Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 27-07-2004   #1
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.021
Tiểu Siêu đang offline
 
Chúng ta đã được biết về truyền thống trong họ tộc của người Hàn , một chút ít về lịch sử hai triều đại Silla và Baekje . . . Hôm nay , Tiểu Siêu xin được tiếp tục giới thiệu thêm một mặt khác của văn hoá Hàn Quốc . Đó là những ngày lễ hội của những người dân xứ Cao Ly , một chút về đặc điểm và ý nghĩa của nó - những lễ hội truyền thống còn được gìn giữ cho tới ngày nay .

Vào thời kỳ xa xưa , lễ hội của người Hàn Quốc thường được tổ chức với những nghi lễ hết sức lãng phí . Cho đến thời kỳ các vương quốc liên minh ( như thời kỳ Ba vương quốc ) thì người ta bắt đầu tổ chức các lễ hội tạ ơn Trời , đã ban cho người sân những vụ mùa bội thu . Thời kỳ đó là thời kỳ các lễ hội lần đầu tiên chính thức tổ chức . Các lễ hội đó là :
1). Lễ Yeonggo ( lễ múa trống gọi hồn ) của Buyeo
2). Lễ Dongmaeng ( nghi lễ cúng tổ tiên ) của Goguryeo .
3). Lễ Mucheon ( Lễ Thiên vũ ) của Dongye .
Những lễ hội này thường được người hàn thời đó tổ chức vào đúng dịp tháng thứ mười trong một năm ( tính theo năm âm lịch ) . Họ tổ chức vào sau mỗi vụ mùa , đó là thời kỳ mà các vụ mùa đã xong xuôi , có thể mở lễ hội vui chơi . Tuy nhiên , trong ba lễ đó , trừ lễ Yeonggo là ko theo thông lệ . Riêng lễ Yeonggo được tổ chức vào tháng thứ 12 hàng năm .
Truyền thống vui chơi sau vụ thu hoạch mùa thu và đón chào năm mới trong không khí vui vẻ , phấn chấn của người dân xứ Cao Ly còn được kéo dài đến các thời vua và các triều đại sau này . Tất nhiên là mỗi triều vua đều có những sửa đổi riêng cho ngày hội , để có một phong cách riêng cũng như cho phù hợp với thời kỳ thống trị của mình .
Ngày nay , cũng giống như đa số các nước giàu truyền thống văn hoá khác ( trong đó có Việt Nam chúng ta ) , do sự phát triển của xã hội , nhịp sống tất bật của cuộc sống hiện đại đã khiến cho Hàn Quốc ngày nay mất đi rất nhiều những ngày lễ truyền thống . Người Hàn Quốc hiện đại dường như cũng làm mất đi nhiều bản sắc văn hoá lễ hội vì guồng máy công nghiệp cuộc sống của họ . Tuy nhiên , bên cạnh những điều đáng tiếc như vậy thì vẫn còn một số ít ngày lễ vẫn được người hàn Quốc nâng niu , gìn giữ cho tới ngày hôm nay . Và vào những ngày lễ đó , người Hàn Quốc thường tổ chức kỷ niệm rất lớn , tưng bừng với không khí vô cùng sôi nổi . Trong số những ngày lễ còn được lưu truyền cho tới ngày nay , có thể kể tới các ngày lễ như :
Lễ Seol : Đây là ngày đầu tiên của năm mới được tính theo lịch âm ( 1/1 ) , thường rơi vào cuối tháng Một hoặc đầu tháng Hai theo lịch dương . Cũng giống như dịp Tết cổ truyền của Việt Nam chúng ta , Seol của người Hàn Quốc cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình đoàn tụ sau một năm xa cách . Trong ngày lễ Seol , người Hàn Quốc đều mặc áo truyền thống Hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất , cả gia đình cử hành lễ thờ cúng tổ tiên . Sau nghi lễ này , những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình . Đó là một hình thức chúc thọ cho những người lớn tuổi . Truyền thống này tuy có khác so với Việt Nam , nhưng về ý nghĩa thì tương đối gần gũi .
Lễ Daeboreum : Đây là một trong những ngày lễ lớn khác trong năm của người Hàn , nó tương đương với Tết Nguyên Tiêu của Việt Nam , mà chúng ta quen gọi là ràm tháng giêng . Ngày lễ này được tính vào ngày trăng tròn đầu tiên trong năm sau lễ Seol . Vào ngày này lễ Daeboreum , nông dân và ngư dân Hàn Quốc thường cầu nguyện cho họ sẽ có một mùa trồng trọt và một vụ cá bội thu . Các gia đình cầu mong một năm làm ăn phát đạt , tránh được mọi điều rủi ro , xui xẻo bằng cách chuẩn bị các món ăn đặc biệt từ các loại rau xanh có trong mùa . Nên có thể nói , đây là một lễ rất được chú trọng sau ngày lễ đầu tiên của năm là lễ Seol .
Lễ Dano hay còn gọi lad Tết Đoan Ngọ , là ngày thứ năm trong tháng thứ năm tính theo lịch âm . Ngày này nông dân nghỉ công việc đồng áng cả ngày để tham gia lễ hội , lễ Dano cũng là ngày đánh dấu việc gieo trồng đã hoàn thành của nhà nông . Trong lễ Dano , người phụ nữ Hàn Quốc sẽ gội đầu bằng loại nước thơm đặc biệt đun từ lá mống mắt . Tục lệ này được tiến hành với hy vọng họ sẽ tránh khỏi mọi điều không may mắn , mọi điều rủi ro . Lễ Dano trước đây là ngày lễ rất lớn của người dân Hàn , nhưng càng về sau này , sự quan tâm của mọi người dành cho lễ Dano càng bị giảm bớt đi . Nên có thể nói , cho đến nay lễ Dano chỉ còn được duy trì theo nghi thức truyền thống , ở một số ít nơi trên lãnh thổ Hàn Quốc .
Lễ hội Chuseok ( Rằm trung thu ) : Ngày trăng tròn nhất trong năm rơi vào ngày 15 tháng tám theo lịch âm được gọi là lễ Chuseok . Đây là ngày lễ được người Hàn Quốc ngày nay tham gia đông đủ nhất , vui vẻ nhất trong tất cả các lễ khác trong năm . Vào ngày này , những dòng xe chật kín đường cao tốc và tất cả các cơ quan , cửa hàng đều đóng cửa trong ba ngày . Các thành viên trong gia đình đoàn tụ , bày tỏ lòng thành đối với tổ tiên và đi thăm mộ gia đình . Người thành phố thường trở về quê hương để tham dự lễ Chuseok . Những người trở về quê trong dịp lễ này thường phải đặt trước vé tàu hoả hay máy bay vài tháng . Có lẽ , so với rằm trung thu của Việt Nam , lễ Chuseok của người Hàn Quốc có phần vui vẻ và linh đình hơn . Vì người Hàn Quốc dành riêng cho lễ này những 3 ngày nghỉ , còn VN chúng ta chỉ có . . . một đêm giữa tháng mà thôi .
Lễ Phật Đản : Rơi vào ngày tám tháng Tư theo lịch âm và . Vào ngày Phật Đản , một nhóm đông các Phật tử diễu hành qua trung tâm Seoul , các đường phố chính ngày hôm đó cũng được trang hoàng với những chiếc đèn Phật giáo hình hoa sen . Ngày lễ này được người Hàn khá chú trọng , vì có thể nói , phật giáo là một trong những tôn giáo chính của HQ , được duy trì từ tời Silla thịnh vượng cho tới ngày nay .
Trên đây là một trong những ngày lễ tiêu biểu mang tính truyền thống lâu đời của người Hàn Quốc , được tổ chức mỗi năm . Còn gì thiếu sót , Tiểu Siêu sẽ bổ sung thêm vào lần khác .
Tiểu Siêu


Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2011   #2
Ảnh thế thân của noikhocuadanong
noikhocuadanong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-12-2011
Bài viết: 19
Điểm: -4
L$B: 1.279
noikhocuadanong đang offline
 
Những thay đổi to lớn diễn ra ở châu Á và thế giới nửa sau thế kỷ 20 được cảm nhận rõ trong lối sống hàng ngày của mỗi người dân Triều Tiên. Các phong tục tập quán có nhiều thay đổi lớn do quá trình hiện đại hoá xã hội diễn ra nhanh chóng.

Tuy nhiên, bất chấp những thay đổi này, nhiều người cho rằng, dù cho có rất nhiều nhà cao tầng nhưng Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia mạng đạm dấu ấn Nho giáo nhất trên thế giới. Lối sống truyền thống của quá khứ và các phong tục được gìn giữ lâu đời vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đối với lối sống hiện đại mà người Hàn Quốc mới chấp nhận trong thời gian gần đây.

Trong quá khứ, vài thế hệ thường chung sống trong một nhà và các gia đình muốn có nhiều con để mong có được tình trạng ổn định và an ninh cho gia đình trong tương lai. Không có gì là lạ khi có khoảng 12 người hay đông hơn thế cùng chung sống trong một gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng chuyển ra đô thị sống và sự phổ biếncủa các khu chung cư kiểu mới đồng nghĩa với việc các cặp vợ chồng mới cưới có khuynh hướng ra ở riêng thay vì sống chung với các thành viên khác trong gia đình. Khuynh hướng này làm gia tăng số lượng gia đình hạt nhân ở Hàn Quốc.

Theo truyền thống, người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình được coi là người nắm giữ quyền hành tối cao. Tất cả các thành viên khác trong gia đình phải làm theo những gì ông ta ra lệnh hoặc mong muốn. mệnh lệnh phải được tuân thủ ngay lập tức mà không được phép phản đối. Không thể có chuyện con cháu tự đặt mình vào thế phản đối người lớn tuổi hơn. Vâng lời người lớn luôn được coi là điều đương nhiên. Hơn nữa, đạo hiếu được xem là điều thiêng liêng nhất trong số những giá trị đạo đức của Nho giáo. Mặt khác, mọi người hiểu rằng chế độ gia trưởng trong gia đình sẽ đem lại công bằng trong tất cả các vấn đề liên quan đến kỷ luật của các thành viên trong gia đình.

Câu châm ngôn cho rằng đàn ông phải tu thân và tề gia cho tốt trước khi có thể trị quốc, bình thiên hạ phản ánh một giáo điều phía sau lý tưởng một trật tự xã hội Nho giáo.

Dưới chế độ này, người đàn ông luôn được trao trách nhiệm đại diện, ủng hộ và bảo vệ gia đình mình. Nếu anh ta không nắm được quyền lực này và sử dụng vai trò lãnh đạo của mình một cách khôn ngoan, anh ta sẽ mất thể diện của mình với tư cách là người đứng đầu một gia đình. Trật tự trong gia đình được duy trì thông qua nguyên tắc thứ bậc theo đó con cái phải vâng lời cha mẹ, vợ nghe lời chồng và tớ phải nghe lời chủ. Sự tôn kính người lớn tuổi là một truyền thống lâu đời ở Hàn Quốc.

Trên khắp đất nước Hàn Quốc có nhiều tượng đài tưởng niệm những người trung thành, con trai hiếu thảo và phụ nữ thuỷ chung. Những tượng đài này được dựng nên như là một cách để tôn vinh những con người mẫu mực trong xã hội. Phục vụ cộng đồng và tinh thần cộng đồng cũng được nuôi dưỡng và phát huy nhờ sự công nhận của xã hội đối vơớinhững ai tôn trọng các giá trị gia đình, trật tự xã hội, lòng trung hiếu và sự tiết hạnh của họ.

Các tượng đài và những câu chuyện về những người con hiếu thảo cũng có rất nhiều ở Hàn Quốc. Đó là do nhận thức về gia đình truyền thống được thể hiện ở đạo làm con và coi trọng nhất mối quan hệ giữa cha và con trai. Cha mẹ là quyền lực tối cao và cần được con cái tôn trọng và vâng lời. Tuy nhiên, đạo hiếu của một người không chỉ liên quan đến mối quan hệ của người đó với cha mẹ mình mà còn liên quan đén cách cư xử đối với người khác và cách cư xử trong xã hội.

Theo truyền thống, khái niệm đạo hiếu thậm chí còn được phản ánh trong lời nói của người Hàn Quốc. Tiếng Hàn Quốc có hệ thống các từ ngữ xưng hô tôn trọng rất cụ thể và phức tạp. mỗi từ và động từ người nói sử dụng cho từng đối tượng khác nhau, phản ánh chính xác vị trí xã hội của người nghe.

Trước đây, nhà của người Hàn Quốc thường có hình chữ nhật với một tầng hình chữ L hoặc hình chữ U và chủ yếu được xây bằng gỗ và đất sét. Mái nhà không cao lắm và được lợp bằng rơm rạ. Nhà nào giàu hơn thì lợp bằng mái ngói. thiết kế đơn giản nhất của một ngôi nhà điển hình của người Hàn Quốc gồm có một phòng khách, một phòng ngủ và một nhà bếp, nhà vệ sinh được xây cách xa nơi ở. Cấu trúc và kích cữ nhà thay đổi tùy theo quy mô, quan hệ xã hội và tình trạng giàu có của gia đình đó. Một ngôi nhà lớn hơn sẽ bao gồm khu sinh hoạt gia đình ở chính giữa, một nhà vệ sinh, một phòng cho người ở, một nhà kho và một nhà vệ sinh ở bên cạnh. Phía trước sân trong là khu vực của chủ nhà và khách nam giới; nối với cổng là một phòng dành cho người ở.

Ngày nay thật khó có thể chỉ ra một ngôi nhà điển hình của người Hàn Quốc vì hầu hết các cấu trúc hiện đại được xây bằng bê tông cốt thép. Mặc dù sự thay đổi từ cấu trúc gỗ sang cấu trúc bê tông không được thừa nhận rộng rãi, nó vẫn kéo theo sự biến đổi nhỏ nhưng lan rộng trong lối sống của người Hàn Quốc.

Nhà của người Hàn Quốc, kể cả cũ hay mới, được xây để bảo vệ chủ nhân của nó khỏi những yếu tố bên ngoài. Nói chung, noóhơi thấp, các phòng tương đối nhỏ và không có nhiều cửa sổ hay cửa ra vào. Một số phòng có sàn ondol, tức là sàn nhà được sưởi ấm từ bên dưới. hệ thống sưởi này rất quen thuộc trong đời sống của người Hàn Quốc và thậm chí còn trở thành mốt. Một số các ngôi nhà xây theo kiểu phương Tây trong những năm gần đây có một số phòng được trang bị hệ thống sưới kiêểunày. Tương tự như vậy, nhiều người Hàn Quốc vẫn thích ngồi và nằm trên đệm và thảm dầy được trải dưới sàn nhà.

Trong một gia đình Hàn Quốc truyền thống, có rất ít đồ đạc hay ghế ngồi được bày trên sàn nhà. Không có sự phân biệt giữa phòng ngủ và phòng ăn. Phòng của phụ nữ (gọi chung là anbang) được đặt ở phía sau nhà và là nơi tụ họp của cả gia đình. Do vậy không có gì ngạc nhiên nếu ta thấy căn phòng này được trang bị một tủ quần áo, chăn màn và các dồ dùng cá nhân khác. Trong khi đó, người chủ gia đình ở phần phía trước của gian nhà (gọi là sarangbang). Đây cũng là nơi tiếp khách của cả nhà. Nếu người chủ là người có học, phòng của người đó sẽ được trang bị một bàn học, giá sách, sách và một vài cái đệm. Thông thường chru nhà ngủ ở phòng vợ vào ban đêm.

Trang phục truyền thống của người Hàn Quốc (hanbok) thoải mái và phù hợp hơn cho việc sinh hoạt trên sàn nhà ondol truyền thống. Ngày nay, rất nhiều người Hàn Quốc, đặc biệt là nam giới, mặc trang phục truyền thống này khi họ đi làm về. Quần áo kiểu phương Tây thường được mặc khi đi chơi. Tuy nhiên, trong những ngày nghỉ đặc biệt, những ngày Chusok và ngày Tết, cả gia đình mặc bộ hanbok đẹp nhất của mình.

Bữa ăn là lúc gia điìn sum họp đông đủ nhất. Món ăn chính là cơm, thường ăn kèm với lúa mạch, hạt kê hoặc với các loại đậu đỗ. Người Hàn Quốc cũng hay ăn súp, còn kim chi- một loại dưa cải muốicay - là món ăn phụ không thể thiếu. Xì dầu, hạt tiêu, tương ớt và toenjang (tương đỗ) được dùng làm gia vị.

Người Hàn Quốc thích rượu gạo truyền thống và họ thường uống trước bữa ăn. Đãi khách bằng rượu truyền thống là một phong tục phổ biến. Trong khi người phương Tây có thể coi những lời đề nghị lặp đi lặp lại rót đầy một cốc rượu đã cạn hoặc cạn một nửa là một sự phiền hà, thì người Hàn Quốc có thể nghĩ là chủ nhà không lịch sự nêếungười đó không yêu cầu khách rót đầy cốc. Rót rượu cho nhau trong một bầu không khí vui vẻ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Hàn Quốc. Trong những buổi tiệc tùng này, thứ bậc về quan hệ xã hội củănhngx tham gia tiệc vẫn được giữ vững. Ngừơi ít tuổi hơn không được phép uống rượu hay hút thuốc lá trước mặt người lớn.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2011   #3
Ảnh thế thân của LuongSonAcTac
LuongSonAcTac
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 27-06-2011
Bài viết: 405
Điểm: 10
L$B: 975
LuongSonAcTac đang offline
 
Sưu tầm hay quá, tiếp tục phát huy nha, k lâu sau mi sẽ là mem thứ 2 của Ác Tặc trại àh, spam wá đi


Chữ ký của LuongSonAcTac
Không bạn, không bè, không phe phái

Chém mem, chém mod, chém admin

Tài sản của LuongSonAcTac
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:17
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06280 seconds with 15 queries