Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-07-2009   #37
Ảnh thế thân của thủy tâm
thủy tâm
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Gia nhập: 15-06-2009
Bài viết: 2.126
Điểm: 1000
L$B: 42.879
Tâm trạng:
thủy tâm đang offline
 
Quê tôi tên gọi Long An
Đầu nguồn dòng chảy đồng bằng cửu long
Mây trời sông nước mênh mông
Nhấp vài xị đế cho lòng thảnh thơi

Hihi, thấy quê ai cũng có đặc sản quá trời, quê mình có gì nhỉ. Thui kể ra vài thứ bình dị cho nghe chơi, không phải là đặc sản gì, nhưng chỉ ở quê mình mới thấy là nó ngon nhất:
Một là rượu đế gò đen
Hai là lúa nếp nàng thơm chợ đào
Còn ba với bốn là chi
Dưa hấu ruột đỏ, thanh long đuôi dài
Đơn sơ vài thứ thui, chứ kể nữa hok bit sao cho hết àh nha


Chữ ký của thủy tâm
"Chợt một ngày ta không còn biết khóc
Lệ chẳng rơi trên những phím dương cầm
Một ngày ta chẳng còn là ta nữa
Gom lá một thời thả rớt cả trời xuân"

Tài sản của thủy tâm
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến thủy tâm vì bài viết hữu ích này:
Fuu_np (03-07-2009)
Cũ 03-07-2009   #38
Ảnh thế thân của muaban1001
muaban1001
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 19-06-2009
Bài viết: 11
Điểm: 1
L$B: 1.197
muaban1001 đang offline
 
Phở cuốn Hà Nội cũng tuyệt vời lắm ta.

Cũng với những nguyên liệu như thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng bánh phở không phải chan với nước dùng mà được cắt thành từng miếng vuông và cuốn lại như nem.
Tui đinh cho Image vào, nhưng không được.. Mọi người thông cảm nhé!


Chữ ký của muaban1001

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-07-2009   #39
Ảnh thế thân của Hoài cổ
Hoài cổ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 21-06-2009
Bài viết: 59
Điểm: 48
L$B: 6.437
Hoài cổ đang offline
 
Từ xa xưa, Bạc Liêu nổi tiếng với hương vị ngọt lừ của những trái nhãn. Đến đây, bạn còn được đắm mình trong bóng mát và hương nhãn thoảng thơm tỏa ra từ những thân cây cổ thụ đã sống hàng trăm năm qua.

Là xứ biển, nên đến Bạc Liêu, bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản của đại dương: lẩu cá khoai, cháo cá khoai; nghêu, sò, ốc, hến, sam, nhưng ngon nhất là sò huyết, cua gạch son luộc chấm muối tiêu chanh; ốc lác luộc chấm cơm mẻ sả ớt hay nước mắm gừng; ốc len hầm sả, hầm dừa; cua đá, hàu tái chanh mù tạt... Cách đây chừng chục năm, Bạc Liêu (và Cà Mau) còn đã làm “nóng” thị trường ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long với loại cây hoang dã là bồn bồn khi được chế biến thành một vài món ăn lạ mà ngon miệng, đáp ứng khẩu vị của những người “sành ăn”... Chính vì vậy mà ẩm thực Bạc Liêu có tính đặc thù riêng biệt: dân dã, mộc mạc, đã thưởng thức một lần, khó lòng quên. Nhưng có một món mà đến Bạc Liêu bạn không thể không thưởng thức đó là bún bò cay.

Nằm trên tuyến đường hướng ra biển Bạc Liêu, quán bún bò cay của chị Minh Nguyệt sáng nào cũng đông khách. Ngồi vào bàn, chẳng mấy chốc, bạn đã có một tô bún bốc hơi nghi ngút. Lẫn trong cái nền màu vàng sẫm bắt mắt của tô bún là những sợi bún trắng tinh cùng bốn cục thịt bò nằm phủ mặt. Cạnh bên đó là một dĩa quế tươi xanh, cùng một dĩa muối hột đâm ớt đỏ thích mắt có kèm một lát chanh. Vắt chanh vào tô bún, lặt rau quế (vừa phải, nhiều hoặc ít quá sẽ làm mất hương vị tô bún) cho vào, dùng đũa trộn đều, gắp một đũa cho vào miệng. Ái chà, cay. Cay quá là cay! Mỗi tô bún có bốn cục thịt bò, mỗi cục vuông vức chừng ba ngón tay. Gắp một cục thịt chấm muối ớt cho vào miệng, hoặc nạc hoặc nạm hoặc gàu, gân, thứ nào cũng cho bạn hương vị đặc trưng ngon của thứ ấy. Ăn xong, bạn sẽ thỏa mãn trong vị cay đến chảy nước mắt, đến cái giòn, dai, bùi béo của thịt bò và vị chua kích thích dịch vị của chanh. Nhưng “đã đời” nhất là sau một đêm say, ăn xong tô bún, vị cay và sức nóng của nó làm các lỗ chân lông toát đầy mồ hôi, sảng khoái cả người. Chính vì cái hương vị và “công dụng” đặc biệt ấy mà bún bò cay ngày càng thu hút thêm khách.

Phải nói bún bò cay là đặc sản có một không hai, chẳng những của Bạc Liêu, mà có thể là của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dù vậy, có lẽ bún bò cay được chế biến chẳng lấy gì làm công phu, cầu kỳ. Chỉ là thịt bò nấu với sa tế mà thôi, nhưng bún bò cay ngon nhờ không dùng nhiều mỡ và đặc biệt được pha chế theo một công thức bí truyền (không bán cho bất kỳ người nào, dù có nhiều lời đề nghị). Công thức này có từ đời cha chị chủ quán vốn là đầu bếp của tỉnh trưởng Bạc Liêu (chế độ cũ) và người chú vốn là đầu bếp của thủ tướng chế độ Sài Gòn Trần Thiện Khiêm. Thời đó, bún bò cay chỉ được thực hiện phục vụ các ông này nhằm giúp “giải nghể” sau một đêm say rượu. Năm 1975 người cha mới truyền nghề lại cho chị Minh Nguyệt để mở quán mưu sinh. “Hữu xạ tự nhiên hương”, nên dù thay đổi địa điểm đến 10 lần trong 30 năm qua, mà quán (không bảng hiệu) vẫn cứ đông khách. Vì thế, đến Bạc Liêu mà không ăn bún bò cay là xem như chưa “biết” Bạc Liêu vậy!
(ST)


Chữ ký của Hoài cổ
Thiên - Địa - Nhân bất dung

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Hoài cổ vì bài viết hữu ích này:
Fuu_np (03-07-2009)
Cũ 08-07-2009   #40
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.317
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Phở chua Cao Bằng



Phở chua Cao Bằng ngon vì độ dẻo của bánh, vị bùi của gan hoà với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay. Món phở ăn kèm rau thơm, rưới nước sốt chua ngọt rất hấp dẫn.


Phở chua Cao Bằng góp thêm phần hấp dẫn cho nét văn hóa ẩm thực của xứ sở miền sơn cước. Là món ăn nguội, phở chua được ưa chuộng vào mùa thu và mùa hè. Trước đây, món này được dùng trong những đám cỗ. Giờ đây, món này được nhiều người chọn điểm tâm.

Bánh phở thơm, dai, khó lẫn với những địa phương khác vì được làm bằng gạo Cao Bằng ngọt dẻo. Bánh phở được, dàn đều trong bát, phủ lên những lát gan, lạp xườn rán cháy cạnh, vài lát thịt ba chỉ, dạ dày lợn đã được rán vàng cùng những thịt vịt quay vàng rộm, điểm vài ngọn rau thơm, chút lạc rang đập dập, miến và khoai cũng được thái chỉ chao giòn. Sau đó, rưới lên trên một chút nước sốt chế từ nước lấy từ trong bụng con vịt quay pha với một chút dấm, tỏi, đường và bột báng.

Gan lợn dùng cho phở chua thái mỏng, rán sém mặt thì vừa. Dạ dày lợn, trước khi rán nên luộc qua để vẫn chín mà không quắt. Thịt ba chỉ, rán giòn bì, mầu vàng sậm mới đẹp mắt. Vịt quay Thất Khê, Cao Bằng cũng đã là một đặc sản hấp dẫn rồi.

Khi ăn, trộn đều bát phở, thêm chút mác mật ngâm măng ớt. Phở ăn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, bùi bùi của lạc và khoai, thơm của mác mật.

Một số thực khách khi dùng món phở chua thường nhấm nháp cùng chén rượu Tắp Ná huyện Thông Nông hoặc rượu Lẩu Pảng huyện Hà Quảng. Rượu Lẩu Pảng được trưng cất từ bột cây báng lâu năm trên núi đá, men làm từ quả trầm hương, ủ bột xuống đất gần một tháng, đợi tiết trời vào thu có nhiều sương thì đem phơi rồi mới đem chưng cất. Ðây là thứ rượu thuốc quý, bồi dưỡng sức khỏe và phòng chữa được nhiều bệnh.

(Theo Nhân Dân)


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-07-2009   #41
Ảnh thế thân của maudonvuong_ph
maudonvuong_ph
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
*** Thái Tử Phi ***
Gia nhập: 25-12-2007
Bài viết: 621
Điểm: 86
L$B: 5.317
Tâm trạng:
maudonvuong_ph đang offline
 
Nhìn mãi mà không thấy ai cùng quê với mình. Buồn!

Quê mình cũng không cód đặc sản gì cả nhưng người ta thường nói "dân thanh hóa ăn rau má, phá đường tàu" vậy chắc đặc sản quê mình là rau má rùi. hì.
Rau má có thể ăn sống. Xay lấy nước để uống. giải nhiệt
http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/vh033.htm
hihi. Nhắc đến xứ Thanh thì người ta sẽ nghĩ ngay đến bánh gai tứ trụ và nem chua Thanh Hóa
Về nem chua Thanh Hóa
http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/.../10723273/239/
Còn bánh gai tứ trụ
http://www.samson.vn/modules.php?fil...e=News&sid=161


Chữ ký của maudonvuong_ph
Trích dẫn:
đi qua những ngọn đèn đường để gặp những khoảng tối đầy trong mắt
cười không còn nhiều và khóc cũng ít đi…

Tài sản của maudonvuong_ph
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-07-2009   #42
Ảnh thế thân của LSB_Tuyết Phong
LSB_Tuyết Phong
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 25-07-2008
Bài viết: 845
Điểm: 128
L$B: 6.450
Tâm trạng:
LSB_Tuyết Phong đang offline
 
Rượu bầu đá! Đặc sản không nhỉ?

Hic...ực ực...ót....

P/S.

Rượu bầu đá hay còn gọi là rượu "bàu đá", có nồng độ rượu khá cao, là một trong những đặc sản rượu đế của tỉnh Bình Định. Do được chế biến từ một làng nhỏ mang tên Bàu Đá ở tỉnh Bình Định, mà có tên ấy. Tuy nhiên trải qua thời gian dài, mọi người cứ gọi nhầm thành ra về sau, chúng ta biết đến loại rượu này như "Bầu Đá".

+ Quy trình trưng cất:

Trích dẫn:
Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu. cộng với kinh nghiệm gia truyền.

Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 2,5 - 3 lít rượu) phải mất 6 tiếng đồng hồ. Dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua.

(wikipedia)
Lưu ý thêm, rượu bầu đá là chân phẩm nhất nhì trong tỉnh Bình Định đối với những tửu nhân như ttk.

Rượu uống vào không gây khó chịu, chóng mặt + nhức đầu. Hoàn toàn được nấu bằng gạo lứt thơm ngon với phương pháp nấu rượu gia truyền. Rượu có màu trắng trong, hương thơm thoang thoảng. Uống vào có vị thơm nồng nhưng không gay gắt.

Dạo sau này, có rất nhiều loại Bầu Đá bị giả mạo (hoặc nói cho đúng là sản phẩm ăn theo). Những loại này gần như là đủ mùi đủ vị, như nếp hương, nhân sâm, nhung, tắc kề, .. với nhiều loại kiểu dáng + màu sắc khác nhau.

Vì vậy, đối với những anh hào hiệp nữ muốn uống rượu bầu đó, nên cẩn thận xem rõ hàng thực hư. Đệ nhị danh tửu do nhà thơ Tản Đà phong không phải chỉ là hư danh, vì vậy đừng mua lầm hàng ngoại lai mà cứ tưởng là hàng thật mà cất lời chê khen hàng nguyên thủy nhé!

Chúc vui. Thân!


Chữ ký của LSB_Tuyết Phong
Sống cô độc trong đời trần trụi
Biết bao giờ mới thấy tương lai
Lang thang mãi bước chân lầm lũi
Ôi thế nhân! Trắc trở còn dài...!


Chỉnh sửa lần cuối bởi tiểu tử khờ: 12-07-2009 lúc 04:09. Lý do: Theo ý TP, ttk mạn phép bổ sung thêm ..
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 11-08-2009   #43
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.317
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Phở khô Gia Lai - Phở Hai Tô

Phở khô Gia Lai dùng thịt bò trần và nạc heo băm nhỏ. Phở ăn kèm tương và sa tế rất hợp vị. Người Gia Lai xem món phở khô như một phần không thể thiếu trong nét văn hóa ẩm thực của nơi này.



Phở khô là sự kết hợp của hai nguyên liệu: thịt heo và bò trong cùng một món ăn. Để có nước lèo trong, ngọt, người ta nấu xương heo và bò trong nồi nước lèo và phải giữ lửa liu riu khoảng 5-7 giờ để ninh xương thì nước lèo mới ngọt đậm, và phải canh hớt bọt liên tục.

Thịt của phở khô là thịt bò non hoặc thịt bê. Thịt được thái mỏng, trụng thật nhanh qua nước lèo rồi cho vào chén nước, đây là phần nước dùng của phở. Còn thịt nạc heo băm nhuyễn được cho vào tô trên mặt của bánh phở đã trụng cùng với hành phi. Rau ăn chung với phở khô là xà lách, cần và rau quế.

Tô phở khô được dọn lên, ngoài chén nước dùng, các loại rau, còn một gia vị không thể thiếu là tương xay và sa tế. Tương có vị vừa mặn nhưng vẫn có chút ngòn ngọt của đậu được lên men. Cho tương vào tô, trộn đều với bánh phở, thêm tí sa tế để thêm vị thơm, cay. Vị ngọt của miếng thịt bò non mềm cùng vị ngọt của nước dùng cứ hòa lẫn, càng làm cho món ăn trở nên hoàn thiện. Hương vị của phở khô khác hẳn với phở xào, áp chảo, còn nước dùng của nó khác với món phở Bắc truyền thống. Ở thành phố, được thưởng thức một món đặc sản của vùng Tây Nguyên cũng thú vị.


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Dương Nghiệp vì bài viết hữu ích này:
dohieutq (17-09-2011)
Cũ 23-12-2009   #44
Ảnh thế thân của pt1506
pt1506
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 23-12-2009
Bài viết: 9
Điểm: 4
L$B: 1.398
pt1506 đang offline
 
Thumbs down Bánh đậu xanh - Hải Dương

Bánh đậu xanh là một loại đồ ngọt làm từ bột đậu xanh quyết nhuyễn với đường và dầu thực vật hay mỡ động vật, thường là mỡ heo. Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói giấy bạc thành hộp nhỏ hay gói giấy thấm mỡ thành từng thỏi. Bánh thường được dùng khi uống trà tàu hay chè xanh. Địa phương làm bánh đậu xanh nổi tiếng là Hải Dương.

Nguyên liệu để chế biến bánh gồm: Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Tất cả đều phải được chọn lọc và được chế biến tinh khiết. Bốn nguyên liệu trên pha trộn với nhau theo một tỉ lệ hợp lý, vượt tỉ lệ đó bánh sẽ kém chất lượng. Giấy gói bánh, mầu sắc của nhãn, phải được xem xét cẩn thận để bánh giữ được lâu và tôn vẻ đẹp của bánh. Bánh từ lâu đã được đóng theo một cách ổn định riêng: 10 khẩu mỏng xếp 5 hàng (8,5 x 3,2 x1,1cm) nặng 45 gam, gần đây đã có những cải tiến, nhưng quy cách của khẩu không thay đổi.

Bánh đậu xanh Hải Dương ra đời vào đầu thế kỷ 20. Hiện nay, thành phố Hải Dương có trên 50 nhà hàng bánh đậu xanh, trong đó có những nhãn hiệu nổi tiếng như: Bảo Hiên, Nguyên Hương, Bảo Long, Bá Tiến, Hoà An, Minh Ngọc, Quê Hương, rồng vàng... Dọc các phố lớn trong thành phố và nhất là dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Thành phần của bánh đến nay chưa có gì thay đổi, nhưng công cụ sản xuất, vệ sinh công nghiệp, bao nhãn và phương pháp quảng cáo đã đạt trình độ cao. Nếu bánh làm tốt, có thể sử dụng được trên 100 ngày.

Ngày xuân ngồi bên tách trà nóng , thưởng thức một khẩu bánh đậu xanh. Hương vị ngọt ngào của bánh kết hợp cùng vị chát của trà mới thấy cuộc sống này bình dị biết bao. Chiếc bánh đậu xanh nhỏ bé, giản dị nhưng đã mang tiếng thơm của tỉnh Đông đến muôn nơi và mang về cho quê hương một nguồn thu không nhỏ. Hiện nay đã có một số nhà hàng doanh thu trên 10 tỷ một năm.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến pt1506 vì bài viết hữu ích này:
dohieutq (17-09-2011)
Cũ 18-02-2011   #45
Ảnh thế thân của sutivnn
sutivnn
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 18-02-2011
Bài viết: 2
Điểm: 1
L$B: 945
sutivnn đang offline
 
Nhãn lồng Hưng Yên

Từ lâu, nhãn lồng đã được biết đến như một sản vật nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên. Hơn thế, nó đã trở thành một "thương hiệu" độc quyền mang nét đặc trưng, là hơi thở và niềm tự hào của đất và người nơi đây.

Đến Hưng Yên vào mùa nhãn, đi trên đường bạn cũng có thể chạm tay vào những chùm nhãn bóng mịn, nặng trĩu. Hưng Yên như một vương quốc nhãn lồng với hàng ngàn cây trĩu quả đang vào mùa chín rộ. Gắn bó với người dân Hưng Yên từ bao đời, cây nhãn không chỉ giúp người dân xóa đói giảm nghèo, mà còn khẳng định được tên tuổi và thương hiệu của mình trong danh sách những đặc sản nổi tiếng của Việt Nam.



Nhãn ra hoa đúng vào mùa xuân, những ngày có cả mưa và lạnh. Trồng mấy cây nhãn quanh nhà, bóng xum xuê và hương thơm tỏa nhẹ thơm mát làm ngây ngất lòng người. Mùa quả chín vào tháng sáu âm lịch. Những cây nhãn chín rộ nhuộm vàng một góc trời. Đến chính vụ, những dòng người đều tấp nập đổ về mua nhãn đông đúc, chật kín. Nhãn được mang ra bày bán khắp hai bên đường. Từng chùm nhãn căng mọng, hương thơm nhẹ dịu như mời gọi các du khách thưởng thức.

Tuy ngày nay có rất nhiều nơi trồng được nhãn, trong đó có những địa phương có cùng điều kiện khí hậu, cùng chất đất nhưng chỉ có nhãn lồng Hưng Yên mới có được hương vị thơm ngon nổi tiếng mà không địa phương nào có được. Có lẽ Hưng Yên may mắn hơn cả vì giá trị và hương vị ngọt ngào hiếm có của những cây nhãn nơi đây đã trở thành quà tặng mà thiên nhiên ban tặng riêng cho mảnh đất này.



Từng trái nhãn, vị nhãn đều đậm đà một hương vị khó quên. Nhãn lồng Hưng Yên quả to tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước. Bóc một lớp vỏ mỏng láng, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà. Đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai. Bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy. Mùi hương cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, tinh khiết, dịu mát.

Nhãn lồng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là một nét đẹp trong văn hóa người Hưng Yên. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của thiên tai, hương vị của nhãn lồng Hưng Yên vẫn không bị mất đi mà mặc nhiên trở thành "thương hiệu" độc quyền mang nét đặc trưng của vùng quê ấy.


Chữ ký của sutivnn
Cong ty noi that 190 va cong ty noi that fami deu ban hang Ban ghe fami

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sutivnn vì bài viết hữu ích này:
dohieutq (17-09-2011), Dương Nghiệp (19-02-2011)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 19:47
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07861 seconds with 15 queries