Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 08-09-2008   #28
Ảnh thế thân của NamVuongThanhChu
NamVuongThanhChu
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-03-2008
Bài viết: 908
Điểm: 115
L$B: 13.658
Tâm trạng:
NamVuongThanhChu đang offline
 
Nói là thịt chuột nhưng lại post ảnh Tôm thì phải
Thịt chuột mình ăn rồi nhưng chế biến theo cách HTB nói thì mình chưa được thưởng thức, Đặc sản thịt chuột đồng quê mình:
Vì làng mình gần con sông Luộc nên phù sa bồi đắp rất nhiều, bãi quê mình chuyên trồng Ngô, Ngô tốt nên chuột cứ gọi là béo mập. Thỉnh thoảng về quê lại mấy thằng rủ nhau đi bắt chuột.
Về đập chết rồi vặt sạch lông, thui cho hơi vàng lên.
Sau đó cắt bỏ đầu, đuôi, bàn chân, lòng.
Tiếp theo chế biến như làm giả cầy
Tối đến tập trung uống rượu phê tít


Chữ ký của NamVuongThanhChu
Chữ ký không có giá trị

Tài sản của NamVuongThanhChu
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến NamVuongThanhChu vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (09-04-2009), __Phi*Tuyết__ (09-04-2009)
Cũ 08-09-2008   #29
Ảnh thế thân của hiep_khach_lyhuong
hiep_khach_lyhuong
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 17-07-2008
Bài viết: 1.044
Điểm: 87
L$B: 14.046
Tâm trạng:
hiep_khach_lyhuong đang offline
 
quê tớ ở Huế nên có rất nhiều đặc sản, ko cần nhiều tiền bạn đã có thể chọn cho mình 1 vài món ăn thật tuyệt như: cơm Âm Phủ, cơm hến,mẽ xững, bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc,bún bò, tôm chua,....và vô vàng những món chè đặc biệt....mình khoái nhất là món tôm chua.....nghĩ đêé là thèm roài nè....đi ăn cái đã...măm măm....ngon tuyệt


Chữ ký của hiep_khach_lyhuong
EM LÀ AI

Tài sản của hiep_khach_lyhuong
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến hiep_khach_lyhuong vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (09-04-2009), __Phi*Tuyết__ (09-04-2009)
Cũ 22-09-2008   #30
Ảnh thế thân của thienthubinh
thienthubinh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 20-09-2008
Bài viết: 3
Điểm: 1
L$B: 994
thienthubinh đang offline
 
Đặc sản quê Bình là nhút, tương. Đến nỗi người ta lưu truyền câu nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn

Nhút Thanh Chương

Ở xứ Nghệ có nhiều nơi làm nhút, nhưng nơi làm nhút phổ biến và ngon hơn cả là ở huyện Thanh Chương.

Nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ lâu đời, là thức ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình. Vật liệu để làm nhút gồm có mít xanh và muối trắng. Mít xanh, loại ương ương càng ngon. Mít đang ở trên cây, người ta hái xuống, gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho hết nhựa rồi bỏ vào nong hoặc nia, dùng dao băm hoặc thái thành từng sợi. Sau đó cho muối trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm ra. Cuối cùng bỏ vào vại sành khoả đều trên bề mặt, bỏ vỉ vào dằn đá cho nén xuống, đổ nước muối loãng vào cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày là dùng được.

Hàng ngày trong bữa cơm, nhút có thể được dùng ăn với cơm. Chỉ cần tý nước mắm làm nước chấm là đủ. Ngoài ra nhút còn được chế biến thành món canh hoặc xào.

Tương Nam Đàn

Cũng như nhút Thanh chương, tương Nam Đàn nổi tiếng không chỉ ở Nghệ An mà khắp cả nước. Là thực phẩm được dùng làm nước chấm, nước chan với cơm, rất phổ biến ở trong bữa ăn của các gia đình ở huyện Nam Đàn, được chế biến từ những hạt đậu tương và những hạt nếp, hạt ngô do người nông dân làm ra.

Khác với tương Bần ở ngoài Bắc, tương Nam Đàn có màu vàng nâu. Mùi tương có vị thơm của đậu tương rang quyện với mùi mốc nếp, mốc ngô.

Làm tương không những đòi hỏi kỹ thuật mà còn phải có sự kiên trì. Ngay từ tháng Năm âm lịch, người ta đã bắt đầu chuẩn bị cho công việc làm tương. Muốn tương thơm ngon, trước tiên phải phơi mốc được nắng. Mốc tương được làm bằng nếp hay ngô. Nếu làm mốc bằng gạo nếp thì phải hong chín, rải ra nong, lấy lá nhãn đắp ủ cho đến khi lên mốc mới đưa ra phơi nắng. Còn ngô nếp thì phải ủ cho ngô nứt mầm, lúc đó bột chuyển hoá thành đường sẽ ngọt. Đem ngô giã nhỏ, hong lên rồi ủ với lá nhãn, đến khi lên mốc đem ra phơi nắng. Đậu tương đem rang, để nguội và đem xay cho vỡ đôi, vỡ ba, sau đó cho vào nồi nấu chín rồi đổ vào chum hoặc ché và đem phơi nắng.

Nước làm tương cũng được chọn lọc rất cầu kỳ. Nước mưa là được nhiều người ưa dùng nhất. Nếu không có nước mưa thì người ta lấy nước từ sông Lam vào lúc đêm thanh vắng, để ít ngày cho lắng cặn, sau đó gạn lọc kỹ càng.

Tiếp theo là đem trộn mốc tương vào tương và bỏ muối theo một công thức nhất định. Nếu bỏ nhiều muối thì tương mặn mất ngọt, mất vị ngon. Nhưng nếu bỏ ít muối thì tương sẽ bị nhạt và hỏng.

Sinh thời, Bác Hồ cũng rất thích ăn tương. Mỗi lần ra thăm Bác, đoàn đại biểu Nghệ An không quên biếu Bác chai tương quê nhà.


Chữ ký của thienthubinh
Vô Tửu Bất Đa Giao
Vô Trà Bất Tri Kỷ

Loài người đã gặp nhau qua một chén trà, . . . và hiểu nhau.

Uống trà nhé!

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến thienthubinh vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (09-04-2009), __Phi*Tuyết__ (09-04-2009)
Cũ 11-10-2008   #31
Ảnh thế thân của bao3695
bao3695
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-09-2008
Bài viết: 22
Điểm: 1
L$B: 1.803
bao3695 đang offline
 
Bánh Cáy Thái Bình

Được làm từ nguyên liệu chính là gạo, gừng và nhiều nguyên liệu khác. Nhắc đến Thái Bình chắc ai cũng biết đặc sản của Thái Bình là bánh cáy Làng Nguyễn.
Hiện nay có rất nhiều nơi làm giả bánh cáy Làng Nguyễn, dùng những nguyên liệu không ngon, phương pháp làm không giống với phương pháp cổ truyền nên ăn rất chán, nếu thật sự mua được đúng bánh cáy chính gốc thì mới biết được hương vị tuyệt vời của nó


Chỉnh sửa lần cuối bởi __Phi*Tuyết__: 06-04-2009 lúc 08:05. Lý do: Sửa chính tả
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến bao3695 vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (09-04-2009), __Phi*Tuyết__ (09-04-2009)
Cũ 09-04-2009   #32
Ảnh thế thân của VŨ NGỌC CHI MAI
VŨ NGỌC CHI MAI
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 08-04-2009
Bài viết: 556
Điểm: 348
L$B: 48.563
Tâm trạng:
VŨ NGỌC CHI MAI đang offline
 


Những món các bạn nói làm mình thèm quá! Nhưng vì mình nghèo, nên... hix hix... hổng có tiền tàu xe để đi thưởng thức. Thôi thì mình giới thiệu một món rẻ thiệt là rẻ...rẻ hơn các món của các bạn nói rẻ ở trên nhé!

MÓN BÁNH BÈO RẠCH GIÁ, có ai từng thưởng thức chưa???
Cầm trên tay cái chén nóng hôi hổi, cái muỗng bé xíu múc lấy một miếng bánh vừa trắng, vừa dẻo, vừa mềm, vị ngòn ngọt lại béo gậy mùi nước cốt. Bạn sẽ không bao giờ quên được nó khi miếng bánh bắt đầu tan trên lưỡi bạn. Giá mỗi chén như thế chỉ 600đ, mà mình hứa chắc với các bạn là khi đã ghé vào đó thì bạn phải ăn từ một chục cái trở lên!!!
Đường đi thì dễ lắm. Đến thành phố Rạch Giá, rẽ xuống Xóm Lò Heo là bạn sẽ gặp ngay!!! Bánh gia truyền đó nha, không tìm được ở nơi khác đâu!!!


Chữ ký của VŨ NGỌC CHI MAI

Hai đôi mắt... Va vào nhau... Chắc là đau... Nên khi yêu, người ta thường hay khóc...

Tài sản của VŨ NGỌC CHI MAI
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến VŨ NGỌC CHI MAI vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (09-04-2009), __Phi*Tuyết__ (09-04-2009)
Cũ 03-06-2009   #33
Ảnh thế thân của blackdeathyu
blackdeathyu
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 04-05-2009
Bài viết: 82
Điểm: 17
L$B: 4.286
Tâm trạng:
blackdeathyu đang offline
 
Bánh Tép Lá cẩm

Hiện diện như một nét văn hóa của miền Nam, từ thời khai hoang lập ấp những cư dân đầu tiên của vùng đất này đã biết gói bánh tét bằng gạo lúa nổi để cúng tạ ơn trời đất, tạ ơn ông bà tổ tiên. Ngày nay, mặc dù thị trường bánh mứt Tết phong phú nhưng đối với người dân vùng đất phương Nam đòn bánh tét là thứ không thể thiếu được trong những ngày Tết cổ truyền.
Bánh tét vốn khá quen thuộc với người dân miền Nam, thế nhưng cách làm bánh tét thì không phải nơi nào cũng giống nhau. Nếu ở Sài Gòn bánh tét chỉ thuần túy dùng gạo nếp và đậu xanh thì xuống đến miền Tây bánh tét trở nên “đa sắc” hơn với bánh tét ngũ sắc, bánh tét lá dứa, bánh tét gấc, ra đảo Phú Quốc thì có bánh tét mật cật... Và góp phần vào sự phong phú đa dạng của bánh tét miền Nam, người Cần Thơ có một loại bánh tét rất nổi tiếng là bánh tét lá cẩm.

Tại Cần Thơ, có rất nhiều lò và cơ sở làm bánh tét khá nổi tiếng như lò bánh tét của chị Tư Ðẹp, chị Tư Cẩm, Minh Tân... nhưng nhắc đến bánh tét lá cẩm thì mọi người thường nhắc đến bà Sáu Trọng hay hàng xóm quen gọi bà là “Bà Sáu bánh tét bánh ít.” Tuy không có lò hay cơ sở sản xuất lớn như các chủ khác ở trung tâm thành phố Cần Thơ, nhưng cái tên bà Sáu Trọng đã gắn liền với loại bánh tét lá cẩm ở đất Bình Thủy này.

Tôi tìm đến nhà của bà Sáu vào những ngày cuối Tết, căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm 127 đường Trần Quang Diệu (quận Bình Thủy) khá yên tĩnh nhưng luôn chộn rộn với nồi bánh tét to luôn đỏ lửa nghi ngút khói. Các thành viên trong gia đình bà Sáu đang ngồi quây quần trước hiên nhà, mỗi người một việc, người gói bánh, người xào đậu làm “nhưn,” người xé lá cắt dây... Gói bánh đi bán từ thời con gái 15-16 tuổi đến nay đã 77 tuổi bà Sáu vẫn gắn bó với nghề gói bánh. Dù bà Sáu đã chính thức “bàn giao” xề bánh tét bánh ít ở chợ cho người con gái út của bà là chị Út, vậy mà: “Con Út đi bán, bà già rồi tụi nhỏ không cho bà đi bán nữa! Tuy đã “truyền” nghề lại cho nó nhưng cũng phải tiếp nó một tay, còn sức thì còn làm, giúp đỡ con cháu được gì thì cứ giúp, đôi khi cũng phải chỉ dạy nó nhiều thứ! Bà đã gắn bó với cái nghề gói bánh tét bánh ít này từ cái thời mười lăm mười sáu, đến nay đã bảy bảy rồi! Bưng xề bánh đi bán nuôi cả đàn con, bây giờ tụi nó lớn hết trơn! Bà có cháu nội cháu ngoại hết rồi!” Bà Sáu vừa kể vừa mời tôi “Ăn một khoanh đi cháu!”

Bánh tét lá cẩm là một loại bánh vừa thơm ngon vừa thẩm mỹ, đặc biệt dành riêng cho các ngày lễ hội quan trọng, bà Sáu cho biết khách hàng quen của bà Sáu ở khắp nơi, không chỉ ở địa phương mà tận các vùng Kiên Giang, Long Xuyên, Hậu Giang... mọi người vẫn thường xuyên gọi điện thoại đặt bánh vào các dịp giỗ chạp, lễ lạc từ mấy chục năm nay. Và đặc biệt là những khách hàng Việt kiều, họ thích ăn bánh tét của bà Sáu vì nó “tự nhiên, vừa ăn”. Tôi đã nghe một vài nhận xét rất chân tình của một vài người quen thích ăn bánh tét của bà Sáu rằng: “Ở Cần Thơ vẫn có nhiều lò gói bánh tét lá cẩm, bánh tét ba màu có nhưn thập cẩm được một số người đánh giá là “ngon hơn” bánh tét của bà Sáu nhưng theo tôi ăn kỹ và ăn lâu thì mới thấy bánh tét của bà Sáu “ngon dai” hơn bánh
tét ở những lò khác. Bánh tét của họ ngon ở miếng đầu thôi còn bánh tét của bà sáu “vừa ăn” từ da bánh đến nhưn bánh nên có thể ăn lai rai “từ hăm đến ra mùng” hết rồi vẫn thấy thèm hoài!”


Theo chị Út - con gái của bà Sáu, muốn có một đòn bánh tét lá cẩm ngon, người gói bánh phải mất nhiều công phu: “Trước hết, phải chọn được loại nếp mù u dẻo tròn, lá cẩm hái về rửa sạch rồi nấu lấy nước. Trước khi gói, nếp phải vo sạch, để ráo, sau đó đem xào với nước cốt dừa, dằn thêm tí muối, sau đó tiếp tục xào nếp với nước lá cẩm. Nhưn dành cho loại bánh tét lá cẩm này cũng hết sức phong phú, có thể là nhưn chuối, nhưn đậu ngọt, nhưn thịt, nhưn mỡ, nhưn tôm khô, lạp xưởng, giò heo bắc thảo, trứng, đậu phộng, nắm đông cô... Phần nhưn luôn tùy theo yêu cầu của khách mà mình làm. Cũng có cả bánh tét nhưn chay!”

Mất từ 4-5 tiếng để nấu một nồi bánh tét, bà Sáu còn cho biết thêm muốn bánh tét “ăn lâu” khi gói phải buộc thật chặt. Khi bánh chín, cắt ra một khoanh sẽ thấy sự phối màu thật đẹp mắt: bên trong khoanh bánh màu tím thẫm là một chút màu vàng của đậu, màu trắng của mỡ, màu hồng của thịt nạc, màu đỏ cam của tròng đỏ trứng vịt muối. Cũng theo lời chị Út căn dặn, trung bình một đòn bánh tét lá cẩm có thể để trong năm ngày đến một tuần, nếu muốn để lâu hơn thì phải cất vào ngăn đá tủ lạnh, khi ăn đem ra “hấp lại” bánh tét vẫn ngon như mới nấu.

Bánh tét lá cẩm không chỉ dùng để đãi khác những ngày đầu năm đậm đà hương vị quê hương mà có thể mang tặng những người thân quen một cặp bánh tét lá cẩm có màu tím thủy chung với ý chúc một năm mới tràn đầy hạnh phúc và thịnh vượng.

Cách làm bánh tét lá cẩm:
Nấu trong 5 giờ gồm 30 bánh
Nguyên liệu:
* Phần vỏ bánh:
· 2 kg nếp (không lộn gạo
· 800 gr dừa khô
· 2 muỗng cafê muối
· 3 xấp lá chuối hột
· 1 bó dây lạt
· 1bó lá cẩm
*Phần nhân bánh:
· 600gr đậu xanh cà
· 200gr mở thịt
· 5 tép hành lá
· 5 muỗng café mỡ nước
· ½ muỗng café muối

Cánh làm:
1/ Nhân bánh:

  • Dừa khô vắt lấy 2 chén nướccots và 4 chén nước giảo.
  • Đậu xanh ngâm nở, đãi vỏ,nấu chín với nước giảo dừa, rồi đánh cho nhuyễn.
  • Hành lá xắt nhuyễn.
  • Mỡ thịt trần qua nước sôi, xắt sợi dài 10cm, vuông 1cm
  • Bắc chảo lên bếp, chế vào 5 muỗng mỡ nước, mỡ vừa nóng cho hành lá vảooi đến đậu xanh, muối, tất cả trộn đều khoảng 5 phút, nhắc xuống chia làm 30 phần



Nắn 1 phần đậu xanh mỏng ra cho sợi mỡ vào giữa bao kín mỡ


2/ Xào nếp:
· Lá cẩm nhặt lấy lá,, rửa sạch, cho 2 chén nước lã vào, bắc lên bếp nấu đến khi còn khoảng 1 chén, lọc lấy nước lá cẩm, bỏ xác lá.
· Bắc chảo lên bếp, chế vào 1 chén nước lá cẩm và 2 chén nước cốt dừa nấu cạn bớt 1/3, còn lại khoảng 2 chén, cho nếp, 1 muỗng rưỡi muối vào xào đến khi nếp ráo hơi
có nhựa, nhắc xuống, chia làm 30 phần bằng số lượng nhân



3/ Gói bánh:
· Lá chuối xé hình vuông 25cm, lá bọc ngoài.
· Lá nhỏ khoảng 15cm đặt phía trong.
· Lá bịt đầu căt ngang 5cm, chiều dài 15cm.
· Tất cả đem phơi héo hoặc trụng qua nước sôi, lau sạch cắt bớt sống lá.
· Trải lá ngoài, lá phía trong đặt mặt phải đặt ngược chiều với lá ngoài.
· Cho nếp vào, dàn mỏng ra đều 4 cạnh, sau đó đặt nhân vào giữa



Gấp 2 mí lá ngoài lại vứi nhau, cuốn tròn , dùng dây lạt cột ở giữa



Tiếp đến bẻ 1đầu lá dằn xuống cho dẽ nếp, dùng kéo cắt bớt lá dư.Gấp đầu lá thành hình vuông, đặt hai miếng lá bịt đầu chéo nhau



Dùng dây lạt buộc lại cho chặt, đầu còn lại làm tương tự




Tiếp tục dùng dây lạt buộc giống đầu đòn bánh - tức buộc 2 đầu chéo nhautheo chiều dọc đòn bánh đẻ giữ cho lá 2 đầu không bung ra




Dùng dây lạt buộc từ 6à 8 vòng ngang hay còn gọi là nứt bánh





Phần dây nứt bánh còn thừa xoắn cho dây cuộn lại,cuốn thành bím





4/ Nấu bánh:
· Bắc nước thật sôi, xếp bánhvào hấp, đun lửa sôi liên tục, không đứt quãng. Đun khoảng 2 giờ cho bánh chín.
5/ Yêu cầu thành phẩm:
· Bánh gói đều tay, nếp dẽ chặt, nhân phải ngay giữa,
· Bánh có vị béo, mặn, ngọt vừa ăn .


ST: muivi.com



Chữ ký của blackdeathyu
Cầu Mong Những Bản Lề Của Tình Bạn Không Bị Rỉ Sét.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến blackdeathyu vì bài viết hữu ích này:
Kinh-10-Cai (13-06-2009)
Cũ 22-06-2009   #34
Ảnh thế thân của anhson9
anhson9
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 11-04-2005
Bài viết: 1.192
Điểm: 439
L$B: 12.965
Tâm trạng:
anhson9 đang offline
 
Đặc sản chổ tớ đang ở là 5 nước,4 đá,một nước cốt chè.trà đá là đặc sản mà tớ thấy bày bán nhiều nhất ở nơi tớ đang sống


Chữ ký của anhson9
Tuyển người yêu chỉ tiêu mắt lác

Tài sản của anhson9
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-06-2009   #35
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.319
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Bánh bèo

Giới thiệu

Bánh bèo là một món bánh rất thịnh hành ở miền Trung, ngoài ra cũng có nhiều ở miền Nam Việt Nam.

Bánh bèo gồm có ba phần chính là bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm, một hỗn hợp mà nước mắm là thành phần chính và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc...

Tại miền Trung, bánh bèo thường được phân ra làm hai loại là bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế. Bánh bèo Quởng Nôm thường thì bánh to, dày, ăn với nhân là bột nấu nhão gồm có thịt, tôm băm, hẹ, khi ăn bỏ thêm ít hành phi, ớt băm. Bánh bèo Huế có khác chút ít, bánh mỏng hơn, có bột tôm sấy, khi ăn kèm theo da heo chiên giòn. Bánh bèo miền Trung đa phần đúc bằng chén (bánh bèo chén). Sang tới miền Nam thì bánh bèo có nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng thường là ăn chung với nhiều loại bánh cũng như gia vị khác, làm cho hương vị đặc trưng của bánh bèo mất đi phần nào.

Tên bánh bèo có thể xuất phát từ hình dạng của nó: giống như cái lá của cây bèo.

Cách làm

Nguyên liệu:
- 150g bột gạo - 100g bột năng - 200g tôm đất sống - 100g nạc dăm - nước mắm ngon và ớt xanh - 1 muỗng cà phê đầu hành băm nhỏ - muối, tiêu, dầu - 2 muỗng canh hành lá cắt nhỏ


Cách làm:
- Cho bột gạo và bột năng vào tô lớn. Pha 3 chén nước lạnh, nêm chút muối và một muỗng canh dầu ăn, khuấy bột tan trong nước. - Cho nước lạnh và xếp chén vào xửng nấu sôi nước trong xửng 10 phút, chén nóng múc bột vào 1/2 chén, hấp 15 phút bánh bèo chín, lấy ra để nguộị - Tôm lột vỏ lấy chỉ đen trên lưng, thịt băm nhỏ cùng tôm, ướp muối tiêu và đầu hành - Nấu dầu sôi cho hành lá vào trộn đều 5 phút, múc ra chén, cho tôm thịt vào xào chín, nhấc xuống - Bày bánh bèo ra đĩa, múc tôm thịt cho lên bánh bèo, và rưới mỡ hành, dọn ăn cùng nước mắm và ớt xanh.

(Sưu tầm từ nhiều nguồn, Wikipedia, phithuongbatphu,...)


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Dương Nghiệp vì bài viết hữu ích này:
Cũ 03-07-2009   #36
Ảnh thế thân của phieu_dieu_khach
phieu_dieu_khach
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-05-2009
Bài viết: 2.040
Điểm: 47
L$B: 126.435
Tâm trạng:
phieu_dieu_khach đang offline
 
Ở Quảng Trị của tại hạ thì có ít thôi, chỉ có mỗi Rượu XiKA,nói là rượu nên mọi người cho là tầm thường và ở đâu cũng có, nhưng rượu ở đây vô cùng đặc biệt, nó mang tính đặc thù do nguồn nước thiên nhiên ban tặng tạo nên hương vị : Đậm đà -dịu ngọt, mà chỉ duy nhất có làng Kim Long sản xuất được.
- Các Sản phẩm chủ yếu của làng nghề gồm có:

I “Rượu trắng nguyên chất (từ 450 - 290) Gồm:

1. 470 - Đóng chai 750 ml

2. 450 - Đóng chai 150ml, 500ml, 650ml, 750ml, 1lít, 4lít.

3. 390 - Đóng chai 500ml, 1lít, 4lít.

4. 290 - Đóng chai 500ml, 1lít, 4lít.

II-Rượu bổ chức năng qua chế biến:

1. Sâm 450 - 290 gồm:

Sâm 450 Đóng chai 800ml.

Sâm 390 Đóng chai 750ml.

Sâm 290 Đóng chai 750ml.

2. Rượu rắn“ Cá Ngựa- Bò cạp “Bữa củi cỏ cú. Đóng chai từ 500ml “50 lít
Ai có nhu cầu thì liên lạc hen


Chữ ký của phieu_dieu_khach
Vì đời hay số phận

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến phieu_dieu_khach vì bài viết hữu ích này:
star_in_evening (03-07-2009)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 11:16
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08469 seconds with 15 queries