Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 15-04-2009   #19
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
17. DÂN TỘC LA HỦ



Tên gọi khác : Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy
Nhóm ngôn ngữ : Tạng - Miến
Dân số : 5.300 người.
Cư trú : Sống ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu).


Đặc điểm kinh tế

Trước kia người La Hủ sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy và săn bắn, hái lượm. Công cụ lao động chủ yếu là con dao, chiếc cuốc. Từ vài chục năm nay, người La Hủ đã phát triển cây lúa nước và lúa nương làm nguồn lương thực chính và dùng trâu cày kéo. Đàn ông La Hủ đan ghế, mâm, chiếu, nong nia, v.v... bằng mây rất giỏi và đa số biết nghề rèn.


Hôn nhân gia đình
Tháng 11, 12 hàng năm - là dịp tết của người La Hủ - cũng là mùa cưới của các đôi trai gái yêu nhau. Mời bạn lên vùng cao phía Bắc, thăm bà con dân tộc La Hủ thuộc tỉnh Lai Châu. Tục lệ cưới xin ở đây có nét đẹp riêng.


Trẻ em La Hủ

Trong gia đình La Hủ, chỉ có con trai mới được thừa hưởng tài sản của cha mẹ. Theo phong tục La Hủ, trai gái được tự do yêu nhau và quyết định hạnh phúc của mình. Sau lễ cưới, chàng rể phải ở gia đình nhà vợ 2-3 năm, sau đó mới được đưa vợ về ở hẳn với mình.
Phụ nữ La Hủ sinh nở tại buồng ngủ của mình. Sau 3 ngày đứa bé được đặt tên, nếu trong 3 ngày đó, nhà có khách thì người khách này được mời đặt tên cho đứa bé.

Tục lệ ma chay
Người chết được chôn trong quan tài độc mộc. Trên mộ không dựng nhà mồ, không có rào bảo vệ.

Văn hóa
Người La Hủ có trên một chục điệu múa khèn. Thanh niên thích thổi khèn bầu. Các bài hát tuy thường dùng tiếng Hà Nhì nhưng có nhịp điệu riêng, trong đó từng ngày được xác định theo chu kỳ 12 con vật (hổ, thỏ, rồng, chấy, ngựa, cừu, gà, chó, lợn, sóc, trâu).

Nhà cửa
Người La Hủ lập bản trên sườn núi. Thực hiện định canh định cư, một số bản chuyển xuống địa bàn thấp hơn. Từ chỗ nhà cửa tạm bợ, nay đồng bào đã làm nhà ở bền chắc hơn, phần lớn là nhà trệt với vách bằng phên. Trong nhà, bàn thờ tổ tiên và bếp bao giờ cũng đặt tại gian có chỗ ngủ của chủ gia đình.

Trang phục
Nam giới La Hủ mặc quần áo giống như các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc. Phụ nữ mặc quần, ngày thường mặc áo dài xuống tới cổ chân, ngày lễ tết mặc thêm áo ngắn. Ơở cổ áo, nẹp ngực, ống tay có thêu hoặc đáp vải các màu, có đính thêm xu bạc, xu nhôm và các bông chỉ đỏ.


Cô gái La Hủ


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (24-04-2009), Tú_Yên (15-04-2009)
Cũ 16-04-2009   #20
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
18.DÂN TỘC LA CHÍ



Tên tự gọi: Cù tê.
Tên gọi khác: Thổ Ðen, Mán, Xá.
Dân số: 7.863 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai (ngữ hệ Thái – Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng La Ha, Cơ Lao, Pu Péo.

Lịch sử: Người La Chí có lịch sử cư trú lâu đời ở Hà Giang, Lào Cai.


Người La Chí đan những đôi hòm bằng tre vuông vức, cái hoa văn rất đẹp dành riêng cho cô dâu đựng tư trang khi về nhà chồng. Những chiếc hòm tre đó trở thành biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi. Chỉ trong những trường hợp vợ chồng ly dị, đôi hòm tre mới có thể bị bỏ rơi, còn không họ dùng đến lúc chết thì chôn theo.

Hoạt động sản xuất: Người La Chí giỏi nghề khai khẩn và làm ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Họ gặt lúa nếp bằng hái nhắt còn gặt lúa tẻ bằng liềm, đập lúa vào máng gỗ lấy thóc ngay ở ngoài ruộng. Họ sử dụng cả ba loại nương với các công cụ sản xuất khác nhau: gậy chọc lỗ, cuốc, cày. Người ta dành nương tốt nhất để trồng chàm, bông.

Ăn: Người La Chí có cách nấu và ghế cơm bằng hơi nước rất độc đáo. Cơm nấu trong chảo to, cơm sôi thì vớt lên cho vào chõ đồ như đồ xôi. Cơm dỡ ra không bị nát mà khô dẻo nhờ được đồ chín bằng hơi nước nóng. Có nhiều cách giữ thực phẩm để ăn dần như sấy khô, làm thịt chua là phổ biến nhất. Da trâu sấy khô là món ăn rất được ưa chuộng.

Họ thích để răng đen. Răng càng đen càng đẹp. Thanh niên thích bịt răng vàng coi đó là hình thức làm duyên làm dáng, dấu hiệu của sự trưởng thành.



Ruộng bậc thang của người La Chí.

Mặc: Ðàn ông mặc áo dài năm thân, cài khuy bên nách phải, tóc dài quá vai, đội khăn cuốn hay khăn xếp, thích đeo túi vải chàm có viền đỏ xung quanh để đựng diêm thuốc và các thứ lặt vặt. Phụ nữ mặc quần, một số ít còn mặc váy. Bộ y phục truyền thống là chiếc áo dài tứ thân xẻ giữa, yếm thêu, thắt lưng bằng vải. Vào dịp tết, lễ người ta còn diện ba chiếc áo dài lồng vào nhau. Nữ giới ưa dùng khăn đội đầu dài gần 3 mét. Màu chàm đen rất được ưa thích. Nữ đeo vòng tai, vòng tay. Nam chỉ đeo vòng tay. Thầy cúng mỗi khi hành lễ có y phục riêng. Ðó là bộ quần áo thụng, dài quá mắt cá chân, xẻ giữa, có thắt lưng bằng vải, đầu đội mũ vải rộng, có quai. Trong một số nghi lễ, người hành lễ đeo một miếng da trâu khô hoặc đội nón.


Thiếu nữ La Chí trong cuộc thi hoa hậu các dân tộc

Ở: Họ thường sống từng làng ở vùng núi đất các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần (Hà Giang). Nhà của mỗi gia đình là một quần thể kiến trúc gồm nhà sàn - nhà trệt - kho thóc trong một phạm vi không gian hẹp. Kiểu kiến trúc kết hợp chặt chẽ giữa sàn và nhà trệt là một sáng tạo văn hoá độc đáo. Mỗi nhà gồm hai phần bằng nhau, mái lồng vào nhau, phần nhà sàn để ở, phần nhà trệt là nơi làm bếp.
Lên nhà mới phải mời thầy cúng về cúng xua đuổi ma bằng cách dùng ba cây cỏ lá khua bốn góc nhà, bắt đầu từ góc của bố mẹ trước. Nếu người con trai đã có bàn thờ ở nhà cũ thì tháo bàn thờ đó về lắp ở nhà mới trong vị trí của người chủ gia đình. Trong suốt 13 ngày kể từ hôm lên nhà mới, bếp lửa luôn luôn sáng thì mới may mắn.

Phương tiện vận chuyển: Có sự kết hợp giữa cách vận chuyển của cư dân vùng cao và cư dân vùng thung lũng. Phụ nữ phổ biến dùng địu đan bằng giang hoặc địu vải. Cái địu đều có quai đeo trên trán để chuyên trở. Ðàn ông dùng địu có hai quai đeo vai kiểu địu của người Hmông hoặc dùng đòn gánh đôi dậu. Người La Chí địu trẻ em trên lưng khi đi xa hoặc lúc làm việc.

Chiếc máng lần là phương tiện dẫn nước phổ biến về đến tận nhà hay gần nhà. Từ bến nước người ta chứa nước vào những ống bương dài tới 1,5m và vác lên nhà sàn để gần chạn bát dùng dần.

Dùng ngựa để thồ hàng cũng là một phương tiện phổ biến.



Ði xa người La Chí thường đeo túi vải nhuộm chàm vắt chéo qua vai.

Các quan hệ xã hội: Gia đình ba thế hệ hay các cặp vợ chồng cùng thế hệ chung sống với nhau là phổ biến. Mỗi họ có người đứng chăm lo việc cúng. Ðó không phải là trưởng họ mà chỉ là người biết cúng. Người ta chọn người giữ vị trí này bằng cách bói xem xương đùi gà.

Người La Chí có cách gọi tên theo nguyên tắc phụ tử liên doanh với công thức là: họ - pô (bố) - tên con - tên riêng của người được gọi. Người phụ nữ có con được gọi theo công thức sau: Mìa (mẹ) - tên con cả - tên chồng.

Tục nhận bố mẹ nuôi cho trẻ sơ sinh khá phổ biến. Trẻ chào đời sau ba buổi sáng, gia chủ đặt một sợi chỉ đỏ trên một trên một bát nước đầy ở trên bàn thờ, chờ ai đó vào nhà trước sẽ được làm bố mẹ nuôi, đặt tên cho cháu bé. Trẻ khóc nhiều được quan niệm là tên chưa hợp, phải bói tìm dòng họ thích hợp làm bố mẹ nuôi đặt tên cho con.

Thờ cúng: Người ta cúng tổ tiên vào các dịp lễ tết. Tổ tiên được cúng ba đời đối với nam, hai đời đối với nữ. Theo phong tục, bố mẹ chôn ngày nào con cái nhớ suốt đời không được gieo giống hay cho vay, mượn vào ngày đó. Ðó không phải là ngày sinh sôi, phát triển.


Trong lễ cưới của người dân tộc La Chí, khi đón dâu về tới chân cầu thang nhà sàn, nhà trai chuẩn bị sẵn một thùng nước ấm để người phù dâu rửa chân cho cô dâu và rửa chân mình trước lúc bước lên cầu thang vào nhà.

Trong một nhà có nhiều bàn thờ cho mỗi người đàn ông. Bàn thờ dựng theo thứ tự của bố, con trai út, các con trai thứ, trong cùng của con trai cả. Mỗi bàn thờ được coi là hoàn thành phải qua ba lần cúng dỡ đi lập lại bàn thờ mới.

Học: Các kiến thức và kinh nghiệm dân gian được trao truyền giữa các thế hệ bằng miệng. Thần thoại, cổ tích đặc biệt phong phú giải thích cho thế hệ trẻ nhiều hiện tượng thiên nhiên và xã hội theo quan niệm dân gian.

Văn nghệ: Ngày tết, lễ trai gái thường hát đối đáp, chơi đàn tính 3 dây, đàn môi. Trống, chiêng được dùng phổ biến.

Chơi: Tết Nguyên đán nam nữ thường tập trung ở bãi rộng chơi ném còn, đánh quay, chơi đu thăng bằng. Tết tháng tám họ chơi đu dây. Trẻ em thích chơi ống phốc.


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Tú_Yên (21-04-2009)
Cũ 17-04-2009   #21
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
19.DÂN TỘC LA HA



Tên dân tộc: La Ha (Xá Khắc, Phlắc, Khlá).
Dân số: 5.686 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Sơn La, Lào Cai.


Phong tục tập quán:
Ở nhà sàn, có 2 cửa với 2 thang lên xuống tại hai đầu. Hôn nhân tự do. Chàng trai đến nhà cô gái dùng sáo, nhị, lời hát để tỏ tình. Sau lễ dạm hỏi, chàng trai phải ở rể từ 4-8 năm. Hết hạn đó mới tổ chức cưới, cô dâu về ở nhà chồng. Vợ đổi họ theo chồng.Người La Ha tin có nhiều ma: ma rừng, ma nước, ma sương, ma nhà,... Trong gia đình có bàn thờ ma nhà và chỉ thờ một ông bố. Lễ tạ ơn cha mẹ vào mùa hoa ban nở hàng năm. Người chết được chôn theo cả tiền và thóc.


Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Kadai.

Trang phục:
Người La Ha mặc giống người Thái Đen.


Kinh tế:
Sống bằng nghề làm rẫy theo lối du canh và hái lượm. Ngày nay nhiều bản đã làm ruộng, biết đắp bờ chống xói mòn nương, trồng bông nhưng không dệt vải.


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Tú_Yên (21-04-2009)
Cũ 18-04-2009   #22
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
20.DÂN TỘC BRÂU


Tên gọi khác : Brạo
Nhóm ngôn ngữ : Môn - Khmer
Dân số : 200 người.
Cư trú : Tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Đặc điểm kinh tế
Dân tộc Brâu đã bao đời du canh du cư. Người Brâu chủ yếu đốt rừng làm rẫy để trồng các loại lúa, ngôi, sắn, với công cụ sản xuất thô sơ như: rìu, rựa và chiếc gậy chọc lỗ tra hạt, năng suất cây trồng thấp.

Hôn nhân gia đình
Thanh niên nam nữ Brâu được tự do lấy vợ, lấy chồng. Nhà trai tổ chức hỏi vợ phải nộp lễ vật cho nhà gái, nhưng đám cưới thì tiến hành tại nhà gái, và chàng rể phải ở lại nhà vợ khoảng 2 đến 3 năm rồi mới được làm lễ đưa vợ về ở hẳn nhà mình.

Tục lệ ma chay
Theo phong tục người Brâu, người chết được đưa ra khỏi nhà, cho vào quan tài độc mộc và quàn tại một căn nhà riêng do dân làng dựng lên. Mọi người đến chia buồn, gõ chiêng cồng, mấy ngày sau mới mai táng. Những ché, gùi, dao, rìu... bỏ lại trong nhà mồ là số của cải gia đình cho người chết.

Văn hóa
Người Brâu ưa thích chơi cồng chiêng và các nhạc cụ cổ truyền. Chiêng cồng có các loại khác nhau. Đặc biệt có bộ chiêng tha (chỉ gồm hai chiếc) nhưng có thể trị giá từ 30 đến 50 con trâu. Các thiếu nữ thường chơi Krông pút là nhạc cụ gồm 5-7 ống lồ ô dài ngắn không đều nhau đem ghép với nhau, tạo âm thanh bằng đôi bàn tay vỗ vào nhau ngoài miệng ống. Khi ru con hoặc trong đám cưới... người Brâu có những điệu dân ca thích hợp. Những trò thả diều, đi cà kheo, đánh phết cũng là sinh hoạt vui chơi của thanh thiếu niên.


Người Brâu uống rượu cần

Nhà cửa
Nhà của người Brâu có những đặc điểm rất dễ nhận, ít thấy ở nhà những dân tộc khác.
Trước hết là người Brâu rất chú trọng làm đến việc làm đẹp cho ngôi nhà. Điều này được thể hiện ở các kiểu "sừng đầu đốc". Chỉ trong một làng nhỏ mà chúng tôi đã thấy bốn kiểu khác nhau. Chạy dọc theo sống nóc người ta còn dựng một dải trang trí không chỉ đẹp mà còn rất độc đáo.
Bộ khung nhà với vì kèo đơn giản, vách che nghiêng theo thế "thượng khách hạ thu".
Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt: vào nhà từ phía đầu hồi. Thang bắc lên một gian hồi để trống rồi mới vào nhà. Cách bố trí trên mặt sàn của gian hồi này cũng rất đặc biệt. Mặt sàn chia làm ba phần với các độ chênh khác nhau.
Trong nhà chia đôi theo chiều dọc, nửa về bên trái, một phần dành cho con gái, còn lại là nơi sinh hoạt của con trai về ban ngày vì đêm họ ra ngủ tại nhà rông. Còn nửa kia đặt bếp.

Trang phục
Tồn tại một loại hình trang phục đơn giản và có cá tính trong tạo hình và trang trí. Người Brâu có tục xăm mặt, xăm mình và cà răng. Phụ nữ đeo nhiều vòng trang sức ở tay chân và cổ.


+ Trang phục nam
Nam ở trần đóng khố. Đến tuổi 14, 15, 16 tuổi phải cưa bốn răng cửa hàm trên, và thường xăm mặt, xăm mình.




+ Trang phục nữ
Phụ nữ để tóc dài hoặc cắt ngắn. Xưa mình trần, mặc váy. Đó là loại váy hở, quấn quanh thân. Thân váy được xử lý mỹ thuật ở phần đầu váy và chân váy với lối đáp các miếng vải khác màu có các sọc đen ngang đơn giản chạy ngang thân váy. Mùa lạnh họ mang chiếc áo chui đầu, cộc tay, khoét cổ. Đây là loại áo ngắn thân thẳng, tổng thể áo có hình gần vuông. Thân áo phía mặt trước và sau được xử lý mỹ thuật cũng theo nguyên tắc như váy. Toa õn bộ thân trước màu sáng có đường viền đậm trên vãi và gấu áo; phía lưng áo được xử lý màu sáng có sọc ngang đơn giản nửa phía dưới áo. Người Rơ Măm không biết dệt, nhưng đây là bộ trang phục thấy ở họ với một phong cách tạo dáng (áo) khoét cổ (phía trước thấp hơn phía sau) đơn giản cũng như phong cách thẩm mỹ giản dị (áo và váy) ít gặp ở các dân tộc trong khu vực cũng như trong nhóm ngôn ngữ (đây cũng là lý do được chọn). Phụ nữ còn mang trên cổ một vài chuỗi hạt cườm ngũ sắc, hoặc vòng đồng, bạc cũng như vòng tay bằng các chất liệu trên.


Nhạc cụ gõ (bằng đồng) của người Brâu

Người Brâu ưa thích chơi cồng chiêng và các nhạc cụ cổ truyền. Chiêng cồng có các loại khác nhau. Đặc biệt có bộ chiêng tha chỉ gồm hai chiếc, nhưng có thể trị giá từ 30 đến 50 con trâu. Các thiếu nữ thường chơi Klong pút là nhạc cụ gồm 5-7 ống lồ ô dài ngắn không đều nhau đem ghép với nhau, tạo âm thanh bằng đôi bàn tay vỗ vào nhau ngoài miệng ống. Khi ru con hoặc trong đám cưới, người Brâu có những điệu dân ca thích hợp. Những trò thả diều, đi cà kheo, đánh phết cũng là sinh hoạt vui chơi của thanh thiếu niên.

Do cách làm ăn còn lạc hậu, do tập quán du canh du cư và do những nguyên nhân khác nữa nên dân tộc Brâu chậm phát triển. Đáng chú ý đây là một trong số tộc người có số dân ít nhất ở nước ta hiện nay, chỉ có khoảng trên dưới 200 người.


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Tú_Yên (21-04-2009)
Cũ 20-04-2009   #23
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
21.DÂN TỘC BRU - VÂN KIỀU



Nhóm ngôn ngữ : Môn - Khmer
Dân số : 40.000 người.
Cư trú : tập trung ở miền núi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Đặc điểm kinh tế
Người Bru-Vân Kiều sống chủ yếu nhờ làm rẫy và làm ruộng. Việc hái lượm săn bắn và đánh cá là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng. Đồng bào nuôi gia súc, gia cầm, trước hết cho các lễ cúng, rồi sau đó mới là cải thiện bữa ăn. Nghề thủ công chỉ có đan chiếu lá, gùi...

Hôn nhân gia đình
Con trai, con gái Bru-Vân Kiều được tự do yêu nhau và cha mẹ thường tôn trọng sự lựa chọn bạn đời của con. Trong lễ cưới của người Bru-Vân Kiều, bao giờ cũng có một thanh kiếm nhà trai trao cho nhà gái. Cô dâu khi về nhà chồng thường trải qua nhiều nghi lễ phức tạp: bắc bếp, rửa chân, ăn cơm chung với chồng... Trong họ hàng, ông cậu có quyền quyết định khá lớn đối với việc lấy vợ, lấy chồng cũng như khi làm nhà, cúng quải của các cháu.


Áo vỏ cây được một người dân tộc Vân Kiều tặng Bảo tàng Quảng Trị

Văn hóa
Người Bru-Vân Kiều yêu văn nghệ và có vốn văn nghệ cổ truyền quý báu. Nhạc cụ có nhiều loại: trống, thanh la, chiêng núm, kèn (amam, ta-riềm, Khơ-lúi, pi), đàn (achung, pơ-kua...). Đồng bào có nhiều làn điệu dân ca khác nhau: chà chấp là lối vừa hát vừa kể rất phổ biến; "sim" là hình thức hát đối với nam nữ. Ca dao, tục ngữ, truyện cổ các loại của đồng bào rất phong phú.


Nhà cửa
Người Bru-Vân Kiều ở nhà sàn nhỏ, phù hợp với quy mô gia đình thường gồm cha, mẹ và các con chưa lập gia đình riêng. Nếu ở gần bờ sông, suối, các nhà trong làng tập trung thành một khu trải dọc theo dòng chảy. Nếu ở chỗ bằng phẳng rộng rãi, các ngôi nhà trong làng xếp thành vòng tròn hay hình bầu dục, ở giữa là nhà công cộng. Ngày nay làng của đồng bào ở nhiều nơi đã có xu hướng ở nhà trệt.


Trang phục
Khố - Aáo - Váy. Với đặc điểm áo nữ xẻ ngực màu chàm đen và hàng kim loại bạc tròn đính ở mép cổ và hai bên nẹp áo. Váy trang trí theo các mảng lớn trong bố cục dải ngang.

+ Trang phục nam
Nam để tóc dài, búi tóc, ở trần, đóng khố. Trước đây thường lấy vỏ cây sui làm khố, áo.


+ Trang phục nữ
Gái chưa chồng búi tóc về bên trái, sau khi lấy chồng búi tóc trên đỉnh đầu. Trước đây phụ nữ ở trần, mặc váy. Váy trước đây không dài thường qua gối 20-25 cm. Có nhóm mặc áo chui đầu, không tay, cổ khoét hình tròn hoặc vuông. Có nhóm nữ đội khăn bằng vải quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi thả sau gáy, cổ đeo hạt cườm, mặc áo cánh xẻ ngực, dài tay màu chàm cổ và hai nẹp trước áo có đính các 'đồng tiền' bạc nhỏ màu sáng, nổi bật trên nền chàm đen tạo nên một cá tính về phong cách thẩm mỹ riêng trong diện mạo trang phục các dân tộc Việt Nam.


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Tú_Yên (21-04-2009)
Cũ 22-04-2009   #24
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
22.DÂN TỘC CO



Tên gọi khác: Cor, Col, Cùa, Trầu
Nhóm ngôn ngữ: Môn - Khmer
Dân số:22.600 người.
Cư trú: Cư trú chủ yếu ở huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi).


Đặc điểm kinh tế
Người Co làm rẫy là chính. Đồng bào trồng lúa, ngô, sắn và nhiều loại cây khác. Đặc biệt, cây quế Quảng là đặc sản truyền thống ở Trà My. Quế ở vùng người Co có chất lượng và năng suất cao được các địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới biết tiếng. Hàng năm quế đem lại nguồn thu đáng kể cho người Co.


Tổ chức cộng đồng
Từng làng của người Co có tên gọi riêng theo tên người trưởng làng hoặc tên sông, suối, tên đất, tên rừng.
Trong xã hội Co, các bô lão luôn được nể trọng. Ông già được suy tôn làm trưởng làng phải là người hiểu biết phong tục, giàu kinh nghiệm sản xuất và ứng xử xã hội, được dân làng tín nhiệm cao và thuộc dòng họ có công lập làng. Người Co xưa kia không có tên gọi của mỗi dòng họ, về sau đồng bào nhất loạt mang họ Đinh. Từ mấy chục năm nay, người Co lấy họ Hồ của Bác Hồ.

Hôn nhân gia đình
Thanh niên nam nữ Co được hiểu nhau trước khi kết hôn. Việc cưới xin đơn giản, không tốn kém nhiều. Sau lễ cưới, cô dâu về ở nhà chồng. Trước đây, hầu như người Co không lấy vợ, lấy chồng thuộc tộc người khác, nay dân tộc Co đã có những dâu, rể là người Kinh, Xơ-đăng, Hrê...


Hạnh phúc với đôi vợ chồng người Co, Quảng Nam.


Văn hóa
Người Co thích múa hát, thích chơi chiêng, cồng, trống. Các điệu dân ca phổ biến của đồng bào là Xru, Klu và Agiới. Các truyện cổ của người Co truyền miệng từ đời này sang đời khác luôn làm say lòng cả người kể và người nghe.


Những nghệ nhân người Cor

Nhà cửa
Trước kia vòng rào làng được dựng lên cao, dày, chắc chắn với cổng ra vào đóng mở theo qui định chặt chẽ, với hệ thống chông thò, cạm bẫy để phòng thủ... Tùy theo số dân mà làng có một hay vài một nhà ở, dài ngắn, rộng hẹp khác nhau. Thường nóc cũng là làng vì rất phổ biến hiện tượng làng chỉ có một nóc nhà. Nay vẫn thấy có nóc dài tới gần 100m.
Người Co ở nhà sàn. Dân làng góp sức làm chung ngôi nhà sau đó từng hộ được chia diện tích riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ngôi nhà có thể nối dài thêm cho những gia đình đến nhập cư sau. Dưới gầm sàn xếp củi, nhốt lợn, gà.

Hầu hết đồng bào đã và đang chuyển sang làm nhà đất. Không ít người ưu kiểu nhà "xuyên trĩnh" ở đồng bằng miền Trung.
Xưa kia, khi dân làng phát triển đông đúc mà việc nối nhà dài ngôi nhà thêm nữa không thuận tiện cũng không muốn chia làng mới thì họ kiến trúc kiểu "nhà kép", mở rộng theo chiều ngang. Như vậy là người Co đã đặt song song mặt hành mặt bằng sinh hoạt của hai dãy nhà, phần gưl của chúng ghép liền với nhau, tạo thành khoảng rộng dài ở giữa gồm gưl và truôk càn hai dãy tum ở đôi bên.

Trang phục
Người Co không dệt vải, vì vậy vải và đồ may mặc đều mua của nơi khác, phần lớn là mua của người Kinh và người Xơ-đăng. Theo sắc phục truyền thống, nam giới thường ở trần, đóng khố, nữ quấn váy, mặc áo cộc tay, yếm. Trời lạnh mỗi người khoác tấm vải dài, rộng. Đồng bào thích đeo vòng cổ, vòng tay, hoa tai bằng đồng hoặc bạc, nhưng thích nhất là bằng hạt cườm. Phụ nữ quấn nhiều vòng cườm các màu quanh eo lưng.


Cô gái Co


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Tú_Yên (23-04-2009)
Cũ 23-04-2009   #25
Ảnh thế thân của Tú_Yên
Tú_Yên
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 29-08-2007
Bài viết: 671
Điểm: 636
L$B: 536.639
Tú_Yên đang offline
 
Phi Tuyết à !
Tú_Yên xin topic nầy để đem vào Blog TY làm tư liệu, được không ?

http://my.opera.com/kimtuyentv/blog


Chữ ký của Tú_Yên

Tài sản của Tú_Yên
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Tú_Yên vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (24-04-2009), __Phi*Tuyết__ (23-04-2009)
Cũ 23-04-2009   #26
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Tú_Yên Xem bài viết
Phi Tuyết à !
Tú_Yên xin topic nầy để đem vào Blog TY làm tư liệu, được không ?

http://my.opera.com/kimtuyentv/blog
Việc PT tìm hiểu và post bài là để chia sẻ kiến thức cùng các huynh đệ TY cứ đem vào blog không sao cả. chúc vui


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Tú_Yên (24-04-2009)
Cũ 24-04-2009   #27
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.443
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
23. DÂN TỘC CHỨT



Tên gọi khác
Rục, Sách, A rem, Mày, Mã liềng, Tu vang, Pa leng, Xe lang, Tơ hung, Cha cú, Tắc cực, U mo, Xá lá vàng

Nhóm ngôn ngữ
Việt - M­ường

Dân số
2.400 người.

Cư­ trú
Phần đông cư­ trú ở huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình).

Đặc điểm kinh tế
Nguồn sống chính của nhóm Sách là làm ruộng, còn nhóm Rục và A rem là làm rẫy. Ngoài ra người Chứt còn hái l­ượm, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi. Nghề mộc và đan lát là phổ biến. Đồ dùng bằng kim loại và vải vóc, y phục phải mua hoặc trao đổi. Người Chứt không trồng bông dệt vải.


Kiểm tra Nỏ trước khi lên rẫy

Tổ chức cộng đồng
Ngày nay người Chứt thư­ờng nhận mình là họ Cao, họ Đinh... Mỗi dòng họ đều có người tộc trư­ởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Trong làng, tộc trư­ởng nào có uy tín lớn hơn thì đư­ợc suy tôn làm tr­ưởng làng.

Hôn nhân gia đình
Quan hệ vợ chồng của người Chứt bền vững, hiếm xảy ra bất hòa.

Tục lệ ma chay
Việc ma chay của người Chứt đơn giản, nhóm Sách có tiếp thu ảnh hư­ởng của người Kinh. Theo nếp chung, tang gia tổ chức cúng bái 2-3 ngày, rồi đ­ưa người chết đi chôn. Mộ đ­ược đắp thành nấm đất, không có nhà mồ bên trên. Sau 3 ngày, tộc tr­ưởng làm lễ gọi hồn cho người chết về ngụ tại bàn thờ tổ tiên ở nhà tộc tr­ưởng, từ đó người thân không lai vãng chăm sóc mộ nữa.

Văn hóa
Kho tàng văn nghệ dân gian của người Chứt khá phong phú. Làn điệu dân ca Kà-t­ưm, Kà-lềnh đ­ược nhiều người ­ưa thích. Vốn truyện cổ dồi dào gồm nhiều đề tài khác nhau. Nhạc cụ có khèn bè, đàn ống lồ ô loại cho nam và loại cho nữ, sáo 6 lỗ...


Lễ cúng cơm

Nhà cửa
Hầu hết đã định canh định cư­, nh­ưng các làng người Chứt thư­ờng tản mạn. Nhà cửa không bền vững.


Nguồn sống chính của nhóm Sách là làm ruộng, còn nhóm Rục và A-rem là làm rẫy. Ngoài ra người Chứt còn hái lượm, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi. Nghề mộc và đan lát là phổ biến. Đồ dùng bằng kim loại và vải vóc, y phục phải mua hoặc trao đổi. Người Chứt không trồng bông và dệt vải.


Đánh cá dưới suối

Hầu hết người Chứt đã định canh định cư, nhưng các làng thường tản mạn. Nhà cửa không bền vững. Ngày nay người Chứt thường nhận mình là họ Cao, họ Đinh... Mỗi dòng họ đều có người tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Trong làng, tộc trưởng nào có uy tín lớn hơn thì được suy tôn làm trưởng làng. Người Chứt ăn cơm đồ cách thuỷ, thức ăn thông thường là rau rừng thái nhỏ nấu với ốc, cá suối. Trước kia, bọt cây báng và thịt khỉ là thức ăn quan trọng của nhóm Rục.

Quan hệ vợ chồng của người Chứt bền vững, hiếm xảy ra bất hoà. Việc ma chay đơn giản, nhóm Sách có tiếp thu ảnh hưởng của người Kinh. Theo nếp chung, tang gia tổ chức cúng bái 2-3 ngày, rồi đưa người chết đi chôn. Mồ được đắp thành nấm đất, không có nhà mồ bên trên. Sau 3 ngày, tộc trưởng làm lễ gọi hồn cho người chết về ngụ tại bàn thờ tổ tiên ở nhà tộc trưởng, từ đó người thân không lai vãng chăm sóc mộ nữa. Người Chứt thờ cúng tổ tiên. Đồng bào tin có ma rừng, ma suối, ma không trung. Thần nông bảo vệ mùa màng là vị thần cao nhất.


Đinh Thị Hoa Mơ (Chứt) trong cuôc thi hoa hậu các dân tộc

Kho tàng văn nghệ dân gian của người Chứt khá phong phú. Làn điệu dân ca Kà-Tưm, Kà-lềnh được nhiều người ưa thích. Vốn truyện cổ dồi dào gồm nhiều đề tài khác nhau. Nhạc cụ có khèn bè, đàn ống lồ ô loại cho nam và loại cho nữ, sáo 6 lỗ..

Xin giới thiệu 1 câu chuyện kể về người Chứt

Kỳ bí người Chứt : Người Chứt chung thủy


Người Chứt sống chung thủy, chưa một người nào bỏ vợ, bỏ chồng và tuyệt nhiên không có chuyện ngoại tình.
Tình yêu và lòng thủy chung son sắt của người Chứt không biết có từ khi nào, gắn với sự tích gì nhưng già làng Hồ Kính nói rằng người Chứt sống thủy chung từ lúc còn ở trong hang đá. Quan hệ hôn nhân của họ là một vợ một chồng. Người nào vượt qua điều ấy được cho là kẻ phản bội, không chỉ đối với người yêu mà còn là sự phản bội lại bản làng. Bà Hồ Thị Nam, Bí thư Chi bộ bản Rào Tre, cho biết với người Chứt thì nữ mười ba tuổi, nam mười lăm tuổi trở lên có quyền tìm hiểu, yêu đương mà không bị ràng buộc điều gì khác. Đôi lứa tìm hiểu nhau một thời gian đến khi bà con dân bản chấp nhận thì họ trở thành vợ chồng.

Bó củi tình yêu

Trong câu chuyện tình yêu của người Chứt thì bó củi là một vật linh thiêng và hết sức quan trọng. Bó củi được coi như lời tỏ tình của người con trai với người con gái. Đôi khi nó cũng thay cho lời dạm hỏi của gia đình nhà trai với gia đình cô dâu. “Trước khi đi tìm hiểu một cô gái nào đó, người con trai đưa một bó củi đến nhà mẹ cô gái ấy. Bó củi thường được các chàng trai lặng lẽ đến đặt tại cửa nhà người con gái giữa đêm khuya thanh vắng. Người con trai cố giữ bí mật, không cho các chàng trai khác trong bản biết. Nếu gia đình bên gái nhất trí thì đun bó củi đó, nếu không nhất trí thì gia đình gái vứt bó củi ra khỏi nhà nhưng khi vứt tuyệt đối không để người con trai đó thấy” - bà Nam chia sẻ.

Theo phong tục, sau lễ cưới, vợ chồng ăn ở tại nhà gái năm ngày đêm. Sau đó, về nhà trai ăn ở ba ngày đêm. Khi hết hạn quy định, vợ chồng quỳ lạy cha mẹ chồng, được cha mẹ cho phép mới được quyền tự do đi lại. Những cặp vợ chồng khó khăn về vật chất được ở chung với gia đình chồng. Các cặp vợ chồng khi tách hộ thường tổ chức đắp nền bếp với sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong gia đình. Họ quan niệm nếu không tham gia sẽ xảy ra ốm đau. Điều đặc biệt là khách lạ không được vào buồng ngủ của vợ chồng chủ nhà, kể cả bố mẹ vợ và bố mẹ chồng.

Ông Đinh Xuân Kiên, Chủ tịch UBND xã Hương Liên, cho biết quan hệ hôn nhân và gia đình của người Chứt hoàn toàn dựa vào cơ sở tình yêu và sự thủy chung, gắn bó. Hiện tại, các hình thức cưới hỏi được đơn giản hóa, hiện tượng thách cưới không còn.

Những mối tình xa xứ

Ở bản Rào Tre, hôn nhân nội tộc đang là phổ biến. Tuy nhiên, luật tục cấm kỵ việc người trong dòng họ kết hôn với nhau trong vòng ba đời về phía cha, hai đời về phía mẹ. Đến đời thứ bốn thì không phân biệt bên nội hay bên ngoại được quan hệ hôn nhân với nhau.

Do người Chứt có số lượng dân cư ít nên đến tuổi trưởng thành, để lấy được vợ, người Chứt phải lặn lội băng rừng qua bên bản Chuối, bản Kè của tỉnh Quảng Bình. Già làng Hồ Kính kể: “Có thằng đi mấy năm mới dẫn được vợ về nhà. Hiện bản mình có gần mười cặp vợ chồng như thế. Họ sống thủy chung và ai cũng hãnh diện về những mối tình xa xứ của mình”.

Đôi vợ chồng Hồ A Bình, Hồ Thị Bung là một ví dụ. Cưới nhau hơn 20 năm, sinh được ba mặt con nhưng vợ chồng vẫn chăm sóc nhau như ngày mới yêu. Hàng xóm kể họ chưa bao nghe vợ chồng họ to tiếng hoặc cãi vã với nhau.

“Năm nay mình 18 tuổi rồi, sắp tới mình cũng sang bản Chuối tìm vợ thôi” - Hồ Sang, một thanh niên bản Rào Tre, hồ hởi nói.

Hồ Nam cũng đến với người bạn đời mình bằng tấm lòng thủy chung và tình yêu trong sáng. “Trong một lần đi rẫy, lạc vào bản Kè, mình gặp cô ấy. Do đường sá xa xôi nên mình phải ở lại bên bản ấy mấy ngày. Trong bụng thích cô ấy nhưng mình không dám tỏ tình. Rồi một buổi tối, mình quyết định đem bó củi đến đặt ở cửa nhà. May mắn bó củi được nhà cô ấy đun nên mình đã lấy được vợ” - Hồ Nam kể.

“Dù không có con nhưng mình yêu vợ trọn đời”

Trọn nghĩa vợ chồng

Niềm tự hào lớn nhất của người Chứt theo già làng Hồ Kính là quan hệ hôn nhân một vợ một chồng. Họ coi trọng tình yêu, sự chung thủy trọn đời. Tình yêu đến với một người là điểm thăng hoa trong cuộc đời. Đó là sự ban ơn của đất trời cho con người nên phải nắm giữ. “Ở cái bản này, từ xưa đến nay không có cặp vợ chồng nào bỏ nhau. Nếu trong gia đình có chuyện gì mà vợ chồng cãi vã thì sẽ được bà con lối xóm hòa giải ngay. Còn ngoại tình thì tuyệt nhiên không có” - già làng Hồ Kính tự hào nói.

Chúng tôi đến thăm nhà Hồ Việt khi trời chập choạng tối. Căn nhà khang trang nhưng lạnh lẽo. Khi vợ Hồ Việt trên gường bệnh nhổm người dậy đón khách thì cũng vừa lúc anh từ rừng trở về, mang trên tay xâu cá tươi. Hồ Việt nghẹn ngào kể: “Mình lấy vợ đã gần 20 năm rồi nhưng không có em bé. Cứ mỗi mùa rẫy đi qua, mình lại hy vọng có được đứa con nhưng trời chả cho. Vợ mình mắc chứng vô sinh. Kể từ ngày biết chuyện này, cô ấy buồn đau nên thường đổ bệnh”.

Hồ Việt và vợ cũng nên duyên từ “mối tình xa xứ” ở tận Quảng Bình. “Vợ mình ốm mấy ngày rồi. Mấy hôm nay, ngày nào mình cũng xuống suối kiếm con cá tươi nấu cháo bồi dưỡng. Dù khó khăn đến mấy nhưng mình cũng cố gắng không để cô ấy buồn. Còn chuyện lấy vợ khác thì mình không bao giờ chịu đâu. Mình thề sống trọn đời với vợ rồi” - Hồ Việt nói trong tiếng khóc.

Người Chứt chỉ lấy vợ hay chồng khác khi một trong hai người chết nhưng trường hợp này rất hiếm. Hồ Pốp cũng được xem là một người đàn ông sống trọn nghĩa tình. Vợ chết đã gần 10 năm nay nhưng ông vẫn một mình nuôi ba con nhỏ ăn học. Hỏi vì sao không lấy vợ hai thì Hồ Pốp ngoảnh mặt cười: “Nghĩa vợ chồng làm sao bỏ được”.


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (24-04-2009), Tú_Yên (24-04-2009)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 08:03
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11705 seconds with 15 queries