích giữa các gia đình. Ngoài chiêng còn có cồng, khèn bầu cũng được đồng bào ưa thích. Cuối mùa khô, đồng bào hay chơi thả diều.


Người Xtiêng vui nhộn

Nhà cửa
Tình hình nhà ở của người Xtiêng hiện nay hết sức phức tạp. Ví dụ: người Xtiêng ở Bù lơ sống trong nhà đất dài - gia đình lớn phụ hệ; Ơở Đắc Kia người Xtiêng cư trú trong nhà sàn, nhà đất ngắn - gia đình nhỏ; Ơở Bù Đeh người Xtiêng lại sống trong nhà sàn dài (chịu ảnh hưởng nhà người Khơ me) - gia đình lớn mẫu hệ.


Căn nhà của người Xtiêng

Bộ khung nhà người Xtiêng dù nhà sàn hay đất (xưa) đều trên cơ sở vì hai cột (không có kèo).
Nếu căn cứ vào cấu tạo của bộ khung nhà đất của người Xtiêng hiện nay còn thấy thì nhà đất của người Xtiêng quả là rất cổ. Nhà đất của người Xtiêng chỉ như là một cái chòi, mái được kéo gần sát mặt đất. Cửa ra vào rất thấp. Mở ở hai đầu hồi và một cửa ở mặt trước nhà, mái trên cửa cũng phải cắt bớt hoặc làm vòng lên như ở nhà người Mạ.

Trang phục
Trang phục của người Xtiêng khá đơn giản, đàn bà mặc váy, đàn ông đóng khố. Mùa đông người ta choàng một tấm vải để chống rét. Người Xtiêng để tóc dài búi sau gáy, tai sâu lỗ, hoa tai bằng gỗ, ngà voi và xăm mặt, xăm mình với những hoa văn giản đơn. Mọi người nam, nữ, già, trẻ đều thích đeo các loại vòng. Trẻ em còn nhỏ đeo lục lạc ở hai cổ chân.


Dân tộc Xtiêng ở Bình Phước: Từ quan niệm đến ứng xử với người đã khuất



Xuất phát từ quan niệm “sống gửi thác về”, người chết chưa phải đã chấm dứt cuộc sống của mình mà là tiếp tục sống ở thế giới khác bằng linh hồn nên thế giới của người chết được người Xtiêng mô phỏng như chính thế giới của người sống, nhưng có sự đối lập nhất định.


Chọn giờ đi chôn và chọn hướng đặt quan tài

Họ cho rằng, nếu ở trần thế đang tối thì thế giới bên kia sẽ là sáng, bên này ban ngày thì bên kia ban đêm, bên này giữa trưa thì bên kia là giữa đêm khuya, đồ vật bên này to thì bên kia sẽ nhỏ..., Ở đó, âm phủ (teh ph-an), người chết (vơl phan) cũng lao động, sản xuất như người trên trần gian. Người Xtiêng còn cho rằng, hồn người chết ở thế giới bên kia chưa hẳn sẽ được sống vĩnh hằng. Họ cũng có thể bị bệnh tật và chết tiếp hoặc đầu thai trở lại làm kiếp người, tùy thuộc người đó khi sống ở hiền hay ở ác.

Từ quan niệm đó, người Xtiêng thường đi chôn người chết vào buổi chiều. Đồng bào cho rằng, việc đưa tiễn vào giờ đó sẽ tạo điều kiện cho người chết được thuận lợi hơn. Lúc đó, bên kia thế giới (teh ph-an) trời đang sáng, người chết đi lại, làm thủ tục nhập thế giới mới và tìm thân nhân của mình dễ dàng hơn. Hồn không phải ngủ lại qua đêm dọc đường để chờ trời sáng hoặc tốn tiền mua lửa (pot unh) để đốt đuốc đi đường giữa đêm khuya...,

Việc đặt quan tài xuống huyệt cho nam và nữ cũng khác nhau xuất phát từ cuộc sống, lao động của người Xtiêng. Người đàn ông Xtiêng sáng sớm thường đi săn bắn thú rừng (săn con cheo- câp von pi cuôi). Vì vậy, đầu quan tài phải quay về hướng tây để hồn sớm nhìn thấy mặt trời mọc ở hướng đông, kịp chuẩn bị đi săn bắn vào lúc sáng sớm. Còn đối với phụ nữ, buổi chiều họ thường chuẩn bị công việc giã gạo, lấy nước, nấu cơm..., vì vậy, đầu quan tài phải quay về hướng đông để hồn sớm quan sát mặt trời lặn ở hướng tây. Đây cũng là những quan niệm vừa mang tính nhân văn sâu sắc, vừa thể hiện thực tế đời sống của người Xtiêng.

Chia tài sản cho người chết

Người Xtiêng quan niệm thế giới của người sống cũng giống như thế giới của người chết, người sống cần gì thì người chết cũng cần như vậy. Vì vậy, tùy theo điều kiện mỗi gia đình và lai lịch của người chết mà người sống sẽ chia tài sản như: dụng cụ lao động, xoong nồi, nhạc cụ, đồ trang sức... rồi đem ra nhà mồ cho người chết. Những tài sản này không để nguyên vẹn như đồ dùng của người sống sử dụng bởi nếu để nguyên, người xấu sẽ lấy cắp và bán lại cho người sống, như vậy sẽ rất xui xẻo cho người nào mua phải đồ vật này. Đồ dùng mang ra nhà mồ phải được đập cho hư hỏng mới là đồ tốt của người chết.

Người Xtiêng quan niệm, hồn người chết không bay lên trời mà sẽ về thế giới âm phủ (tức là “teh ph-an”). Hồn được sống yên lành, vĩnh hằng hay không lại tùy thuộc vào chính lai lịch của người đó khi còn sống trên trần gian. Nếu người đó lúc còn sống mà làm những điều ác, tội lỗi thì khi sang thế giới bên kia hồn có thể sẽ chết tiếp một lần nữa, hoặc bị hoá thành con vật xấu xí, thành sâu bo, côn trùng, dế mèn..., Còn người chết, trước kia ăn ở hiền lành, ngay thẳng thì hồn của họ sẽ sống vĩnh hằng, hạnh phúc ở thế giới bên kia hoặc sẽ được đầu thai trở lại vào chính cháu chắt của mình.

Ngày nay, do đồng bào phần lớn theo đạo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành...) nên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đã dần bị lãng quên một cách vô tình hoặc cố ý. Ngay cả việc sử dụng nhạc tang trong đám tang cũng đang mất dần.
Văn hóa luôn là gốc rễ của con người, của mỗi dân tộc. Mong rằng người Xtiêng hãy nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu


Chỉnh sửa lần cuối bởi __Phi*Tuyết__: 27-04-2009 lúc 19:29.
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Hoài Ngốc (27-04-2009), Lăng Độ Vũ (27-04-2009), Tú_Yên (29-04-2009)
Cũ 28-04-2009   #30
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
26. DÂN TỘC XƠ ĐĂNG



Tên gọi khác
Xơ Đeng, Cà Dong, Tơ-dra, Hđang, Mơ-nâm, Hà Lăng, Ka Râng, Bri La Teng, Con Lan.

Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer

Dân số
97.000 người.

Cư trú
Cư trú tập trung ở tỉnh Kon Tum, một số ít ở miền núi của tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Đặc điểm kinh tế
Người Xơ Đăng làm rẫy là chính. Nhóm Mơ-nâm làm ruộng nước nhưng không cày bừa mà lại dùng sức trâu, sức người để giẫm nát đất. Đồng bào chăn nuôi gia súc, gia cầm, săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá, đan lát, dệt, rèn. Nhóm Tơ-dra có nghề rèn từ quặng sắt rất phát triển và nổi tiếng.

Tổ chức cộng đồng
Mỗi làng Xơ Đăng có nhà rông, có bãi mộ chôn người chết... Nhà cửa của dân làng quây quần bên nhau, mọi người gắn bó giúp đỡ nhau. Ông "già làng" được trọng nể nhất, là người điều hành mọi sinh hoạt chung trong làng và đại diện của dân làng.


Nhà của người Xơ đăng

Hôn nhân gia đình
Tên của người Xơ Đăng không có họ kèm theo, nhưng có từ chỉ định giới tính: nam là A, nữ là Y (ví dụ như là A Nhong, Y Hên). Trai gái lớn lên, sau khi đã cưa răng theo phong tục (ngày nay ít người còn theo phong tục này), được tìm hiểu, yêu nhau. Lễ cưới xin đơn giản. Sau lễ cưới, đôi vợ chồng ở luân chuyển với từng gia đình mỗi bên ít năm, rất ít trường hợp ở hẳn một bên.

Văn hóa
Trong số các lễ cúng, lễ hội truyền thống của người Xơ Đăng, lễ đâm trâu được tổ chức long trọng nhất, đông vui nhất. Người Xơ Đăng thích hát múa, tấu chiêng cồng, chơi đàn, kể chuyện cổ. Đàn ông không chỉ có tinh thần thượng võ, mà còn tài nghệ trong kiến trúc, điêu khắc và hội họa, tạo nên những sản phẩm tiêu biểu, đó là ngôi nhà rông và cây nêu trong lễ đâm trâu.
Mỗi làng người Xơ Đăng đều có nhà rông, nóc và mái được tạo dáng như cánh buồm lớn hoặc lưỡi rìu khổng lồ ngửa lên trời. Có hình chim chèo bẻo hay hình sừng thú chót vót ở hai đầu đốc. Nhà rông được dân làng tạo dựng nên hoàn toàn bằng thảo mộc có sẵn ở địa phương. Kỹ thuật xây dựng chỉ là lắp ghép và chằng buộc, không hề dùng đến đinh sắt, dây thép...
Nhà rông thực sự là công trình kiến trúc, một sản phẩm văn hóa, là trụ sở và câu lạc bộ trong làng của đồng bào Xơ Đăng.


Chàng trai Xơ đăng thổi Đinh Pút

Trang phục
Còn ở trình độ phát triển chậm và đây cũng là nét chung của một số dân tộc khác trong khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Không có cá tính chung và điển hình cho phong cách kỹ thuật và mỹ thuật.


Trang phục nữ Xơ đăng


Ruộng Bậc Thang của Người Xơ Đăng



Cứ tưởng ruộng nấc thang là sản phẩm của các dân tộc vùng cao Tây Bắc, nhiều người hẳn sẽ ngỡ ngàng khi có dịp đến vùng cư dân Xơ-đăng (trên đỉnh Trường Sơn, Tây Nguyên, thuộc Quảng Nam, Kon Tum) với những lũng ruộng nấc thang lớn nhỏ phô ra như một tác phẩm về đường nét và sắc màu treo bên những sườn núi cheo leo dốc dựng.
Làng bản của người Xơ-đăng ở quanh dãy Ngọc Linh - nóc nhà của Trường Sơn - Tây Nguyên (có đỉnh cao 2.598m) - thuộc một ít huyện của Kon Tum, Quảng Nam, hầu hết đều nằm ở cao độ từ 1.000m trở lên. Sống giữa núi cao rừng thẳm, bên cạnh việc làm lúa rẫy, từ lâu đời người Xơ-đăng đã biết khai vỡ ruộng nước để có nguồn thóc ăn ổn định. Đến nay, tuy cư dân đã tiếp nhận một số giống lúa mới đưa vào gieo cấy nhưng do tính đặc thù của thổ nhưỡng, của điều kiện canh tác, một số giống lúa nước bản địa có chất lượng tốt vẫn được họ giữ lại.
Một lũng ruộng nấc thang được xem là khá rộng ở vùng Ngọc Linh. Để phòng hộ, che chắn cho lũng ruộng, cư dân đã quyết không phá những vùng rừng kề bên làm rẫy


Biến lưng đồi hẹp, dốc dựng thành ruộng nước cư dân đã có được hạt thóc ăn bền vững, nếu làm rẫy phần đất này sẽ sớm bị trôi tuột theo mưa lũ. Biết vậy nhưng ít cư dân vùng cao nào làm được như người Xơ-đăng.

Tạo những con mương nhỏ xuyên rừng, cư dân đã đưa nước từ khe xa về tưới cho những lũng ruộng hẹp. Giỏi kiến tạo ruộng nước, người Xơ-đăng cũng giỏi giang trong việc dẫn thuỷ nhập điền -
(Tuổi trẻ online)


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
LSB_Lãng Tử (29-04-2009), Lăng Độ Vũ (28-04-2009), Tú_Yên (29-04-2009)
Cũ 29-04-2009   #31
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
27.DÂN TỘC XINH MUN



Tên dân tộc: Xinh Mun (Puộc, Pụa).

Dân số: 18.018 người (năm 1999).

Ðịa bàn cư trú: Vùng biên giới Việt Lào thuộc Sơn La, Lai Châu.


Phong tục tập quán:
Ở nhà sàn, mái hình mai rùa, có hai thang lên xuống ở hai đầu hồi. Thờ cúng tổ tiên và tổ chức cúng lễ ma bản, cúng mường. Họ có tập quán ăn trầu, nhuộm răng đen, uống rượu cần. Hôn nhân nhà trai phải lo. Sau lễ dạm, lễ hỏi là đến lễ đi ở rể. Khi đã có vài ba con thì nhà trai mới tổ chức đón dâu, lấy chung một tên khác do cậu hoặc thầy cúng đặt. Con theo họ cha. Khi người bố chết, con trai cả giữ vai trò quan trọng. Không có tục cải táng hay tảo mộ.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khmer.

Văn hoá:
Họ có nhiều nghi lễ và kiêng cữ, có lễ cúng mường hàng năm là lễ chung.


Vòng Xòe của người Xinh Mun

Trang phục:
Trang phục như người Thái, Lào.

Trang phục thiếu nữ Xinh Mun

Kinh tế:
Làm nương rẫy, hái lượm, săn bắn và chăn nuôi, một số nơi làm lúa nước. Nghề đan lát khá phát triển, đồ đan đẹp và bền. Mua bán theo chế độ đổi hàng.




Lễ hội A Mương của người XInh Mun



Người Xinh Mun là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, địa bàn cư trú của họ là vùng biên giới Việt Lào và nhất là địa bàn tỉnh Sơn La. Vào những ngày mùa, dịp cuối năm sau khi thu hoạch xong họ thường cử hành nghi lễ cúng thần linh đã ban cho mùa màng bội thu. Nghi lễ ấy theo tiếng Xinh Mun là Mương A Ma và thường tổ chức từ tháng 12 đến tháng 2 âm lịch.

Lễ hội Mương A Ma không phải là lễ hội thường niên mà 3- 5 năm mới tổ chức một lần. Người đứng ra tổ chức, chủ trì lễ hội là những người làm thầy mo trong bản. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày khi lúa ngô đầy nhà và nuôi được nhiều gà, lợn...Đầu tiên thầy mo sẽ thành kính thay mặt dân bản cúng tế các vị thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, để lúa sai bông, để ngô mẩy hạt, để lợn gà trâu bò không bị dịch bệnh, sinh sôi đầy chuồng, để con người khỏe mạnh không bị ốm đau, để bản mường mãi mãi hưng thịnh. Sau đó trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã cùng men rượu cần nồng say người dân khắp bản sẽ thả mình theo các điệu múa, trò chơi dân gian một cách vui vẻ. Các điệu múa truyền thống như múa Tăng bu, To luồng, múa kéo thuyền... chơi "to miếng" (đấu võ), chơi "giắc klsù" (bắt tổ ong) được các chàng trai cô gái phô diễn hết sức nhiệt tình trong tiếng hò reo của trẻ con trong bản.

Lễ hội Mương A Ma được xem là một nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Xinh Mun, là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể góp phần tích cực vào việc vun đắp tình đoàn kết cộng đồng và lưu truyền những nét văn hóa truyền thống sang các thế hệ kế tiếp. Chắc hẳn khi chưa được chứng kiến lễ hội du khách sẽ khó có thể cảm nhận hết những nét đẹp cũng như sự lạ lùng trong văn hóa các dân tộc Việt Nam.



Lễ cơm mới của người Xinh Mun



Lễ cơm mới là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống của người Xinh Mun và thường được tổ chức vào tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch khi mùa màng đã thu hoạch xong.
CôngThương - Người Xinh Mun sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, trồng lúa nếp và ngô là chính. Có loại nương chọc lỗ tra hạt giống, có nương dùng cuốc và có nương dùng cày để canh tác. Một số nơi có ruộng nước. Hái lượm và săn bắn góp phần quan trọng cho đời sống đồng bào. Nghề đan lát khá phát triển, đồ đan đẹp và bền, đồng bào thường đổi đồ đan cho người Thái, người Lào để lấy một phần đồ mặc và đồ sắt. Người Xinh Mun có tập quán ăn trầu, nhuộm răng đen, uống rượu cần, thích gia vị cay.

Do sinh sống bằng canh tác trên nương là chính nên người Xinh Mun tiến hành nhiều nghi lễ nông nghiệp cầu cúng các thế lực siêu nhiên. Lễ cơm mới là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống của người Xinh Mun và thường được tổ chức vào tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch khi mùa màng đã thu hoạch xong. Lễ cơm mới được tổ chức theo từng gia đình, lúa nhà nào chín trước thì ăn trước, lúa nhà nào chín sau thì mừng cơm mới sau.

Khâu chuẩn bị cho lễ cơm mới được tiến hành khá công phu, có sự phân công rõ ràng và cụ thể: đàn ông đi săn bắn, chuẩn bị các loại thịt thú phơi khô cất trên gác bếp hoặc muối chua - đàn bà đi hái lượm các loại củ quả, rau màu trong rừng và trên nương. Ngoài các món ăn như thịt thú rừng, canh cá, canh rau, cơm xôi, khoai sọ, khoai lang còn có vải trắng, vòng bạc trầu cau, rượu cần. Ngoài ra, trong các lễ vật nhất thiết phải có con dế (dế mèn hoặc dế núi) vì đồng bào quan niệm đó là “con lợn” của ma nhà. Lễ vật được đặt trên mâm bằng gỗ hoặc bằng mây có lót lá chuối tươi. Lễ cơm mới của người Xinh Mun được tiến hành vào buổi tối. Trước khi cúng, người ta đốt củi gỗ thông cho thơm và mang ý nghĩa thông báo với tổ tiên, thần linh rằng ngày lễ cơm mới đã đến. Trong khi làm lễ, họ dùng các bài cúng nhằm dâng lễ vật cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu làm ăn khấm khá, mùa màng bội thu; cầu mong cho bếp luôn đỏ lửa,

gia đình có nhiều gạo, thịt để nấu; cầu mong mưa thuận gió hoà…

Khác với không khí trang nghiêm của phần lễ, ở phần hội mọi người xếp thành hàng, đầu tiên là bà chủ nhà, các thành viên nữ, các thành viên nam… Vừa đi vừa nhảy múa xung quanh mâm lễ hoa màu luộc chín (khoai lang, khoai sọ, bí đỏ..). Trong tiếng trống rộn ràng, mỗi người bốc một nắm bôi vào người nhau thể hiện sự phân phát hạnh phúc với lời chúc cho ông bà, anh chị luôn gặp nhiều điều may mắn.

Kết thúc phần hội, người ta lại thi nhau trong cuộc vui uống rượu cần. Bà chủ nhà uống đầu tiên, sau đó tới khách quý và kế tới là cuộc thi uống rượu cần của từng tốp một hết sức vui nhộn, tinh thần của họ được thăng hoa, mọi lo toan thường nhật phút chốc tan biến, mọi người thả mình theo những điệu múa dân gian rất vui vẻ, diễn tả hiện thực cuộc sống của cộng đồng.

Tuy là của các gia đình, song lễ cơm mới lại có tính cộng đồng rất cao, mang đậm nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của đồng bào dân tộc Xinh Mun, là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể lành mạnh, thắm tình đoàn kết, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi trong cộng đồng người Xinh Mun. Góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc Việt Nam.


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (29-04-2009), Tú_Yên (29-04-2009)
Cũ 01-05-2009   #32
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
28.DÂN TỘC THỔ



Tên dân tộc: Thổ (Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Tày Poọng, Ðan Lai, Ly Hà).

Dân số: 68.394 người (năm 1999).

Ðịa bàn cư trú: phía tây tỉnh Nghệ An.


Hái Chè

Phong tục tập quán:
Xưa ở nhà sàn, nay hầu hết là nhà trệt. Sống đoàn kết và gắn bó với nhau. Có tục "ngủ mái": Nam nữ thanh niên được nằm tâm tình với nhau, nhất là vào dịp tết, lễ hội (nhưng phải sử sự đứng đắn bởi dư luận và luật tục rất nghiêm minh). Từ đó mà chọn bạn trăm năm. Muốn cưới vợ cho con, nhà trai khá tốn kém về lễ vật, chàng trai phải năng đến làm việc cho nhà vợ tương lai. Thờ "thần", "ma" và những vị có công khai khẩn đất đai, lập làng hay đánh giặc. Các gia đình đều thờ cúng tổ tiên. Hàng năm, có lễ xuống đồng và lễ ăn cơm mới.

Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường.

Văn hoá: Xưa có nhiều ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cổ, các điệu ca hát, đồng dao. Vốn văn nghệ dân gian đến nay đã bị thất truyền, mất mát nhiều.


Biểu diễn Khắc luông của dân tộc Thổ

Trang phục: Giống như người Kinh nông thôn nửa thế kỷ về trước, có nơi nữ mặc váy mua của người Thái, đội khăn vuông trắng. Khăn tang là khăn trắng dài.


Nhà cửa
Người Thổ quen sống trên nhà sàn, nhưng nhà của họ không có gì đặc biệt. ở vùng Lâm La nhà sàn của người Thổ giống hệt nhà người Mường... Ơở những xã phía Nam, nhà người Thổ lại giống nhà người Thái. Nay nhiều nơi người ta đã chuyển sang nhà ở đất theo kiểu nhà người Việt.

Kinh tế: Làm rẫy, trồng lúa và gai. Sử dụng cày, bừa để lấp đất sau khi gieo. Cây gai là nguyên liệu quan trọng trong đời sống, kinh tế. Rừng đóng vai trò lớn trong đời sống.


Đan vòng đay, một nghề truyền thống của người Thổ




Lễ hội đền Thi của dân tộc Thổ


Tục tế trâu trong Lễ hội đền Thi làng Trung Thành, xã Yên Lễ phản ánh tín ngưỡng cổ truyền của cộng đồng người Mường - Việt, đã thuần hóa trâu rừng thành trâu nhà phục vụ cho sản xuất của những cư dân trồng lúa nước. Đồng thời đó cũng chính là sắc thái riêng có của người Thổ nơi đây cho tới ngày nay còn rất ít tộc người bảo lưu được.


Rước kiệu Tướng quân Lê Phúc Thành trong lễ hội đền Thi

Đền Thi nằm ở trung tâm làng Trung Thành, xã Yên Lễ, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá, cách thị trấn Yên Cát - lỵ sở huyện Như Xuân 3 km về phía tây bắc. Làng Trung Thành trước đây có tên là làng Sẹt, bởi trước đây vùng này có nhiều cây lim sẹt mọc thành rừng.

Với địa hình do thiên nhiên kiến tạo, làng Trung Thành có núi đồi, suối, đập nước và ruộng thấp. Từ lâu mảnh đất này là nơi tụ cư ổn định của đồng bào Thổ. Đền Thi (tên gọi cánh đồng Thi đặt tên cho đền) được xây dựng trên gò đất cao, có xóm làng và những ruộng nước bao quanh. Có thể coi đền Thi là di tích duy nhất của đồng bào dân tộc Thổ Yên Lễ. Đền Thi được Nhà nước xếp hạng là di tích cấp tỉnh.

Làng Trung Thành, xã Yên Lễ có từ thế kỷ XV. Người có công đầu tiên trong việc lập làng Sẹt là Lê Phúc Thành, ông được dân làng Trung Thành tôn thờ làm thành hoàng. Theo các tài liệu và một số chứng tích, di vật, hiện vật còn lại đến ngày nay lưu giữ tại đền và nhà thờ họ Lê cho biết: Lê Phúc Thành vốn có nguồn gốc ở vùng núi Nưa (Nông Cống - Triệu Sơn ngày nay), ông có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, ông được phong lộc điền ở làng Sẹt. Lúc đầu dân cư người bản địa ở vùng đất này chỉ ít người sống tản mát và nghèo đói, sau khi được phong lộc điền và giữ trọng trách quan lang của vùng đất này, ông đã tập hợp, chiêu mộ dân binh và những người trong vùng về đây “khai sơn phá thạch” biến rừng cây rậm rạp và đầm lầy hoang vu thành xóm làng trù phú.

Hiện nay, làng Trung Thành có 110 hộ với 438 người, chủ yếu là người Thổ. Cả làng chỉ có một họ duy nhất là họ Lê. Trước đây một số họ như: họ Nguyễn, họ Phạm... người Kinh hoặc người Thái ở các nơi khác đến đều tự nguyện đổi thành họ Lê và tự nhận là tộc người Thổ.

Đền Thi là nơi thờ ông tổ của dòng họ Lê làng Trung Thành. Bởi vậy đền Thi được xem như nhà thờ của tộc người Thổ nơi đây.

Trước kia, đền Thi được xây dựng trên một gò đất, xung quanh là những ruộng nước và xóm làng. Mặt bằng kiến trúc ngôi đền theo kiểu chuôi vồ, bên trong là hậu cung, mặt nền được tôn cao so với sân 50cm, kết cấu vật liệu xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim. Ngôi đền hiện nay là một ngôi nhà gỗ 3 gian làm tiền đường và hậu cung, thay cho thưng ván bằng gỗ trước đây nay được xây gạch bao quanh.

Nhân vật được thờ trong đền gồm có: Dương Cảnh Bạch Y thượng đẳng tối linh thần, truyền thuyết địa phương cho là thần nhà trời và Dương Cảnh thành hoàng Lê Phúc Thành, nhưng thờ tướng quân Lê Phúc Thành vẫn được coi là chính. Trải qua các triều đại, triều đình đều có sắc phong cho thần. Hiện còn lưu giữ được hai sắc phong thời Nguyễn do vua Khải Định và Bảo Đại ban vào năm 1922 và 1934.

Ngày giỗ của tướng quân Lê Phúc Thành được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lễ hội ở làng Trung Thành diễn ra từ ngày 10 đến 16 tháng 3 âm lịch, theo nghi thức tế lễ, hội hè truyền thống. Thông thường, cứ 3 năm tổ chức đại lễ (có tế trâu), còn những năm khác thì tế lễ thường niên.

Theo các cụ già kể lại, trước đây tế lễ ở đền Thi có tế trâu là đặc biệt hơn cả. Thường thì trước lễ hội sáu tháng người tộc trưởng họ Lê phân công cho một số người đi đến các làng trong vùng tìm chọn một con trâu tơ đực (trâu đen hoặc trâu trắng) mua hoặc trao đổi bằng các sản phẩm nông nghiệp. Khi trâu được đưa về, ông tộc trưởng giao cho những thanh niên chưa vợ, có đạo đức, có sức khỏe luân phiên nhau chăn dắt cẩn thận. Thức ăn dành cho trâu ngoài cỏ và lá non còn có cám, mía.

Trước hôm vào đại lễ người ta dắt trâu ra đình, ông Từ cáo với Thành hoàng về việc dâng trâu tế thần linh. Người chủ lễ tay cầm 3 nén hương và một chén rượu vái thần linh xin phép làm lễ tế trâu, sau đó đi vòng quanh con trâu chín vòng rồi hắt rượu và hương vào đầu trâu, gọi là làm lễ tỉnh sinh. Trong khi làm lễ ông chủ tế khấn: “Hỡi trâu! đừng có buồn, lát nữa thôi là trâu về với tổ tiên ông bà, dân làng đã chọn vinh dự này cho mày chứ không phải là con trâu nào cũng được chọn. Trâu về bên kia ngọn núi, về với thần linh, phù hộ cho dân làng khỏe mạnh, mùa màng tốt tươi”.

Trâu hiến tế được trói chân, không được đập mà chỉ được cắt tiết. Tiết trâu được đựng trong ống nứa. Sau khi con vật đã hóa kiếp, dân làng thui trâu và xẻ thịt làm cỗ để dâng cúng thành hoàng...

Sau khi tế thần những đồ lễ vật này được chia cho dân làng thụ hưởng, số thịt và lòng trâu còn lại người ta nấu xáo để mọi người từ nam, phụ, lão, ấu đều được thụ lộc, cùng ăn một bữa ăn cộng cảm giữa chốn đình trung. Đối với những người ở nơi khác đến dự lễ, ngoài việc được thụ lộc họ còn được chia phần để mang về cho người nhà, cho người thân.

Về phần rước: Trước ngày đại lễ, người ở các làng rước kiệu từ làng mình về đình làng Sẹt để làm lễ tế thần. Đi đầu đám rước là đội cờ ngũ sắc với các trai làng ăn mặc trong sắc phục dân binh, tiếp theo là rước 5 kiệu thờ sơn son thiếp vàng do những thanh niên trẻ khỏe đảm nhiệm, tiếp đến là đội bát âm với trống cái, trống con, chiêng, thanh la, nhị, sáo... tấu lên những khúc nhạc hùng tráng làm vang động cả một vùng “sơn thâm cùng cốc”, tiếp đến là các chức dịch, quan viên, dân làng... đi sau đám rước. Kiệu được rước từ đình đến đền rồi ngược lại từ đền đến đình để tế lễ.

Từ ngày mùng 10 đến ngày 16 luôn diễn ra tế lễ tuần tự từ làng này đến làng khác. Cùng với việc tế lễ, trong những ngày này hội hè cũng được mở ra với nhiều trò chơi, trò diễn phong phú và sôi động mang đậm sắc thái văn hóa của tộc người Thổ. Vào các buổi tối trai gái thường tụ tập ở sân đình, ngoài bãi cỏ rộng dưới ánh trăng ngàn, từng tốp, từng tốp trai thanh nữ tú rủ nhau hát giao duyên, giao tình với miếng trầu, một chiếc đàn môi và những lời ca đằm thắm, trong sáng, trữ tình được cất lên:
Nam: Có trầu mà chẳng có vôi
Có em mà chẳng có tôi cũng buồn
Nữ: Trầu đây, thuốc vẫn ở đây
Nhân duyên chưa định trầu này chưa trao
Nam: Gặp nhau ăn miếng trầu này
Ăn rồi ta sẽ tâm bày khúc nhôi
Nữ: Có trầu anh dọc, anh têm
Miếng cau em bửa làm nên vợ chồng...
Cùng với hát giao duyên họ còn đánh trống tăng, hát ru, hát trống chiêng, hát “chậm đò ho” và các điệu múa diễn theo tích truyện “Mụ chầy”, “Làm vía”...

Về trò chơi: Nam nữ chia nhau làm hai nhóm cùng nhau chơi tung còn (tiếng Thổ gọi là tày đủm), dụng cụ gồm có quả còn ngũ sắc làm bằng vải, cây nêu làm bằng tre dựng trên một khoảng đất rộng trên đó có 3 vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau. Lần lượt hai bên nam nữ cùng thi tài, ai ném được quả cầu qua các vòng tròn nhiều lần ở bên nam và ngược lại ở bên nữ người ném được nhiều, cả hai không ai nói với ai nhưng sau buổi chơi họ đều ưng thuận trao cả trái tim cho nhau để rồi nên chồng nên vợ.

Từ sau những năm 1990, cùng với việc phục dựng lại đền, lễ hội đền Thi cũng được khôi phục, ngoài những nghi thức tế lễ, đồ vật dân cúng, trò chơi, trò diễn cũng được sưu tầm và phục dựng lại, song được giản tiện hơn so với trước đây. Thời gian lễ hội chỉ còn lại hai ngày là vào ngày 15 - 16 tháng 3 âm lịch, phần rước kiệu do không còn đình nên dân làng nay chỉ rước kiệu từ đền đến khu mộ thành hoàng và ngược trở lại. Về phần hội có đưa thêm một số hoạt động mới như: Hội trại các làng văn hóa, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi thiếu nữ trong sắc phục dân tộc Thổ và các hoạt động thể dục thể thao.

Lễ hội đền Thi tổ chức hàng năm và đã thành lệ cứ 3 năm một lần đại lễ, đó là dịp để đồng bào dân tộc Thổ tri ân, tưởng nhớ công đức, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với tướng quân Lê Phúc Thành, người đã có công khai khẩn đất đai, dựng làng, lập ấp mang lại cuộc sống no ấm cho dân làng và qua đó gửi gắm ước mong cầu thần và các vị thần linh phù hộ độ trì, chở che cho dân làng có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, dân khang vật thịnh...

Tục tế trâu trong lễ hội đền Thi phản ánh tín ngưỡng cổ truyền của cộng đồng người Mường - Việt, đã thuần hóa trâu rừng thành trâu nhà phục vụ cho sản xuất của những cư dân trồng lúa nước. Tín ngưỡng đó đã được người Thổ làng Trung Thành tiếp thu một cách tự nguyện, đồng thời đó cũng chính là sắc thái riêng có của người Thổ nơi đây cho tới ngày nay còn rất ít tộc người bảo lưu được.

Lễ hội đền Thi làng Trung Thành, xã Yên Lễ là lễ hội đặc sắc và hầu như duy nhất còn lưu giữ được của dân tộc Thổ. Lễ hội hàm chứa nhiều giá trị văn hóa độc đáo này cần phải được tiếp tục nghiên cứu, giải mã, phát huy để không ngừng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh và hưởng thụ văn hóa ngày càng cao không chỉ riêng của đồng bào dân tộc Thổ mà còn là của đại đa số quần chúng nhân dân. (Sở văn hóa - Thông tin Thanh Hóa)


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (05-05-2009), Tú_Yên (02-05-2009), Thuy` Anh (02-05-2009)
Cũ 03-05-2009   #33
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
29. DÂN TỘC SI LA


Tên dân tộc: Si La (Cú Dé Xử, Khà Pé).


Dân số: 840 người (năm 1999).

Ðịa bàn cư trú: Lai Châu.


Tổ chức cộng đồng
Người Si La có nhiều dòng họ. Các dòng họ đều kiêng ăn thịt mèo. Quan hệ trong họ khăng khít, chặt chẽ. Trưởng họ là người đàn ông cao tuổi nhất, có vai trò quan trọng đối với các thành viên và có trách nhiệm tổ chức sinh hoạt chung của họ mình, đặc biệt là việc thờ cúng. Trong xã hội, ngoài trưởng họ, người Si La rất coi trọng các thầy mo.

Phong tục tập quán:
Ở nhà trệt, bếp lửa đặt ở giữa nhà. Kiêng ăn thịt mèo. Quan hệ trong họ khăng khít, chặt chẽ. Trưởng họ là người nam cao tuổi nhất, có vai trò quan trọng đối với tổ chức, sinh hoạt của họ, đặc biệt là thờ cúng. Trong xã hội, thầy mo được coi trọng. Lễ cưới tổ chức hai lần, cách nhau khoảng một năm. Nhà trai phải có khoản tiền cưới trao cho nhà gái mới được đón dâu về. Bãi mộ nằm xa khu dân cư, mộ những người cùng họ tập trung một nơi. Nhà mồ dựng trước khi đào huyệt. Quan tài gỗ độc mộc. Ngày làm tang cũng là ngày hội. Ðể tang cha mẹ 3 năm. Mộ chôn không cải táng. Thờ cúng tổ tiên và cúng bản rất được coi trọng.


Giết chó trắng, gà trắng lấy máu tẩm vào các phên tre, vũ khí bằng gỗ để “làm lý” trừ tà ma trong ngày lễ cúng bản (ngày lễ linh thiêng nhất của người Sila)

Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng.

Trang phục: Trang phục nữ khá độc đáo: ngực áo bằng vải khác màu, gắn nhiều xu bạc, xu nhôm. Khăn đội đầu của nữ khác nhau theo lứa tuổi. Thiếu nữ thường đeo túi bằng dây rừng, được trang trí những tơ chỉ đỏ sặc sỡ. Răng để trắng (tục cũ nam nhuộm răng đỏ, nữ nhuộm răng đen).


Cô gái Si la


Kinh tế: Trồng lúa nương, ngô và lúa nước. Săn bắn và hái lượm vẫn có ý nghĩa đối với đời sống.


Lên nương lấy củi

Nhà cửa
Người Si La ở nhà trệt, có bếp lửa đặt giữa nhà.




Tết Cổ Truyền Của Người Dân Tộc Sila



Khi vụ thu hoạch lúa, ngô đã hoàn tất và khi những vạt hoa dã quỳ nở vàng bên đường núi, dọc theo ven suối Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé thì cũng là lúc người Si La ở vùng biên viễn này tạm gác việc nương rẫy, bắt đầu đón Tết cổ truyền mừng năm mới.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân tộc Si La có số dân dưới 1.000 người; trong đó ở Nậm Sin có 35 hộ, với 117 nhân khẩu. Tuy số nhân khẩu còn lại ở Nậm Sin rất ít, song người Si La ở đây vẫn giữ được những phong tục truyền thống, đặc biệt là dịp Tết cổ truyền.
Người Si La ăn Tết cổ truyền không theo ngày cố định, khi nào thu hoạch mùa màng xong họ tổ chức Tết với mong muốn bình an và cầu cho mùa màng vụ sau bội thu. Năm nay, người Si La tổ chức Tết cổ truyền từ ngày 5 - 8/12 (dương lịch) trong cái rét cắt da, thịt của miền biên viễn, nhưng không khí ngày Tết vẫn nhộn nhịp, tưng bừng.

Để chuẩn bị cho ngày Tết, cả bản nhộn nhịp hẳn lên. Nhà nào cũng bận rộn, mỗi người mỗi việc nhóm mổ lợn, nhóm làm bánh dầy. Ngày trước, Tết cổ truyền của người Si La luôn có món thịt sóc khô để cúng tổ tiên, nhưng một vài năm gần đây, do rừng bị chặt phá, sóc bị săn bắn nhiều nên món sóc khô - vật thờ cúng tổ tiên trở nên khó tìm. Cũng vì thế mà Tết năm nay cả bản Nậm Sin không gia đình nào có thịt sóc khô để cúng tổ tiên.


Giữa muôn ngàn khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, song bữa ăn trong ngày Tết cổ truyền của người Si La ngoài mang yếu tố văn hoá tinh thần, nó còn là một bữa ăn cộng đồng, là dịp họp mặt của bà con trong bản và giao lưu với cộng đồng các dân tộc xung quanh. Ngày Tết họ đến chúc nhau mạnh khỏe, làm được nhiều thóc ngô, nuôi được nhiều con lợn, con gà... Chúc nhau xong họ cùng ăn Tết, cùng say trong men thơm của lá rừng. Người già kể cho con cháu nghe chuyện về lớp người đi trước tìm đường theo Đảng, theo cách mạng, về những truyền thuyết xa xưa của dân tộc. Rồi chuyện về những chuyến đi săn, về cái thuở nai rừng về uống nước ven suối, hổ về bản bắt lợn, cá nhung nhúc dưới suối Nậm Sin... Thoắt đã bao năm rồi, đến nay người dân Chung Chải phải đi bộ cả ngày trời mới có thú nhỏ để săn và cá để bắt. Tết đến cũng là dịp để Trưởng bản răn dạy con cháu, tuyên truyền bà con trong bản chịu thương chịu khó lao động sản xuất, không nghe theo lời kẻ xấu.

Ngày Tết của bà con dân tộc Si La còn vui hơn vì cứ theo thường lệ đến ngày tết các hộ trong bản được cán bộ xã, cán bộ, chiến sỹ đội Công tác biên phòng tại địa bàn, các thầy cô giáo dạy trong bản... đến chia vui và chúc mừng bà con.

Đi khắp bản Nậm Sin, chúng tôi thấy nhà nào cũng bày sẵn mâm cơm, bàn rượu để tiếp khách. Ai đến chúc Tết cũng phải ngồi lại uống với chủ nhà vài ba chén rượu đầu xuân. Người phụ nữ Si La cả ngày ngồi bên bếp lửa, thêu thùa, nấu nướng phục vụ khách đến nhà. Từ những bản láng giềng như Nậm Khum, Đoàn Kết.. nhiều người cũng kéo về Nậm Sin vui Tết.

Cùng nhau say bên chén rượu thơm men lá rừng, thanh niên nam nữ trong bản tổ chức các trò chơi thể thao truyền thống như ném còn, kéo co, hát đối tại trung tâm bản. Đây cũng là dịp để trai, gái tìm hiểu trao đổi tâm tư tình cảm và thầm mong sớm đến ngày “buộc chỉ cổ tay”.

Ở Nậm Sin chưa có nhà văn hoá cộng đồng, nên gia đình trưởng bản Lỳ Trà Che là nơi tập trung gặp gỡ, hội họp của dân bản. Bên mâm cơm giản dị và những chén rượu thơm men lá rừng, chân chất và ấm áp tình người, cuộc vui cứ thế kéo dài đến thâu đêm suốt sáng, sang cả ngày hôm sau.

Đến Chung Chải khi mùa xuân đang về, lại được may mắn ăn Tết cổ truyền của người Si La, tham gia Tết của dân tộc Hà Nhì, chúng tôi được hoà mình vào ngày hội mùa xuân đậm nét văn hóa truyền thống nguyên sơ của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền biên viễn nơi cực Tây của Tổ quốc. Càng gần đến những ngày Tết cổ truyền, làng nghề bánh đa nem Cầu Bố (phố Quang Trung 1 và Quang Trung 2), phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa như càng sôi động hơn. Bánh đa nem Cầu Bố đã từ lâu được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, vì thế thời gian này đang là thời điểm làng nghề bánh đa nem “vào vụ” sản xuất chính. Đến phố Quang Trung 2, chúng tôi như bị cuốn hút bởi không khí lao động với tác phong công nghiệp của những người làm nghề truyền thống nơi này. Mỗi nhà có tới hàng trăm phên trành phơi bánh trắng tinh bày la liệt ra sân, gác lên mái nhà, ngoài vườn... nghĩa là tận dụng tối đa những chỗ nào còn trống để phơi bánh cho kịp gom hàng xuất bán. Một số hộ mà chúng tôi ghé thăm cho biết vào những ngày giáp Tết có hộ thu nhập đạt hơn 200 ngàn đồng/ngày. Nhiều hộ giàu lên từ làm nghề tráng bánh đa nem, xây được nhà, mua sắm phương tiện sinh hoạt trong gia đình, chi phí học hành cho các con... Không ít hộ gia đình nơi đây đã “bứt phá” từ nghề làm bánh đa nem.



Độc đáo trang phục nữ dân tộc Si La



Áo của phụ nữ Si La thường được may bằng vải đen, cổ áo dời, xung quanh cổ áo được viền hai dải vải xanh và đỏ. Đường khâu ghép giữa cổ và thân áo bằng chỉ màu và được khâu nổi để trang trí. Ở thân áo phía trước, dọc theo tà áo có táp thêm một mảnh vải hình tam giác tạo cho chiếc áo có hình dáng như xẻ nách. Mỗi chiếc áo thường đính 3 cúc bạc để cài 2 thân trước với nhau. Trên hình tam giác có đính từ 20 – 30 đồng xu bằng bạc hoặc kim loại để trang trí. Phần tay và gấu áo thường được ghép các đường vải màu xanh, đỏ hay trắng. Việc ghép vải nơi cổ, gấu, tay áo và trang trí đồng xu bạc trước ngực tạo cho áo phụ nữ Si La nét đặc trưng khá nổi bật.

Ở người Si La, phụ nữ đã có chồng, con thường dùng yếm. Yếm được trang trí các đồng xu bạc bên viền nẹp. Khi sử dụng, người ta vòng 2 dây ra sau lưng và buộc lại sao cho phần đuôi to bản của dây buông xuống để trang điểm phía sau. Váy của phụ nữ Si La thường là vải đen, cạp váy có thêu hoa văn hình răng cưa bằng chỉ màu vàng, xanh.

Độc đáo trong trang phục nữ dân tộc Si La còn phải kể đến khăn đội đầu. Từ xưa, người Si La đã có những quy định khá khắt khe trong việc đội khăn theo từng lứa tuổi. Ví dụ, thiếu nữ thì buộc tóc sau gáy rồi quấn khăn trắng khâu bằng chỉ đỏ, xanh quanh bím tóc; khăn đội đầu của phụ nữ đã có con là màu đen, được làm bằng vải xanh, đen; nếu sinh con gái hay trai đều có cách đội khăn khác nhau.

Hiện nay, trang phục truyền thống thường chỉ được phụ nữ Si La mặc trong các ngày lễ, tết còn ngày thường họ mặc áo sơ mi và váy theo kiểu người Thái.


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (05-05-2009), Thuy` Anh (03-05-2009)
Cũ 05-05-2009   #34
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
30. DÂN TỘC SÁN DÌU



Tên dân tộc: Sán Dìu (Sán Déo, Trại, Trại Ðất, Mán quần cộc).


Dân số: 126.237 người (năm 1999).

Ðịa bàn cư trú: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang.


Hát Soọng Cô của dân tộc Sán Dìu.

Phong tục tập quán:
Ở nhà trệt, mái lợp rạ, tranh hoặc ngói trong từng xóm nhỏ. Thờ cúng tổ tiên, táo quân, thổ thần... Trong một năm có các lễ: Thượng điền, hạ điền, cơm mới, cầu đảo... Cha mẹ quyết định việc cưới xin. Người cha là chủ gia đình. Con theo họ cha, con trai được hưởng gia tài. Nhiều lễ thức trong ma chay.


Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuộc nhóm Hán.
Văn hoá: Lối hát đối nam nữ rất phổ biến. Các nhạc cụ: tù và, kèn, trống, sáo, la thanh. Các trò chơi dân tộc: đi cà kheo, đánh cầu lông, đánh khăng, kéo co.

Nhà cửa
Người Sán Dìu ở nhà đất. Nhà của dân tộc này không có những đặc trưng riêng. Có lẽ vì vậy mà người Sán Dìu đã tiếp thu mẫu nhà của người Kinh khá dễ dàng.


Trang phục: Mặc gần giống người Kinh.
Kinh tế: Làm ruộng lúa, chăn nuôi, khai thác lâm sản, đánh cá, làm gạch ngói, rèn, đan lát,... Sử dụng chiếc xe quệt (không bánh) dùng trâu kéo để vận chuyển. Ðồ giải khát thông thường là nước cháo loãng.




HÁT SOỌNG - CÔ DÂN TỘC SÁN DÌU



Soọng-cô là dân ca của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Hát Soọng-cô chủ yều là phần hát đối đáp giao duyên. Sau đó là phần hát trong đám cưới, Soọng-cô được hát theo sách, có bài bản sẵn. Người đi hát phải thuộc sách hát. Họ dẫn câu hát trong sách ra để hát đố. Người đáp cũng nhờ thuộc sách mà trích ra những câu hợp cảnh hợp tình để hát đáp câu hỏi.


Mỗi đêm hát đều có các bước: Chập tối hát giọng, mời ngồi xuống chiếu, mời nước mời trầu. Nửa đêm là hát hỏi: Hỏi về quê quán, gia sự, hát thăm dò tìm hiểu nghề nghiệp, ý nguyện của nhau,… canh ba chủ nhà mời ăn lót dạ xôi hoặc chè cháo, sau đó là hát chào, hát xin về, hát níu giữ nhau. Sáng ra thì họ vừa tiễn nhau ra cổng, vừa hát hẹn hò cuộc hát tới.



Khi hát không được đùa cợt, không vì phục tại, cảm thông, yêu mà tách ra đưa nhau đi tỏ tình riêng. Nếu ưng nhau, thì gặp nhau sau để rồi lựa tìm ông mai mối (Mu Nhin) mối manh cho mình. Các cặp vợ chồng sau đó coi ông bà Mu Nhin như cha mẹ đẻ, sống tết, giỗ chết. Ông bà Mu Nhin qua đời, cặp vợ chồng phải có một con lợn đến làm ma.



Hát đáp đối hát theo giọng ví kể nể gọi là hát cọc. Hát đám cưới thường là hát du. Giọng du dài, nếu một từ hát cộc kể ra rồi bắt ngay sang từ khác nhưng hát du thì du đi du lại ngân nga luyến láy điệp khúc kéo dài đến dăm bẩy lần hát cộc. Soọng - cô trong đám cưới thường do các cặp nam giới đối đáp nhau, nhà trai cử hai anh, nhà gái cử hai anh. Hát giọng du thì song ca, hát cộc thì đơn ca. Mở đầu cuộc hát cưới là cặp hát nhà trai hát chào ông bà chủ, chào cô, dì, chú, bác, chào bà con anh em, trước hết là bàn thờ tổ tiên. Khi tốp nhà trai hát, tốp nhà gái hát đáp lại từng câu, từng bài. Khi hai họ ăn uống họ vẫn hát, mừng cho khách ăn uống no say. Hát suốt ngày suốt đêm cho đến khi tan cưới.
(vinhphuc.gov.vn)


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Anh Nguyên (06-05-2009), Lăng Độ Vũ (05-05-2009)
Cũ 09-05-2009   #35
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
31. DÂN TỘC PU PÉO



Tên dân tộc: Pu Péo (Ka Beo, Pen Ti Lô Lô).

Dân số: 705 người (năm 1999).

Ðịa bàn cư trú: Hà Giang.

Phong tục tập quán:
Ở nhà trệt, sống tập trung thành từng nhóm nhỏ bên cạnh người Hoa, Mông. Mỗi dòng họ có tên đệm riêng. Con cái lấy họ cha, người cha là chủ nhà. Người Pu Péo coi trọng thờ cúng tổ tiên. Trên bàn thờ thường đặt những hũ sành nhỏ, mỗi hũ tượng trưng cho một đời.


Lấy nước đầu năm-Phong tục của người Pu Péo

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Kadai.

Văn hoá:
Dân tộc Pu Péo là một trong số ít dân tộc còn sử dụng trống đồng, trống "đực" và "cái" được ghép với nhau thành cặp. Có các ngày lễ: lễ cưới hỏi, ma chay, cầu an, Tết Nguyên Đán, tết mùng 5 tháng 5...

Trang phục:
Nữ dùng khăn, váy, áo, tạp dề, sử dụng kỹ thuật can đáp vải khác màu để có hoa văn sặc sỡ. Nam mặc như các dân tộc khác quanh vùng.


Chiếc váy của người phụ nữ Pu Péo đẹp bởi cách trang trí ở dưới gấu bằng những mép vải màu hình vuông, tam giác cắt đắp thành dải.

Kinh tế:
Làm nương, ruộng nương, trồng ngô, lúa, lúa mạch, đậu. Sử dụng cày bừa trâu bò làm sức kéo. Bữa ăn hàng ngày là bột ngô đồ chín.

Phương tiện vận chuyển: Phổ biến dùng gùi đeo lưng.

Các quan hệ xã hội: Người Pu Péo tồn tại song song hai loại dòng họ. Một loại gọi theo tên bằng chữ Hán, đọc theo cách phiên âm của địa phương như Củng, Tráng, Phù... được sử dụng chính thức trong các giấy tờ. Một loại họ khác cổ hơn, thể hiện mối dây liên lạc máu mủ giữa các thành viên của dòng họ, mỗi dòng họ như thế thường gồm một cặp như Kacung - Kacăm, Karảm - Kachâm, Karu - Karựa, Ka bu - Ka bởng.

Lịch: Sử dụng lịch 12 con vật, khớp với âm lịch.

Văn nghệ: Hát đám cưới xin dâu giữa nhà trai và nhà gái suốt 3-4 giờ trở thành một sinh hoạt văn nghệ rất độc đáo. Ðám cưới là dịp để trai gái ca hát, vui chơi.

Cưới xin: Cưới xin có nhiều bước. Hôm đón dâu, phù dâu phải cõng cô dâu ra khỏi cổng để theo đoàn nhà trai về. Trong bữa cơm cúng tổ tiên, thức ăn để trên nong, cả nhà cùng dâu rể phải ăn bốc. Lễ lại mặt tiến hành nhiều lần, sau ngày cưới 3,7, 13, 30 ngày.


Cách vấn tóc thành búi ở trán và cài bằng chiếc lược gỗ là một đặc trưng văn hoá Pu Péo.

Sinh đẻ: Quan niệm phổ biến về ảnh hưởng to lớn của bà mụ tới con trẻ từ thai nhi cho đến tuổi 13. Sản phụ đẻ trong căn buồng riêng của mình. Nhau đẻ chôn trong ống tre dưới gầm giường hoặc bọc vào chiếu cũ để lên cành cây trên rừng. Con trai đặt tên sau 5 ngày. Trong thời gian chưa đặt tên cho con, bố chỉ được quanh quẩn trong nhà, ra khỏi nhà phải đội nón. Tên này được dùng cho đến 13 tuổi, sau đó đặt tên theo tiếng Quan hoả cùng với tên đệm chung, như họ Củng có 18 tên đệm, họ Tráng 7 tên.

Ma chay: Có lễ làm ma và lễ làm chay hay còn gọi là ma khô. Khi bố mẹ chết, người ta đặt nghiêng hũ thờ trên bàn thờ tổ tiên biết cho tổ tiên biết có người chết và chậm nhất 13 ngày sau khi chôn phải làm lễ dựng lại hũ thờ này. Trong những ngày còn quàn trong nhà, cơm nước không được nấu ở bếp chính mà kê đá làm bếp ở gian giữa nhà. Mỗi bài cúng của thầy cúng đều có nội dung riêng liên quan đến nhiều truyền thuyết lịch sử của người Pu Péo, đưa hồn về quê cũ. Người ta cắm Ta leo trước cửa ngăn ma vào nhà, sau khi khiêng quan tài ra khỏi cửa và đốt lửa ngoài sân đun nước rửa chân tay trước khi vào nhà, sau lễ đưa đám.



Lễ hội cúng thần rừng của dân tộc Pu Péo



Nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc các dân tộc Việt Nam và được sự hỗ trợ của Dự án phát triển dân tộc Pu Péo giai đoạn 2005-2010, ngày 8.7, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với UBND huyện Đồng Văn, UBND xã Phố Là tổ chức Lễ hội cúng thần rừng tại thôn Chúng Trải, xã Phố Là (Đồng Văn).



Thanh niên xã Phố Là tham gia thi đấu thể thao tại Lễ hội.


Lễ hội cúng thần rừng của dân tộc Pu Péo có từ lâu đời, tồn tại và phát triển cùng với nhiều thế hệngười Pu Péo; là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, gắn với đời sống triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp như: Thần suối, thần sông, thần núi, thần rừng, thần cây... đã tạo ra sắc thái văn hóa riêng trong đời sống cộng đồng. Lễ hội không những có giá trị sâu sắc về tinh thần mà còn khẳng định vai trò, vị trí của cộng đồng gắn với thiên nhiên. Hòa đồng cùng thiên nhiên, tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên, coi rừng là bạn, gắn bó với rừng, bảo vệ rừng đã trở thành ý thức chung của cộng đồng người Pu Péo, được thể hiện ở từng gia đình, làng bản và cũng từ đó rừng sinh thủy phục vụ đời sống, sản xuất, cải tạo môi sinh và có giá trị trong thực tiễn cộng đồng. Mỗi khu rừng thiêng được người dân bảo vệ chăm sóc không những mang lại giá trị vật chất, tinh thần cho cộng đồng làng bản mà còn góp phần bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái chung.

Trong thời gian một ngày, với không khí tưng bừng, đoàn kết của các dân tộc trong xã, phần lễ đã được các nghệ nhân dân gian dân tộc Pu Péo thực hiện nghiêm túc, đảm bảo những yêu cầu cơ bản theo phong tục tập quán truyền thống của Lễ cúng thần rừng. Phần hội được toàn thể nhân dân trong xã tham gia hưởng ứng sôi nổi. Với những nội dung thi đấu các môn thể thao truyền thống như đẩy gậy, kéo co, đánh yến, chơi “ào”, nhảy cóc đã thu hút đông đảo bà con các dân tộc trong xã tham gia. Ngoài ra, còn có chương trình múa hát các làn điệu dân ca, hát đối đáp, giao duyên được các nghệ nhân dân gian của xã trình bày, thể hiện được cuộc sống hàng ngày của bà con dân tộc Pu Péo xã Phố Là.

Nhân dịp này, đồng chí Mai Ngọc Hướng, Phó Ban Dân tộc tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội cúng thần rừng và lãnh đạo huyện Đồng Văn đã trao giải thưởng cho các vận động viên tham gia các môn thi đấu thể thao và các nghệ nhân tham gia Lễ hội.

Minh Tâm

Vietbao(Theo_Báo Hà Giang)


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2009   #36
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
32.DÂN TỘC SÁN CHAY




Tên gọi khác

Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận

Lịch sử: Người Sán Chay từ Trung Quốc di cư sang cách đây khoảng 400 năm.

Nhóm ngôn ngữ:Tày – Thái

Dân số: 114.000 người.

Cư­ trú: Sống ở Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Bắc, rải rác ở các tỉnh: Quảng Ninh, Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú.

Đặc điểm kinh tế:
Người Sán Chay làm ruộng nước là chính, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.

Tổ chức cộng đồng: Làng xóm thường tập trung một vài chục gia đình, sống gắn bó bên nhau.

Hôn nhân gia đìnhân tộc Sán Chay có nhiều họ, mỗi họ chia ra các chi. Từng họ có thể có một điểm riêng biệt về tập tục. Mỗi họ thờ "h­ương hỏa" một thần linh nhất định. Trong gia đình người Sán Chay, người cha là chủ nhà. Tuy nhà trai tổ chức c­ưới vợ cho con như­ng sau cư­ới, cô dâu lại về ở với cha mẹ đẻ, thỉnh thoảng mới về nhà chồng, cho đến khi mang thai mới về hẳn với chồng.

Phương tiện vận chuyển: Người Sán Chay thường đeo chiếc túi lưới ở sau lưng theo kiểu đeo ba lô.

Văn hóa
Dân tộc Sán Chay có nhiều truyện cổ, thơ ca, hò, vè, tục ngữ, ngạn ngữ. Đặc biệt sinh ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ phong phú hấp dẫn nhất của người Sán Chay. Các điệu múa Sán Chay có: múa trống, múa xúc tép, múa chim câu, múa đâm cá, múa thắp đèn... Nhạc cụ cũng phong phú, gồm các loại thanh la, não bạt, trống, chuông, kèn... Vào ngày hội đình, hội xuân, tết nguyên đán... đồng bào Sán Chay vui chơi giải trí, có những trò diễn sôi nỗi nh­ư: đánh quay, "trồng cây chuối", "vặn rau cải", tung còn...


Bàn thờ của người Sán Chay khá đơn sơ, nhiều khi chỉ là một ống tre để cắm hương. Nhưng hàng năm đến trước tết Nguyên Ðán các bàn thờ được quét dọn và dán lên một mảnh giấy đỏ.


Nhà cửa
Nói là nhà Cao Lan, như­ng đây chỉ là của một nhóm nhỏ ở Sơn Động - Hà Bắc. Nhà của người Cao Lan ở các địa phư­ơng khác cũng nh­ư nhà của người Sán Chỉ có nhiều nét gần với nhà Tày - Nùng. Riêng nhóm Cao Lan ở Sơn Động nhà cửa của họ có những nét rất độc đáo, chúng tôi không thấy giống bất kỳ nhà cửa của một dân tộc nào khác trong nước. Nhà sàn, vách che sát đất, xa trông tư­ởng là nhà đất. Bộ khung nhà với vì kèo kết cấu đơn giản như­ng rất vững chắc. Có hai kiểu nhà là : "nhà trâu đực" và "nhà trâu cái". Nhà trâu cái vì kèo bốn cột. Nhà trâu đực vì kèo ba cột. Về tổ chức mặt bằng sinh hoạt giữa nhà trâu cái và trâu đực đều có những nét t­ương tự như­ vậy là để phân biệt nhà trâu cái và nhà trâu đực chỉ là ở vì kèo khác nhau. Cao Lan là một bộ phận của dân tộc Sán Chay. Cao Lan tiếng nói gần giống tiếng Tày.


Nhà sàn là ngôi nhà truyền thống của nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Nhà của người Sán Chay thương quay lưng lên đồi phía trước
nhìn ra ruộng và xung quanh là vườn cây lưu niên.

Trang phục
Hiện nay trang phục của người Sán Chay thường giống người Kinh hoặc người Tày. Thường ngày phụ nữ Sán Chay dùng chiếc dây đeo bao dao thay cho thắt l­ưng. Trong những dịp lễ tết, hội hè, các cô gái thường thắt 2-3 chiếc thắt l­ưng bằng lụa hoặc bằng nhiễu, với những màu khác nhau.


Bộ nữ phục truyền thống của Sán Chay bao gồm váy, áo, yếm, thắt lưng và khăn. Chiếc áo uyên ương mà họ gọi là pù đăn đinh có trang trí hoa văn ở lưng áo và hò áo. Loại hoa văn thường thấy là ngôi sao 8 cánh.


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 07:39
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,16435 seconds with 15 queries